Trồng Tiêu

TT - Giá tiêu bán ra của nông dân hiện đã vượt mức 200.000 đồng/kg, cao nhất trong lịch sử. Giá tiêu tăng liên tục đã thúc đẩy người dân tăng diện tích trồng.




















Tại nhiều nơi, người dân chặt bỏ điều, cà phê và cả cao su để chuyển sang trồng loại cây này.

fINXwww3.jpg

Thu hoạch tiêu tại xã Bảo Quang, huyện Long Khánh (Đồng Nai) - Ảnh: An Hiếu
Những ngày cuối tháng 11, khi nguồn cung trong nước thiếu hụt trong khi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới vẫn cao, giá tiêu trong nước đã vượt mốc 200.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.

Giá tăng kỷ lục

Khi hay tin giá tiêu tăng đến 210.000-220.000 đồng/kg, anh Nguyễn Văn Quang (Đăk Ơ, Bù Gia Mập, Bình Phước) phấn khởi vì không những năm nay tiêu thụ nhiều hơn, mà 2 tấn tiêu được anh trữ lại từ năm ngoái cũng lời to.

“Năm ngoái giá 150.000-160.000 đồng/kg nên tôi trữ lại, nay thương lái vào tận nhà mua với giá 218.000 đồng/kg, 2 tấn tiêu tôi được gần 440 triệu đồng. Hơn 10 năm trồng tiêu, tôi chưa lúc nào bán giá cao như vậy” - anh Quang nói.

Gần đó, ông Bùi Văn Thảo cũng thắng lớn sau hơn hai năm phá 1ha điều để trồng 1.500 nọc tiêu. Với 1.500 nọc tiêu này, ông Thảo dự tính thu ít nhất 2 tấn tiêu, tương ứng khoảng 400 triệu đồng.

“Mủ cao su rớt giá gần hai năm nay, giá điều và cà phê vẫn không tăng nhiều thì tiêu là cây trồng được ưu tiên nhất” - ông Thảo nói.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), kể từ năm 2007 đến naygiá tiêu VN liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Xét về mặt bằng chung trong khoảng thời gian đó, nông dân trồng tiêu trúng mùa trúng giá liên tục. Với mức giá như hiện tại, nông dân trồng tiêu đang có lời tới 70%.

Riêng năm 2014, VN sẽ xuất khẩu khoảng 150.000 tấn hạt tiêu các loại với giá trị 1,1-1,2 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên VN xuất khẩu tiêu vượt mốc này và tham gia nhóm các nông sản xuất khẩu trên 1 tỉ USD.

“Trên thế giới lợi thế vẫn thuộc về người trồng, dù vụ tới Ấn Độ và Indonesia dự báo tăng sản lượng tiêu thu hoạch nhưng giá tiêu vẫn sẽ giữ ở mức cao” - ông Trần Đức Tụng, chánh văn phòng VPA, nhận định.

ir3AEsGJ.jpg

Ông Nguyễn Văn Cấp (ấp Rạch Chàm, xã An Bình, Phú Giáo, Bình Dương) cho biết sẽ thanh lý 2ha cao su để trồng tiêu - Ảnh: Ng.Trí
Trồng mới tăng nhanh

Giá tiêu tăng nhanh đã khiến nhiều người dân bắt đầu có xu hướng đổ xô sang trồng loại cây này. Ghi nhận dọc tỉnh lộ 741 thuộc địa phận tỉnh Bình Phước, thời điểm này không khó nhận thấy những vườn tiêu mới trồng được nông dân kéo lưới giăng ra tận đường lộ.

Đang tất bật làm cỏ, phát quang vườn tiêu, ông Nguyễn Văn Cấp (ấp Rạch Chàm, xã An Bình, Phú Giáo, Bình Dương) cho biết tiêu được giá nên phải làm vườn thật sạch để hạn chế hao hụt.

Theo ông Cấp, hiện cả tổ có khoảng 70 hộ nhưng hơn 50% số hộ có tiêu trồng mới bằng cách phá vườn cao su trồng tiêu, hoặc cải tạo lại vườn tiêu sau thời gian bỏ bê, nhiều hộ trồng vài ngàn trụ.

