Tôi khởi nghiệp, anh kinh doanh nhỏ, chúng ta khác gì nhau?

- Mô hình kinh doanh nhỏ giống như một chiếc ô - mang lại bóng mát ngay sau khi mua về. Nó không đòi hỏi nhiều sự đầu tư và ít mạo hiểm hơn.

- Start-up giống như một hạt giống. Nó mất nhiều thời gian, tiền đầu tư, công chăm sóc, luôn luôn thất bại nhưng nếu thành công, nó không chỉ mang về bóng mát, mà còn vô số lợi ích khác.

Để giúp người đọc phân biệt được rõ hơn giữa start-up và kinh doanh nhỏ, hãy cùng đọc câu truyện của Balaji Viswanathan, quản lý sản phẩm tại Quỹ VC Funded Start-up.

Tom và Tara là hàng xóm của nhau tại một đất nước nhiệt đới. Cả hai đều nghĩ rằng khoảng sân sau nhà mình cần một bóng mát. Tom quyết định sẽ mua một cái ô lớn và đặt ngoài sân. Chiếc ô có giá đắt, nhưng không cồng kềnh.

Trong khi đó, Tara đi mua một hạt giống nhỏ. Cô mang hạt giống về trồng và tưới nước cho nó. Trồng một cái cây và chờ nó lớn để có bóng mát? Ai cũng nghĩ Tara có “vấn đề”. Quả thực, không dễ để trồng một cái cây khi mà đất và điều kiện thời tiết không thích hợp. Đôi khi, cái cây lại mọc ở một chỗ không phù hợp.

toi-startup-anh-kinh-doanh-nho-chung-ta-khac-gi-nhau.jpg


Tara không từ bỏ, cô tiếp tục thử nghiệm với nhiều loại cây, cho tới khi cô tìm được đúng loại có thể mọc nhanh. Khi cái cây đang lớn, nó không mang lại chút lợi ích nào. Nó không tạo ra bóng mát hay trái chín. Nó còn đòi hỏi rất nhiều thời gian chăm sóc, tưới cây và chăm bón.

Sau nhiều năm, cái cây của Tara đã trưởng thành. Nó mang tới bóng mát lớn cho Tara, đồng thời mang về những trái cây chín mọng. Không khí ở nhà Tara cũng trở nên trong lành hơn.

Trong khi đó, chiếc ô ở nhà Tom vẫn như vậy. Nó không lớn lên, và tất nhiên, không thể cho ra quả.

toi-startup-anh-kinh-doanh-nho-chung-ta-khac-gi-nhau.jpg


Chiếc ô của Tom và cây của Tara là hai hình ảnh thể hiện cho hai mô hình: Kinh doanh nhỏ và Start-up.

Mô hình kinh doanh nhỏ luôn tự duy trì và được thiết kế để mang về lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên. Nó không đòi hỏi nhiều sự đầu tư và ít mạo hiểm hơn. Tuy nhiên, điểm yếu của nó là cũng không mang về nhiều lợi ích.

Trong khi đó, một start-up ban đầu cũng giống như một cái cây nhỏ. Nó không mang lại những lợi ích ngay lập tức sau khi gieo trồng, thậm chí đòi hỏi rất nhiều nguồn lực. Hầu hết trong số những hạt giống được gieo xuống đều sẽ chết trước khi trở thành một cái cây.

Mặc dù vậy, nếu hạt giống đủ sức tồn tại và phát triển, nó sẽ mang tới những lợi ích lâu dài. Nó có thể tăng trưởng rất lớn và có thể mang về những hạt giống mới để tạo ra những cái cây mới.

toi-startup-anh-kinh-doanh-nho-chung-ta-khac-gi-nhau.jpg

Thất bại là một trong những quá trình của một start-up thành công.

