Trường Sa


Thân gởi đến quý thân hữu một số hình ảnh Quần Đảo Trường Sa.


1.-Việt Nam: chủ quyền 10 đảo và 11 bải đá tổng cộng 21 vừa đảo vừa bải đá. Những đảo
của VN phần đông đều có quân đội trú đóng và dân sinh sống. Những bải đá thì không có
đất cũng không có nước ngọt có bải nỗi khi thuỷ triều xuống và chìm khi thuỷ triều lên
và không có dân ở, nhưng tất cả đều có quân đóng và là những cứ điểm quân sự.



2.-Philippines: chủ quyền 6 đảo và 4 bải đá. Trong đó có đảo Song Tử Tây và Song Tử Đông Philippines đã chiếm đóng bất hợp pháp của VN năm 1968, đến năm 1974 VNCH đã bất ngờ chiếm lại đượcSong Tử Tây, còn Song Tử Đông vẫn bị Philippines tạm chiếm.

3.-Đài Loan: chủ quyền 1 đảo và 1 bải đá. Đặc biệt đảo này là đảo Ba Bình lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Đảo này đã bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp của VN từ năm 1956. Nhưng mải đến năm 1971thì Đài Loan mới xây hạ tầng và căn cứ quân sự trên đảo này.

4.-Trung Quốc chủ quyền 7 bải đá, chiếm đóng bất hợp pháp của VN năm 1988, do lúc ấy VN khôngcó quân đóng trên những bải đá này. Nhưng khi TQ cố chiếm Đá Gạc Ma, Đá Cô Lin và Đá Len Đaothì đã xảy ra 1 trận chiến đẩm máu giữa Hải quân VN và Hải quân TQ. Kết quả TQ đã chiếm đượcĐá Gạc Ma còn VN giữ được Đá Cô Lin và Đá Len Đao. TQ không chiếm được 1 đảo nào trong qun đảo Trường Sa.


5.-Malaysia: Chủ quyền 7 bải đá, không có đảo.



Quần đảo Trường Sa trải rộng trong vùng biển có diện tích chừng 170ngàn km2.
Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, bải đá nổi
lên khỏi mặt nước lại rất ít,
tổng cọng chỉ khoảng chừng 11km2, cách Vũng Tàu 564km, Cam Ranh 462km,
Phan Thiết 499km và cách đảo Phú Quốc 444km. Quần đảo bao gồm 137 đảo,
bải, đá nổi đá chìm.


GetInline.aspx

GetInline.aspx


Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông là nơi tranh chấp giữa
Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Malaysia.


Xin cáo lỗi,
Bài nầy cchưa hết, nhiều hình rất đẹp. Nhưng chuyển hình lên không được, nên xin ngưng.
Kính.
 
Last edited:
Tôi từng ở đảo Trường Sa 3 năm, nên có rất nhiều kỉ niêm đẹp, nó là một cái gì đó rẩt thiêng liêng và cao cả, khi ra ngoài đó làm nhiệm vụ, dù có bao nhiêu nguy hiểm, hay có chiến tranh cũng không bao giờ biết sợ, có lẽ sự thiêng liêng của một phần máu thịt Việt Nam giúp con người ngoài đó luôn vững tin.
 
Bắt tay bạn "làm giàu từ đâu?" 1 cái!
Tui đã từng giữ đảo, đã từng tiếp-tế đảo. Vào những năm 1965-66 thì mấy đảo đó còn hoang-sơ lắm! Mà lạ, mình biết đó là bản-thỗ của mình, thì mình tự-nhiên thương-yêu kỳ-lạ. Sẵn-sàng chết.
Không biết bạn có những hình-ảnh mới của Trường-Sa chưa. Nếu chưa, mà bạn có hứng-thú, cho tui địa-chỉ Email của bạn, tui sẽ chuyển qua.
Thân.

--------

GetInline.aspx


--------


Dưới đây là những đảo và bải đá trong Quần Đảo Trường Sa hiện do
Việt Nam kiểm soát thuộc quyền quản lý củă Tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam.
GetInline.aspx

Bên trái là cầu tàu, chính giữa là đường băng cho máy bay hạ cánh và phía bên phải
có ngọn hải đăng. Đảo này nằm cách Cam Ranh, VN 254 hải lý, tương đương 470km, cách
Vũng Tàu hơn 500km. Đảo này dài 630m, chỗ rộng nhất là 300m.

