Trồng Nấm ở Úc

Nước Úc được biết tới mới đây thôi, chỉ vào khoảng thời vua Gia Long, và thành-lập Liên-bang vào năm 1901. Quá mới phải không các bạn?

Nhưng người Úc của thời tiên-phong, khai-phá nầy họ độc-quyền tận-dụng cả một châu-lục mênh-mông để chăn nuôi và trồng trọt. Ngày nay, nước Úc ngoài quặng mỏ, còn là một cường-quốc nông-nghiệp, nếu không muốn nói đến kỳ tranh tài Olympic sắp đến của một nước Úc cường-quốc về thể-thao nữa.

Ở đây, tui muốn nóì đến một phần nhỏ của nông-nghiệp Úc: ngành trồng Nấm. Đặc-biệt là kỹ-thuật xưa của Úc về ngành nầy. Nói là xưa thì cũng hơi quá, nhưng cứ kể là trước lúc tui sinh ra, thì với riêng cá-nhân tui đã là Xưa!

Tui xin sẽ dựa vào buổi lễ khai-mạc một đồn-điền trồng nấm đầu tiên của nước Úc non trẻ vào ngày 18 tháng 7 năm 1933, để thuật lại cho bà con, lúc ấy họ trồng nấm như thế nào.
 


Chiến-tranh, nếu cần, cứ để cho nó xảy ra. Nếu không vậy, kẻ ác sẽ thống-trị hoàn-cầu.
Thằng mập lớn con, cứ ngồi cỡi trên lưng tui, lấy hết đồ ăn của tui! Đã vậy, nó không chịu ngồi yên, cứ nhún-nhẩy, đôi khi còn "ị" nữa chứ! Tệ hơn nữa, nó cứ lai-rai bắt con cháu tui ra, cắt cổ từng đứa! Tui đang mài con dao cùn. Gặp lúc thuận-tiện, tui thọc lên... lòi phèo!

Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, dân Việt không bao giờ ngán thằng Tàu.
Tui nói có đúng hôn?

--------

(tiếp Ủ phân giai-đoạn I)

Khi cứt ngựa được dùng làm thành-phần căn-bản để bắt đầu, thì phân ủ ra sẽ được xem như "phân ngựa hoai" để phân-biệt với các tổng-hợp phân khác, trong đó không có cứt ngựa. Cỏ, đôi khi cũng được trộn với phân tổng-hợp.
Do bởi Rơm Rạ có trử-lượng Bồ-tạt và Phốt-phát thấp, nên những nguyên-tố nầy phải được cung-cấp bổ-sung, và vì lý-do nầy, cứt gà là thứ bổ-sung căn-bản cho phân tổng-hợp. Không có phân ủ nào chỉ thuần là cỏ, bởi giá mắc mà lại kém phần chất xơ. Thực-tế, các nhà trồng nấm,theo truyền-thống, dùng các phế-phẩm, bởi chúng vừa rẻ vừa dễ kiếm.

Tự thân, phân ngựa hoặc phân rơm không làm thành một thứ phân đủ dinh-dưỡng được. Mà ủ chúng cho hoai rất chậm. Chúng phải được tăng-cường bằng những chất phụ-trợ thích-hợp. Cốt để định rõ là cần bao nhiêu chất phụ-trợ cho một số lượng phân ngựa căn-bản hay phân rơm tổng-hợp căn-bản hiện có, một công-thức riêng được dùng. Ứng-dụng công-thức nầy để chắc-chắn rằng tỷ-lệ của các thành-phần căn-bản ngay lúc khởi đầu, hầu như quyết-định kết-quả tiến-trình ủ phân.
Công-thức nầy đặt căn-bản trên tổng-lượng Nitrogen của mỗi thành-phần theo phương-pháp Kjeldhal. Bằng cách dùng phương-pháp nầy và một vài nguyên-tắc ủ, tỷ-lệ Nitrogen/Carbon đạt mức lý-tưởng nhứt cho vi-sinh trong tiến-trình hoai. Đổi lại, là giá-trị dinh-dưỡng tối-đa đạt được của đống phân ủ.
 


Last edited:
Chiến tranh sẽ không bao giờ biến mất trong cuộc sống hồng trần. Chiến tranh vĩnh viễn chấm dứt chẳng qua chỉ là mơ ước hão huyền của Ngu mỗ mà thôi. Nhưng dù sao Ngu mỗ vẫn cứ thích mơ về 1 ngày ấy...

