Trồng 100m2 rau rừng, thu hơn 40 triệu đồng một năm
Ba loại rau rừng là bầu đất, lỗ bình và cần dại đang được thu mua với giá trung bình 30.000 đồng một kg.
Trung tâm nghiên cứu quốc tế Rừng nhiệt đới - Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) vừa thử nghiệm mô hình sản xuất các loại rau rừng theo hướng thương mại. Đây là cơ hội mới cho nông dân khi các loại nông sản khác luôn trong cảnh giá cả bấp bênh, thị trường thiếu ổn định.
Thạc sĩ Tôn Thất Minh, Giám đốc Trung tâm cho biết bắt đầu triển khai trồng các giống rau rừng từ tháng 8/2014. Trên diện tích 100m2, chỉ sau gần 2 tháng, rau rừng đã cho thu hoạch với sản lượng gần 200kg mỗi tháng. Rau rừng đang được các nhà hàng ưa chuộng và mua với giá 30.000 đồng một kg.
Công nhân tại Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới – Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà ăn thử rau rừng ngay tại vườn.
Theo ông Minh, việc trồng thử nghiệm rau rừng của Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới – Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà là trên cơ sở tiếp nối đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng mô hình trồng một số loại rau rừng tại Lâm Đồng" do thạc sĩ Lương Văn Dũng (Đại học Đà Lạt) làm chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu này đã được Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng kiểm định và đánh giá. Ban đầu nhóm nghiên cứu thử nghiệm khá nhiều loại rau rừng, nhưng kết quả chỉ chọn ra 3 loại là bầu đất, lỗ bình và cần dại. Đây là những loại rau phù hợp và thích nghi với môi trường, điều kiện khí hậu của Lâm Đồng, có thể sản xuất đại trà như các loại rau thương phẩm khác.
Mô hình trồng rau rừng tại Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới khá đơn giản, vì diện tích ban đầu chỉ 100m2 đất nên chỉ cần một công nhân phụ trách. Rau rừng ở đây được trồng cả trong nhà kính và môi trường tự nhiên bên ngoài để đối chứng sự sinh trưởng, khả năng thích nghi, sản lượng thu hoạch. Riêng việc nhân giống khá dễ dàng, có thể dùng phương pháp nuôi cấy mô hoặc đơn giản hơn là giâm nhánh với chi phí đầu tư ban đầu không cao.
Thạc sĩ Tôn Thất Minh cho biết, với 100m2 đất nếu làm trong nhà kính thì đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu đồng, trong đó tiền nhà, hệ thống tưới tự động hết 15 triệu đồng, 5 triệu đồng còn lại là tiền cây giống và phân vi sinh. Còn nếu làm ngoài môi trường tự nhiên thì chỉ cần đầu tư 5 triệu đồng.
Kết quả trồng thử nghiệm dạng thương phẩm tại Trung tâm cho thấy, nếu trồng ngoài môi trường tự nhiên, sản lượng rau rừng chỉ bằng 80% so với trồng trong nhà kính và thời gian sinh trưởng chậm hơn khoảng 3 ngày. Hiện tại, 100m2 đất trồng rau rừng ở Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới cho thu hoạch đều đặn mỗi tháng gần 200kg, rau làm ra được các nhà hàng ở Đà Lạt và TP HCM tiêu thụ với giá 30.000 đồng một kg, đem lại doanh thu khoảng 6 triệu đồng một tháng và tính ra mỗi năm thu hơn 40 triệu đồng.
Cây rau rừng vốn dĩ rất khỏe, sức đề kháng mạnh, do đó việc chăm sóc không quá cầu kỳ và gần như không phải dùng các biện pháp phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Trong tương lai, Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới - Vườn quốc gia Bidoup sẽ có hướng chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
Quốc Dũng
Ba loại rau rừng là bầu đất, lỗ bình và cần dại đang được thu mua với giá trung bình 30.000 đồng một kg.
Trung tâm nghiên cứu quốc tế Rừng nhiệt đới - Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) vừa thử nghiệm mô hình sản xuất các loại rau rừng theo hướng thương mại. Đây là cơ hội mới cho nông dân khi các loại nông sản khác luôn trong cảnh giá cả bấp bênh, thị trường thiếu ổn định.
Thạc sĩ Tôn Thất Minh, Giám đốc Trung tâm cho biết bắt đầu triển khai trồng các giống rau rừng từ tháng 8/2014. Trên diện tích 100m2, chỉ sau gần 2 tháng, rau rừng đã cho thu hoạch với sản lượng gần 200kg mỗi tháng. Rau rừng đang được các nhà hàng ưa chuộng và mua với giá 30.000 đồng một kg.
Công nhân tại Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới – Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà ăn thử rau rừng ngay tại vườn.
Theo ông Minh, việc trồng thử nghiệm rau rừng của Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới – Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà là trên cơ sở tiếp nối đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng mô hình trồng một số loại rau rừng tại Lâm Đồng" do thạc sĩ Lương Văn Dũng (Đại học Đà Lạt) làm chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu này đã được Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng kiểm định và đánh giá. Ban đầu nhóm nghiên cứu thử nghiệm khá nhiều loại rau rừng, nhưng kết quả chỉ chọn ra 3 loại là bầu đất, lỗ bình và cần dại. Đây là những loại rau phù hợp và thích nghi với môi trường, điều kiện khí hậu của Lâm Đồng, có thể sản xuất đại trà như các loại rau thương phẩm khác.
Mô hình trồng rau rừng tại Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới khá đơn giản, vì diện tích ban đầu chỉ 100m2 đất nên chỉ cần một công nhân phụ trách. Rau rừng ở đây được trồng cả trong nhà kính và môi trường tự nhiên bên ngoài để đối chứng sự sinh trưởng, khả năng thích nghi, sản lượng thu hoạch. Riêng việc nhân giống khá dễ dàng, có thể dùng phương pháp nuôi cấy mô hoặc đơn giản hơn là giâm nhánh với chi phí đầu tư ban đầu không cao.
Thạc sĩ Tôn Thất Minh cho biết, với 100m2 đất nếu làm trong nhà kính thì đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu đồng, trong đó tiền nhà, hệ thống tưới tự động hết 15 triệu đồng, 5 triệu đồng còn lại là tiền cây giống và phân vi sinh. Còn nếu làm ngoài môi trường tự nhiên thì chỉ cần đầu tư 5 triệu đồng.
Kết quả trồng thử nghiệm dạng thương phẩm tại Trung tâm cho thấy, nếu trồng ngoài môi trường tự nhiên, sản lượng rau rừng chỉ bằng 80% so với trồng trong nhà kính và thời gian sinh trưởng chậm hơn khoảng 3 ngày. Hiện tại, 100m2 đất trồng rau rừng ở Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới cho thu hoạch đều đặn mỗi tháng gần 200kg, rau làm ra được các nhà hàng ở Đà Lạt và TP HCM tiêu thụ với giá 30.000 đồng một kg, đem lại doanh thu khoảng 6 triệu đồng một tháng và tính ra mỗi năm thu hơn 40 triệu đồng.
Cây rau rừng vốn dĩ rất khỏe, sức đề kháng mạnh, do đó việc chăm sóc không quá cầu kỳ và gần như không phải dùng các biện pháp phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Trong tương lai, Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới - Vườn quốc gia Bidoup sẽ có hướng chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
Quốc Dũng