GetInline.aspx




--------

Hì hì, bây giờ lại chuyển không được. Còn nhiều hình đẹp quá!
 
Last edited:
................................

Hì hì, bây giờ lại chuyển không được. Còn nhiều hình đẹp quá!

Trang mà bác lấy hình để chuyển …phải là thành viên có mật khẩu mới xem được đó..
Không phải thành viên của trang đó không đang nhập vào được làm sao mà thấy hình ?

--------

Nếu bác muốn lấy hình của trang đó để gởi lên diễn đàn Agriviet…bác phải lưu hình về máy của bác sau đó xem hướng dẫn :

http://agriviet.com/home/threads/12435-Huong-dan-Gui-hinh-anh-len-dien-dan#axzz2ItTHY9bN
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục, tui không nói tui không dốt cũng không được. Bác cứu bồ tui cái!
Nãy giờ tui cố lưu vô máy tui mà không được.
Thân.
 
Chú Thủy Canh thân mến, cháu là thế hệ sau này thôi, điều kiện sống đã tốt hơn nhiều so với trước, cháu cũng đã sưu tầm rất nhiều ảnh cả ngày xưa và bây giờ, cháu cũng đi chụp được một ít ảnh ngoài đó làm kỷ niệm, nhưng vẫn chưa bao giờ là đủ cả, nếu chú có thì cháu có thể xin 1 ít được không, mail của cháu: ktphanri@gmail.com, Xin được gọi chú vì cháu mới 30t. chúc chú và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
 
............... Bác cứu bồ tui cái!
Nãy giờ tui cố lưu vô máy tui mà không được.
Thân.

Úi trời ơi…lấy hình về máy chỉ cần clic phải vào hình rồi chọn Save…cẩn thận coi nó lưu hình ở chỗ nào thì vào chỗ đó mà lấy hình..
Để gởi hình lên diễn đàn còn 1 loạt các bước phức tạp khác nữa đấy

Thôi thì chắc ăn nhất….vào Website nào mà không cần phải đăng nhập (login) không cần password mà vẫn thấy các bài viết và hình ảnh
Rồi làm như Ma đầu vẫn thường làm là dễ nhất
 
Last edited by a moderator:
Tôi từng ở đảo Trường Sa 3 năm, nên có rất nhiều kỉ niêm đẹp, nó là một cái gì đó rẩt thiêng liêng và cao cả, khi ra ngoài đó làm nhiệm vụ, dù có bao nhiêu nguy hiểm, hay có chiến tranh cũng không bao giờ biết sợ, có lẽ sự thiêng liêng của một phần máu thịt Việt Nam giúp con người ngoài đó luôn vững tin.
Cái này ai mà là người Việt điều nghĩ như bạn ...con rồng cháu tiên mà ...
 
chau rat muon ra dao de giu dao . nhung ko bit cach nao de hien thuc hoa dieu do,,,,,, ra do chet cung sung
 
chau rat muon ra dao de giu dao . nhung ko bit cach nao de hien thuc hoa dieu do,,,,,, ra do chet cung sung
Hoan-hô em!
Tui đã từng giữ đảo, giữ biển, bảo-vệ ngư-dân, nên giờ thấy tụi Tàu tham tàn, nó ỷ mạnh, giựt đảo, bắn giết ngư-dân mình làm cho máu tui sôi lên! Tui hiểu em lắm! Tui đã gần 70 rồi mà vẫn muốn chết sống với kẻ thù truyền kiếp nầy.
Thân.

--------

Qu1EA7n11101EA3oTr1B001EDDng-Sa_zpsb606a7b2.jpg
 
Last edited:
Triển lãm 'Biển đảo quê hương'

8-7,_Anh_1,_Trien_lam_sach_anh_ve_Truong_Sa,_Hoang_Sa_gui_VNE.jpg
Đông đảo người xem trong buổi khai mạc sách, ảnh “Biển đảo quê hương” tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.

<tbody>
</tbody>

8-7,_Anh_2,_Trien_lam_sach_anh_ve_Truong_Sa,_Hoang_Sa_gui_VNE.jpg
Truy cập hệ thống vi tính, xem phim tài liệu về biển đảo Việt Nam.

<tbody>
</tbody>

8-7,_Anh_3,_Trien_lam_sach_anh_ve_Truong_Sa,_Hoang_Sa_gui_VNE.jpg
Bình minh trên đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa.

