Thảo luận Tôm bị đốm đen do đâu?

  • Thread starter vietchemhn
  • Ngày gửi
Tôm bị đốm đen là do đâu? Đây là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của quý bà con nuôi tôm. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp người nuôi tìm ra phương pháp phòng trị hiệu quả nhất.
Tìm hiểu khái quát bệnh đốm đen trên tôm là gì?
Bệnh đốm đen trên tôm là căn bệnh xuất hiện nhiều đốm đen nhỏ li ti nằm rải rác khắp thân hoặc tạp thành từng đốm lớn có màu sắc đen hoặc màu tối, đuôi bị mòn và kèm theo đó là những biểu hiện như: Tôm giảm ăn, chậm lớn, bơi lờ đờ, khi bị nặng ruột tôm thường rỗng, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt thân tôm bị đen và có mùi hôi.

Trong nhiều trường hợp tôm thẻ đã lột xác và sắp đến lúc thu hoạch vẫn mắc bệnh đốm đen, mặc dù tôm bị mắc bệnh đốm đen vẫn có thể sử dụng được nhưng giá thành thường giảm và gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.


Vậy tôm bị đốm đen là do đâu?
Theo kết quả nghiên cứu, tôm vị đốm đen là do một loài vi khuẩn gây bệnh có trong nguồn nước ao nuôi. Đây là loài vi khuẩn này có khả năng ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm bằng các chất men đặc biệt được chúng tiết ra.

Bệnh xuất hiện ở những ao nuôi dơ bẩn bị ô nhiễm tích tụ lại khí độc như NH3, NO2, H2S khiến hàm lượng oxy trong nước giảm chính là nguyên nhân chính tạp điều kiện cho loài vi khuẩn này phát triển.

Tôm bị đốm đen thì phải làm sao?
Tôm bị đốm đen hiện tại chưa có biện pháp điều trị hiệu quả, do đó người nuôi cần có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:

- Thường xuyên theo dõi tình trạng và vệ sinh ao nuôi

- Định kỳ kiểm tra chất lượng nước cho ao

- Định kỳ chài tôm để kiểm tra tình hình sức khỏe, phát hiện các dấu hiệu của bệnh chết sớm để có biện pháp phòng bệnh kịp thời

- Luôn đảm bảo các thông số như: pH, Oxy, hàm lượng kim loại,... thường xuyên kiểm tra lượng khí độc tồn trong ao nuôi

- Nuôi tôm với mật độ thả hợp lý đúng quy trình và phải chọn tôm giống khỏe mạnh, không bệnh tật

- Sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm xử lý bùn đáy ao nuôi thủy sản và vi sinh xử lý khí độc để khử các chất độc, chất ô nhiễm lắng tụ trong lớp bùn đáy cũng như khí độc phát sinh

- Bổ sung thêm các loại Vitamin, khoáng chất giúp quá trình lột vỏ của tôm diễn ra dễ dàng đồng thời

- Trộn chế phẩm sinh học với thức ăn giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa mầm bệnh cho tôm nuôi

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về tôm bị đốm đen là do đâu sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức về bệnh đốm đen trên tôm từ đó có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Liên hệ 19002620 để được tư vấn từ chuyên gia thủy sản.
Nguồn: Tôm bị đốm đen là do đâu? Phòng chống thế nào cho hiệu quả? - Kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm cho bà con
 




Back
Top