“Hai năm nay, tôi trồng mới thêm 1.500 trụ, năm tới gia đình sẽ thanh lý thêm 2ha cao su để xuống tiêu” - ông Cấp khẳng định.

Giá thành đầu tư tăng

Giá tiêu giống năm tới dự định 30.000-40.000 đồng/dây, tăng gần gấp đôi so với hai năm trước, giá tiêu lươn (đột của cây tiêu) dùng để trồng hiện cũng đang ở mức cao.

Theo ông Hoàng Phước Bính - phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), nếu những năm trước dây tiêu lươn cho không thì hiện giá tiêu lươn trung bình 100.000 đồng/kg với khoảng 150 lươn.

Cơn sốt cây hồ tiêu khiến giá thành đầu tư trồng tiêu cũng tăng đáng kể, hiện đầu tư trồng mới 1ha tiêu cho đến thu hoạch nếu sử dụng trụ gỗ tốn cả tỉ đồng, trụ ximăng 700-800 triệu đồng, trụ bằng cây sống rẻ hơn với khoảng 500-600 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Minh Chiến - chủ tịch Hội nông dân xã An Bình, toàn xã hiện có 160ha tiêu, nếu năm ngoái chỉ có 5ha tiêu trồng mới thì năm nay diện tích trồng mới đã tăng lên hơn 25ha. Nếu giá tiêu vẫn giữ mức cao như hiện nay, thời gian tới diện tích tiêu sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Ông Hoàng Phước Bính, phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), cho biết hiện sáu tỉnh trồng tiêu trọng điểm của cả nước là Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai đang phát triển cây tiêu ào ạt, chỉ riêng Gia Lai diện tích hồ tiêu đã lên đến 12.000ha, trong khi theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2020 chỉ là 5.000ha.

“Ba năm trở lại đây diện tích hồ tiêu tăng chóng mặt, chiếm 30-40% diện tích tiêu Gia Lai hiện có. Giá tiêu tăng cao, nông dân bắt đầu đốn hạ cà phê hoặc đi săn lùng những vùng đất mới với giá rẻ để trồng tiêu, nên năm tới đây diện tích tiêu trồng mới sẽ tăng mạnh hơn nữa” - ông Bính nói.

VPA đánh giá diện tích hồ tiêu cả nước hiện đã vượt trên 60.000ha trong khi quy hoạch của Bộ NN&PTNT đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 chỉ ở mức 50.000ha.

Mặc dù sản lượng tăng nhưng giá tiêu xuất khẩu của VN thường thấp hơn nhiều so với các nước.

Cụ thể giá tiêu xuất khẩu của VN trung bình 9.000-10.000 USD/tấn, trong khi giá tiêu xuất khẩu của Indonesia và Ấn Độ lên đến 12.000-13.000 USD/tấn.

“Tình trạng ồ ạt trồng tiêu đang xảy ra ở nhiều địa phương cũng như việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đang làm sản phẩm tiêu xuất khẩu của VN bị nhiều khách hàng phàn nàn. Đây chính là thách thức lớn nhất với cây hồ tiêu của VN trong thời gian tới” - ông Trần Đức Tụng cho biết.

TRẦN MẠNH - NGUYỄN TR
 


VN nên tận dụng cơ hội này, từ nông dân đến nhà xuất khẩu.
Có lãi nhiều thì bắt đầu làm ăn cho đàng hoàng chất lượng, tạo thương hiệu.
Nhiều tiền cũng đừng xây nhà to, xe đắt tiền.
Vì nông sản của mình trên trường quốc tế đánh giá rất thấp vì làm ăn "bầy hầy". Cafe trộn đá mi. Tiêu trộn hạt đu đủ...
Sau này mấy nước như Ấn Độ sản lượng tăng lại thì có cơ mà cạnh tranh.
 
