Thảo luận Tôm sú | Cách cho tôm sú ăn | Kỹ thuật cho tôm sú ăn

  • Thread starter phugiachannuoi
  • Ngày gửi
Cách cho tôm sú ăn,kỹ thuật cho tôm sú ăn
Trong quá trình nuôi tôm Sú, cách cho tôm Sú ăn để đảm bảo sự phát triển, tránh dư thừa thức ăn, không ảnh hưởng tới môi trường là điều hết sức quan trọng. Trên thị trường hiện nay có khoảng 35 loại thức ăn sản xuất trong nước và nhập từ nước ngoài, để đảm bảo chất lượng thức ăn người nuôi tôm khi mua thức ăn công nghiệp cần chú ý: “Thức ăn sản xuất từ cơ sở uy tín, hình dạng bên ngoài đều bóng, thơm tự nhiên, độ bền thích hợp (tan sau 5 – 6 giờ), còn hạn sử dụng”.
Thức ăn cho tôm Sú
Có 3 loại thức ăn cho tôm phổ biến hiện nay như:
- Thức ăn tự nhiên: bao gồm thực vật phù du (tảo), động vật phù du, các mùn bã hữu cơ, mà tôm tự chọn trong ao nuôi.
- Thức ăn tự chế được sản xuất từ nguồn nguyên liệu của địa phương sẵn có, dễ kiếm, rẻ tiền (ốc, cá tạp, don, dắt, phế phẩm nông nghiệp…) những loại thức ăn dễ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt khi sử dụng ở dạng tươi sống. Thức ăn tự chế có độ dính kém, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt độ đạm không đủ do vậy lượng thức ăn nhiều khó điều chỉnh, dễ dư thừa hoặc thiếu.
- Thức ăn công nghiệp: là loại thức ăn dùng trong nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh gần đây cũng đã được ngư dân sử dụng trong nuôi quảng canh cải tiến. Thức ăn công nghiệp đảm bảo lượng dinh dưỡng Protein, chất khoáng, các vi lượng cần thiết cho tôm. Ngoài ra, nó còn góp phần đảm bảo giữ môi trường nước ao nuôi được trong sạch, do thức ăn tôm được sử dụng tốt ít dư thừa.
Hiện có khoảng 35 loại thức ăn sản xuất trong nước và nhập từ nước ngoài, để đảm bảo chất lượng thức ăn người nuôi tôm khi mua thức ăn công nghiệp cần chú ý: “Thức ăn sản xuất từ cơ sở uy tín, hình dạng bên ngoài đều bóng, thơm tự nhiên, độ bền thích hợp (tan sau 5 – 6 giờ), còn hạn sử dụng theo đúng hướng dẫn từ “Cách cho tôm sú ăn”.
cach-cho-tom-su-an4.gif

Lựa chọn thức ăn phù hợp cho tôm sú là điều vô cùng quan trọng

Lượng thức ăn cho tôm sú
Tùy theo chất lượng thức ăn, trọng lượng cá thể tôn, môi trường thời tiết, sức khỏe đàn tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Qua thực tế có thể vận dụng lượng thức ăn cho ngày nuôi trên cơ sở trọng lượng đàn tôm như sau:
cach-cho-tom-su-an2.gif

Tỷ lệ thức ăn công nghiệp cho tôm ăn cân đối với trọng lượng theo đúng kỹ thuật cho tôm Sú ăn (Thời gian vụ nuôi 110 – 120 ngày)
Lượng thức ăn điều chỉnh tốt để có hệ số chuyển đổi 1,2 – 1,5 (1,2 – 1,5kg thức ăn được 1kg tôm thương phẩm) nếu cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi. Đối với thức ăn tự chế cần được nấu chín, theo dõi khả năng sử dụng của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm ăn hàng ngày phù hợp.
Xác định tỷ lệ sống của tôm các nơi đang áp dụng là dùng chài để kiểm tra (chỉ tiến hành khi tôm đã nuôi được sau 1 tháng), cứ 7 – 10 ngày để kiểm tra, chài vào lúc mát trời khi sáng sớm, chiều mát, chài 1 cách ngẫu nhiên, căn cứ lượng tôm chài để ước lượng tôm sống trong ao.
cach-cho-tom-an.gif