Hầu hết mọi người không bao giờ hiểu những start-up. Họ sẽ phàn nàn và không hiểu tại sao các nhà đầu tư lại đổ tiền vào những doanh nghiệp thương mại điện tử không mang lại lợi nhuận. Thế nhưng, làm gì có hạt lúa nào khi gieo xuống đã trở thành gạo ngay lập tức? Người nông dân sẽ phải chờ đến mùa thu hoạch. Tương tự, cả start-up lẫn nhà đầu tư cũng nghĩ như vậy.

Tara không thành công ngay trong lần đầu tiên. Cô đã phải trồng rất nhiều lần, với nhiều loại hạt giống khác nhau để tìm ra loại cây phù hợp. Start-up cũng vậy, họ phải liên tục cố gắng, thử nghiệm, và thành công không bao giờ là điều chắc chắn.

Tara đã chọn một con đường “điên rồ” và phải chấp nhận chịu nắng trong một thời gian dài, trong khi Tom lúc nào cũng mát mẻ ở dưới chiếc ô. Nhiều nhà sáng lập cũng từ bỏ tăng trưởng để tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng và hướng đến sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, một khoản đầu tư “khủng” dành cho Uber sẽ chỉ đến với những kẻ thực sự “điên rồ”.

toi-startup-anh-kinh-doanh-nho-chung-ta-khac-gi-nhau.jpg


Một vài người có thể sẽ nói: Tôi có thể vừa mua ô trước, sau đó bắt đầu trồng cây. Như vậy, tôi vừa có bóng mát để chờ cho đến khi cái cây lớn. Một vài start-up cũng xây dựng các dịch vụ kinh doanh nhỏ khác để tạo doanh thu trong khi tiếp tục phát triển start-up. Chiến lược này có tác dụng trong một vài trường hợp. Nhưng đôi khi, cũng không mang lại kết quả. Việc được sống trong bóng mát từ đầu, sẽ khiến cái cây không nhận đủ ánh nắng mặt trời. Bạn cũng mất đi “khát khao” để phát triển cái cây của mình, hay nói cách khác, bạn không giành đủ thời gian để phát triển start-up.

Cuối cùng, Tara đã thu về nhiều hơn một bóng mát – Đó là khát khao được nhìn ngắm một thứ gì đó lớn lên. Tương tự, tiền cũng chỉ là một động lực nhỏ với các nhà khởi nghiệp. Việc nhìn ngắm “đứa con tinh thần” của mình sinh ra và lớn dần lên mới thực sự “gây nghiện”. Đó mới là động lực đủ mạnh để thúc đẩy họ, hơn bất kỳ một yếu tố vật chất nào có thể mang lại.
Theo Trí Thức Trẻ
 


cái này thì ai chẳng bít
Đúng, ai cũng biết, và tôi lại càng quá biết về nó. Nhưng để làm sao mà khó quá, mệt mỏi quá...
Nhớ lại trước đây, 34 tuổi mới nghỉ làm nhà nước để đi kinh doanh, gặp thằng em ruột nó kinh doanh thành đạt và học xong là nó ra kinh doanh ngay, hỏi nó để tham khảo ý kiến nó nên làm cái gì. Nó phán một câu, ông chẳng biết gì về kinh doanh cả, ông làm nhà nước quen rồi, nói lớn người ta cũng phải nghe, nói nhỏ người ta cũng phải nghe, nạt người ta người ta cũng cố mà nghe... và nó dục cho một đống sách.... Mẹ kiếp, thằng này láo thật... bỏ đi uống coffef, nghe nhạc... rồi suy nghĩ lại, chẳng lẽ nó ... hại mình... nên về ráng lục đọc tí xem sao...
Chà... thằng này hay thật... Đọc vô cuốn "giải quyết vấn đề, thủ pháp và công cụ của người quản lý" sao mà hay thế... nó khác với lý thuyết quyền lực nhà nước trước kia, là ý chí của giai cấp thống trị, buộc mọi người phải chấp hành vô điều kiện.
 
