TPHCM::QĐ số 105/QĐ-UB: Những quy định cụ thể về quản lý công viên và cây xanh đô thị

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Những quy định cụ thể về quản lý công viên và cây xanh đô thịMức phạt đối với một số hành vi vi phạm về bảo vệ môi trườngXử phạt cá nhân, tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công viên, cây xanh, vườn thú ở đô thị.
<hr />
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính  ngày 02  tháng 7 năm 2002;
- Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-TW  ngày 18 tháng 11 năm 2002 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2002;
- Căn cứ Nghị định số 26/CP  ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính Phủ về bảo vệ môi trường; Nghị định số 46/CP ngày 06 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế; Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự; Nghị định số 48/CP ngày 05 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; Nghị đị nh số 15/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 2 năm 2003 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ;
- Thực hiện Nghị quyết số 40/2003/NQ-HĐ ngày 28 tháng 3 năm 2003 của Hội đồng nhân dân thành phố khoá VI, kỳ họp lần thứ 11(bất thường);
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại tờ trình số 949/TTr-STP ngày 05 tháng 5 năm 2003;
QUYẾT ĐỊNH
Những quy định cụ thể về quản lý công viên và cây xanh đô thị
Điều 7: Nghiêm cấm những trường hợp sau đây làm thiệt hại đến công viên và cây xanh thành phố:
1. Xây dựng các công trình kiến trúc trái phép, sử dụng không đúng chức năng của công viên và cây xanh thành phố.
2. Mọi hành động lấn chiếm, tạm trú, nhập hộ khẩu, cư trú bất hợp pháp, ăn ở, nấu nướng, phơi phóng, phóng uế bừa bải trong và xung quanh công viên.
3. Săn bắn chim, trêu nghịch thú, câu bắt cá; đốn hạ cây xanh, bẻ cành, lột vỏ cây, ngắt hoa, dẫm đạp thảm cỏ, đóng đinh, đóng bảng quảng cáo vào cây xanh, leo trèo tường rào, tượng đài, công trình kiến trúc, v.v... trong công viên.
4. Tự ý sử dụng điện, vòi nước công cộng của công viên. Đập phá, sử dụng trái phép vỉa hè, đậu ghe thuyền cập bến kè đá của công viên. Đào bới, đốt rác ở gốc cây và những hành vi có tác dụng làm hư hại hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh.
5. Cấm trồng các loại cây, hoa có trái độc, có mủ trong công viên và trên đường phố.
Điều 8: Thay đổi chức năng công viên, vườn hoa xây dựng công viên, vườn hoa mới, trồng cây mới trên đường phố, đốn mé cây( kể cả cây già yếu, sâu bệnh hoặc đốn hạ để bảo vệ hay xây dựng công trình ) đều phải xin phép cơ quan quản lý công viên.
Điều 9: Những hoạt động dịch vụ về văn hoá, văn nghệ, chiếu phim, nhiếp ảnh, báo chí, kinh doanh cây cảnh, giải khát,v.v... trong địa bàn quản lý của công viên phải xin phép cơ quan quản lý công viên. Các dịch vụ có thu tiền thì phải trích nộp theo tỉ lệ % quy định của thành phố cho cơ quan quản lý công viên.
Điều 10: Hoa lợi của cây xanh thuộc sở hữu của tư nhân thì họ được quyền thu hoạch, nhưng việc đốn cây ăn trái và cây cổ thụ trên 5 năm để lấy gỗ phải xin phép cơ quan quản lý cây xanh có thẩm quyền.
Điều 11: Hoa lợi của cây xanh thuộc sở hữu Nhà nước nhưng nằm trong khuôn viên quản lý của cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, v.v.... do cơ quan đó có công bảo quản, quản lý thì họ được thu hoạch hoa quả. Riêng gỗ của cây xanh sau khi đốn hạ cơ quan quản lý cây xanh thu và nộp vào ngân quỹ Nhà nước.
Điều 12: Hoa lợi của cây xanh thuộc sở hữu Nhà nước trồng trên đường phố, sau khi thu hoạch có trích một phần giao lại cho đơn vị quản lý công viên và cây xanh, còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước.
Điều 13: Tư nhân, tập thể hoặc cơ quan nếu có cây xanh thuộc mình quản lý, sau khi được phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép đốn mé thì phải thực hiện theo quy định, bảo đảm an toàn nhà cửa và các công trình kỹ thuật đô thị. Nếu muốn hợp đồng đốn mé với cơ quan quản lý cây xanh thì phải chịu tiền lệ phí đốn mé.
Điều 14: Các cơ quan Bưu Điện, Điện Lực, Quân đội muốn đốn mé cây xanh để bảo vệ hệ thống thông tin, điện lực của ngành mình, phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý cây xanh.
Điều 15: Cơ quan quản lý cây xanh có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc đốn mé cây xanh, bảo vệ an toàn nhà cửa và các công trình kỹ thuật đô thị thành phố.
Điều 16: Phát hiện cây xanh có nguy cơ ngã đổ, gây thiệt hại đến nhà cửa, công trình kỹ thuật đô thị thì chủ hộ, thủ trưởng các cơ quan xí nghiệp, đơn vị có cây xanh phải có trách nhiệm báo cho cơ quan quản lý cây xanh để kịp thời xử lý.
Điều 17: Khi được báo cây xanh có nguy cơ ngã đổ thì cơ quan quản lý cây xanh  phải cử ngay cán bộ đến kiểm tra và xử lý.
Điều 18: Cơ quan quản lý cây xanh, hoặc cán bộ công nhân viên trong ngành cây xanh nếu thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, để cây ngã đổ, gây thiệt hại đến tính mạng tài sản của nhân dân, của Nhà nước, phải được quy trách nhiệm để xử lý theo pháp luật.
Điều 19: Nhà nước động viên, khuyến khích tất cả mọi công dân trong nước và nước ngoài, tổ chức tập thể cơ quan cá nhân đóng góp tiền của, hiện vật, công sức để xây dựng phát triển công viên và cây xanh của thành phố như: ủng hộ cây xanh, chim kiểng, chim thú quý, xây dựng ghế đá, tượng đài, v.v... trong công viên.
Điều 20: Thủ trưởng cơ quan quản lý công viên và cây xanh chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản cấp trên về toàn bộ hoạt động trong công tác quản lý công viên và cây xanh đô thị theo các văn bản pháp quy của Nhà nước.
Mức phạt đối với một số hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Đóng đinh, treo đèn, treo bảng quảng cáo, biển hiệu và căng cột dây vào cây xanh đô thị;
2. Làm hư hại bó vỉa, bồn cỏ gốc cây xanh đô thị;
3. Dùng chất độc hại hoặc chất chất thông thường với khối lượng lớn để phá hoại cây xanh đô thị;
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Đốn hạ cây xanh đô thị trái phép.
Xử phạt cá nhân, tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công viên, cây xanh, vườn thú ở đô thị.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đối với hành vi tự ý chặt phá cây xanh ở đường phố và những nơi công cộng.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, đối với mổi hành vi vi phạm sau:
1. chặt cành cây xanh đường phố và nơi công cộng khác.
2. sử dụng trái phép các công trình trong công viên, vườn thú.
3. Làm hư hỏng công trình, vật thể kiến trúc trong công viên, vườn thú.
Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đốivới hành vi làm hư hỏng cây cảnh, vườn hoa, thảm cỏ ở công viên, vườn thú và nơi công cộng khác.
Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoàn 2 điều này còn buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã thay đổi, buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.
 


Last edited:


Back
Top