Tui chưa từng thấy một cây tiêu, nói chi một nhánh tiêu tươi, hay một cây tiêu con. Vậy mà tui định về VN trồng tiêu bằng thủy-canh và gây tiêu con cũng bằng phương-pháp thủy-canh. Nhưng nếu không có vụ đột quỵ thì tui đã thực-hiện rồi.
Người Ấn với Tích-lan gây tiêu con, tui chưa thấy, nhưng tui tin là tui làm được bằng thủy-canh. Bằng cách nầy, kết-qủa mà họ (Ấn, Tích-lan) có thể sản-suất ra cây con... lé mắt luôn.
Thân.
 
Tui chưa từng thấy một cây tiêu, nói chi một nhánh tiêu tươi, hay một cây tiêu con. Vậy mà tui định về VN trồng tiêu bằng thủy-canh và gây tiêu con cũng bằng phương-pháp thủy-canh. Nhưng nếu không có vụ đột quỵ thì tui đã thực-hiện rồi.
Người Ấn với Tích-lan gây tiêu con, tui chưa thấy, nhưng tui tin là tui làm được bằng thủy-canh. Bằng cách nầy, kết-qủa mà họ (Ấn, Tích-lan) có thể sản-suất ra cây con... lé mắt luôn.
Thân.
Tiêu thì con nghĩ rất khó đó bác, nó rất khó trồng trên đất huống gì là thủy canh.....
Thấy báo này ko biết nói láo và tâng bốc nè....hihi, 1500 nọc mà năng suất có 2 tấn, nhà con trồng 800 nọc...nhưng 750 nọc cho trái, năm vừa rồi củng được 2.5 tấn rồi...hihi
 
Ở Mỹ, người ta dùng cành ngang, cho đâm rễ, cho vào chậu, bán 30 đô Mỹ một chậu.
Ở Ấn-độ, Tích-lan, người ta ươm cây con trong máng tre. Tui thích lắm!
Thân.
TiecircuLugraven_zps4a0f471c.jpg
[/URL][/IMG]
Tiêu thì con nghĩ rất khó đó bác, nó rất khó trồng trên đất huống gì là thủy canh.....
Thấy báo này ko biết nói láo và tâng bốc nè....hihi, 1500 nọc mà năng suất có 2 tấn, nhà con trồng 800 nọc...nhưng 750 nọc cho trái, năm vừa rồi củng được 2.5 tấn rồi...hihi
Hì hì, em nói đúng! Tui biết chắc 100% là chưa ai trồng tiêu bằng thủy-canh. Kể cả gây cây tiêu con, tui cũng làm bằng thủy-canh.
Em, mình trao đổi cho vui nhé em! Xin em thoãi-mái nha!
Em dùng cành ngang với cành lươn như thế nào?
Thân.
 
Ở Mỹ, người ta dùng cành ngang, cho đâm rễ, cho vào chậu, bán 30 đô Mỹ một chậu.
Ở Ấn-độ, Tích-lan, người ta ươm cây con trong máng tre. Tui thích lắm!
Thân.
TiecircuLugraven_zps4a0f471c.jpg
[/URL][/IMG]

Hì hì, em nói đúng! Tui biết chắc 100% là chưa ai trồng tiêu bằng thủy-canh. Kể cả gây cây tiêu con, tui cũng làm bằng thủy-canh.
Em, mình trao đổi cho vui nhé em! Xin em thoãi-mái nha!
Em dùng cành ngang với cành lươn như thế nào?
Thân.
Cành ngang ko biết ý bác nói là cành "ác" như cái tên chổ con đang gọi....???
Vấn đề phát triển thì cành ác nó phát triển nhanh hơn, thời gian thu hoạch chính củng nhanh hơn so với cành lương, như tiêu lương thì nghe người ta nói là nó kháng bệnh tốt hơn, nhưng thực chất ra trồng thử nghiệm mới biết đề kháng củng ko khác gì với tiêu ác....
Thứ 2 là tiêu lương thì lại thích hợp cho những ai mới bắt đầu trồng, vì chi phí nhành lương gần như bằng 0, tức là dây lương là loại được xem như cái thịt thừa trên cây tiêu, nó ko có tác dụng về năng suất, mà còn ăn thêm phân của thân cây chính, người ta thường cắt bỏ, vì thế người mới bắt đầu để giảm chi phí có thể tới vườn người ta xin về làm giống....cái này năm nào nhà con củng cho người ta, nếu mà đầu tư vào tiêu ác, tương đương với 45-60k/ nọc,( mổi nọc cần 3-4 dây, mổi dây nếu mua thì giá từ 10-15k)
 
