Tôi đi lính Bộ Binh (Army)

Một bài viết của một người lính Mỹ gốc việt.

Tác giả : Phạm Minh Đức


Tác giả Phạm, Minh-Đức sinh năm 1984 tại Việt Nam, tới Hoa Kỳ lúc 7 tuổi. Tốt nghiệp trường Bộ-Binh Fort Sill ở OK ngày 3/10/2002. Trình diện Sư-Đoàn 3 BB. Từ Kuwait vượt sa mạc 15 ngày đêm, chiếm Phi-Trường và Thủ Đô Bát-Đa. Đã trở về đơn vị tại căn cứ Savannah ở Gorgia. Ngày 13 tháng 8 sắp tới sẽ là sinh nhật thứ 20 của Phạm Minh Đức. Mong Đức sẽ viết tiếp hồi ký của chàng cựu chiến binh khi vào 20.
*
Điện thoại reo. Ở đầu giây, tiếng nói của Ba tôi:
"Ủa, con đi chơi đâu mà hơn 12 giờ đêm chưa về? "
"Dạ con đang ở trại Fort Sill ở Oklahoma, này Ba!"
"Con làm gì bên đó?"
"Dạ con volunteer vô Army".
" Trời! Ai ký giấy cho con?"
"Dạ con giả chữ ký của Ba!"
Tại sao con không đi Không quân, Hải quân mà lựa chi Bộ binh?
Dạ Air Force hay Navy phải sign up (ký ) 4 năm, mà con không muốn ở lính lâu. Chỉ có Army hay Marine Corp (Thủy Quân Lục-Chiến) là cho 2 năm thôi....
Tôi sinh ngày Aug 13 th, 1984 nên khi đến trại huấn luyện bộ binh Fort Sill ngày Jul 7 th, 2002 tôi chưa đủ 18 tuổi. Vì vậy, chữ ký "đồng ý "của cha mẹ do chính tôi ký. Đời nào Ba Má tôi chịu ký tên cho tôi đi lính, khi tôi đã học 6 lớp AP (Advanced Placement) trong 3 năm liên tục. Lớp 10-12 tại trường Westminster và tốt nghiệp trung học 4 chấm. Ba má tôi muốn tôi phải học đại học UC Irvine, hay UC Los Angeles để làm một việc gì đó trong phòng lạnh!

Ngày đầu tiên tại Recruiting Station Center (Trạm Tuyển Mộ) ở Los Angeles. Tôi phải khám sức khỏe tổng quát, phải làm một bài thi mất 4 giờ đồng hồ, nói chuyện với counselor, ký tên vào bản enlistment agreement (tình trạng hiện dịch) là một loại contract (khế ước) nói rõ thời gian phục vụ, những huấn luyện phải trải qua. Trong thời gian Basic Combat Training (BCT: Huấn luyện chiến đấu cơ bản), người lính chỉ được điện thoại về gia đình trong trường hợp khẩn cấp hay khi được khen thưởng đặc biệt mà thôi. Thời gian huấn luyện BCT là 9 tuần lễ. Sau khi chọn ngành, sẽ tiếp tục Advanced Invidual Training (AIT) từ 7 tới 14 tuần lễ nữa ở một nơi khác. Thời gian AIT là được huấn luyện về chuyên ngành đặc biệt gọi là Military Occupational Speciality (MOS)ï. Sau MOS, người lính sẽ được điều đi bất cứ nơi nào tùy theo nhu cầu. Tất cả các điều trên tôi phải biết hết ngay trước khi vô lính.

Đến ngày hẹn,tôi lặng lẽ mang theo một bộ quần áo và bàn chải đánh răng lên phi trường. Không muốn cho ai biết. Tôi hoàn tất thủ tục nhập ngũ ở Military Entrance Processing Station (MEPS) Los Angeles lúc 5 giờ sáng. Chưa mặc quân phục, tôi đã bắt đầu giả từ đời học sinh qua lời thề: "I do solemnly swear that I will support and defend the Constitution of the United States against all ennemies, foreign and domestic..."(Tôi long trọng thề rằng sẽ bảo vệ Hiến -Pháp Hoa-Kỳ chống lại mọi kẻ thù từ bên ngoài hay trong nước....) Tôi muốn biết phản ứng của bản thân tôi thế nào đối với thế giới này. Tôi không biết việc gì đang xảy ra. Niềm vui, hạnh phúc, buồn phiền, thất vọng, tình yêu, nhớ tiếc...cùng một lúc trong lòng tôi. Máy bay rời phi trường Los Angeles ghé Dallas/ Texas rồi chuyển qua một máy bay nhỏ 12 chỗ ngồi (connecting flight), xuống phi trường quân sự Lawton ở Oklahoma. Nếu bay thẳng thì phải đáp xuống phi trường Oklahoma City, và từ đó lái xe hơn 2 giờ đồng hồ mới tới Fort Sill. Phi đạo của Lawton không đủ chiều dài cho máy bay lớn.

Ngày đầu tiên khám sức khỏe, số ký của tôi là 105 pounds. Tôi bị loại vì "underweight", nghĩa là trọng lượng dưới mức tối thiểu là 5 cân! Chẳng lẽ xách gói về nhà thì quê quá! Tôi bèn vào gặp một bác sĩ quân y, cấp bậc Đại- úy, để xin giúp. Ổng bảo tôi về nhà làm sao mập thêm 5 cân nữa mới đủ, bởi vì súng đạn và đồ trang bị của tôi có thể nặng tới 100 pounds, làm sao tôi kham nổi? Tôi liền trả lời ông là tôi đã học Kung Fu với Master Hà Quốc Triều-Chung tới đai đen rồi, nên tôi đủ sức. Ổng hỏi Master Chung là ai? Tôi nói Bruce Lee (Lý-Tiểu-Long) là người một thời làm rung chuyển màn bạc với những film đấm đá mà chỉ thắng giải World Martial Championship có 1 lần. Còn Master của tao đã thắng giải ấy 4 lần! Bác sĩ trợn mắt "Really?" Nhanh như chớp tôi chạy vòng ra sau lưng, ôm luôn cái ghế có ổng ngồi, nhấc bổng lên. Ổng không bự con lắm, sức nặng chỉ độ 150 pounds. Tôi đã tự lượng sức mình. Quá bất ngờ, ổng không kịp phản ứng gì, nhưng ổng vẫn nói "wonderful" và ký giấy "Waiver" (miễn trọng lượng) để tôi đem nộp tại Reception Center (Trung-Tâm Tiếp Nhận). Nơi đây, Personel records processing là làm tôi hết hồn nhứt. Computer vừa scane xong, tôi cho tay vào một cái là tiểu sử của tôi xuất hiện đầy đủ. Trước ngày nhập ngũ, tôi lái xe bị 2 cái tickets ngày nào. Ở trung học Westminster có một lần lén hút thuốc trong trường bị bắt ngày nào... Cũng may, là tôi chưa làm điều gì quá đáng!

Tôi trở thành một hoà thượng, sau khi cái đầu bị cạo trọc lóc. Họ chụp hình lăn tay cấp ID quân nhân. Họ đo mắt cận thị và phát một mắt kiếng đặc biệt. Kiếng này đeo khi đánh giặc. Ném xuống đất, đạp lên chẳng nhằm nhò gì! Họ chích thuốc ngừa cả thảy 9 lần và khám sức khoẻ kỹ lưỡng để bảo đảm tân binh đủ sức khắc phục những huấn luyện vô cùng gian nan.

Cấp phát y phục là bước đầu. Họ đo đầu để may nón, đo chân để đóng giày thể thao, giày boots, đo ni để may quần áo thun, tập thể thao trong mùa Hè, mùa Đông và uniforms (quân phục). Luôn cả vớ và đồ lót cũng đúng size của mỗi người. Tuần lễ đầu tiên chỉ là introduction: Học thể thao, đi, barracks order là bài học làm sao trải giường cho thẳng và quần áo, giày mũ để vào đúng vị trí nào để thanh tra. Bước tiếp theo là Drill and Ceremony là đi đứng và chào đúng lễ nghi quân cách đồng thời cấp phát vũ khí, cách tháo ráp và bảo trì súng M-16 A2.
"Fall in "(Đứng vào hàng).

Tiếng rống của Drill Sergeant (Trung sĩ huấn luyện viên) không thua gì Kim-Mao Sơn-Vương Tạ-Tốn trong truyện Đồ Long Đao của Kim-Dung. Con nít đứng gần chắc té đái ra quần hay chết giấc! "Đức here Drill Sergeant". Tôi phải trả lời bằng tên của mình. Một gương mặt đen thui, lạnh lùng không bao giờ cười, đầy uy quyền, tự tin và chuyên nghiệp. Y ngạo nghễ bước tới nhìn chằm chặp vào đám lính. Bất thình lình cất giọng: "I am your Drill Sergeant and I will teach you how to become a soldier". (Tôi là Trung -Sĩ Huấn Luyện Viên của các bạn và tôi sẽ huấn luyện các bạn làm sao để thành một người lính.). Có lẽ đây là lời giới thiệu suốt 20 năm qua không thay đổi. (Ổng huấn luyện ở trại này hơn 20 năm). Đôi mắt rực lửa cuồng nhiệt đó đã theo tôi vào trong cả giấc ngủ. Huấn luyện viên dạy mặc quân phục như thế nào, đội nón, mang giày ra sao, chào như thế nào, đeo huy chương gì ở đâu, nhận diện cấp bậc như thế nào... ngay cả đi ỉa cũng dạy làm sao giữ vệ sinh chung.