Em cũng đang trồng cây, ươm mầm mà trầy trật quá. Chắc phải mua ô trước, trồng cây sau cho an toàn.
Khát khao quá là chết đói. Khát khao vừa đủ thôi bác ạ.
 
Đúng, ai cũng biết, và tôi lại càng quá biết về nó. Nhưng để làm sao mà khó quá, mệt mỏi quá...
Nhớ lại trước đây, 34 tuổi mới nghỉ làm nhà nước để đi kinh doanh, gặp thằng em ruột nó kinh doanh thành đạt và học xong là nó ra kinh doanh ngay, hỏi nó để tham khảo ý kiến nó nên làm cái gì. Nó phán một câu, ông chẳng biết gì về kinh doanh cả, ông làm nhà nước quen rồi, nói lớn người ta cũng phải nghe, nói nhỏ người ta cũng phải nghe, nạt người ta người ta cũng cố mà nghe... và nó dục cho một đống sách.... Mẹ kiếp, thằng này láo thật... bỏ đi uống coffef, nghe nhạc... rồi suy nghĩ lại, chẳng lẽ nó ... hại mình... nên về ráng lục đọc tí xem sao...
Chà... thằng này hay thật... Đọc vô cuốn "giải quyết vấn đề, thủ pháp và công cụ của người quản lý" sao mà hay thế... nó khác với lý thuyết quyền lực nhà nước trước kia, là ý chí của giai cấp thống trị, buộc mọi người phải chấp hành vô điều kiện.
bác có thể cho em biết cái quyển sách bác khen hay tên là gì không? ( "giải quyết vấn đề, thủ pháp và công cụ của người quản lý")em thử tìm với cụm từ này của bác trên gugo ma không thấy gì cả. Em cũng đang học làm kinh tế ở cái độ tuổi "băm" mà chưa có kinh nghiệm j giống như em bác nói là: chẳng biết cái gì hết. lên em đang tìm hiểu mong bác chỉ giúp
 
bác có thể cho em biết cái quyển sách bác khen hay tên là gì không? ( "giải quyết vấn đề, thủ pháp và công cụ của người quản lý")em thử tìm với cụm từ này của bác trên gugo ma không thấy gì cả. Em cũng đang học làm kinh tế ở cái độ tuổi "băm" mà chưa có kinh nghiệm j giống như em bác nói là: chẳng biết cái gì hết. lên em đang tìm hiểu mong bác chỉ giúp
Đây nè em trai: http://sachviet.edu.vn/threads/giai...ho-nha-quan-ly-business-edge-123-trang.17074/
Có cả một bộ sách luôn đó, hay lắm.
 
Sau 5 năm chăm sóc cái cây của Tara bị chết, Tara chả thu được gì, lại mất công chăm sóc và chịu cảnh nắng nóng trong từng ấy thời gian. Cuối cùng Tara chọn cách mua cái dù để che nắng. Lãng phí 5 năm cho việc trồng cây.
 
Sau 5 năm chăm sóc cái cây của Tara bị chết, Tara chả thu được gì, lại mất công chăm sóc và chịu cảnh nắng nóng trong từng ấy thời gian. Cuối cùng Tara chọn cách mua cái dù để che nắng. Lãng phí 5 năm cho việc trồng cây.
Ha ha
 
cây măng cụt đang trồng trước sân nhà , em nó là cây thứ 4 hic hic ....
uwJUIFj.jpg
cây măng cụt đang trồng trước sân nhà , em nó là cây thứ 4 hic hic ....
A phải mua cái ô ....che cái cây mới đúng a Tấn Thành ơi!
Xin trở lại chủ đề
Bài viết này chỉ đề cập đến một vấn đề để hiểu rõ hơn về sự đầu tư, chứ nó không mang hết ý nghĩa bao quát. Mà cũng không thể có bài nào hay cho mọi vấn đề. Riêng cảm nhận cá nhân, tôi rút ra được điều mà Tara làm, đó là sự cố gắng. Con người ta sẽ thường thất bại nếu thiếu đi sự cố gắng. Nếu mọi sự cố gắng đều thất bại, hẳn nhiên cô ấy cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc với khoảng sân.....đầy nắng! Có bao giờ bạn thất bại mà bạn mỉm cười thay vì khóc than chưa? Mọi sự cố gắng đều có giá trị của nó và không thể mang ra so sánh....
 
