Trồng nấm rơm trên giá thể lục bình đã được nhen nhóm tại một số địa phương tại Việt Nam nhưng trước đó nó đã rất thành công tại Malaysia hay Thái Lan
Trong thời gian sắp tới,đây được coi là mô hình sẽ được nhân rộng lên nhiều bởi lục bình là nguồn nguyên liệu sẵn có bốn mùa và thứ 2 là nếu có thất bại trong những lần đầu thì chi phí mà bà con phải mất cũng nhẹ hơn rất nhiều so với việc trồng bằng nấm rơm
Anh Huy sống tại Bình Dương hiện đang triển khai mô hình trồng nấm rơm trên giá thể lục bình được 3 mùa liên tiếp có chia sẻ cách làm thực tế của mình để bà con lân cận nếu thấy phù hợp thì có thể triển khai
- Lục bình hái về tận dụng hết tất cả các bộ phận rồi trộn với phân bò (hiện anh Huy ủ bằng phân bò khô) và đạm thủy phân theo tỉ lệ: 300kg lục bình + 60kg phân bò+ 5 lít đạm thủy phân để làm giá thể
- Đem đánh thành luống có chiều dài tùy ý,độ rộng khoảng 1,5m, độ cao hình vòm từ 20-22cm rồi trùm bạt nông nghiệp ủ kị khí trong 5 ngày đầu
- Khoảng 5-7 ngày tiếp theo mở bạt ra để cấy giống,phủ một lớp rơm lên bề mặt ,giai đoạn này tưới nước ướt đẫm một lần rồi đậy bạt nông nghiệp lần nữa
- 5-7 ngày tiếp theo của quá trình hãy mở bạt ra- đây là giai đoạn thả tơ vậy nên hãy chú ý tưới nước hàng ngày để nấm con phát triển
- 3 ngày sau của quá trình là có thể thấy nấm con nhú lên dần dần
- Đến lúc thu hoạch thì không tưới nước nữa
- Như vậy cả quá trình trồng nầm rơm từ lục bình thì chỉ khoảng 16-18 ngày đối với giống địa phương là có thể thu hoạch
Bã lục bình sau quá trình này thì tận dụng để bón cho cây trồng thì cực kì tốt và không gây ô nhiễm môi trường
Nấm rơm được trồng từ lục bình chất lượng được nhiều người đánh giá còn ngon-giòn hơn cách trồng bình thường
Vì trong lục bình có khả năng giữ ẩm cao hơn vậy nên cũng bớt công chăm sóc cho người trồng nấm
Nhưng theo anh Huy-người đang triển khai mô hình này thì điều quan trọng nhất với người khởi nghiệp đó là "nếu như có thất bại thì mình chỉ mất công kiếm lục bình,mất ít phân bò và đạm thủy phân thôi chứ không mất nhiều như cách trồng bình thường,và nếu thành công thì mình thu sản phẩm bán ra 80.000/kg.Nếu sai thì mình lại làm lại và chi phí tổn thất nó cũng nhẹ nhàng hơn với người khởi nghiệp"
Cũng theo mô hình thực tế của anh Huy,nhiều luống giá thể lục bình dù cùng điều kiện nhưng cho sản lượng cao hơn hẳn các luống trồng trên giá thể nấm rơm
Dưới đây là một số hình ảnh thực tế từ mô hình trồng nấm rơm từ giá thể lục bình của anh Huy tại Bình Dương
Lục bình được xử lý trong 5 ngày đầu
Giai đoạn nhả tơ cần cung cấp độ ẩm
Nấm con hình thành trong khoảng ngày 16-17 của quá trình
Khoảng 18 ngày là có thể thu hoạch nấm rơm
Trong thời gian sắp tới,đây được coi là mô hình sẽ được nhân rộng lên nhiều bởi lục bình là nguồn nguyên liệu sẵn có bốn mùa và thứ 2 là nếu có thất bại trong những lần đầu thì chi phí mà bà con phải mất cũng nhẹ hơn rất nhiều so với việc trồng bằng nấm rơm
Anh Huy sống tại Bình Dương hiện đang triển khai mô hình trồng nấm rơm trên giá thể lục bình được 3 mùa liên tiếp có chia sẻ cách làm thực tế của mình để bà con lân cận nếu thấy phù hợp thì có thể triển khai
- Lục bình hái về tận dụng hết tất cả các bộ phận rồi trộn với phân bò (hiện anh Huy ủ bằng phân bò khô) và đạm thủy phân theo tỉ lệ: 300kg lục bình + 60kg phân bò+ 5 lít đạm thủy phân để làm giá thể
- Đem đánh thành luống có chiều dài tùy ý,độ rộng khoảng 1,5m, độ cao hình vòm từ 20-22cm rồi trùm bạt nông nghiệp ủ kị khí trong 5 ngày đầu
- Khoảng 5-7 ngày tiếp theo mở bạt ra để cấy giống,phủ một lớp rơm lên bề mặt ,giai đoạn này tưới nước ướt đẫm một lần rồi đậy bạt nông nghiệp lần nữa
- 5-7 ngày tiếp theo của quá trình hãy mở bạt ra- đây là giai đoạn thả tơ vậy nên hãy chú ý tưới nước hàng ngày để nấm con phát triển
- 3 ngày sau của quá trình là có thể thấy nấm con nhú lên dần dần
- Đến lúc thu hoạch thì không tưới nước nữa
- Như vậy cả quá trình trồng nầm rơm từ lục bình thì chỉ khoảng 16-18 ngày đối với giống địa phương là có thể thu hoạch
Bã lục bình sau quá trình này thì tận dụng để bón cho cây trồng thì cực kì tốt và không gây ô nhiễm môi trường
Nấm rơm được trồng từ lục bình chất lượng được nhiều người đánh giá còn ngon-giòn hơn cách trồng bình thường
Vì trong lục bình có khả năng giữ ẩm cao hơn vậy nên cũng bớt công chăm sóc cho người trồng nấm
Nhưng theo anh Huy-người đang triển khai mô hình này thì điều quan trọng nhất với người khởi nghiệp đó là "nếu như có thất bại thì mình chỉ mất công kiếm lục bình,mất ít phân bò và đạm thủy phân thôi chứ không mất nhiều như cách trồng bình thường,và nếu thành công thì mình thu sản phẩm bán ra 80.000/kg.Nếu sai thì mình lại làm lại và chi phí tổn thất nó cũng nhẹ nhàng hơn với người khởi nghiệp"
Cũng theo mô hình thực tế của anh Huy,nhiều luống giá thể lục bình dù cùng điều kiện nhưng cho sản lượng cao hơn hẳn các luống trồng trên giá thể nấm rơm
Dưới đây là một số hình ảnh thực tế từ mô hình trồng nấm rơm từ giá thể lục bình của anh Huy tại Bình Dương
Lục bình được xử lý trong 5 ngày đầu
Giai đoạn nhả tơ cần cung cấp độ ẩm
Nấm con hình thành trong khoảng ngày 16-17 của quá trình
Khoảng 18 ngày là có thể thu hoạch nấm rơm