Cách cho tôm sú ăn đúng cữ và vừa đủ giúp nước ao nuôi giữ được vệ sinh
Cách tính: số và trọng lượng đàn được căn cứ vào diện tích ao nuôi, diện tích miệng chài, số lượng, trọng lượng tôm thu được qua các mẻ quăng chài có thể tính một cách tương đối trọng lượng đàn tôm nuôi ở thời điểm kiểm tra. Thí dụ: ao nuôi có mặt nước rộng 5.000m2, miệng chài có diện tích rộng 7m2, như vậy 3 lần chài là 21m2. Số tôm thu được sau 3 lần chài: 250 con bằng 4.750g.
Như vậy ta có thể tính được số con trong ao là:
(250 : 21) x 5.000 = 59.524 con
Trọng lượng trung bình cá thể tôm là:
4750 : 250 = 19g/con
Trọng lượng tổng đàn tôm trong ao là:
19 x 59.524 = 1.130.956 (g) (hoặc gần 1.131kg tôm)
Từ trọng lượng đàn tôm trong ao ta có thể tính được tỷ lệ thức ăn công nghiệp theo bảng 1 theo đúng kỹ thuật cho tôm sú ăn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay ngoài biện pháp trên, còn tiến hành theo dõi chặt chẽ sức ăn của tôm hàng ngày qua vó ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Trong mô hình nuôi ít thay nước trong 40 – 45 ngày đầu của chu kỳ nuôi, không thay nước mà chỉ cấp nước bổ sung do nước bốc hơi và thấm lâu, chỉ cấp thêm từ 10 – 20% nước từ nguồn nước dự trữ ở ao chứa nhằm ổn định môi trường:


Kỹ thuật cho tôm sú ăn
- Số lần ăn:
+ Tháng thứ 1: 5 lần/ngày: 4 – 6 – 10 – 16 – 22 giờ.
+ Tháng thứ 2 – 3: 5 lần/ngày: 4 – 9 – 17 – 19 – 22 giờ.
+ Tháng thứ 4: 6 lần/ngày: 4 – 8 – 10 – 16 – 19 – 22 giờ.
- Lượng thức ăn điều chỉnh: buổi sáng, tối nhiều hơn buổi trưa. Khi cho ăn phải rải đều các điểm trong ao để tôm tiếp xúc được với thức ăn. Khi cho ăn tháng đầu tôm còn nhỏ, thức ăn kích thước nhỏ dễ bị trôi, bay nên thức ăn cần được trộn với nước để cho ăn được dễ dàng, ít thất thoát.
- Để biết tôm ăn thừa, thiếu hàng ngày ta nên dùng vó (sàng ăn) để kiểm tra. Vó thường làm bằng Polyetylen có kích cỡ 1,5 x 1,5m hoặc có thể 2 x 2m (để kết hợp thu tỉa tôm sau này). Số lượng vó tùy thuộc vào diện tích song phải được phân bố đều ở các vị trí để tôm tập trung sử dụng thức ăn. Thường sau 2 giờ (với tôm nhỏ hơn 10g, 2 – 3 tháng) và 1 giờ với tôm cỡ lớn (20g trở lên, trên 3 tháng nuôi).
+ Nếu kiểm tra thức ăn trong vó hết thì tăng 10% lượng thức ăn lần sau.
+ Nếu còn thừa lớn hơn 20% thì giảm đi 10% lượng thức ăn lần sau.

Khi thấy tôm lột xác nhiều nhất (nhất là kích thích tôm lột xác nên giảm đi 20% lượng thức ăn hàng ngày trong vòng 2 ngày, sau đó tăng trở lại bình thường)
- Ngoài kiểm tra lượng thức ăn trong vó hết, ta còn kết hợp kiểm tra độ no của tôm qua ruột theo các độ đói, no vừa, no, no căng. Đồng thời lưu ý những ngày mưa gió lớn, nước đục, nhiệt độ nước cao hơn 30 – 33oC, chất đáy có dấu hiệu bẩn chưa xử lý kịp, biểu hiện qua màu nước, ta cần điều chỉnh lượng thức ăn tôm cho phù hợp với tình hình thực tế, hạn chế dư thừa.
 


File đính kèm

  • cach cho tom su an11.jpg
    cach cho tom su an11.jpg
    83.4 KB · Lượt xem: 19
  • cach cho tom su an22.jpg
    cach cho tom su an22.jpg
    117.9 KB · Lượt xem: 18
  • cach cho tom su an33.jpg
    cach cho tom su an33.jpg
    83.7 KB · Lượt xem: 17


Back
Top