Nếu cuộc sống là 1 trò chơi thì Tara muốn thắng còn Tom thì chơi chỉ để không thua. Sau 1 thời gian Tom vẫn là người không thất bại nhưng Tara lại tìm được cơ may và cô đã trở thành người chiến thắng trò chơi mang tên "Cuộc sống".
Theo các anh, chị nếu cuộc chơi này bắt buộc mỗi chúng ta phải tham gia thì anh, chị muốn là người chơi không thua hay là người chơi mạo hiểm để chiến thắng. Tôi không khuyên mọi người làm theo Tara, cũng không phê phán cách làm của Tom nhưng tôi chỉ muốn nhắc mọi người rằng "trò chơi" của chúng ta đã bắt đầu từ khi ta vừa sinh ra. Cách chọn lựa của chúng ta sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả. Chúc mọi người là những người chơi thông minh và là người không thua cuộc quá sớm. Thân.
PS: à nếu là tớ thì tớ sẽ làm như Tom nhưng sẽ tìm cách học tập kết quả của Tara đấy. Học theo người thành công thì sẽ rút ngắn khoảng cách đến thành công nhỉ. :p
À cho nhiều chuyện phát nữa. Con đường đi đến thành công thường rất dài và gian nan. Đôi khi chúng ta cảm thấy nó xa xôi quá và bắt đầu nghĩ đến việc bỏ cuộc. Nhưng nếu bạn vạch ra 1 biểu đồ thành công và cập nhật nó từng ngày bạn sẽ thấy mình đang đi gần đến thành công. Vậy bạn đang là người thành công đấy. Kết quả cuối cùng chỉ là 1 điểm bắt đầu của 1 biểu đồ thành công mới thôi, không phải là điểm cuối. Thôi em đi đây.
 
Nếu cuộc sống là 1 trò chơi thì Tara muốn thắng còn Tom thì chơi chỉ để không thua. Sau 1 thời gian Tom vẫn là người không thất bại nhưng Tara lại tìm được cơ may và cô đã trở thành người chiến thắng trò chơi mang tên "Cuộc sống".
Theo các anh, chị nếu cuộc chơi này bắt buộc mỗi chúng ta phải tham gia thì anh, chị muốn là người chơi không thua hay là người chơi mạo hiểm để chiến thắng. Tôi không khuyên mọi người làm theo Tara, cũng không phê phán cách làm của Tom nhưng tôi chỉ muốn nhắc mọi người rằng "trò chơi" của chúng ta đã bắt đầu từ khi ta vừa sinh ra. Cách chọn lựa của chúng ta sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả. Chúc mọi người là những người chơi thông minh và là người không thua cuộc quá sớm. Thân.
PS: à nếu là tớ thì tớ sẽ làm như Tom nhưng sẽ tìm cách học tập kết quả của Tara đấy. Học theo người thành công thì sẽ rút ngắn khoảng cách đến thành công nhỉ. :p
À cho nhiều chuyện phát nữa. Con đường đi đến thành công thường rất dài và gian nan. Đôi khi chúng ta cảm thấy nó xa xôi quá và bắt đầu nghĩ đến việc bỏ cuộc. Nhưng nếu bạn vạch ra 1 biểu đồ thành công và cập nhật nó từng ngày bạn sẽ thấy mình đang đi gần đến thành công. Vậy bạn đang là người thành công đấy. Kết quả cuối cùng chỉ là 1 điểm bắt đầu của 1 biểu đồ thành công mới thôi, không phải là điểm cuối. Thôi em đi đây.
Không có người thành công nào trên thế giới này học theo người thành công hết bạn à. Tự trong cuộc sống của họ, họ tìm được cách để vươn lên thôi bạn à. Học theo người thành công là những cái bịa ra để bán sách thôi...chứ hỏi xem mấy bác giàu có trên thế giới này họ học theo ai.
 