Người Việt ngán người Trung Hoa nhiều lắm chứ lão ma đầu. Cả ngàn năm Bắc thuộc mà không ngán mới là chuyện lạ. Người Việt tuy có những cuộc kháng chiến thành công vang dội nhưng chung quy lại vẫn thất thủ kia mà. Hai Bà Trưng nữ lưu hào kiệt nhưng đâu có qua được cái chiêu "cởi truồng" mất dạy của tướng Mã Viện để rồi phải trầm mình nơi sông Hát. Bà Triệu Nữ Vương cưỡi voi đánh cồng nhưng cũng phải tuẫn tiết trên núi Tùng dưới vòng vây của quân Ngô. Cho đến mãi sau này, khi đức thánh Trần oanh liệt 3 lần phá quân Nguyên thì ta mới bắt đầu lấy lại tinh thần. Nhưng nhìn chung do ta lực lượng mỏng hơn nên cứ lấy lại được quốc gia thì sau đó lại mất. Bây giờ Trung Hoa mạnh gấp vạn lần ngày xưa thì tuy vào thế đường cùng ta không sợ nhưng vẫn phải ngán. 3 thằng nó đánh 1 thì ta chẳng chột cũng què. Ngán chứ sao không ngán ?
 
- Nói như Bác Ngu sa cũng phải . Có điều ... mình chỉ "ngán" TQ chứ không sợ . Quá khứ - Hiện tại - Tương lai mình đều chẳng sợ . Đơn giản là vì cuộc chiến giữa ta và TQ từ ngàn xưa đến giờ chính nghĩa đều thuộc về ta

- Nhưng nói về Trường sa lại là một vấn đề khác . Trường sa hay gọi chính xác là Quần đảo Trường sa ta đang phải tranh chấp với : Trung quốc ; Philippin ; Đài Loan ; Mã Lai . Chứ không phải chỉ tranh chấp với mỗi Trung Quốc và các nước kia cũng đang ... chờ đợi động thái của ta

Vậy ta chọn giải pháp ôn hòa đàm phán hay sử dụng vũ lực ? Nếu chọn vũ lực ta có thể quét sạch những nước đang tranh chấp với ta ra khỏi Quần đảo Trường sa không ? Điều này rất khó ...

Đó mới là cốt lõi của vấn đề . Nếu sử dụng vũ lực mà đem lại thành công thì ta đã oánh từ lâu rồi . VD như năm 1979 TQ tràn sang ta "tiếp đón" ngay chứ chẳng cần phải suy nghĩ .
 
Nếu nói về đánh giặc thì người Việt đánh giặc rất giỏi. Khi quân sĩ VN được các cấp chỉ huy tài giỏi lãnh đạo họ sẽ chiến đấu xuất sắc hơn bất cứ quân đội nào khác. Họ chỉ cần cấp lãnh đạo sống chết với họ, làm cho họ tin tưởng thì họ sẽ sẵn sàng hy sinh cho chính nghĩa. Người Việt vang danh trên thế giới không phải ở tài kinh bang tế thế mà chính là ở khả năng đánh giặc giữ nước. Vì vậy để giữ nước thì rõ là chúng ta không sợ nhưng ngán vì sẽ phải hy sinh rất nhiều. Tuy nhiên Ngu mỗ thắc mắc không biết nếu phải viễn chinh thì người Việt đánh giặc có giỏi như các cường quốc khác hay không? Rời xa thổ nhưỡng VN thì người Việt có thật sự phô diễn được tài năng quân sự hay không nhỉ? Lão ma đầu thử bình luận nghe chơi vì ít nhiều lão cũng từng là một chiến binh nước Việt.
 
Người Việt dũng cảm , kiên cường . Nhưng thực tế vẫn là thực tế , không nên thổi phồng sức mạnh tinh thần . Mặt đối mặt ta không sợ , một đối một ta không sợ . Nhưng phải oánh nhau với nhiều nước thì thật tình ... sức ta chẳng thể .