Tuần đầu tiên huấn luyện cơ bản: Physical Training (PT). Tiêu chuẩn đề ra cho nam từ 17 tới 21 tuổi là Push-Ups (hít đất) tối thiểu 42 cái, tối đa 71. Sit-Ups (nằm thẳng chân, 2 tay trên cổ và ngồi dậy) 53/78. Chạy 2 miles chậm nhất là 15 phút 54, nhanh nhất là 13 phút. Con gái thì Push-Upsø 19/42. Sits-Ups là 53/78 và chạy là 15:36 / 18:54. Bây giờ tôi mới thầm cám ơn thầy Hà-Quốc-Huy vì võ đường của ổng đâu có khác gì trại lính? Hồi đi học võ, ngày nào tôi không bị phạt Push-Ups. Cho nên tối đa 71 cái đối với tôi là chuyện nhỏ!

Tôi bắt đầu thụ huấn BCT ngày 5/8/2002. Tôi tưởng chừng như đang đóng film. Trung sĩ huấn luyện viên có thể bắt tôi lăn ra đất, lội xuống sình, bắt ăn trưa với bụi dơ, chùi phòng tắm với bàn chải đánh răng. Tôi được huấn luyện không suy nghĩ, chỉ tuân lệnh như một cái máy. Giữa trưa nóng 105 độ F ra lệnh chạy. Chậm một cái là bị chưởi như chó. Mồ hôi chảy vào mắt cay quá, vừa đưa tay lau một cái. Nó chưởi đ. m. có cần vác theo cái máy lạnh cho mày không? Tuần đầu chạy 20 phút. Tuần sau 25. Tuần thứ ba là nửa giờ. Nó có thể hăm dọa, phun nước miếng vào mặt, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ huấn luyện viên đụng vào người một tân binh nào. Một hôm, huấn luyện viên thấy đám tân binh mặt lơ đễnh, buồn buồn bèn hỏi: "Who got girl friend at home?" (Bạn nào có bồ bịch ở nhà?). Hơn 1/2 quân số hí hửng đưa tay. Sergeant lạnh lùng phán: "You don't have to worry about her at home. I f. her the other night at her pussy stank" (Mày khỏi nhớ nó. Tao đã chơi ngay lỗ lông nó bữa hôm kia"! Mặt mày mấy tân binh tiu nghỉu! Mỗi ngày, tắm một lúc 62 tên, mỗi tên 2 phút. Aên sáng, trưa, tối 5 phút. Có thằng đang ngủ nửa đêm vùng dậy chạy. Có lẽ ban ngày khi huấn luyện, nó bị hét to quá nên tối ngủ nhập tâm. Chuông báo thức lúc 4 giờ sáng. Có khi 3.30 am. Ngủ không quá 4 giờ. Vùng dậy, đánh răng, cạo râu, đi cầu... Lúc rời barrack, ra trải giường phải thẳng bóng như gương trong vòng 45 phút.- Thức lúc 4 giờ và 4 giờ 45' là formation(tập họp). Mỗi ngày làm việc 20 giờ, mồ hôi nhễ nhại. Kẹo bánh, nước ngọt, thuốc lá, âm nhạc, môi hồng của bạn gái... đã lùi vào dĩ vãng, và không thuộc thế giới này.

Ngày 25.7.2002 tôi viết lá thư đầu tiên từ quân trường gởi về nhà. Địa chỉ của tôi là:
PVT Phạm, Minh-Đức
Bldg 6050 NW Rothwell Street
A-1/22 nd 4 Th Platoon (Steele Dogs)
Fort Sill, OK 73503.

Sau Basic Training, tôi phải thi một cái test rất quan trọng. Câu hỏi bao gồm toán, hình học, khoa học, biology, chemistry... Score tối đa là 90. Tôi được 87 điểm. Sĩ quan kêu tôi lên trình diện. Ổng chúc mừng và nói là tôi được chọn đi học intelligence(tình báo). Tôi hỏi intelligence là làm gì? Tại sao tôi được chọn? Ổng nêu ra 3 lý do: Tôi là người có score cao nhứt của platoon (trung đội), nên vinh dự lắm mới được. Tôi nói được 3 thứ tiếng, Anh, Việt và Spanish. Thời gian huấn luyện 2 năm, phục vụ 6 năm. Ổng nói rằng tôi sẽ được huấn luyện chung với ranger (biệt động quân), được học nhảy dù miễn phí. (Ngoài dân sự tốn ít nhất là 50.000 Mỹ kim mới học được bằng dù.) Tôi trả lời là tôi không định ở lính lâu như vậy. Ổng đập bàn một cái và bảo tôi về suy nghĩ lại. Cả barrack nó chưởi, nó f. tôi te tua. Đ.m tao mà được chọn đi intelligence như mày thì chắc chắn con Lynda hàng xóm trắng bóc sẽ cho tao f. lia chia ngày tao về phép. Đ.m ngày từ giã nó, nó chỉ cho tao bóp vú thôi. Kéo quần nó xuống, nó khóc, nó nói mới 16 tuổi sợ mang bầu rắc rối lắm, rồi tao về không cưới nó. Thằng Mỹ đen nằm bên cạnh tôi nói xong nhe răng cười trắng nhỡn để lòi cái lợi đỏ hoét!

Cũng may, squad (tiểu đội) của tôi vừa được thắng giải nhứt trong CCC (combat conditioning course) nên mỗi đứa được thưởng 10 phút gọi điện thoại về nhà. Tôi hỏi ý kiến của Ba tôi về việc nên hay không nên. Ba tôi cho biết là ở nhà đã nhận được "congratulation" (thư chúc mừng) từ West Point gồm thư và một tập tài liệu, các form cần thiết để tôi phải điền và gởi đi. Ba tôi đọc rất nhanh:

Department of the Army

United States Military Academy

West Point, New York 10996

...Tôi đã qualified cho USMA vì tôi đã có quốc tịch Hoa-Kỳ, tôi không quá 23 tuổi, tôi chưa có vợ, tôi không mang bầu, tôi chưa từng can án phải ở tù, tôi tốt nghiệp trung học 4 chấm, điểm thi SAT (Scholastic Assessment Test) của tôi hơn 1.300... Tuy nhiên, tôi phải bổ túc gấp nomination, letter of recommendation (thư đề cử) của cả nghị sĩ cùng dân biểu của tiểu bang Cali và của Phó-Tổng Thống. Nếu cha mẹ tôi từng phục vụ cho quân đội Hoa-Kỳ thì miễn sự đề cử nói trên. Người ký tên bức thư là Đại-Úy Clifford M. Hodges. Gia đình quả đã nhận được thư trước tôi! Ý kiến của Ba tôi là nếu phải ở lính 6 năm thì tại sao không đi West Point để làm sĩ quan? Tôi trả lời rằng mặc dù học 4 năm tốt nghiệp, nhưng ít nhứt phải phục vụ thêm 6 năm là thành 10 năm. Lâu quá!

Ngày hôm sau tôi trình diện và cho biết tôi không đi West Point và cũng không làm tình báo, vì lý do là muốn sau 2 năm quân ngũ sẽ về nhà tiếp tục đại học. Sĩ quan bảo rằng tôi chỉ còn một con đường duy nhất: đó là làm chuyên viên gỡ mìn hay chuyên viên về vũ khí. Nghe gỡ mìn tôi hơi lạnh xương sống, nên chọn ngay chuyên viên vũ khí. Ngay lúc đó tôi được biết là sau tốt nghiệp Fort Sill, tôi sẽ đến tiểu bang Alabama để tiếp tục giai đoạn AIT.
*
Thứ Ba, ngày 13.8.2002 Drill Sergeant đem thư đến Barrack và kêu tên tôi. Tụi nó chúc mừng ồn ào. Tôi run run mở thư. Đúng là ngày sinh nhật 18 tuổi của tôi. Tôi vui vô tận. Có cả thư của Dì Tranh và Thanh ở bên Úc. Trong thiệp sinh nhật gởi cho tôi, Má tôi viết: “Ngày xưa, học Chinh Phụ Ngâm Khúc, Má còn nhớ mấy câu thơ:

"Chí làm trai dặm ngàn da ngựa
Gieo Thái-Sơn nhẹ tựa hồng mao
Giã nhà đeo bức chiến bào..."

Ngày hôm nay út Đức của Má cũng mặc quân phục làm lính. Không phải Ba Má không đủ sức nuôi con lên đại học, nhưng đây là con đường con tự chọn:

... Má biết rằng con gian khổ nhiều
Má luôn là gió nhẹ hiu hiu
Vì con là biển trời nhung nhớ
Là cả cuộc đời Má chắc chiu.
Sinh nhật con, Fort Sill xa xôi
Có biết nơi đây Má bồi hồi?
Nhớ thuở nằm nôi còn bé nhỏ
Aúm bồng âu yếm mãi không thôi
Mười tám mùa Xuân quá tuyệt vời
Con luôn học giỏi để Má vui
Vắng con ảm đạm, nghe buồn tủi
Mỗi lượt thơ về, lệ Má rơi.!"