Hì hì, tui may mắn trao đổi với người trồng, là em. Bởi tui trao đổi với em, thật là "ảo" cũng không sai! Nhưng tui không dám trao đổi "sảng" mà không biết chút gì! Tui cũng đã có tìm tòi đó chứ!
Tui cám ơn em, sửa dùm tui là "cành ác" và "cành lương". Vậy cành ác là trên cao, còn cành lương là bòn dưới thấp phải không em?
Xin em thông-cảm. Tui thích trồng cây Tiêu, nên nhờ em giúp. Xin em dành cho tui ít giờ qúy báu của em. Lần nữa, cám ơn em.
Trước đây, tui định gầy cây con. Mà cây con là phải phân-biệt "cành ác" và "cành lương", bởi 2 thứ nầy ra 2 loại cây con khác nhau. Chi-tiết nầy quan-trọng với tui. Tui sẽ trình-bày sau.
Nhà em có ươn cây con không em?
Thân.



i
 

Hì hì, tui may mắn trao đổi với người trồng, là em. Bởi tui trao đổi với em, thật là "ảo" cũng không sai! Nhưng tui không dám trao đổi "sảng" mà không biết chút gì! Tui cũng đã có tìm tòi đó chứ!
Tui cám ơn em, sửa dùm tui là "cành ác" và "cành lương". Vậy cành ác là trên cao, còn cành lương là bòn dưới thấp phải không em?
Xin em thông-cảm. Tui thích trồng cây Tiêu, nên nhờ em giúp. Xin em dành cho tui ít giờ qúy báu của em. Lần nữa, cám ơn em.
Trước đây, tui định gầy cây con. Mà cây con là phải phân-biệt "cành ác" và "cành lương", bởi 2 thứ nầy ra 2 loại cây con khác nhau. Chi-tiết nầy quan-trọng với tui. Tui sẽ trình-bày sau.
Nhà em có ươn cây con không em?
Thân.



i
Dạ, con thấy bác đăng cái status này củng hay, nếu thực sự thành công thì củng là 1 điều cần phải học.
thật khó để kiếm cái hình tiêu lươn để giải thích cho bác, nó là dây tiêu thừ, thường mọc ra từ dưới gốc, củng có trên ngọn chĩa xuống, ko có nhánh, chỉ 1 dây đơn độc giống con lươn nên người ta gọi là lươn, loại này ko cho hoa và trái nên thường bỏ đi, còn tiêu ác là loại dây thân chính của cây tiêu, thường lấy dây còn non ở gốc tiêu dưới 3 năm tuổi, thân còn xanh chưa chuyển sang màu đà đà.......


Mấy sợi dây loằn ngoằn này đây là dây lươn đó bác.
images


hình này là dây lươn sau khi cắt xuống
cat-hom-tieu2-300x225.jpg
 
Kỹ thuật trồng tiêu thời sơ khai của VN có nói đến dạng "tiêu ngồi" nghĩa là tiêu không bao giờ leo cây. Vì hồi ấy người viết bài đó phân tích ra thì không kinh tế nên chẳng ai theo. Bây giờ bác @Thuy-canh thử nghiên cứu tiêu không trụ xem.
Đại khái là trồng như trồng vườn đậu xanh, hái thì khom lưng hái thôi... Không cần trụ.
 
Dạ, con thấy bác đăng cái status này củng hay, nếu thực sự thành công thì củng là 1 điều cần phải học.
thật khó để kiếm cái hình tiêu lươn để giải thích cho bác, nó là dây tiêu thừ, thường mọc ra từ dưới gốc, củng có trên ngọn chĩa xuống, ko có nhánh, chỉ 1 dây đơn độc giống con lươn nên người ta gọi là lươn, loại này ko cho hoa và trái nên thường bỏ đi, còn tiêu ác là loại dây thân chính của cây tiêu, thường lấy dây còn non ở gốc tiêu dưới 3 năm tuổi, thân còn xanh chưa chuyển sang màu đà đà.......