<tbody>
</tbody>

8-7,_Anh_4,_Trien_lam_sach_anh_ve_Truong_Sa,_Hoang_Sa_gui_VNE.jpg
Nhà giàn DK1 thuộc quần đảo Trường Sa.

<tbody>
</tbody>

8-7,_Anh_5,_Trien_lam_sach_anh_ve_Truong_Sa,_Hoang_Sa_gui_VNE.jpg
Đảo Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa nhìn từ trên cao.

<tbody>
</tbody>

8-7,_Anh_6,_Trien_lam_sach_anh_ve_Truong_Sa,_Hoang_Sa_gui_VNE.jpg
Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa.

<tbody>
</tbody>

8-7,_Anh_7,_Trien_lam_sach_anh_ve_Truong_Sa,_Hoang_Sa_gui_VNE.jpg
Đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa.

<tbody>
</tbody>

8-7,_Anh_8,_Trien_lam_sach_anh_ve_Truong_Sa,_Hoang_Sa_gui_VNE.jpg
Đèn biển trên đảo Sơn Ca thuộc quần đảo Trường Sa.

<tbody>
</tbody>

8-7,_Anh_9,_Trien_lam_sach_anh_ve_Truong_Sa,_Hoang_Sa_gui_VNE.jpg
Đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa.

<tbody>
</tbody>

8-7,_Anh_10,_Trien_lam_sach_anh_ve_Truong_Sa,_Hoang_Sa_gui_VNE.jpg
Đảo Quang Ảnh thuộc quần đảo Hoàng Sa, địa danh ghi nhớ Cai đội Hoàng Sa (Ất Hợi - 1815) do Cai đội trưởng Phạm Quang Ảnh, quê làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã cắm mốc chủ quyền Việt Nam trên hòn đảo này.

<tbody>
</tbody>

Trí Tín

Đài Loan chiếm một trong những đảo lớn nhất, đảo Ba Bình.


Đảo Ba Bình

<tbody>
</tbody>


--------




Đến thăm huyện đảo Trường Sa
Đầu tháng 5 vừa rồi, tôi có dịp được ra đảo Trường Sa lớn, thăm và sống ở trên huyện đảo một tuần.

>Biển trời xanh thẳm mũi cực Đông VN[/h]Hướng về quần đảo Trường Sa thân yêu, tôi xin được chia sẻ một số hình ảnh trên đảo cùng bạn đọc VnExpress.
1.jpg
Huyện đảo Trường Sa nhìn từ xa

<tbody>
</tbody>
2.jpg
Lối vào chùa Trường Sa Lớn

<tbody>
</tbody>
11.jpg
Chùa Trường Sa Lớn

<tbody>
</tbody>
3.jpg
Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Trường Sa Lớn

<tbody>
</tbody>
4.jpg
Nghĩa trang liệt sỹ trên đảo

<tbody>
</tbody>
5.jpg
Bình minh trên đảo

<tbody>
</tbody>
6.jpg
Nhà khách thủ đô, công trình do nhân dân thủ đô Hà Nội tặng cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo Trường Sa Lớn

<tbody>
</tbody>
7.jpg
Công nhân xây dựng trên đảo

<tbody>
</tbody>
8.jpg
Giờ thể thao của các chiến sỹ, nhân dân trên đảo

<tbody>
</tbody>
9.jpg
Chiến sỹ bồng súng đứng gác bên cột mốc chủ quyền của Tổ quốc

<tbody>
</tbody>
10.jpg
Các em nhỏ tung tăng chơi đùa

<tbody>
</tbody>

<tbody>
</tbody>

Nguyễn Văn Phái
Mời các bạn chia sẻ những hình ảnh đẹp do mình chụp được với độc giả VnExpress tại đây
 
Last edited by a moderator:
Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo như sau:

Cụm Song Tử:

1. Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) có Hải Đăng Song Tử Tây, và trạm khí tượng Song Tử Tây


2. Đảo Đá Nam (South Reef)
watermark.php


Cụm Nam yết hay cụm Tizard (Tizard Bank/Tizard Reefs)

3. Đảo Nam Yết (Namyit Island)


4. Đảo Sơn Ca (Sand Cay)


5. Đảo Đá Lớn (Great Discovery Reef) 3 điểm đóng quân

6. Đảo Núi Thị (Đảo Đá Thị, Petley Reef)

