Trồng hoa Đà Lạt trên núi Cấm

Những loài hoa cúc lồng đèn, cúc đồng tiền, lily… xuất xứ từ Đà Lạt đã được anh Võ Thanh Hiếu (giáo viên Trường THCS Núi Cấm) mang về trồng thành công trên đỉnh núi Cấm. Chuẩn bị đón Tết sắp tới, anh lại tiếp tục cho xuất vườn năm thứ 2, chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng gần xa.

Năm 2013, Võ Thanh Hiếu tham gia dự án “Ứng dụng công nghệ cao”, rồi được Sở Khoa học – Công nghệ An Giang tập huấn kỹ thuật trồng hoa trên núi Cấm, tổ chức cho đi tham quan tận Đà Lạt. “Được ra đó, mình mới thấy họ ứng dụng công nghệ cao thật sự, rất hiện đại trong vấn đề trồng hoa. Tuy mới tiếp cận, nhưng cũng học hỏi được nhiều điều” – anh nói. Trước hết, xét về nhiệt độ lạnh ở khu vực vồ Thiên Tuế (núi Cấm) dao động từ 17oC – 21oC cho thấy, khả năng thích hợp với các loài hoa cúc lồng đèn, cúc đồng tiền, lily… nên mạnh dạn xắn tay vào công việc. Kết quả, đợt thử nghiệm ban đầu khả quan, đón Tết năm 2014, anh mang hoa xuống đồng bằng bán rất chạy. Khách hàng đều ngạc nhiên, khi thấy hoa vừa đẹp vừa lạ, ai cũng ưa thích mua về chưng trong 3 ngày Tết.

98-t3-1.jpg.aspx


Vườn trồng hoa lily của anh Hiếu

Võ Thanh Hiếu cho biết, những năm gần đây, xu hướng khách hàng giới bình dân ở khu vực chợ Chi Lăng và chợ Tri Tôn đều thích loài hoa cúc lồng đèn, bởi có màu vàng tươi, rất phổ biến. Còn những gia đình khá giả, người mua bán hiệu tiệm lại khoái loài hoa cúc đồng tiền, với nhiều loại màu sắc rực rỡ, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý, mà ai cũng ước muốn. Đối với loài lily thì không chê chỗ nào được, người ta thích cả hương và sắc của hoa này, mang nhiều ý nghĩa cao xa hơn. “Mình được huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật. Song, trồng hoa sau nhiều người, mình phải học tập cách tiếp cận thị trường mới được” – anh Hiếu tâm sự. Dựa vào thiết bị lắp đặt từ dự án, anh chăm chút khai thác, sử dụng tiếp tục, tạo thuận lợi cho công việc trồng hoa.

Đất trồng hoa Đà Lạt của anh Hiếu là miếng vườn đồi, mượn của người quen khu vực vồ Thiên Tuế để trồng thuốc nam trước đó. Do vậy, các loài hoa cúc lồng đèn, cúc đồng tiền, lily… đều được đưa vào nhà lưới và xen kẽ dưới tán cây dâu, cây xoài. Cư dân núi Cấm bảo rằng, đây cũng là mô hình “nông – lâm kết hợp”, trồng trọt dưới tán rừng… thuộc loại bậc cao, bởi ứng dụng theo công nghệ mới và phương pháp canh tác hiện đại hơn. “Khi nắm vững yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, bắt đầu chú trọng khâu giống, đảm bảo sạch bệnh. Được vậy, hoa mới chất lượng, màu sắc cũng rực rỡ” – anh Hiếu thố lộ. Chẳng hạn, như cúc đồng tiền (nhiều màu) có tuổi thọ khoảng 2 năm, cây phát triển tốt sẽ cho bông liên tục; còn loài lily từ khi đưa củ xuống từ 75 – 80 ngày sẽ trổ bông, mỗi cây lên cho ít nhất là 5 bông.

Đón Tết sắp tới, Võ Thanh Hiếu chuẩn bị hàng ngàn chậu cúc đồng tiền (nhiều màu) và lily trắng tím được nhập từ Hà Lan, có mùi thơm thoang thoảng rất hấp dẫn. “Khí hậu trên núi Cấm bây giờ hơi thay đổi, ban đêm trời lạnh, còn ban ngày có lúc nắng hanh khô, nên mình phải theo dõi, ứng phó kịp thời các tình huống, đảm bảo cây phát triển tốt, ra hoa đều đặn” – anh Hiếu cho hay. Tính đến giữa tháng 11 âm lịch này, loài lily trồng trên núi Cấm phát triển nhanh, bắt đầu nhú đài hoa, canh thời gian vừa khớp với dịp đón Tết. Như vậy, anh Võ Thanh Hiếu có thêm một thành công mới trong tiến trình ứng dụng công nghệ cao từ việc tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm các nhà vườn Đà Lạt để đưa vào thực tiễn; tạo ra thêm sản phẩm cho khu du lịch để thu hút người hành hương và khách du lịch tham quan, vừa tô thắm vùng núi Cấm thêm nhiều sắc màu rực rỡ.