Mấy sợi dây loằn ngoằn này đây là dây lươn đó bác.
images


hình này là dây lươn sau khi cắt xuống
cat-hom-tieu2-300x225.jpg
Cám ơn em. Vậy tui hiểu "cành lươn" là cành nào. Thiên-nhiên tạo cho cây Tiêu, trong hoang-dã, có thể truyền giống bằng :
- Hạt.
- Và cành thòng xuống, rồi bò.
Vậy chúng ta có thể dựa vào đó, để sản-xuất ra 2 loại cây Tiêu con:
- Cành "ác" : Cây con cho trái sớm (như chiết cành).
- Lành "lươn" Cây con rất mạnh, dùng để "tháp" cho "cành ác".
Hì hì, tui nghĩ vậy, em thấy sai đúng thế nào? Mình "tám" chơi thôi!
Thân.
 
Bác Thuỷ Canh tôi muốn tham gia "tám" chút:
Đúng như bác nói : "Thiên-nhiên tạo cho cây Tiêu, trong hoang-dã, có thể truyền giống bằng :
- Hạt.
- Và cành thòng xuống, rồi ."
Tôi muốn bổ sung diễn giải cho rõ hơn:
Dây lươn khi bò dưới đất sẽ ra rể bám vào đất (đại loại như khoai lang) ngọn nó sẽ tìm choái( nọc, trụ) để leo lên bằng rể bám. lúc đầu nó chỉ là một thân leo không cành.
Qua thời gian thuần thục nó sẽ ra cành "ác" cành này phát triển ngang và ra trái. Lúc này có thể coi dây mang cành ác là thân chính vì nó tiếp tục leo lên và cho ra cành ác
* Nếu lấy cành ác làm giống thì sẽ cho ra cây tiêu không leo choái (tiêu ngồi) như bạn lequangdata nói
*Cành "lươn" làm giống thì sẽ cần thời gian thuần thục nên lâu cho trái.
*Lấy thân chính có rể bám và nhánh ác là cách ưa chuộng nhất để làm giống vì nó sẽ lập tức mọc thân chính leo lên và tiếp tục ra nhánh ác ngay
Trong thông tin bác đưa việc người ta ươm cây con trong máng tre là việc đáng chú ý nghiên cứu(đánh giá cá nhân tôi)
 
Bạn @hoangha49 cho tôi hỏi thăm chút nhé.
Theo lời bạn kể thì tiêu nhà bạn bình quân hơn 3kg tiêu 1 trụ.
Bạn trồng giống tiêu gì ?
Đây là tiêu khô hay chưa ?
Tiêu bò lên trụ được mấy mét (Ướm cái thang để hái là ra thôi không cần ra vườn đo)?
Đường kính tán tiêu được bao nhiêu?

Xin lỗi vì tôi hỏi hơi nhiều. Tôi chỉ hỏi cho biết để đọc báo thôi.

Cảm ơn
 
Bạn @hoangha49 cho tôi hỏi thăm chút nhé.
Theo lời bạn kể thì tiêu nhà bạn bình quân hơn 3kg tiêu 1 trụ.
Bạn trồng giống tiêu gì ?
Đây là tiêu khô hay chưa ?
Tiêu bò lên trụ được mấy mét (Ướm cái thang để hái là ra thôi không cần ra vườn đo)?
Đường kính tán tiêu được bao nhiêu?

Xin lỗi vì tôi hỏi hơi nhiều. Tôi chỉ hỏi cho biết để đọc báo thôi.

Cảm ơn
Đó là năm vừa rồi, còn năm nay chưa thu hoạch nên chưa biết....năm nay bị dịch chết khá nhìu.
Trung bình là 3-4kg/ trụ đả khô rồi, vẩn có mấy trụ vượt trội trên 10kg, nhưng ít...và đa số trụ sống mới được như vậy.
Nhà em trồng tiêu VĨnh Linh, nhà em trồng 3 kiểu trụ, đó là trụ bê tông thì cao tầm 3.5-3.8m tính từ mặt đất, còn trụ sống thì thường từ 4-6m, có vài trụ trên 7m nhưng số ít, và có một số em trồng trụ bê tông nhưng bên cạnh vẩn trọc thêm 1 cây sống.
 