Cụm Sinh Tồn (Union Reefs)

7. Đảo Sinh Tồn (Sincowe Island)


8. Đảo Sinh Tồn Đông (Sincowe East Island, còn có tên cũ là Đá Nhám, Đá Grisan, Grierson Reef)


9. Đảo Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef)

10. Đảo Len Đao (Lansdowne Reef)

Cụm Trường Sa

11. Đảo Trường Sa Lớn (hay Trường Sa, Spratly island), có trạm khí tượng Trường Sa

12. Đảo Đá Lát (Ladd Reef) có hải đăng Đá Lát

13. Đảo Phan Vinh (Hòn Sập, Pearson Reef) 2 điểm đóng quân

14. Đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef)

15. Đảo Đá Tây (West London Reef) 3 điểm đóng quân, có Hải Đăng Đá Tây

16. Đảo Đá Đông (East London Reef) 3 điểm đóng quân

17. Đảo Tốc Tan (Alison Reef) 3 điểm đóng quân

18. Đảo Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) có hải đăng Tiên Nữ

19. Đảo Núi Le (Cornwallis South Reef) 2 điểm đóng quân

Cụm An Bang

20. Đảo An Bang (Ambonay Cay) có hải đăng An Bang

21. Đảo Thuyền Chài (Barque Canada Reef) có 3 điểm đóng quân

Quần đảo Trường Sa đang được Việt Nam giữ 21 đảo với tổng cộng 33 điểm đóng quân

Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (mỗi địa điểm có một số nhà giàn DK1) nằm giáp ranh Trường Sa

22. Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đã có 5 nhà giàn được xây dựng là DK 1/1(Tư Chính A hay Tư Chính1, bị lỗi kỹ thuật không còn sử dụng), DK 1/5 (Tư Chính B hay Tư Chính 2, bị lỗi kỹ thuật và hiện không còn sử dụng),DK1/11(Tư Chính C hay Tư Chính 3), DK 1/12(Tư Chính D hay Tư Chính 4), DK1/14(Tư Chính E hay Tư Chính 5)

23. Bãi Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch) Lưu ý là ở đây dễ nhầm lẫn giữa Rifleman Bank (là cả vành đá rộng) và Johnson Patch (một bãi nhỏ nằm trong vành đá rộng) đều có tên là Vũng Mây. Thực tế Rifleman Bank (tức là bãi Vũng Mây "to") gồm 8 bãi đá: Johnson Patch (tức là bãi Vũng Mây "nhỏ"), bãi Ba Kè (Bombay Castle), Bãi Đinh (Kingston Shoal), Bãi Đất (Oriena shoal/Orleana shoal), Bãi Ráng Chiều, bãi Ngũ Sắc, bãi Xà Cừ, bãi Vũ Tích

24. Bãi Ba Kè (Bombay Castle) có hải đăng Ba Kè, là một phần của bãi Vũng Mây rộng lớn, đã có 4 nhà giànđược xây dựng là DK1/4 (Ba Kè A hay Ba Kè 1, bị bão đánh sập năm 1990
2.gif
), DK1/9 (Ba Kè B hay Ba Kè 2),DK1/20 (Ba Kè C hay Ba Kè 3), DK1/21(Ba Kè D hay Ba Kè 4)

25. Bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank) đã có các nhà giàn được xây dựng là DK1/6 (Phúc Nguyên 1, đã bị bão giật đổ
2.gif
), DK1/15(Phúc Nguyên 2), 2A/DK1/6(Phúc Nguyên 2A, thay cho DK1/6, nhưng sau đó 2A/DK1/6 cũng bị bão giật đổ ngày 13/12/1998
2.gif
)

26. Bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank) có hải đăng Phúc Tần, đã có 5 nhà giàn được xây dựng DK1/2(Phúc Tần A), DK1/3 Phúc Tần (đã bị bão giật sập vào đêm 4/12/1990
2.gif
), DK1/16 (Phúc Tần B), DK1/17 (Phúc Tần C),DK1/18(Phúc Tần D)

27. Bãi Huyền Trân (Alexandra Bank) có hải đăng Huyền Trân có 1 nhà giàn DK 1/7 Huyền Trân

28. Bãi Quế Đường (Grainger Bank) có hải đăng Quế Đường có 2 nhà giàn DK1/8 (Quế Đường A), DK1/19( Quế Đường B)
(Ngoài ra có một nhà giàn khác DK1/10 ở bãi Cà Mau, không có tên DK1/13 để tránh con số 13 xui xẻo. Trong số 15 nhà giàn đã sử dụng có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc)

