Trichoderma có khả năng phân hủy cellulose và đối kháng lại các loài nấm gây bệnh ở thực vật. Việc dùng Trichoderma là lựa chọn tốt vừa bảo vệ được cây trồng, tăng thêm thu nhập, giảm chi phí đầu tư và bảo vệ môi trường.
Trichoderma được xếp vào nhóm nấm bất toàn sống hoại sinh trong đất, gỗ mục và trên xác bã thực vật. Trichoderma có khả năng phân hủy cellulose và ngay cả lignin (nhưng ở mức độ kém hơn cellulose).
Cellulose là chất hữu cơ được tổng hợp nhiều nhất trên thế giới hiện nay, có khoảng từ 60 đến 90 tỷ tấn hàng năm được các loài thực vật tạo ra. Đây cũng là loại polymer được sử dụng nhiều nhất (gỗ xây dựng, bột giấy, sợi dệt vải...). Ở cấp độ sinh quyển, hàng tỷ tấn cellulose được tạo ra mỗi năm cần phải được phân hủy, nếu không chúng sẽ tích tụ lại và gây nguy hiểm cho hệ sinh thái. Điều không may là cellulose lại "kháng" lại mạnh mẽ với các enzyme phân hủy chúng nhưng may mắn là Trichoderma lại có khả năng phân hủy cellulose mạnh mẽ.
Trong rừng, các loài nấm thường kết hợp với các vi khuẩn phân hủy cellulose thành các đơn phân (monomer) là glucose rất dể hấp thu đối với các sinh vật khác. Tuy nhiên trong các hệ sinh thái nhân tạo như các vườn, trang trại, đồn điền, ruộng lúa... các sinh vật phân hủy cellulose trên không tồn tại hoặc rất ít, do đó sẽ không diễn ra quá trình phân hủy cellulose (cũng như các chất cao phân tử khác) một cách dễ dàng và nhanh chóng như trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên. Vì vậy, chúng ta cần phải bổ sung thêm các loài có khả năng phân hủy cellulose mạnh như Trichoderma, xạ khuẩn vào trong các nguyên liệu chứa cellulose để việc phân hủy được nhanh chóng và triệt để hơn.
Ngoài tính chất phân hủy trên, tính đối kháng của Trichoderma cũng được biết đến từ rất lâu, ấn phẩm đầu tiên được xuất bản vào năm 1887. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về tính đối kháng và khả năng ứng dụng như là phương thức chống lại các tác nhân gây bệnh trên cây trồng chỉ được bắt đầu nghiên cứu vào khoảng giữa 2 cuộc thế chiến. Năm 1952, Wood thông báo về tính đối kháng của Trichoderma viride đối với nấm bệnh trên rau diếp là Botrytis cinerea. Ngày nay, người ta còn biết sử dụng Trichoderma để bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh nấm ở rễ (như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia; Phytophthora...) và cả các bệnh ở các phần trên mặt đất (như Botrytis cinerea).
Trichoderma có khả năng đối kháng được với nấm bệnh nhờ vào nhiều "hoạt động" khác nhau, chúng có thể sử dụng:
Kháng sinh: Chúng tạo ra chất có hoạt tính tương tự như "thuốc kháng sinh" có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng của tác nhân gây bệnh.
Cạnh tranh: Trichoderma sử dụng cùng một nguồn tài nguyên (dinh dưỡng, không gian sống) với các sinh vật gây bệnh nhưng Trichoderma "xâm chiếm" môi trường trước khi tác nhân không mong muốn đến.
Ký sinh: Tức giết chết các loài gây bệnh bằng cách xâm nhập vào bên trong loài nấm gây hại và/hoặc tiết ra những chất (enzyme) để phân hủy chúng.
Trichoderma có thể dùng một hoặc nhiều cách kết hợp để khống chế các loài nấm gây hại, các phương thức có thể thay đổi tùy thuộc vào đối tượng gây hại và điều kiến lý hóa của môi trường tại thời điểm đó (nhiệt độ, độ ẩm...).
Hoạt động đối kháng của Trichoderma mang tính phòng ngừa nhiều hơn, vì vậy Trichoderma chỉ hoạt động hiệu quả khi nó "định cư" trước khi các loài nấm bệnh xâm nhập, nó cho phép tạo thành lớp măng sông bảo vệ vùng rễ cây tránh khỏi sự xâm nhập của nấm bệnh. Một khi đã "định cư" Trichoderma sẽ giúp cây trồng phát triển mà không bị nấm bệnh tấn công.
Như vậy, sử dụng Trichoderma sẽ có những lợi ích sau:
Tận dụng được phế liệu thực vật làm nguyên liệu sản xuất (phân bón).
Bảo vệ rễ cây khỏi các tác nhân gây bệnh.
Giảm thiểu việc dùng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt các nấm gây bệnh.
Giảm thiểu dùng phân bón hóa học.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Việc nấm Corynespora cassiicola đang gây hại nặng cho vườn cao su miền Đông hiện nay rất khó phòng trừ có hiệu quả và bền vững nếu chỉ sử dụng biện pháp hóa học. Tương tự nấm bệnh trên hồ tiêu, trên ca cao… cũng đang gây thiệt hại lớn. Việc sống chung với nấm bệnh là chuyện tất nhiên khi sản xuất ở quy mô hàng hóa tập trung, và như thế phải đưa biện pháp phòng ngừa lên hàng đầu. Việc sử dụng nấm đối kháng Trichoderma là một trong các giải pháp hữu hiệu để tạo nên hệ sinh thái cân bằng. Trichoderma hiện đang được các nhà sản xuất phân bón hữu cơ cấy bào tử vào sản phẩm, khi được bón vào đất chúng sẽ sinh sôi phát triển. Trichoderma cũng đang được sản xuất dưới dạng bột để có thể phun lên lá, phun lên đất rất hiệu quả.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Trichoderma được xếp vào nhóm nấm bất toàn sống hoại sinh trong đất, gỗ mục và trên xác bã thực vật. Trichoderma có khả năng phân hủy cellulose và ngay cả lignin (nhưng ở mức độ kém hơn cellulose).