Một niềm nhớ thương và cảm xúc đã làm tôi phát khóc. Nước mắt đã rơi xuống hồi nào toÂi không hay. Chưa bao giờ tôi biết thương cha thương mẹ như lúc này. Má tôi lúc nào cũng nấu ăn ngon dọn lên bàn, kêu 5 lần 7 lượt tôi chưa chịu ăn. Là con út trong gia đình lúc nào tôi cũng được thương yêu, chiều chuộng, muốn gì được nấy. Nay cuộc sống hoàn toàn khác. Một lần tôi nuốt vội thêm một miếng thịt bò đúng vào phút thứ 5. Chưa kịp đứng dậy, Huấn Luyện Viên chỉ ngay vào mặt tôi hét lên: "Lần tới mày chỉ cần hưởi vào đít con bò một cái là hết thèm thịt bò! OK? - "Yes. Sir!” Tôi trả lời.

"Bữa ăn ở trại, phục vụ theo lối all you can eat, hay như buffet. Đồ ăn ngon và nhiều hơn bất cứ buffet nào ở ngoài.. Nào là thịt bò, heo, gà, rau, trái cây tươi đủ thứ, nhưng không ai đủ thì giờ để ăn. Tôi chỉ nuốt lống mà không bao giờ kịp nhai!

Lúc còn ở Việt-Nam, Ba tôi từ Mỹ viết thơ về dặn dò Má tôi là không cho chúng tôi học tiếng Anh. Chỉ học tiếng Việt mà thôi, vì qua tới Mỹ chúng tôi sẽ quên tiếng Việt. Ba chị em chúng tôi đựợc thầy cô tới nhà dạy kèm tiếng Việt, toán, và học piano. Hàng xóm nào cũng cười Ba tôi là khùng. Nhưng khi qua Mỹ mới 7 tuổi, tôi đã học hết sách tiếng Việt lớp Ba. Nhiều người có hồ sơ bảo lãnh, là cho con nghỉ học để học tiếng Anh. Có khi 10 năm sau mới xuất cảnh. Những người đó tiếng Anh thì nói không giống ai. Tiếp tục học thì không được, vì đã nghỉ từ lâu. Tôi tới Mỹ học lớp 2 ở trường Anderson thành phố Westminster, CA. Năm lên lớp 3 là hết học ESL. (English As Second Language). Năm lớp 6 đã học lớp honor về Anh ngữ ở trường Warner...

Chỉ mới 3 tuần huấn nhục mà như mền rách, đúng 21 ngày mà tôi đã quên mất tôi là ai. Má tôi cũng gởi kèm theo quà của chị Hiền và thư bé Phi-Phi. Mấy dòng nguệch ngoạc: "Hey, Đức. I can't believe you're really a soldier. I'm proud of ya. Try and be a lieutenant! Okey? I miss you! Phi-Phi" (Chào anh Đức. Em không thể tưởng tượng anh đi lính. Rất hãnh diện về anh. Ráng làm Trung úy. OK? Phi Phi nhớ anh)

Tôi biết ơn em bé vô cùng. Ở cái tuổi lên 8, lẽ ra chỉ biết chơi game hay xem cartoon. Mấy hàng thăm hỏi của em đủ để anh sẵn sàng làm người lính bảo vệ sự bình yên cho cái thành phố nơi em đi học mỗi ngày và hạnh phúc bên cha mẹ của em.

The 7 core Army Values (7 giá trị tiêu chuẩn của Bộ binh) mà chúng tôi phải rèn luyện, đó là: Loyalty, Duty, Respect, Selfless Service, Honor, Integrity, Personal Courage.

1/ Loyalty là trung thành với hiến pháp Hoa-Kỳ, với Bộ binh, với đơn vị và các chiến hữu bằng niềm tin tưởng thực sự. Đây là tuần lễ thứ hai, phải học (Hand To Hand Combat Training (chiến đấu không vũ khí,) Pugil Training là đập nhau bằng chày bọc cao su có đội nón an toàn, học cấp cứu, xử dụng địa bàn tìm phương hướng và xử dụng bản đồ, học bivouac là căng lều, cắm trại. Kỷ luật tuyệt đối và teamwork (tinh thần đồng đội) là mục tiêu quan trọng nhất trong huấn luyện. Trên chiến trường, đôi khi "mày sống hay chết là nhờ đồng đội của mày, chớ không phải cha mẹ anh em." Bài test cho niềm tin đồng đội này là Treadwell Tower, tức nhảy ngửa ra sau từ Victory Tower cao 30 feet bằng một sợi giây do bạn giữ từ trên. Chỉ cần giây bị tuột thì người nhảy rơi xuống nát xương sống. Oám như tôi nhảy xuống dễ như chơi. Mấy thằng mập thì không thoải mái chút nào.

2/ Duty là trách nhiệm phải hoàn thành sứ mạng. Ý thức trách nhiệm mà làm, dẫu không có sự chỉ huy của cấp trên. Chúng tôi tập cận chiến bằng bayonet (lưỡi lê) gắn trên đầu súng M-16 A2 gọi là Rifle Bayonet Fighting Training (FBFT). Ngày 21/8 học về Nuclear Biological and Chemical Welfare là làm sao tự vệ trong cuộc chiến tranh hoá học. Chúng tôi phải đeo một cái mặt nạ tự ráp gồm 17 mãnh tách rời nhau. Nếu ráp sai thì chất độc hại sẽ vào người và hậu qủa có thể đưa tới cái chết. Vũ khí sinh hóa có thể gặp trên chiến trường là Sulfur Mustards, loại hóa chất có thể absorb (thẩm thấu) qua đường hô hấp, mắt và da, gây lở loét da thịt và làm tan biến các tế bào của cơ thể, tác hại tủy xương,hệ thần kinh và hệ thống tiêu hóa. Thương tích xảy ra liên tiếp khi tiếp cận và sự đau đớn kéo dài 4 giờ. Chỉ cần 10 miligram đủ giết chết một người (không có thuốc chữa). Cho nên sau khi trang bị mặt nạ, chúng tôi bị đưa vào Gas Chamber trong vòng 5 phút. Chừng nào ngã xuống 5/10 thì cửa mở và tên nào còn đứng được thì lôi những tên kia ra ngoài. Mặc dù đã trang bị mặt nạ, chúng tôi vẫn bị phỏng rát, ói và xây xẫm mặt mày. Thật là một kinh nghiệm khủng khiếp nhất trong huấn luyện.

3/ Respect là tự trọng để được người kính trọng. Người lính cư xử tôn kính, trang nghiêm với đồng đội cũng như dân chúng để được mọi người hồi đáp lại tương tự như thế.Tiếp tục bắn basic rifle markmanship với target (bia) 50m,100m,150m,200m,250m. Đến 300m chỉ còn là một cái chấm xa vút. Thi test Army Physical Fitness Test (APFT) lần thứ hai. Tất cả các field (môn) đòi hỏi ít nhất 50 điểm môĩ môn. Nhiều tên rất bự con mà không đủ điểm. Tôi đạt 250 điểm tức là dư 100 điểm. Trong khi tôi là người Việt-Nam duy nhất và nhỏ con nhứt trong battalion (tiểu đoàn) - chiều cao chỉ có 5-04 - Còn tên nào cũng 5-07 trở lên. Có thằng 6-04 là cao như hươu.

4/ Selfless service là quên mình để phục vụ. Học tập về lịch sử oai hùng của Army. Người lính phải đặt lợi ích của quốc gia, quân đội và đồng đội trên lợi ích bản thân. Đây là tuần lễ thứ 5, thi bắn súng M-16 A2. Ai đủ điểm đậu sẽ được thưởng 1 badge (huy hiệu: giống huy chương). Targets Hits (trúng bia) 23-29 là Marksman. 30-35 là Sharpshooter. 36-40 là Expert (thiện xạ). Huy chương thiện xạ có màu trắng với nhành dương liễu bao quanh trên chữ "Rifle". Ngày 17/8/2002 chúng tôi vượt thắng Combat Conditioning Course (CCC: Đọan Đường Chiến Binh) với nhiều chướng ngại trong thời gian nhanh nhất. Được treo cờ "guide on" và được thưởng 10 phút điện thoại về nhà.

5/ Honor Danh dự là sống và thực hiện một cách xứng đáng những giá trị của quân đội. Sự hèn hạ còn tệ hơn cái chết. Đây là tuần lễ thứ 6, phải xử dụng nhiều loại vũ khí của Hoa-Kỳ. Học ném lựu đạn, kiểm tra sự an toàn của nó. Cách xử dụng mìn claymore, sự an toàn của firing wire secured (giây kích hỏa). Học và bắn Grenade Launcher (súng phóng lựu) M-203, Squad Assault Weapon (M-249 SAW) 800 rounds/ phút. Bắn súng chống xe tăng AT-4 Light Anti-Tank. Học Camouflage (ngụy trang) là làm sao để quần áo, nón sắt, màu da... thích nghi với môi trường xung quanh. Ví dụ khi di chuyển qua sa mạc mà còn để các nhánh cây xanh tươi bao quanh người là tự sát.

6/ Integrity là sự công chính, phải làm điều đúng, hợp pháp và không trái với tinh thần đạo đức. Chỉ dùng uy quyền và sức mạnh của mình khi thi hành sứ mạng vì lợi ích chung, không mưu đồ tư lợi cá nhân. Bây giờ đã bước qua tuần thứ 7 có final APFT chứng minh tân binh đã chiến thắng mọi thử thách trong huấn luyện.