Đúng, ai cũng biết, và tôi lại càng quá biết về nó. Nhưng để làm sao mà khó quá, mệt mỏi quá...
Nhớ lại trước đây, 34 tuổi mới nghỉ làm nhà nước để đi kinh doanh, gặp thằng em ruột nó kinh doanh thành đạt và học xong là nó ra kinh doanh ngay, hỏi nó để tham khảo ý kiến nó nên làm cái gì. Nó phán một câu, ông chẳng biết gì về kinh doanh cả, ông làm nhà nước quen rồi, nói lớn người ta cũng phải nghe, nói nhỏ người ta cũng phải nghe, nạt người ta người ta cũng cố mà nghe... và nó dục cho một đống sách.... Mẹ kiếp, thằng này láo thật... bỏ đi uống coffef, nghe nhạc... rồi suy nghĩ lại, chẳng lẽ nó ... hại mình... nên về ráng lục đọc tí xem sao...
Chà... thằng này hay thật... Đọc vô cuốn "giải quyết vấn đề, thủ pháp và công cụ của người quản lý" sao mà hay thế... nó khác với lý thuyết quyền lực nhà nước trước kia, là ý chí của giai cấp thống trị, buộc mọi người phải chấp hành vô điều kiện.
Rat Hay
 
Vấn đề của sự thành công ko fải là sự cố gắng...mà là sự kiên trì ,vứt bỏ những ý ngĩ chán nản để ta vượt qua khoảng tg có thể là rất dài.......tôi ko thể làm dc đìu đó...khâm phục những bạn thành công từ sự kiên trì...
 
Có 1 điều tôi đang rất băn khoăn, Start-up 1 mình thường khó khăn nếu cần thêm cổ đông góp vốn thì nên phân bổ lợi nhuận như nào?
vd: mình start-up với 100tr cổ đông góp 200tr . tks!
 
- Mô hình kinh doanh nhỏ giống như một chiếc ô - mang lại bóng mát ngay sau khi mua về. Nó không đòi hỏi nhiều sự đầu tư và ít mạo hiểm hơn.

- Start-up giống như một hạt giống. Nó mất nhiều thời gian, tiền đầu tư, công chăm sóc, luôn luôn thất bại nhưng nếu thành công, nó không chỉ mang về bóng mát, mà còn vô số lợi ích khác.

Để giúp người đọc phân biệt được rõ hơn giữa start-up và kinh doanh nhỏ, hãy cùng đọc câu truyện của Balaji Viswanathan, quản lý sản phẩm tại Quỹ VC Funded Start-up.

Tom và Tara là hàng xóm của nhau tại một đất nước nhiệt đới. Cả hai đều nghĩ rằng khoảng sân sau nhà mình cần một bóng mát. Tom quyết định sẽ mua một cái ô lớn và đặt ngoài sân. Chiếc ô có giá đắt, nhưng không cồng kềnh.

Trong khi đó, Tara đi mua một hạt giống nhỏ. Cô mang hạt giống về trồng và tưới nước cho nó. Trồng một cái cây và chờ nó lớn để có bóng mát? Ai cũng nghĩ Tara có “vấn đề”. Quả thực, không dễ để trồng một cái cây khi mà đất và điều kiện thời tiết không thích hợp. Đôi khi, cái cây lại mọc ở một chỗ không phù hợp.


toi-startup-anh-kinh-doanh-nho-chung-ta-khac-gi-nhau.jpg


Tara không từ bỏ, cô tiếp tục thử nghiệm với nhiều loại cây, cho tới khi cô tìm được đúng loại có thể mọc nhanh. Khi cái cây đang lớn, nó không mang lại chút lợi ích nào. Nó không tạo ra bóng mát hay trái chín. Nó còn đòi hỏi rất nhiều thời gian chăm sóc, tưới cây và chăm bón.