Tổng cộng đã có 21 nhà giàn DK1 được xây dựng, hiện tại còn sử dụng 15 nhà giàn, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc

Các địa điểm không đóng quân nhưng thực tế Việt Nam kiểm soát(do rất gần các đảo Việt Nam đang chiếm và không có TQ, Phillipin, Malaysia ở gần)

29. Đá Phúc Sỹ (Đá Higen, Higgens Reef, chưa đóng quân nhưng trong vùng kiểm soát)
30. Fancy Wreck Shoal (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
31. Coronation Bank (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần với đảo Trường Sa
31. Đá An Bình (Đá Rốt Tên, Ross Reef) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
33. Đá Vị Khê (không có tên tiếng Anh) nằm rất gần đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island)
34. Bãi Nguyệt Sương (Stag Shoal/Stay Shoal) nằm ở khoảng giữa của Đá Đông (East London Reef), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) và đảo An Bang (Ambona Cay)
35. Đá Nhỏ (Small Discovery Reef) rất gần với Đá Lớn (Great Discovery Reef)
36. Đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef) nằm ở phía tây của Đá Lớn (Great Discovery Reef)
37. Đá Nhạn Gia (không có tên tiếng Anh) rất gần đảo Sinh Tồn
38. Đá Sơn Hà (Đá Ren, Gent Reef)
39. Đá Tam Trung (không có tên tiếng Anh)
40. Đá Nghĩa Hành (Lovele Reef) [Đá Sơn Hà, Đá Tam Trung và Đá Nghĩa Hành ở khoảng giữa của 2 đảo Việt Nam đang đóng quân là đảo Sinh Tồn và đảo Côlin]
41. Bãi Ngọc Điền (Trung Quốc gọi là Bãi Chu Ứng, Jubilee Bank) rất gần đảo Đá Lát
42. Đá Hà Tần (Lizzie Webber) rất gần các điểm đóng quân đảo Thuyền Chài, thực ra là một phần của bãi Thuyền Chài rộng lớn
43. Bãi Chim Biển (Đảo Chim, Owen Shoal) nằm trong vùng kiểm soát của các nhà giàn bãi Vũng Mây, bãi Ba Kè
44. Đá Núi Môn (Maralie Reef and Bittern Reef) rất gần đảo Phan Vinh (Pearson Reef)
45. Đá Núi Cô (Cay Marino) gần đảo Núi Le (Cornwallis South Reef)

Cũng có thể hải quân Việt Nam đang "tầm ngẩm tầm ngầm" kiểm soát thêm một số đảo, bãi nữa(không chắc chắn vì chưa có những thông báo)

C. Mỗi nước Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines chiếm một số đảo, bãi ngầm

Trung Quốc: Đá Xubi (Subi Reef), Đá Lạc (Gaven Reef South, khác với đá Vành Khăn), Đá Gaven (Gaven Reef, Gaven Reef North), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef/Northwest Investigator Reef),Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef, Trước kia gọi là Đá Lạc, nhưng hiện nay Đá Lạc được đặt cho bãi đá khác), Đá Gạc Ma(Johnson South Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef),

Philippines: Song Tử Đông(NORTH EAST CAY), Thị Tứ (THITU ISLAND), Loại Ta (Loaita Island), Bãi/Cồn An Nhơn (Cồn San hô Lan Can, Lankiam Cay), Đá Cá Nhám (Irving Reef), Đá Công Đo (Commondore Reef), Đảo Bình Nguyên (Flat Island), Đảo Vĩnh Viễn (NANSHAN ISLAND), Đảo Bến Lạc (Đảo Dừa, Đảo Bến Lộc, WEST YORK ISLAND), Bãi Cỏ Rong (Bãi Cỏ Rồng, Reed Bank/Tablemount), Bãi Cỏ Mây (2-nd Thomas Shoal/Reef), ngoài ra thực tế Philippines kiểm soát nhiều bãi đá ngầm ở rất gần bờ biển Philippines. Một số hình ảnh về đảo Thị Tứ bị Phillipines chiếm đóng đăng tại chủ đề này http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=12594
Còn theo tài liệu http://books.google.com.vn/books?id=5lVLAQAAIAAJ&q="Nares+Bank"+1995&dq="Nare s+Bank"+1995&hl=en&sa=X&ei=ORyWT5bNOJDHmQX09qjLDg& redir_esc=y Philippines đã cho xây dựng hải đăng năm 1995 tại Bãi Tổ Muỗi (Nares Bank) hoặc là bãi Đồng Thạnh (Marie Louis Bank) Phillippines gọi là Recto, 1 hải đăng trên Bãi Thạch Sa (Bãi Cá Ngựa, Seahorse Shoal/Bank), và 1 hải đăng trên cồn Jackson (Jackson Atoll/Reef). Tức là theo đó, tổng cộng có 3 hải đăng được Philippines xây trong năm 1995 Không rõ tin đó được xác thực đến đâu, và tình trạng chiếm đóng có thay đổi gì sau sự kiện đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines trong năm 1995 hay không