Bác Thuỷ Canh tôi muốn tham gia "tám" chút:
Đúng như bác nói : "Thiên-nhiên tạo cho cây Tiêu, trong hoang-dã, có thể truyền giống bằng :
- Hạt.
- Và cành thòng xuống, rồi ."
Tôi muốn bổ sung diễn giải cho rõ hơn:
Dây lươn khi bò dưới đất sẽ ra rể bám vào đất (đại loại như khoai lang) ngọn nó sẽ tìm choái( nọc, trụ) để leo lên bằng rể bám. lúc đầu nó chỉ là một thân leo không cành.
Qua thời gian thuần thục nó sẽ ra cành "ác" cành này phát triển ngang và ra trái. Lúc này có thể coi dây mang cành ác là thân chính vì nó tiếp tục leo lên và cho ra cành ác
* Nếu lấy cành ác làm giống thì sẽ cho ra cây tiêu không leo choái (tiêu ngồi) như bạn lequangdata nói
*Cành "lươn" làm giống thì sẽ cần thời gian thuần thục nên lâu cho trái.
*Lấy thân chính có rể bám và nhánh ác là cách ưa chuộng nhất để làm giống vì nó sẽ lập tức mọc thân chính leo lên và tiếp tục ra nhánh ác ngay
Trong thông tin bác đưa việc người ta ươm cây con trong máng tre là việc đáng chú ý nghiên cứu(đánh giá cá nhân tôi)
Thưa, tui cám ơn bác nguyenminhhai nhiều! Bác nói "tám" chút, mà tui mừng lắm, hơn cả lòng mong đợi.
Tui đã hoạch-định dùng:
- Cành ngang (cành ác), để làm "tiêu ngồi" trong chậu nhưng bên Tây.
- Thân chính. Đã có mầm sẵn-sàng trổ bông. (Giống như chiết cành các loại cây khác).
Tui lấy nguyên-tắc của máng tre, để nhân giống Tiêu theo ý tui, theo nguyên-tắc thủy-canh.
Thưa bác, nếu bác có hứng-thú chúng ta "tám" lan-man chơi, xem Ấn-độ với Tích-lan nhân giống bằng máng tre thế nào, và sau đó, tui định nhân giống bằng thủy-canh thế nào?
Thân.
 
Thưa, tui cám ơn bác nguyenminhhai nhiều! Bác nói "tám" chút, mà tui mừng lắm, hơn cả lòng mong đợi.
Tui đã hoạch-định dùng:
- Cành ngang (cành ác), để làm "tiêu ngồi" trong chậu nhưng bên Tây.
- Thân chính. Đã có mầm sẵn-sàng trổ bông. (Giống như chiết cành các loại cây khác).
Tui lấy nguyên-tắc của máng tre, để nhân giống Tiêu theo ý tui, theo nguyên-tắc thủy-canh.
Thưa bác, nếu bác có hứng-thú chúng ta "tám" lan-man chơi, xem Ấn-độ với Tích-lan nhân giống bằng máng tre thế nào, và sau đó, tui định nhân giống bằng thủy-canh thế nào?
Thân.
Bác ơi! cái hình ở trên của bác cái gì máng tre, chậu ngồi ấy liệu có áp dụng được rộng ko?
Con thấy nó chỉ thích hợp cho mấy gia đình thành phố, trồng vài chậu để có tiêu ăn thôi...hihi
Thắc mắc nhỏ...bác đừng để bụng nha, hi vọng được "tám" trong topic của bác dài dài
 
Hì hì, thì chú cháu mình cùng bà con trong Topic nầy "tám" chơi mà! Thoãi-mái em hả?
Vậy, chúng ta "làm ra", không phải 2 thứ cây Tiêu con, mà là 3. Đó là "
- Tiêu con trồng rộng (nhà đồng).
- Tiêu con trồng chậu (trong "Tiêu ngồi").
- Tiêu con mạnh, để ghép với giống mình muốn.
Trở lại, cái máng tre sẽ làm ra số lượng cây con gấp... vài chục lần! Nói cho vui, mà tui tin là thật.
Thân.
 