7/ Personal Courage (can đãm). Đã là tuần thứ 8, gần hoàn tất sự huấn luyện với Confidence Obstacle Course để tăng cường hợp tác vượt qua đoạn đường với nhiều chướng ngại. Học tập để đương đầu với sợ hải, hiễm nguy và tai ương bất hạnh. Nhận lãnh trách nhiệm về quyết định hành vi của mình. Warrior Field Training Exercise (WFTE) là kỳ thi đánh gía soldiering skills (kỷ năng tác chiến của lính). Để làm test này, ngày 23/9 chúng tôi phải hành quân vô rừng với tất cả quân trang, quân dụng. Đào hố xong mệt quá, tôi nhảy xuống hố ngủ một giấc. Không biết bao lâu, tỉnh lại vẫn nghe thằng bên cạnh còn hì hục đào vì nó bự con quá phải đào hố to hơn và sâu hơn. Tối đến đại bác nổ rền. Vôi trắng bay tứ tung. Thằng nào ăn gian, đào hố cạn, bị dính vôi thì hồ sơ sẽ bị gạch ngang cái cổ: died! Hay tên nào ngủ quên bị phục kích giật mất súng, cũng có kết quả tương tự. Tiếng nổ lạ càng lúc càng dữ dội. Những tràng đại liên và lựu đạn nổ ầm ầm. Hỏa châu bộc sáng giữa trời. Trong âm thanh cuồng nộ, tôi nghe như có tiếng "xung phong ". Lúc ấy tôi mới khám phá ra những chiếc loa khổng lồ dấu trong rừng và sự giao tranh khốc liệt chỉ là ghi âm đâu ở chiến trường Việt-Nam. Vậy mà tụi nó cũng bị hù té đái luôn! Mấy ngày đêm đói khát, không rãnh để đi ỉa! Rồi thu dọn chiến trường, vác ba lô đi bộ dùng địa bàn và bản đồ mò mẩm hơn 10 Miles về lại đơn vị. Thể xác rả rời. Đôi chân như không còn thuộc về thân thể của mình nữa. Nhiều thằng mập quá chân bị lột da, máu chảy ròng ròng trong giày, không thể lết về tới trại. Bị failed (rớt) là phải huấn luyện 9 tuần khác! Drill Sergeant kể chuyện có một thằng 250 pounds, rớt khoá thứ hai sau 18 tuần tập huấn, chỉ còn 150 pounds. Khoá thứ 3 bị rớt nữa và gảy chân. Fort Sill phải yêu cầu gia đình nó tới nhận về. Khi ra cổng nó nói với trại là nó sẽ trở lại để được làm lính! Tôi kêu trời không thấu, vì 9 tuần tập huấn đối với tôi đã dài như 9 năm! Ngày 30.8.2002 tôi nhận được pay check đầu tiên. Thằng Mỹ già nhứt 31 tuổi ở cuối Barrack nó phát điên lên. Nó hí hửng khoe vợ nó ở nhà lãnh 800 Mỹ-kim / tháng. Bốn đứa con mỗi đứa 400. Tổng cộng mỗi tháng chính phủ phải trả 2.400 $ cho 5 mẹ con nó ở nhà. Vậy là tôi lổ. Từ ngày vô lính tới nay, tôi được 1.600$. Trừ tiền giày, nón, áo quần, bảo hiễm...tứ tung. Chỉ còn 300$. Biết đâu tên lính già vô lính là mưu đồ benefit cho vợ con nó?

Hôm nay Chủ nhật 1.9.2002. Tôi vào nhà thờ Fort Sill nghe cha giảng. Cây đàn Piano trước bục khiêu khích quá. Cha vừa giải lao, tôi ngứa tay, tới đàn bài Exodus. Tôi không biết có Đại úy (commandant) trong đó. Han khen tôi đàn hay. Tụi lính cũng khoái quá trời. Bởi yêu cầu, tôi trở lại cây đàn với bài Nommé Je t' aime, rồi Valentine của Jim Brick Man. Những chủ nhật sau đó tụi nó xúm lại rủ tôi đi nhà thờ. Nó nói tôi không đi, tụi nó cũng nằm phòng để viết thư cho ban gái. Tôi là Phật-Tử cũng rán đi nhà thờ để đàn mua vui cho bạn.

Ngày 14/9 trời mưa tầm tả, chúng tôi phải bò lết dưới sình lầy để thi bắn đêm. Bị ướt lạnh gần 5 tiếng đồng hồ. Run tay nên cả trung đội không ai bắn đạt điểm expert cả. Sau ngày 15/9, bắt đầu cleaning up equipment để chuẩn bị Graduation (Lễ ra trường).

Cuối cùng, chúng tôi học Flag Ceremony là nghi lễ chào quốc kỳ và xếp cờ trong những ngày không treo cờ. Drill and Ceremony là cầm súng đi diễn hành theo lễ nghi quân cách. Ngày 22/9 Platoon của tôi thi hạng nhất (Title Honor Platoon) nên được chọn để biểu diễn trước mặt quan khách trong ngày lễ ra trường(Thứ Năm 3/10/2002) dưới sự điều khiển của nữ Trung-úy Pháo-Binh Marie Gutierrez.

Ngày ra trường tại Community Activity Center, tôi đeo 2 huy chương về ném lưụ đạn và cận chiến bayonet. Cùng với tiểu đoàn, tôi đã đọc lớn: "I am an American soldier. I am a member of the United States Army- a protector of the greatest nation on earth- Because I am proud of the uniform I wear, I will always act in ways creditable to the military service and the nation it is sworn to guard
. . .
I am proud of my country and its flag. I will try to make the people of this nation proud of the service I represent, for I am an American soldier.

(Tôi là một người lính Mỹ. Tôi là một thành viên của Bộ Binh Hoa-Kỳ- một người lãnh trách nhiệm bảo vệ một quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất. Với niềm kiêu hãnh của bộ quân phục trên người, tôi luôn luôn phải làm vẻ vang trong sứ mệnh của người lính và tổ quốc mà tôi thề phải bảo vệ...

Tôi hãnh diện về xứ sở và lá cờ của tổ quốc tôi. Tôi sẽ cố gắng làm cho người dân của đất nước này hãnh diện về sự phục vụ mà tôi đang hiến dâng, bởi vì tôi là một người lính Hoa-Kỳ.

Bản dịch của Ks Hồ-Thành-Việt.
(Còn tiếp)

Kỳ tới "Tôi đi đánh Saddam Hussein"
 


@nguyenhungdung
Tiếp đi anh, em và nhiều người đang đơi phần tiếp theo nè!
 
Hồi trước có bài Tôi đi bộ đội của Tuấn Gò Công viết, coi mắc cười chết!
Con heo nhấn đầu xuống nước rồi báo cáo bị chết đuối, làm thịt ăn!
 
Con heo đó không làm được món hầm măng vì phải đem xương về nộp Chỉ huy phải không Trường giang ?
 
Phạm, Minh-Đức sinh năm 1984. Qua Mỹ lúc 7 tuổi. Tốt nghiệp trường Bộ Binh Fort Sill, OK ngày 3.10.2002. Gia nhập Sư-Đoàn 3 BB. Từ Kuwait vượt sa mạc 15 ngày chiếm phi trường và thủ đô Bá-Đa. Đã trở về đơn vị tại Savannah, Gorgia. Thư mới của Đức cho biết, sau thời hạn tình nguyện hai năm, “chàng” lại vừa nhận lệnh lưu ngũ và Sư đoàn 3 BB có thể sẽ trở lại Iraq. Hình trên là chàng chiến binh gốc Việt 20 tuổi trên trư5ïc thăng hành quân. Tiếp theo là con Camel spider, “độc cô cầu bại” trên sa mạc.

*

Đơn vị chúng tôi giã từ căn cứ Savannah ngày 27.1.2003. Bay qua Ireland nghỉ, rồi mới tới Kuwait. Tổng số giờ bay độ 16 tiếng nếu đi thẳng.

Xuống phi trường, chúng tôi di chuyển về phía Tây Kuwait và cắm trại trong sa mạc. Các lều được đặt tên là Camp Virginia, Pensylvania, New Jersy, New York... Chúng tôi có đồ ăn nóng vào buổi sáng và tối. Buổi trưa, ăn MRE (Meal Ready to Eat) trong bịch. Chúng tôi được tắm nước nóng. Nói nghe cho sang vậy, nhưng thật ra ở sa mạc làm gì có nước mát! Chúng tôi xếp những cot (lều) để ngủ ở trên. Một vài thằng mang theo được TV, DVD player hoặc chơi games để giết thì giờ. Khi di chuyển đến camp New-York thì chỉ còn cách biên giới Iraq hơn 2 miles thôi. Đơn vị của tôi là " force protection". Mỗi ngày phải đứng gác CQ (charge of quarters) 4 giờ trên tháp cao. Người trang bị nón sắt, áo giáp và kính hồng ngoại tuyến ( infra-red rey glasses- goggle) để nhìn ban đêm. Nhiệt độ ban đêm xuống dưới số 0 và gió lạnh thổi 40 mile-per-hour. Quen với giờ giấc ở Fort Sill, nên tôi thức giấc lúc 4 giờ sáng để đi tắm khỏi mất công xếp hàng 2 giờ vào ban ngày, vì quân số của một lều tới 70 người. Khi mọi người còn ngủ, tôi thức dậy, tiện cho việc điện thoại và internet hơn.

Tôi thèm nghe nhạc nên xin gia đình gởi cho 1 cái CD player theo địa chỉ:

PVT Phạm, Minh-Đức
24th ORD Co / 24 CSG Unit # 93904
APO AE 09303-3904.