“Ngoài hệ thống tưới phun và bồn chứa nước tưới, sắp tới, tôi còn phải trang bị thêm dụng cụ đo nhiệt độ ngoài trời và đo độ PH trong nước, kịp thời xử lý trước khi tưới và theo dõi sát diễn biến thời tiết. Được như vậy, mình mới yên tâm chăm sóc, nắm vững điều kiện thích nghi của từng loại, sản phẩm hoa thu hoạch cũng sẽ tốt hơn” – anh Võ Thanh Hiếu nói.
Bài và ảnh: TRỌNG ÂN
Nguồn: baoangiang.com.vn
 
Lạ nhỉ. Núi Cấm cao nhất cũng chỉ khoảng 700 m so với Đà Lạt khoảng 1400 m. Sao đủ lạnh để trồng nhỉ? :eek:
 
Nhiều người hiểu nhầm về cây xứ lạnh.

1- Những cây bông Hà Lan và Mỹ nếu là cây
xứ lạnh, thì cần một thời gian đóng băng.
Nếu không phải là cây xứ lạnh, thì không
cần thời gian đóng băng.

2- Cây xứ lạnh và không xứ lạnh, khi mọc
lên, không cần nhiệt độ thấp. Nhiệt độ
không quá 40 độ là không chết. Nhiệt độ
không quá 35 độ là mọc tốt.

Cúc không phải cây xứ lạnh, nên trồng
khắp trái đất đều mọc tốt (trừ lúc có băng
tuyết hay sương muối). Tulip là cây xứ
lạnh, nếu không có đóng băng, ví dụ như ở
Đà Lạt, thì phải bỏ củ nó vào tủ lạnh một
vài tháng.

Nói chung các cây rau và bông ở Đà Lạt có
thể trồng mọc tốt khắp mọi nơi ở Việt Nam.
Tuy thế, có thể trồng ở nơi nóng thì không
để giống được, và phải mua giống ở Đà Lạt,
và chắc chắn nhất thì ở Sa pa.
 
Lạ nhỉ. Núi Cấm cao nhất cũng chỉ khoảng 700 m so với Đà Lạt khoảng 1400 m. Sao đủ lạnh để trồng nhỉ? :eek:

Hoa bên bắc cực còn đem về việt nam trồng được thì sao hoa đà lạt lai không thể trồng ở nơi khác ?
98-t3-1.jpg.aspx

Ánh mắt tên này gian - Nhìn cái mặt là biết tên này đại '' dê xồm '' -
Cũng chỉ là một bài báo - chưa thấy tận mắt thì sao biết '' mô hình trồng hoa đà lạt trên núi cấm '' tốt xấu ra sao ?
Cúc đà lạt - huệ đà lạt - lây ơn đà lạt tôi còn trồng ở huế được nhưng nó không đẹp bằng hoa đà lạt .
Cũng như muốn ăn bánh canh '' nam phổ '' thì chỉ có về thừa thiên huế mới có thể ăn được bánh canh ngon .
Chứ dân xứ khác cũng có nấu bánh canh rồi đề tên bánh canh nam phổ - Người chưa ăn thì chỉ biết cái tên bánh canh nam phổ - cũng chẳng biết nó ngon hay dở .
 
nhìn hoa lý gì đâu mà xấu òm.chắc trong cho zui rồi,,chứ ko hiệu quả..
 
Các bạn nói đều đúng cả.

Tuy thế, nhìn mặt khác, bông trồng ở địa phương
có thể không đẹp bằng trồng ở nơi khí hậu khác,
nhưng nó tươi, và rẻ hơn, thì vẫn bán được. Thành
công không phải ở chỗ bông đẹp bằng, mà ở chỗ bán
được, kiếm được. Có người thành công ở chỗ chăn
nuôi được, trồng trọt được, nhưng thất bại ở chỗ
bán (rẻ quá), thì vẫn là thất bại thôi.
 
nhin hinh bac trong chan qua. cau troi cho bac thanh cong! thay khong an thua roi
 
Nhìn chung là giám nghĩ giám làm,vậy là tốt rồi,từ từ ta hoàn thiện để phát triển thêm,chứ kinh nghiệm và vốn liếng chưa có ai giám đầu tư nhiều,nhìn qua giống hoa Ly này hình như là Tiber hồng thơm,với loại này nếu size củ là 16<18 thì trên tôi vào khoảng 12 đến 16 ngàn 1 củ.Như vậy nếu trồng 5000 củ thì mất khoảng 80 triệu rồi,chưa tính công chăm sóc và thuốc BVTV,Mặt khác độ rủi ro của Ly là rất cao như thấp cây,mù tai (ít nụ) nở sớm hoặc trễ,bệnh tật ở vùng đất lạ hay gặp nhất là cháy lá sinh lý,thúi đọt non vvv...
Ai mà không đi qua bóng tối trước khi gặp ánh sáng đâu phải không các bác,quan trọng là ta có giám bước hay không.
 
Nhìn cây hơi còi cọc quá. thổ nhưỡng ở Đà Lạt, khí hậu... khác núi cấm mà
 
Back
Top