Sau nhiều năm, cái cây của Tara đã trưởng thành. Nó mang tới bóng mát lớn cho Tara, đồng thời mang về những trái cây chín mọng. Không khí ở nhà Tara cũng trở nên trong lành hơn.

Trong khi đó, chiếc ô ở nhà Tom vẫn như vậy. Nó không lớn lên, và tất nhiên, không thể cho ra quả.

toi-startup-anh-kinh-doanh-nho-chung-ta-khac-gi-nhau.jpg


Chiếc ô của Tom và cây của Tara là hai hình ảnh thể hiện cho hai mô hình: Kinh doanh nhỏ và Start-up.

Mô hình kinh doanh nhỏ luôn tự duy trì và được thiết kế để mang về lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên. Nó không đòi hỏi nhiều sự đầu tư và ít mạo hiểm hơn. Tuy nhiên, điểm yếu của nó là cũng không mang về nhiều lợi ích.

Trong khi đó, một start-up ban đầu cũng giống như một cái cây nhỏ. Nó không mang lại những lợi ích ngay lập tức sau khi gieo trồng, thậm chí đòi hỏi rất nhiều nguồn lực. Hầu hết trong số những hạt giống được gieo xuống đều sẽ chết trước khi trở thành một cái cây.

Mặc dù vậy, nếu hạt giống đủ sức tồn tại và phát triển, nó sẽ mang tới những lợi ích lâu dài. Nó có thể tăng trưởng rất lớn và có thể mang về những hạt giống mới để tạo ra những cái cây mới.

toi-startup-anh-kinh-doanh-nho-chung-ta-khac-gi-nhau.jpg

Thất bại là một trong những quá trình của một start-up thành công.

Hầu hết mọi người không bao giờ hiểu những start-up. Họ sẽ phàn nàn và không hiểu tại sao các nhà đầu tư lại đổ tiền vào những doanh nghiệp thương mại điện tử không mang lại lợi nhuận. Thế nhưng, làm gì có hạt lúa nào khi gieo xuống đã trở thành gạo ngay lập tức? Người nông dân sẽ phải chờ đến mùa thu hoạch. Tương tự, cả start-up lẫn nhà đầu tư cũng nghĩ như vậy.

Tara không thành công ngay trong lần đầu tiên. Cô đã phải trồng rất nhiều lần, với nhiều loại hạt giống khác nhau để tìm ra loại cây phù hợp. Start-up cũng vậy, họ phải liên tục cố gắng, thử nghiệm, và thành công không bao giờ là điều chắc chắn.

Tara đã chọn một con đường “điên rồ” và phải chấp nhận chịu nắng trong một thời gian dài, trong khi Tom lúc nào cũng mát mẻ ở dưới chiếc ô. Nhiều nhà sáng lập cũng từ bỏ tăng trưởng để tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng và hướng đến sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, một khoản đầu tư “khủng” dành cho Uber sẽ chỉ đến với những kẻ thực sự “điên rồ”.

toi-startup-anh-kinh-doanh-nho-chung-ta-khac-gi-nhau.jpg


Một vài người có thể sẽ nói: Tôi có thể vừa mua ô trước, sau đó bắt đầu trồng cây. Như vậy, tôi vừa có bóng mát để chờ cho đến khi cái cây lớn. Một vài start-up cũng xây dựng các dịch vụ kinh doanh nhỏ khác để tạo doanh thu trong khi tiếp tục phát triển start-up. Chiến lược này có tác dụng trong một vài trường hợp. Nhưng đôi khi, cũng không mang lại kết quả. Việc được sống trong bóng mát từ đầu, sẽ khiến cái cây không nhận đủ ánh nắng mặt trời. Bạn cũng mất đi “khát khao” để phát triển cái cây của mình, hay nói cách khác, bạn không giành đủ thời gian để phát triển start-up.

Cuối cùng, Tara đã thu về nhiều hơn một bóng mát – Đó là khát khao được nhìn ngắm một thứ gì đó lớn lên. Tương tự, tiền cũng chỉ là một động lực nhỏ với các nhà khởi nghiệp. Việc nhìn ngắm “đứa con tinh thần” của mình sinh ra và lớn dần lên mới thực sự “gây nghiện”. Đó mới là động lực đủ mạnh để thúc đẩy họ, hơn bất kỳ một yếu tố vật chất nào có thể mang lại.
Theo Trí Thức Trẻ
Ồ, chủ đề hay đấy! Mỗi người có lẽ đều hình thành trong mình một triết lý riêng. Vì vậy, "cách đi" của cả Tom và Tara đều không sai. Quan trọng là kết quả cuối cùng của họ mà thôi!
 
Có 1 điều tôi đang rất băn khoăn, Start-up 1 mình thường khó khăn nếu cần thêm cổ đông góp vốn thì nên phân bổ lợi nhuận như nào?
vd: mình start-up với 100tr cổ đông góp 200tr . tks!
thì lãi bao nhiêu trích lại chút % phái triển thêm hoặc quỹ rủi do (cái này bao nhiêu cũng còn do lời lãi bao nhiêu, thỏa thuận giữa các cổ đông), còn lại chia 3 bạn nhận 1 cổ đông kia nhận 2 (cái này gọi là cổ tức, theo tháng quý hay năm tùy), bạn làm thì bạn hưởng thêm lương của bạn nữa (cái này thì không tính trong khoản lãi kia)
vừa mua ô vừa trồng cây cũng hay mà, gọi nôm na như lấy ngắn nuôi dài, cái ô dựng yên vị thôi chứ tốn nhiều thời gian đâu, nhỏ nhưng phải dễ, nhanh và chắc, cái lâu dài nó to nhưng khó nhằn và lâu, kiên trì mới ổn, nhưng một khi đã ổn thì tất cả trong tầm kiểm soát của bạn hết
 
Last edited by a moderator:
thì lãi bao nhiêu trích lại chút % phái triển thêm hoặc quỹ rủi do (cái này bao nhiêu cũng còn do lời lãi bao nhiêu, thỏa thuận giữa các cổ đông), còn lại chia 3 bạn nhận 1 cổ đông kia nhận 2 (cái này gọi là cổ tức, theo tháng quý hay năm tùy), bạn làm thì bạn hưởng thêm lương của bạn nữa (cái này thì không tính trong khoản lãi kia)

nhưng mình chỉ đóng vốn có 20% cơ ma sao nhận cổ tức là 33% được? tất nhiên là nếu mình bắt tay làm thì mình sẽ có riêng lương quản lý. tuy nhiên quan trọng mình là người có ý tưởng ban đầu và đi huy động thì nên có ưu đãi chứ?


vừa mua ô vừa trồng cây cũng hay mà, gọi nôm na như lấy ngắn nuôi dài, cái ô dựng yên vị thôi chứ tốn nhiều thời gian đâu, nhỏ nhưng phải dễ, nhanh và chắc, cái lâu dài nó to nhưng khó nhằn và lâu, kiên trì mới ổn, nhưng một khi đã ổn thì tất cả trong tầm kiểm soát của bạn hết

em cũng thích kiểu mua ô NHỎ thôi và trông cây nhỏ để nâng niu :D
ps. phần chia cổ tức mình chỉ đóng vốn có 20% cơ ma sao nhận cổ tức là 33% được? tất nhiên là nếu mình bắt tay làm thì mình sẽ có riêng lương quản lý. tuy nhiên quan trọng mình là người có ý tưởng ban đầu và đi huy động thì nên có ưu đãi chứ?
 


Back
Top