Các CD gia đình gởi cho, tôi nghe mãi thành nhão nhẹt luôn. Nào là " Anh đi chiến dịch xa vời... Anh là lính đa tình ... Tình em tuy lớn, nợ nước nặng hơn...Tôi ở miền xa, trời cao đất lạ..." Hồi xưa bạn tôi đứa nào nghe loại nhạc này, tôi chế riễu là quê mùa. Nay giữa sa mạc 4 bề gió cát, sao tôi nghe thấm thía và biết ơn ca sĩ Hùng-Cường, Duy-Khánh hơn bao giờ hết.

Tôi tìm quen được một người Việt-Nam trong Marine Corps ở Kuwait và nói chuyện với nhau để đón giao thừa và ăn Tết Qúy-Mùi trong sa mạc. Đó là ngày Thứ Bảy 1/2/2003. Tôi nhớ bao lì xì màu đỏ hồi nhỏ. Tôi ao ước được nhìn lại màu xanh của những cây thông và bãi cỏ trong Mile Square Park ở quận Cam.

Ước gì tôi nghe được một tiếng chim. Dù là vô duyên như tiếng quạ đen đậu trên hàng giây điện sau nha øtôi ở quận Cam, cũng đỡ cô đơn. Tôi rất tò mò khi khám phá ra có sự sống của con Camel spider. Một loại nhện khổng lồ có màu vàng chói lọi. Chiều dài đến 1 yard giống như con tôm hùm. Nó không có nọc độc cắn chết người, nhưng có đôi nanh bén như cái kềm cắt sắt. Ban ngày nó đào hang nằm dưới đất. Đêm đến là đi kiếm mồi. Nơi nào có ánh lửa là nó mò tới. Nó muốn vào lều thì cắn một cái bụp là xuyên qua tấm bạt chui vào. Nó nhai thịt con kỳ đà con kêu rốp rốp, xa 10 yard cũng còn nghe. Aên xong, mình nó tròn quay như cái bong bóng. Nhờ sức mạnh, chạy rất nhanh và hiếu chiến, nó trở thành "Độc Cô Cầu Bại" trên sa mạc. Rắn, rết, bọ cạp và luôn cả kỳ đà con đều là mồi của nó. Đêm ngủ có khi nó bò ngang người. Lính sợ nhất là ngủ mê lăn đè nó, nó cắn một miếng, đứt tiêu luôn cái...đó thì khổ đời.

Bảy chiêm tinh gia lỗi lạc của Thái-Lan, sau khi xem thiên văn, khí tượng, bói quẻ càn khôn... khẳng định với thế giới là Mỹ sẽ tấn công Iraq sau ngày 10 tháng 4.

Tôi nhớ lại, sau đợt Mỹ thả bom Afganistan dữ dội nhứt, một ông Thầy Việt-Nam ở quận Cam lên đài truyền thanh, truyền hình tuyên bố là Osama Bin Ladin đã ra tro bụi. Vậy mà tới bây giờ y còn sống nhăn.

Thơ gởi cho tôi, Ba tôi đánh cá rằng Mỹ phải tấn công Iraq trước ngày 25/3. Bắt đầu từ ngày 25/2/2003 binh sĩ viết thư về nhà không được tiết lộ đơn vị ở đâu, đến đâu.

Sau 64 ngày chờ đợi trong sa mạc. Đúng 2 giờ sáng (giờ Kuwait) ngày 19/3/2003, (có lẽ ở Mỹ là 18/3) Tổng Thống Bush ra lệnh Operation Iraqi Freedom bắt đầu.

Giờ lịch sử đã điểm. Toàn bộ Sư Đoàn 3 gồm hàng ngàn xe tăng, thiết giáp, bradley cùng với các loại quân xa, forklift, Humvee... vũ bão vượt qua biên giới Iraq tiến lên phía Bắc. Tất cả sức mạnh của Sư-Đoàn 3 BB Hoa-Kỳ được sử dụng. Tư Lệnh Sư-Đoàn là Thiếu-Tướng William Webster. Đại-Tá Steven L. Salagar chỉ huy lữ đoàn. Trung-Tá Ted Martin , Trung-Đoàn trưởng Trung-Đoàn 10 kỵ binh. Trung-Tá Tobin Green, Trung-Đoàn trưởng Trung-Đoàn 3 thiết giáp, 2 lữ đoàn đóng tại Fort Stewart và 1 lữ đoàn tại Fort Benning... đều hành quân. Tổng quân số đến 16.000 đều tham chiến.

Đất trời rung chuyển, bụi bay mịt mù. Đại đội Ammu-nition của tôi cung cấp tất cả đạn dược cho Sư Đoàn. Ngay trong mấy phút đầu, tôi đã đếm độ 500 tiếng nổ của hỏa tiễn patriot, các hỏa tiễn này có lẽ phát xuất từ 5 hàng không mẫu hạm ở Vịnh Ba-Tư như USS Kitty Hawk, USS Constellation, USS Truman, USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz bắn lên từ phía Đông.

Chúng tôi ngồi trong xe Humvee. Cái nón sắt đập lộp cộp lên trần xe. Cái đầu đau nhức như búa bổ. Tứ chi rũ liệt. Bụi hít vào phổi làm hơi thở nóng rát hai lỗ mũi.

Hết ngày tới đêm, cuộc tiến quân không ngừng nghỉ. Mỗi ngày chúng tôi được xuống đất đi bộ khoảng 1 giờ. Có lúc tôi muốn bỏ cuộc, vất hết súng đạn xuống đất nằm nghỉ. Nhưng tôi đã không làm vậy, khi các nữ quân nhân vẫn súng trong tay, tiến về phía trước. Họ chiếm 6% trong mọi binh chủng.

Chúng tôi gục trong xe nhưng không ngủ suốt 15 ngày đêm. Đạn AK nổ rền tứ phía. Ban đêm thấy đạn đỏ rực và dày đặc như mưa. Thỉnh thoảng đoàn quân xa bị pháo kích. Trên trời máy bay vần vủ, nhả đạn liên tục.

Ngày 23/3, bão cát bắt đầu nổi lên. Đất trời mù mịt. Cát bay đầy trong túi áo. Cát nóng bay vào cổ, chui vào người., làm da rát lên vô cùng khó chịu. Nguy hiễm nhứt là cát bay vào họng súng. Chúng tôi phải bịt họng súng lại. Nếu không, lúc bắn sẽ bị trở ngại như đạn kẹt trong nòng, hay rớt ngay trước mặt !

" Bayonet!" Lệnh cận chiến ban hành. Chúng tôi gắn lưỡi lê vào súng vì sợ quân Iraq phục kích. Chúng tôi trao đổi mật mã để nhận ra nhau trong cát bụi tối tăm. Có lẽ vì bão cát mà chiếc quân xa cuả Đại-Đội 507 quân cụ có binh nhì Jessica Lynch đi lạc, bị phục kích.

Một hạ sĩ quan và một binh sĩ mechanics vì xe hư lo sửa xe, đinh ninh đơn vị sẽ cho người đến rước. Hai người thản nhiên cho dân chúng thực phẩûm và nước uống của mình. Ba ngày sau mất liên lạc, vì đơn vị đã tiến xa lên phía Bắc. Họ phải đào hố cá nhân tử thủ và làm dấu S.O.S. trên cát.

Khi trực thăng của TQLC phát hiện xuống cứu thì họ đã hết nước hết lương thực 1 tuần lễ. Lori Ann Piestewa, người da đỏ trong bộ lạc Tuba City ở Phoenix, Arizona, là nữ quân nhân Mỹ đầu tiên hy sinh trong vụ Jessica Lynch bị phục kích.

Đêm đến trên đường tiến quân, thấy rõ những giếng dầu bị đốt cháy đỏ rực chân trời. Nhiều thiết vận xa BTR-60, BDMR 2, xe tăng BMP-2, chiến xa T-72 S của Iraq cháy nằm ngổn ngang. Xác chết vương vãi.

Cuộc tiến quân chậm lại trong 4 ngày bão cát. Máy bay không cung cấp nước được nên chúng tôi thiếu nước. Hầu hết chúng tôi chỉ uống mà không ăn được gì. Tôi nuốt nước miếng mà mê thấy mình được uống coca có đá lạnh. Lúc này nếu cóù một nắm hột xoàn có lẽ chúng tôi sẳn sàng đổi lấy ly nước lạnh. Bất cứ một tô phở nào ở Litle Saigon như 86, 79, Nguyễn-Huệ, Bolsa, Tàu Bay... lúc này đối với tôi đều là một thèm muốn vô giá, vô vọng. Tuy nhiên khi bão cát mù mịt che mặt trời thì nhiệt độ ban ngày hạ xuống.

Giữa trưa, có ngày nhiệt độ lên 120. Tưởng chừng 125 độ là chúng tôi sẽ chết. Tuy nhiên, đến 29/3, nhìn trên bản đồ, tôi ước chừng chỉ còn cách Bá-Đa 50 miles. Chúng tôi bắt đầu trang bị gas mask, nhìn giống như phi hành gia đi trên mặt trăng.

Tháng 4 năm 1990, Iraq đã pháo kích 50 hoả tiễn 122mm có chứa Sarin và Anthrax khi tấn công Kuwait. Cho nên trước chiến dịch, tất cả chúng tôi đều đã chủng ngừa Anthrax 3 lần.