Nhớ thời Đệ Nhị Thế Chiến Nhật Bản cũng hát bản anh hùng ca con cháu Thần Mặt Trời . Tinh thần quyết tử của người Nhật ai cũng khen ngợi . Cuối cùng ... vẫn thất bại . Họ thất bại không hẳn do vũ khí quân sự , không hẳn do thiếu tinh thần chiến đấu mà thất bại từ suy nghĩ ban đầu . Đó là : Không lượng sức mình
 
Thật ra, thời hiện đại bây giờ, sĩ khí chỉ là biện pháp hỗ trợ kháng chiến giành lại quốc gia hoặc làm nhiễu chứ không thể chiến thắng trên sa trường. Nói rõ hơn là nếu 2 nước Mạnh- Yếu ( về nhân lực và khí tài) giao tranh thì chắc chắn phần thắng thuộc về kẻ mạnh rồi. Vấn đề là kẻ mạnh có thể chiếm được nước yếu nhưng không thể đô hộ. Cai trị bằng cách đánh chiếm trong thời nay là hòan toàn không thể. Vì vậy thời nay quân sự chỉ dùng để càn quét tạo tiền đề cho những cuộc đảo chánh mà thôi. Đô hộ phải đặt trên nền tảng kinh tế và chế độ "ơn đền oán trả" thì mới khả thi. Vì vậy xét cho cùng nếu ta không bị chơi hội đồng mà chỉ chơi tay đôi với anh láng giềng khổng lồ ở ngoài khơi xa thì thế mạnh du kích truyền thống trên nền tảng vườn không nhà trống làm tiêu hao sinh lực địch rồi phát động tổng tấn công gần như vô hiệu lực. Đánh trận địa chiến thì ta không thể bằng họ vì rõ là thua sút quá nhiều về nhân lực và vật lực. Đó là khách quan mà nhận xét.
 
Giặc cướp đến.
Chủ nhà có muốn chống cướp giữ nhà không?
Chủ nhà già yếu, bất khiển-dụng, thì con cái cháu chít, đàn ông đàn bà có muốn chống cướp giữ nhà không? Nếu vẫn còn lưỡng-ước, bất định, thì họp lại bàn-bạc để nhất-trí.

Một triều-đại vua chúa cầm quyền vài chục năm, vài trăm năm so với thời-gian của vạn-vật, của vũ-trụ thì cũng chỉ là một sát-na! Đinh Lê Trần Lý Nguyễn Quốc-gia Cộng-sản gì rồi cũng thay đổi. Nhưng Quốc-gia, Đất nước vẫn mãi trường tồn là do Dân-tộc Việt muốn được trường-tồn hay không?

Giặc Nguyên.
Thế-giới khiếp-đảm với gót giày của đế-quốc nầy. Còn dân Việt thì sao?
Hỏi tức là trả lời vậy. Mấy bác thấy tui nói có lý hôn?
 

Last edited:
Bác Ngu sa và Bác Thủy Canh nhận định thật khách quan . Tui ưng cách nhận định như vậy .

"Tức nước thì vỡ bờ" . Dân tộc VN vốn hiền hòa nên hay nhẫn nhịn , nhưng khi cần phải chiến đấu thì cũng chẳng thua ai . Về Vũ khí thì ta thua người . Nhưng xét theo lịch sử ngàn năm thì Dân tộc ta chủ yếu oánh bằng sự bền bĩ , bằng mưu trí hơn là sức mạnh . Đó mới chính là vũ khí thật sự của Dân tộc ta .
 
Bác NguSa,
Tui vừa điện-thoại đến một trại Nấm. Người chủ trại trả lời tui. Anh xưng tên là Kevin Chen (Trần Kevin). Vậy là một người Hoa. Anh thẳng-thắn cho biết, anh không bao giờ có ý cho khách đến thăm trại.

Tin không vui, bác há! Nhưng không phải chỉ có 1 trại nầy. Ngay khi có dịp thăm 1 trại khác, tui sẽ đi ngay.
Thân.
 
Các chất bổ-sung
Ủ phân, là tiến-trình vi-sinh làm hoai phân. Trong các thành-phần của đống phân, luôn có một số-lượng lớn các loại vi-sinh, và như vậy là chỉ cần thêm nước, là vi-sinh hoạt-động. Để kích-hoạt vi-sinh, và kích-thích cho chúng phát-triển, các chất phụ-trợ được thêm vào ngay giai-đoạn bắt đầu. Tác-dụng của các chất bổ-sung nầy là cung-cấp đạm (nitrogen) và xơ (carbohydrates) để làm thức ăn cho vi-sinh luôn không ngừng tăng-cường dân-số.
Vi-sinh hầu như có thể dùng bất cứ nguồn nitrogen nào, nếu như nguồn carbohydrates lúc nầy cũng sẵn đầy đủ để cung-cấp năng-lượng cho việc sử-dụng nitrogen. Do bởi bản-chất thô của cellulose, carbohydrate trong rơm rạ sẽ làm chúng không sẵn-sàng để được sử-dụng ngay lúc đầu, nên nó phải được cung-cấp từ một nguồn khác. Cung-cấp bổ-sung cân-bằng do đó hết sức cần-thiết. Nó phải có không những chỉ Nitrogen, mà còn phải đủ các chất hữu-cơ để cung-cấp thành-phần Carbohydrates chính-yếu. Vì lý-do nầy, các phân súc-vật và thức ăn dùng nuôi chúng cũng được dùng cách rộng-rãi để ủ phân trồng nấm.
 
Last edited:
Thưa bà con,
Tui đọc đến phần kế là phần người Tây họ ủ phân để trồng nấm, nấm nói chung. Đây là những công-đoạn hết sức thiết-thực, được áp-dụng một cách khoa-học. Tui thích lắm! Nhưng vì có chút rườm-rà, nên dễ bị rầy là chỉ... vẽ thêm chuyện.
Thưa, tui cũng khá bận, nhưng nếu thật sự có nhiều bà con quan-tâm, thì chúng ta theo dõi tiếp. Còn không, thì chúng ta ngưng tại đây.
Kính chào và cám ơn quý bạn đã chia sẻ lâu nay Topic nầy.
 
Về nấm, tui có vài cái thấy tiếc:
- Chưa được đi thăm trại nấm,
- Không được thực-hành kiểu "làm phân" cho nấm. Bên VN mình thì hình như cho nấm "ăn chay"!
- Không có bà con nào, dựa vào cách làm của người Úc trên đây, vẫn cho nấm rơm "ăn chay" nhưng "độn" một chút thịt cá cho... bổ máu chút chút!
Thân.
 
Em là thành viên mới. Thấy chủ đề này rất hay và hữu ích.

Về nấm, tui có vài cái thấy tiếc:
- Chưa được đi thăm trại nấm,
- Không được thực-hành kiểu "làm phân" cho nấm. Bên VN mình thì hình như cho nấm "ăn chay"!
- Không có bà con nào, dựa vào cách làm của người Úc trên đây, vẫn cho nấm rơm "ăn chay" nhưng "độn" một chút thịt cá cho... bổ máu chút chút!
Thân.
Chào các anh chị. Em hiện mới trồng nấm rơm trên rơm, nhưng khi đọc được những dòng chia sẻ này của anh Thuy - Canh thì em mới hiểu ra nhiều điều. Rất cảm ơn anh Thuy- Canh và mọi người.
Rất mong anh Thuy _ canh và các bạn post tiếp chủ đề này để nhiều người VN có thể học hỏi thêm, trong đó có em.
Em rất mong được làm quen và học hỏi kinh nghiệm, và có thể xin một số tài liệu về trồng nấm.
Xin chân thành cảm ơn.
 
- 1 tấn phân ngựa với 1/4 tấn rơm
- 1 1/4 tấn phân bò với 1/2 tấn rơm
- 1 1/2 tấn phân gà với 1 tấn rơm
- 1 1/2 tấn phân cừu với 1 tấn rơm.

Cảm ơn bác Thuy Canh có những chia sẻ rất hay.
Bác cho em hỏi có phải :
- 1 1/4 =1,25 (tấn)
- 1 1/2 = 1,5 (tấn)
Cám ơn bác Thủy Canh!
 
Cảm ơn bác Thuy Canh có những chia sẻ rất hay.
Bác cho em hỏi có phải :
- 1 1/4 =1,25 (tấn)
- 1 1/2 = 1,5 (tấn)
Cám ơn bác Thủy Canh!
Cám ơn em trao đổi và chia sẻ.
- 1 1/4 tấn = 1,25 tấn = 1250 ký
- 1 1/2 tấn = 1,50 tấn = 1500 ký
- 1 3/4 tấn = 1,75 tấn = 1750 ký
Thân.
 


Back
Top