Bác ơi! cái hình ở trên của bác cái gì máng tre, chậu ngồi ấy liệu có áp dụng được rộng ko?
Con thấy nó chỉ thích hợp cho mấy gia đình thành phố, trồng vài chậu để có tiêu ăn thôi...hihi
Thắc mắc nhỏ...bác đừng để bụng nha, hi vọng được "tám" trong topic của bác dài dài
Tiêu ngồi trồng trong chậu tôi nghĩ là được. Đương nhiên nếu nhằm hướng vào năng suất và sản lượng lớn mà trồng tiêu ngồi trong chậu thì không ổn. Tuy nhiên nếu tính kinh tế thì cái giá 30 đôla một chậu đáng để suy nghĩ không ta?
Còn dùng máng tre để ươm giống theo tôi sẽ có nhiều lợi điểm. Vấn đề là trong thực tế bây giờ nếu muốn ươm nhiều thì tre ở đâu?
Bác Thuỷ Canh: Chủ đề trồng tiêu để ở mục này để "tám" là đúng đó bác
Bổ sung một chi tiết:
Với nông dân (ở chỗ tôi) vì không có chuyện trồng tiêu ngồi nên chỉ có hai loại giống
1* Giống lươn = từ dây lương
2* Giống ác = một đoạn thân chính mang một vài nhánh ác
 
Tiêu ngồi trồng trong chậu tôi nghĩ là được. Đương nhiên nếu nhằm hướng vào năng suất và sản lượng lớn mà trồng tiêu ngồi trong chậu thì không ổn. Tuy nhiên nếu tính kinh tế thì cái giá 30 đôla một chậu đáng để suy nghĩ không ta?
Còn dùng máng tre để ươm giống theo tôi sẽ có nhiều lợi điểm. Vấn đề là trong thực tế bây giờ nếu muốn ươm nhiều thì tre ở đâu?
Bác Thuỷ Canh: Chủ đề trồng tiêu để ở mục này để "tám" là đúng đó bác
Thưa bác,
Tui đồng ý bác, mình "tám" ở Khu nầy là tốt nhứt. Mình chỉ cần vài bạn chia sẻ là đủ vui.
Hơn một năm trước, tui đột qụy, nên mọi dự-tính phải dừng lại. Bác thông-cảm tui là, tui chia sẻ "Mộng không thành" ở một diễn-đàn bạn (tui chỉ là thành-viện của 2 diễn-đàn thôi, Agriviet là một, và tui cũng chỉ có một Nick thôi). Lúc đó tui chưa bệnh. Nay, tui xin bác cho ý-kiến:
- Trồng Tiêu bằng thủy-canh ở đây với bác, tui có vi-phạm luật không? Bởi tui đã và đang tiếp tục trao đổi cách trồng nầy của tui, không phải mới đây.
Tui hy-vọng là bác nói ô-kê, để chúng ta "8" thoải-mái. Còn không, cũng không sao, mình trao đổi bằng nhiều cách khác. Như gởi "tin riêng". Bác há!
Thân.
 
Trao đổi ở đây tôi cũng chẳng biết có phạm luât của diễn đàn hay không. Nhưng mà "thôi kệ", có gì thì mình sẽ dựa vào tiếng còi.
Tôi đã có đọc những bài viết về thuỷ canh của bác. Tôi thích lắm, mặc dù cũng chưa lãnh hội được mấy.
Cơ mà cũng tình thật mà trình bày với bác, quan điểm cá nhân của tôi về thuỷ canh hiện giờ gần với quan điểm của bác anhmytran.
Tuy nhiên đâu phải vì vậy mà ta không thể "tám" với nhau. Có điều tôi chỉ là nông dân thôi biết chi nói nấy bác nhé
Tôi nghĩ trao đổi ở đây là thuận lợi vì rất cần nghe ý kiến của nhiều người
 


Back
Top