Rihab Rashid Taha Al-Azzani Al-Tikirit tốt nghiệp đại học Anh-Quốc là Giám-Đốc chương trình vũ khí sinh học Iraq. Huda Salih Mahdi Ammash là "cha đẻ" của vũ khí sinh học Iraq, xuất thân Ph.D tại Đại học Missouri Mỹ, đã cùng hăm dọa là sẽ tung vũ khí vi trùng để chết chung khi quân Mỹ vào Baghdad. Iraq tập trung 4 sư đoàn thiện chiến nhứt để đối đầu với Sư-Đoàn 3 BB và Sư-Đoàn 1 TQLC.

Đơn vị Substance Chemical Ordnance Disposal gồm những kỹ sư công binh bắt đầu gở mìn, trên các cầu bắt qua 2 con sông Euphrates và Tigris. Sư-Đoàn 1 TQLC đang từ Đông Nam tiến vào Baghdad. Lực lượng tiền phương của SĐ 3 BB là Đại đội xe tăng A/3-7 do Đại-Úy Christopher Carter chỉ huy từ phía Tây Nam tiến vào phi trường. Vệ binh Iraq chống trả quyết liệt. Không quân phải yểm trợ 3.000 sorties, tức là 6.000 trái bom đủ lọai rơi xuống vệ binh Iraq. Cổng phi trường và hàng rào bị phá. 3.000 quân Iraq tử thương. 2.500 tên đầu hàng. Tượng Saddam vẫn còn đứng đưa tay chào. Trong xe tôi, có thằng đưa tay chào lại tượng Saddam và la lớn: " Thank you for your welcome! ". Chúng tôi cười chảy nước mắt trong khi mặt mày lem luốc vì khói lửa. Tất cả các tượng Saddam đều quay mặt về Đông, tức là thánh địa Mecca ở Saudi Arabia.

Chiến xa Bradley đã án ngữ trên runway của Saddam International Airport. Lực lượng Sư-Đoàn 3 BB độ 1000 binh sĩ đã hoàn toàn làm chủ phi trường vào ngày Thứ Sáu 4/4/2003. Xe cần cẩu của công binh lập tức triệt hạ chữ Saddam và thế vào chữ Baghdad Internatonal Airport. Iraq có khoảng 300 phi cơ chiến đấu Mig do Nga chế tạo nhưng chúng tôi không thấy 1 chiếc nào. Kỵ binh Trung đoàn 10 và thiết giáp Trung đoàn 3 tiếp tục tiến vào trung tâm Thủ-Đô Baddad. Đại đội của tôi rút ra ngoài ven đô và thành lập ASP (Ammunition Storage Point). Ngày 7/4 các hoả tiễn patriot hủy diệt đúng ngôi nhà của Saddam nhưng y sống hay chết, chúng tôi chưa phối kiểm được. Ngày Chủ-Nhật, 6/4 chiếc vận tải cơ đầu tiên C-130 của quân lực Hoa-Kỳ đã đáp xuống sân bay Bá-Đa. Nước, lương thực, dầu và đạn dược khỏi lo thiếu từ đây.

ASP của tôi cung cấp MLRS ( Multi Launching Rocket System) cho Lữ- Đoàn phòng không và không quân phi trường Hunter (GA). Máy bay Chinook liên tục đáp để sling load đạn.

Chiến tranh vẫn tiếp diễn với sự mãnh liệt tàn khốc. Đến Thứ Tư, 9/4/2003, 1000 binh sĩ Sư-Đoàn 3 đã chiếm Thủ-Đô Bá-Đa. Khi Saddam còn cầm quyền, quân số Iraq trên 300.000. Đa số tự rả ngũ, chỉ hơn 8.000 bị bắt làm tù binh. Tại thị trấn Baqubah, cách Đông Bắc Bá-Đa 45 dặm, nghe nói 1 phụ nữ cầm 2 trái lựu đạn tiến về lính Mỹ. Binh sĩ ra lệnh dừng lại, nhưng người này không tuân lệnh. Lính nổ súng vào chân cho bà ta ngã xuống, một trái lựu đạn đã văng, nhưng tay kia còn 1 trái vẫn lết tới, khiến binh sĩ phải nổ súng tiếp. Ngày 4/4, một bà có chữa, chở xe bom tới gần check point, chạy ra cầu cứu. 5 lính Mỹ chạy tới giúp, bị nổ chết. Bụng chữa là bom.Một tên khủng bố giả làm tài xế taxi, chất đầy bom trong xe, giả chết máy. Kêu army trong 1 check point tới giúp. Bốn army xúm đẩy xe, bom phát nổ, chết cả 4 người. Saddam liền phong tên khủng bố là Đại Tá, tặng cho nó 2 huy chương cao qúy và thưởng cho gia đình nó 34.000 mỹ-kim. Một army đang đứng gác trên cầu, 1 tên khủng bố đến gần và nổ súng lục trong một khoảng cách rất gần.

Tại sao người Hồi ghét Mỹ? Nằm tại giao điểm của 2 con sông Tigris và Euphrates, Iraq lá cái nôi của nền văn minh nhân loại, được gọi là văn minh " Lưỡng Hà". Vườn treo Babylone trước công nguyên là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới. Nơi đây đã có bộ luật Hammurabi ghi rõ là "Hình phạt phải tương xứng với tội ác". Đó là nguồn gốc của luật lệ tân tiến hiện nay. Nhưng vì cuộc Thập-Tự Chinh của Cơ-Đốc và La- Mã trong thế kỷ 11 và 12: Quân Cơ-Đốc đã bao vây các thành trì Hồi- Giáo để tiêu diệt, đốt sạch, giết sạch. (Đọc internet về Iraq và Thập Tự Chinh). Cho nên từ tiểu học, kinh Coran đã dạy rằng người Do- Thái và Công-Giáo là bọn vô đạo đức. Thật ra nước Mỹ mới lập quốc 200 năm, không dính dáng gì việc ấy, nhưng vì ủng hộ Do-Thái mà bị ghét oan.

Đêm 18/4 trong lúc đi tìm cái cưa, 2 trung sĩ BB đã vào 1 căn nhà bỏ hoang ở Bá-Đa, đã phát hiện 650 triệu mỹ kim, toàn là bạc 100$. Tiền đã chở về canh giữ tại phi trường.

Ngày 22/4 một quân nhân TQLC hy sinh là anh Alan Đinh-Lâm nhà ở North Carolina. Trên chiến trường tôi luôn luôn tìm kiếm bạn Việt- Nam. Tôi chưa hân hạnh gặp anh, thì anh đã ra đi vĩnh viễn không về! Tôi có duyên gặp lại Luke, cùng học Westminster với tôi, cùng vô lính một lúc với tôi, đang đóng quân gần dinh Saddam. Luke mê lái thiết giáp, nhưng lại trở thành chuyên viên điện.

Ngày 22/5 lại khám phá thêm 600 triệu mỹ kim được chứa trong những chiếc hộp gần khu lâu đài của Saddam. Có thể đây là số tiền 1 tỉ mỹ kim ở Ngân-Hàng trung ương do Qusay mới lấy đi. Saddam sinh tại Tikrit (trên sông Tigris) ngày 28.4.1937. Cho nên hôm nay, dân ở đây mừng sinh nhật Saddam. Còn Hồi Giáo Shiite, lại vẽ hình 1 con lừa để mừng sinh nhật Saddam.

Chúng tôi cũng tìm thấy ít nhất là 5 cung điện nguy nga tráng lệ của 3 cha con Saddam xây cất để hưởng thụ, ăn chơi trong vùng. Ba người này gây chiến lân bang, đàn áp, bóc lột dân chúng, ăn chơi xa xỉ, trục lợi trên cảnh lầm than của dân Iraq. Hơn 200.000 dân Iraq bị thủ tiêu, bị mất tích trong 10 năm qua. Gần 300.000 người Kurk ( có tài liệu nói là 1 triệu) ở miền Bắc đã bị sát hại sau năm 1991. Dân làng Mahaweel, 60 dặm phía Nam Bá-Đa, đã khai quật 3000 thi thể bị Saddam giết hại 1991, đa số bị chôn sống. 75 xác người Shiite bị Saddam chôn tập thể ở Najaf trong cuộc nổi dậy 1991 cũng được khai quật. Bí ẩn là hầu hết các sọ người đều bị đục 1 lỗ hình chữ nhật đằng sau ót. Không biết đám Saddam đã làm trò gì.

Tính đến Thứ Ba,10/6 có tất cả 205 quân nhân Anh Mỹ bị thiệt mạng kể từ khi mở đầu chiến dịch ngày 19/3. Trong số này có 135 người bị tử trận và 70 người bị tử nạn vì tai nạn hay bắn lầm. Ngoaì ra còn có 627 nhân viên dịch vụ không tác chiến bị thương.

Chúng tôi được khuyến cáo là phải cẩn thận khi mua thuốc lá và nước uống của dân. Một bao thốc lá Marlboro hay New Port phải mua 20 mỹ kim. Coca Mỹ trong lon, có in chữ Á-Rập trông cũng vui mắt.

Ngày 1/5/2003, khi tập họp, First Sergeant kêu tên tôi lên chức E-3. Thường thì từ lính trơn lên tới chức này phải mất 1 năm rưỡi. Tôi chỉ mới 8 tháng. Có lẽ vì đang chiến đấu ngoài mặt trận. E-3 trong BB là mang một chữ V ngược có nối ngang ở đáy tam giác. Một chức chỉ tăng lương có 100 US$ mà thôi, nhưng cũng phải đi giữa 2 hàng binh cho Trung đội nó “rửa lon” bằng một màn "tẩm quất" tả tơi. Nó tạt nước (rất qúi-vì đang ở sa mạc-). Nó xô một cái, mắt tôi tối sầm không thấy gì hết, thì ra mặt tôi dập vào ngực con nhỏ Mỹ cao 6 feet! Nó còn ôm nhảy đầm mấy cái rồi mới chiụ tha!

Tôi đăng ký lính từ sau ngày 9/11/2001. Năm 1945, khi Trân-Châu-Cảng bị tấn công, mấy ngàn quân Mỹ hy sinh đã làm cho thế hệ trước tôi vùng lên đánh trả. Thế hệ này, địch quân tấn công ngay trái tim của nước Mỹ gây thảm trạng đau thương. Chúng tôi phải đứng lên đáp lời kêu gọi của tổ quốc. Tôi là người Việt-Nam bị mất tự do, phải theo cha mẹ bỏ nước ra đi. Tôi tình nguyện làm một chiến sĩ tự do, lật đổ độc tài Saddam. Phải đưa tội nhân này ra trước công lý xét xử để cho dân Iraq có những ngày tự do.

Khi Mỹ xin Pháp ủng hộ cuộc chiến, chính phủ thì không ủng hộ. Một số dân Pháp đòi xúc đổ 20.000 nấm mộ của quân Mỹ mà họ gọi là "hố dơ dáy" ra khỏi Pháp. Nhưng chính 20.000 nấm mộ "dơ dáy" đó đã vì giải phóng nước Pháp mà phải hy sinh trong cuộc đổ bộ Normandie ngày 6.6.1945.

Theo Bản thăm dò của Pew Research Center và Forum on Religion and Public Life, hơn 65% tín đồ Công Giáo và 75% tín đồ Tin Lành ủng hộ Tổng-Thôáng Bush lật đổ Saddam. Tổ chức New California Media (NCM) phối hợp với cơ quan giáo dục cộng đồng, tổ chức thăm dò dư luận các cộng đồng ở Mỹ, kết quả chỉ có Việt-Nam là ủng hộ việc lật đổ Saddam cao nhứt: 85%. Hoan hô cộng đồng Việt-Nam!

Đơn vị tôi trở về Mỹ khi chưa bắt được Saddam là sứ mệnh chưa hoàn thành. Đó là điều đáng tiếc vì đã có những tử sĩ đã cống hiến cho đất nước bằng chính máu và sinh mệnh của mình.

Tối ngày 11-9, dưới chân tượng Nữ Thần Tự Do, Tổng Thống đã nói: "Trong những giờ phút đau buồn này, người dân Hoa-Kỳ nhắc lại lời hứa thiêng liêng giữa từng cá nhân với nhau và với cộng đổng thế giới là sẽ tiếp tục chiến đấu không ngừng nghỉ, cho đến khi công lý được đền bù, an ninh quốc gia được bảo vệ."/-
 
Cám ơn Trường Giang nhiều nhiều nhé !
Sao mình thấy hai đoạn của hồi ký có văn phong hoàn toàn khác nhau, giống như là của 2 người viết vậy ? hay là tại cái ông dịch giả ta ?
trông đọc đoạn tiếp theo nhưng đọc được rồi thì thấy không hấp dẫn như đoạn trước, tiếc thật !
 

Last edited by a moderator:
Có lẽ anh lính viết bài "Tôi đi đánh Sadam" khi tàn cuộc chiến Iraq, rút quân về nước. Thời gian anh lính tn trường lục quân là năm 2002, bắt đầu rời Mỹ óanh Iraq năm 2003.
Cuộc chiến Iraq viết ko đc rõ ràng chi tiết lắm. Ko lôi cuốn!

Em biết có hồi ký của ông Trần Phú cựu chiến binh kể về cuộc chiến đánh Pôn Pốt. Các bác hứng thú, em post cho :8^:
 
Last edited by a moderator:
Em biết có hồi ký của ông Trần Phú cựu chiến binh kể về cuộc chiến đánh Pôn Pốt. Các bác hứng thứ, em post cho :8^:
Được đó, mình thích đọc những câu chuyện như vậy lắm, hay là cho mình link cũng được !
 
[h=2]Chiến tranh Biên giới Tây nam - Sư đoàn 341 Bộ binh Sông Lam.[/h]
Chào mọi người,

Mình chỉ là một người Việt nam được sinh ra vào thời gian đầu thập niên 80, khi cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biên giới Tây nam và Phía bắc đã đi qua giai đoạn khốc liệt nhất. Trong thời gian lang thang trên mạng, mình có vinh dự được đọc những dòng hồi ký, những câu chuyện về những cuộc chiến đã diễn ra suốt giai đoạn những năm đầu (1930) cho đến khi hoàn toàn hòa bình (1990). Trong số đó, có những hồi ký về cuộc chiến Biên giới. Trong số các bạn tham gia diễn đàn, đặc biệt những bạn trẻ như mình hoặc hơn mình (thế hệ 8x, 9x,..) chưa chắc đã hiểu rõ được về cha anh chúng ta đã sống và chiến đấu như thế nào? chưa chắc đã hiểu rõ vì sao lại xảy ra chiến tranh biên giới, trong khi đó, đã có không ít những bộ phận, vì danh có, vì lợi cũng có, vì thiếu tìm hiểu càng nhiều... đã tin, và cố tình tin vào những lời bịa đặt từ một số trang web nước ngoài và quên đi những gì cha anh đã bỏ mồ hôi, xương và máu để các bạn có được ngày hôm nay. Vì thế, mình đã xin phép tác giả (Bác Trần Phú), cựu chiến binh Sư đoàn bộ binh 341 - Sông Lam, tham gia cuộc chiến biên giới Tây nam- Giai đoạn 1977 - 1979, gửi lên cho các bạn một cái nhìn thực tế, có thể rất khác với những gì chúng ta đã tưởng tượng.

Ông Trần Phú nhập ngũ năm 72, tham gia chiến trường Tây Nam năm 77. Năm 2011, ông gửi hồi ký lên diễn đàn Quân Sử Việt Nam.

http://ttvnol.com/gdqp/1383813 --> Diễn đàn này họ sao chép lại, bỏ qua các cmt. Có thể đọc từ link này cho dễ
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,21752.0.html --> Ông tranphu341 post bài ở đây. Có đủ các cmt của độc giả.
Tài liệu về cuộc chiến Tây Nam hầu như không có, chỉ có trên wiki viết sơ sơ thôi.

Đây không phải là tài liệu lịch sử, mà là hồi ký của 1 ng trong cuộc. Tâm tư người lính đc thể hiện rõ trong từng câu chuyện. Ng lính cũng là con người, có sợ hãi, có gian khổ và đầy bi tráng. Đời lính không mang vinh quang chói lọi, không mang hào quang của thơ ca. Đời lính hành quân trên chiến trường, lăn lê dưới ruộng, nép dưới lằn đạn, song hành với hiểm nguy và chết chóc, đánh bạn với gian khổ.

Vừa xuống xe ở trạm vé hàng không “ bờ hồ” Hoàn Kiếm , thì đã thấy bố tôi đứng đợi . Ông được ông Tiến hàng xóm về trước báo giờ bay của tôi , nên lên Hà Nội đón tôi . Hai bố con mừng mừng , tủi tủi trào nước mắt . Không ngờ cuộc đời lại có những thay đổi nhanh như vậy . Hà Nội chuẩn bị tết đông đúc nhưng vẫn thấy nghèo nàn , không ầm ĩ , ồn ã như Sài Gòn . Trời âm u se lạnh . Những lá vàng rơi bay lả tả trong buổi chiều Đông . Dân chúng còn toàn đi bằng xe đạp , nhìn những người phụ nữ gò rạp người đạp xe trông thật vất vả . Ở Sài Gòn họ đi xe đạp kiểu dáng khác , trông thanh thản hơn nhiều . Thi thoảng mới có cái xe máy hoặc xe ôtô con cũ kỹ chạy qua lại .
Hai bố con nhanh chóng đi xích lô ra bến xe Kim Liên , mua vé ôtô về Thái Bình chuyến cuối . Gần 10h tối mới về đến nhà . Mọi người , mẹ tôi , anh em họ hàng ùa ra chào đón tôi . Đón người con từ chiến trường trở về . Thật vui , thật cảm động , cười cười nói nói rất vui . Nhưng ai mắt cũng “ đỏ hoe “. Nhưng giọt nước mắt của niềm vui gặp mặt .
Những hình ảnh đó , đến bây giờ , mấy chục năm rồi mà như mới hôm qua . Mãi mãi tôi không thể nào quên !
Đời lính bộ binh các bạn đều biết là thật vất vả . Có lẽ cực khổ nhất trong các sắc lính của mình . Hành quân thì chỉ cơ động bằng đôi chân là chính , làm gì từ xây nhà , đào hầm , tập luyện cho đến lấy gạo , lấy củi...đều bằng sức vóc của lính . Mà lúc đó anh em mình có mấy ai to lớn đâu . Lúc đó tôi nặng được có hơn 40kg thuộc diện B2 lẽ ra không đủ sức khỏe đi bộ đội . Nhưng vì gia đình đông người , lại chưa có ai tham gia bộ đội hay phục vụ chiến trường nên vẫn được “ ưu tiên “ nhập ngũ .