Cellulose là chất hữu cơ được tổng hợp nhiều nhất trên thế giới hiện nay, có khoảng từ 60 đến 90 tỷ tấn hàng năm được các loài thực vật tạo ra. Đây cũng là loại polymer được sử dụng nhiều nhất (gỗ xây dựng, bột giấy, sợi dệt vải...). Ở cấp độ sinh quyển, hàng tỷ tấn cellulose được tạo ra mỗi năm cần phải được phân hủy, nếu không chúng sẽ tích tụ lại và gây nguy hiểm cho hệ sinh thái. Điều không may là cellulose lại "kháng" lại mạnh mẽ với các enzyme phân hủy chúng nhưng may mắn là Trichoderma lại có khả năng phân hủy cellulose mạnh mẽ.
Trong rừng, các loài nấm thường kết hợp với các vi khuẩn phân hủy cellulose thành các đơn phân (monomer) là glucose rất dể hấp thu đối với các sinh vật khác. Tuy nhiên trong các hệ sinh thái nhân tạo như các vườn, trang trại, đồn điền, ruộng lúa... các sinh vật phân hủy cellulose trên không tồn tại hoặc rất ít, do đó sẽ không diễn ra quá trình phân hủy cellulose (cũng như các chất cao phân tử khác) một cách dễ dàng và nhanh chóng như trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên. Vì vậy, chúng ta cần phải bổ sung thêm các loài có khả năng phân hủy cellulose mạnh như Trichoderma, xạ khuẩn vào trong các nguyên liệu chứa cellulose để việc phân hủy được nhanh chóng và triệt để hơn.
Ngoài tính chất phân hủy trên, tính đối kháng của Trichoderma cũng được biết đến từ rất lâu, ấn phẩm đầu tiên được xuất bản vào năm 1887. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về tính đối kháng và khả năng ứng dụng như là phương thức chống lại các tác nhân gây bệnh trên cây trồng chỉ được bắt đầu nghiên cứu vào khoảng giữa 2 cuộc thế chiến. Năm 1952, Wood thông báo về tính đối kháng của Trichoderma viride đối với nấm bệnh trên rau diếp là Botrytis cinerea. Ngày nay, người ta còn biết sử dụng Trichoderma để bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh nấm ở rễ (như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia; Phytophthora...) và cả các bệnh ở các phần trên mặt đất (như Botrytis cinerea).
Trichoderma có khả năng đối kháng được với nấm bệnh nhờ vào nhiều "hoạt động" khác nhau, chúng có thể sử dụng:
Kháng sinh: Chúng tạo ra chất có hoạt tính tương tự như "thuốc kháng sinh" có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng của tác nhân gây bệnh.
Cạnh tranh: Trichoderma sử dụng cùng một nguồn tài nguyên (dinh dưỡng, không gian sống) với các sinh vật gây bệnh nhưng Trichoderma "xâm chiếm" môi trường trước khi tác nhân không mong muốn đến.
Ký sinh: Tức giết chết các loài gây bệnh bằng cách xâm nhập vào bên trong loài nấm gây hại và/hoặc tiết ra những chất (enzyme) để phân hủy chúng.
Trichoderma có thể dùng một hoặc nhiều cách kết hợp để khống chế các loài nấm gây hại, các phương thức có thể thay đổi tùy thuộc vào đối tượng gây hại và điều kiến lý hóa của môi trường tại thời điểm đó (nhiệt độ, độ ẩm...).
Hoạt động đối kháng của Trichoderma mang tính phòng ngừa nhiều hơn, vì vậy Trichoderma chỉ hoạt động hiệu quả khi nó "định cư" trước khi các loài nấm bệnh xâm nhập, nó cho phép tạo thành lớp măng sông bảo vệ vùng rễ cây tránh khỏi sự xâm nhập của nấm bệnh. Một khi đã "định cư" Trichoderma sẽ giúp cây trồng phát triển mà không bị nấm bệnh tấn công.
Như vậy, sử dụng Trichoderma sẽ có những lợi ích sau:
Tận dụng được phế liệu thực vật làm nguyên liệu sản xuất (phân bón).
Bảo vệ rễ cây khỏi các tác nhân gây bệnh.
Giảm thiểu việc dùng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt các nấm gây bệnh.
Giảm thiểu dùng phân bón hóa học.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Việc nấm Corynespora cassiicola đang gây hại nặng cho vườn cao su miền Đông hiện nay rất khó phòng trừ có hiệu quả và bền vững nếu chỉ sử dụng biện pháp hóa học. Tương tự nấm bệnh trên hồ tiêu, trên ca cao… cũng đang gây thiệt hại lớn. Việc sống chung với nấm bệnh là chuyện tất nhiên khi sản xuất ở quy mô hàng hóa tập trung, và như thế phải đưa biện pháp phòng ngừa lên hàng đầu. Việc sử dụng nấm đối kháng Trichoderma là một trong các giải pháp hữu hiệu để tạo nên hệ sinh thái cân bằng. Trichoderma hiện đang được các nhà sản xuất phân bón hữu cơ cấy bào tử vào sản phẩm, khi được bón vào đất chúng sẽ sinh sôi phát triển. Trichoderma cũng đang được sản xuất dưới dạng bột để có thể phun lên lá, phun lên đất rất hiệu quả.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: