Tuỳ theo từng loại hạt, mà tìm ra cách trồng cho đỡ công nhất .
Làm giá đỗ xanh, phải tưới nước lạnh vào mùa hè, và tưới luôn
nếu không nhúng cả rổ xuống nước rồi nhấc lên, vì hạt nảy mầm
tiêu hao năng lượng trong hạt, làm môi trường xung quanh nóng
lên, có thể nóng chết hạt, thối hạt, không thành được rau .
Vào mùa đông, khi mới ngâm giá, có thể cần nước ấm và ủ ấm,
nhưng sau đó, phòng buồng làm giá tự nó ấm lên, không ủ ấm nữa.
Làm kinh doanh giá thì trong buồng có nhiều khay giá các ngày
khác nhau, khay này mới ngâm, thì khay kia sắp mang đi bán.
Vì thế, cả buồng làm giá mùa đông thì ấm, mùa hè thì nóng, chứ
không bao giờ lạnh.
*
Công tưới nước có tốn, thì bù lại khỏi phải sàng lọc, nhặt rau
mầm trong xơ dừa ra nữa . Nói chung, người làm giá đỗ không hề
cần xơ dừa. Ở Hà Nội, có lần cửa hàng rau quả Hà Nội của chính
phủ trồng giá đỗ tương, thì gieo trên bãi cát sông Hồng, mặc kệ
nắng mưa tự nhiên, cho đỗ tương nảy mầm tự nhiên như trên ruộng .
Sau đó, công nhân sàng cát, lấy giá đưa lên xe tải chở về cửa
hàng . Cách làm này cần diện tích thật lớn, cả hecta, chứ không
thể làm trong buồng được, vì mật độ gieo hạt rất thưa. Cách làm
này chỉ có tốn công sàng cát lấy giá thôi, chứ không tưới nước
gì cả, vì làm vào mùa nước thấp, bãi cát là lòng sông rất ẩm.
*
Kể ra như vậy để các bạn tham khảo, làm kinh doanh phải biến báo,
dựa vào nguyên tắc, chứ không nên cứng nhắc, bê bài bản trong
trường ra áp dụng vào mọi nơi, mọi lúc, thì kinh doanh ít lời,
hay có thể lỗ, vì không cạnh tranh được với thị trường. Bạn đã
làm thử một mẻ chừng 1 kilo đỗ chưa? Ra bao nhiêu kilo giá?
và thành tiền có rẻ hơn giá bán ở chợ SaiGòn không?
*