Thế hệ chúng mình , hầu như đi bộ đội gần hết và hy sinh cũng “ không ít”. Dù rằng , bây giờ các cấp chính quyền , các đoàn thể và anh em chúng mình có nói , có viết , thật nhiều , thật hay và có thể hiện thế nào đi nữa thì cũng không thể nói hết , viết hết , không thể tả nổi tâm trạng buồn đau , lo lắng của người cha , người mẹ , người vợ , người thân . Nhất là người mẹ lo và thương cho con mình , người con yêu dứt ruột sinh ra , mong ngóng lớn khôn từng giờ từng ngày . Trong khó khăn thiếu cơm , thiếu sữa để lớn lên , để trưởng thành . Rồi người con lại phải đi lính ra sa trường , cực khổ ở tuyến đầu , trước mũi tên hòn đạn lúc nào cũng có thể cướp đi mạng sống của con trai mình .

Cũng chính vì những điều đó cho nên mẹ tôi , đã dành tình cảm cho tôi thật nhiều , chăm sóc từng ly từng tý một . Buổi tối đầu đi ngủ Bà còn nằm cạnh tôi , ôm ấp vuốt ve hít hà như hồi tôi còn bé .
Được nằm trong chăn ấm giường êm , ánh sáng điện chói lòa , trong vòng tay mẹ . Bất chợt tôi lại nhớ tới đ/v . Đến Lập . Giờ này chắc Lập cùng ae đang phải chiến đấu , đang phải đối mặt với kẻ thù . Gian khổ và ác liệt . Tự nhiên tôi thấy mình như có lỗi với ae , với đồng đội . Và rồi lại muốn thời gian trôi thật nhanh , thật chóng để tiếp tục trở lại đơn vị . Trong sung sướng mà nước mắt tôi chẩy dài xuống gối , rồi ngủ thiếp đi thật ngon lành .

Ùng - ùng - ùng – ùng - rẹt - rẹt – rẹt . Rồi đoàng - đoàng – đoàng liên thanh thật dài . Những tiếng thùng - thùng - thùng - Thùng đều đặn rồi dồn dập các loại pháo , pháo lớn , pháo nhỏ , pháo tép như tiếng AR15 . Xen lẫn là những tiếng nổ của các loại pháo đùng , pháo cối như những tiếng của B40 , B41 , ĐKZ . Loại pháo 8 , pháo 10 bình đà thì thùng - thùng- thùng như tiếng súng 12,7 ly điểm xạ dài . Một trận chiến thật khốc liệt , khói thuốc pháo khét lẹt sáng loé , chớp bừng sáng trong đêm . Những tiếng nổ như một trận đánh lớn Hiệp đồng các quân binh chủng . Chỉ không có tiếng hô xung trận của anh Tiễn , anh Trụ của anh em trong lúc xung phong . Mà là tiếng hô reo vui của mọi người òa lên : “ Giao thừa rồi”. Mọi người trong gia đình hơn 10 người ôm lấy nhau , chúc tụng trong niềm hân hoan của ngày tết , năm mới đã tới . Với tôi cảnh tượng này thật là lạ lẫm . Vì trước còn bé thì đất nước có chiến tranh , ngày tết không có pháo hoặc rất hạn chế . Lớn lên đi bộ đội từ năm 1972 đến nay đã là 6 năm tôi mới được đón xuân ăn tết ở nhà . Năm nay mới được chứng kiến cách đón giao thừa , mừng năm mới của dân mình trong thời bình . Nên tôi cũng chưa thể hòa nhập cái không khí đón giao thừa này . Nhìn khói , lửa chớp lòa và tiếng nổ của các loại pháo , bản hợp xướng của đủ các loại tiếng nổ .

Bất giác tôi nói với Mẹ : “ Mẹ ơi ! Đánh nhau , súng 2 bến bắn nhau , tiếng nổ đúng như thế này Mẹ ạ ”.

Mẹ tôi ôm tôi rồi nói : vậy biết đường nào mà tránh đạn hả con .

Tôi nói là : Trong chiến đấu “ nó ” bắn mình , mình bắn " nó " . 2 bên đều muốn giết nhau . Không mấy khi tránh được , sống được do may mắn là nhiều thôi mẹ ạ . Con của mẹ cũng chết hụt nhiều lần rồi . Mẹ tôi không nói gì chỉ lau nước mắt , ngửa mặt lên nhìn trời đêm như cầu khấn điều gì , rồi ôm tôi chặt hơn.........

Thế rồi mấy ngày tết ở gia đình cũng trôi đi thật nhanh . Lẽ ra ngày mồng 7 tết tôi lên Hà Nội để mồng 8 tết bay nhưng vì kiêng ngày 7 nên tôi đi chiều ngày mồng 6 tết . Chia tay bố mẹ , anh em và mọi người thân tại bến xe Thái Bình để lên Hà Nội . Trong lần chia tay tiễn chân này , còn có một người con gái hàng xóm tên Hương . Mà tôi mới có dịp quen trong mấy ngày tết .

Tôi nhận được bức thư của Hương – “Cô hàng xóm” mà tôi gặp , quen dịp Tết ở quê . Thật bất ngờ . Có lẽ từ ngày đi bộ đội , ngoài thư từ , giao lưu với bố mẹ , anh em , họ hàng . Thì đây là lần đầu tiên , tôi nhận được một bức thư của người con gái không phải trong tình cảm gia đình .
Nội dung bức thư , ngoài việc hỏi thăm tình hình hoạt động , công tác của tôi . Hương còn có ý trách , là sao từ hôm đi vào Sài Gòn đến bây giờ mà không có thư về . Làm cho gia đình , mọi người phải lo , phải trông đợi . Rồi là nói về chiến tranh đã hết . Đất nước đã hòa bình , khuyên tôi nên chuyển ngành về quê làm việc và lấy vợ v.v... Rồi từ hôm anh đi , ở nhà xóm phố mình họ cưới nhau nhiều . Mỗi lần đi dự cưới lại nghĩ và nhớ tới tôi . Mong tôi cũng sẽ được hạnh phúc ở quê v.v...

Ôi ! đúng là cuộc chiến tranh khốc liệt thế này , mà ở nhà , ở quê , nhất là lớp trẻ vẫn không biết gì ? Lúc chuyện trò ở nhà , tôi cũng đã nói cho mọi người nghe , kể cả “ cô hàng xóm” nghe về cuộc chiến tranh BGTN đang diễn ra khốc liệt . Mà tôi , chính tôi cùng các đồng đội tôi trong cuộc . Hàng ngày đều phải trực tiếp ở chiến trận . Hôm nay , mọi người đang vui , đang sống nhưng có thể một tý nữa , một chốc, một lát nữa , là lại có tin đồng đội này bị thương , đồng đội kia hy sinh v.v...

Cuộc chiến ngày càng phức tạp . Giờ đây nói về việc ra quân , phục viên hay giải ngũ của tôi thật xa vời . Chứ đừng nghĩ đến yêu đương , hay vợ con . Đã 2 lần tôi chia tay người yêu để ra trận . Vậy thì lần này cô hàng xóm này , có vẻ có ý tứ “ xa xăm” đây . Nhưng tốt nhất là không nên “ dính” vào yêu đương , đàn bà con gái mà thêm vướng bận .
Thoáng nghĩ như vậy và tôi viết thư hồi âm cho Hương . Nhớ lại hồi làm quân quản ở Sài Gòn . Tôi có đọc một quyển truyện gì đó , cũng có nói về tình cảm của người lính chiến , trăn trở chuyện yêu đương rất hay , có vẻ” văn học , lãng mạn ”. Tôi viết theo giọng văn ấy...
Hương ! Anh nhận được thư Hương nơi biển trời lộng gió . Mảnh đất tận cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp mê hồn , làm cho anh , các anh những người lính thực thụ chỉ quen súng đạn , cũng phải ngẩn ngơ . Nhưng những tiếng súng của quân thù , tiếng thét kêu gào của nhân dân nơi đây , vẫn vang vọng trong anh . Kêu gọi sự trả thù . Làm cho những cảnh đẹp như thơ , như nhạc này không còn ý nghĩa nữa . Vì tiếng súng , vì tiếng thét gào kêu cứu đó .
Hương ! Cảm ơn em đã góp ý , gợi ý cho anh trở về để xây dựng cuộc sống , lứa đôi , gia đình . Nhưng em ơi ! Hiện tại anh vẫn đang là người trong cuộc . Hàng đêm , vẫn thường thao thức hay mơ . Mơ thấy súng đạn về cười ngạo nghễ . Nên hôm nay anh ra đi , để cho ngày mai , không còn những thằng con trai , phải bỏ mình vì chiến tranh . Không còn những mẹ già , tóc đã điểm sương , đêm đêm khóc con , trong nỗi đau nhung nhớ . Không còn những người vợ trẻ , đầu quấn khăn tang , chiều , chiều , dắt dìu đứa con thơ . Vào nghĩa trang có lá vàng rơi rụng . Để cho ngày mai , không còn những thiếu nữ , phải buồn đau trong thương nhớ , sáng , sáng , mở ra những trang giấy đẫm nước mắt học trò ...
Hương ! Cảm ơn em . Anh cảm ơn em nhiều , vì đã viết thư thăm anh . Đây là lần đầu trong đời anh được nhận và được viết thư cho người bạn gái .
Hiện tại cuộc sống của anh , của đồng đội anh là như vậy . Đây sẽ là lá thư đầu và là cuối anh gửi tới em . Với tất cả những chân thành của người lính trận . Anh chúc em sớm có được niềm vui trong tiệc cưới của mình .
Nhớ em và cảm ơn em thật nhiều !
 


Back
Top