Malaysia: Bãi/Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef), Bãi/Đá Kiệu Ngựa (Asdasier Reef/Ardasier reef,Asdrasier Bank, Đá Kiệu Ngựa là một phần của Bãi Kiệu Ngựa), Bãi Hoa Lau (Swallow Reef), Đá Suối Cát (Đá Đa Lát, Dallas Reef), Đá En Ca (Erica Reef/Enloa Reef), Bãi Thám Hiểm (Đá Sâu, Investigator Shoal/Reef), Đá Lu Xi A (Louisa Reef), ngoài ra Malaysia kiểm soát các bãi đá ngầm ở trong vùng biển Malaysia. Các hình ảnh về bãi đá Malaysia chiếm đóng được đăng tại chủ đề này http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=18937 và chủ đề nàyhttp://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=18947

Đài Loan: Đảo Ba Bình (Itu Aba Island) và bãi Bàn Than (Ban Than Reef, Centre Cay) Tên gọi Ba Bình có nguồn gốc từ tấm bia đá đề chữ Vạn Lý Ba Bình (muôn dặm sóng êm) trong miếu cổ từ thời Nguyễn. Tên gọi Bàn Than dựa theo ghi chép của Lê Quý Đôn về Bàn Than Thạch trong Phủ Biên Tạp Lục
Còn một số bãi đá ngầm chưa có nước nào đóng quân, hoặc chưa nước nào kiểm soát được

Xem thông tin về các ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa do Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc và Đài Loan đang quản lý http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=18426

Thông tin về các trạm khí tượng tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại đâyhttp://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=13279
D. Một số đảo, bãi theo thứ tự diện tích theo thông tin trên wikipedia.org (nhưng các con số này phần lớn là ...SAI và thứ tự đó cũng... không chính xác)

01.Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.46 km2, từng có lính Pháp-Việt và trạm khí tượng, bị Tưởng Giới Thạch chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Đài Loan
02.Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.37 km2 bị Philippines chiếm, trong khi đã từng có lính Việt từ thời Pháp, và sau đó lính Việt thời VNCH ở đó trước Phi
03.Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km2 bị Philippines chiếm (Trước đó từng có lính Nhật, có thể có lính Việt cùng với lính Nhật)
04.Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.13 km2 bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa
05.Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km2 bị Philippines chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Phi
06.Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.12 km2 đang là một pháo đài của quân đội VN
07. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.08 km2, Việt Nam đóng quân
08. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km2, Philippines chiếm giữ
09.Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07km2, Việt Nam đóng quân
10.Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065km2 Philippines chíêm giữ, từng có lính Việt ở đó trước Phi
11.Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062km2 Malaysia chiếm
12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết,0.053 km2 Việt Nam đóng quân
13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016km2, Việt Nam đóng quân
14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.0057km2, Philippines chiếm
15.Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.0044km2, Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn)

xem thống kê tên gọi, vị trí, diện tích các đảo bãi ở Hoàng Sa, Trường Sa trong file excel

E. Cũng có tài liệu của Việt Nam đề cập đến Đá Ngọc Bích ở Trường Sa nhưng không có tọa độ nên chưa biết bãi đá này ở đâu, và có phải có tên gọi khác hay không. Các báo của Việt Nam còn nói đến các tên đảo Ma-i-xi-ti, và đảo Ri-gân, đảo Vigor nhưng không thể xác định là vị trí nào vì không có tọa độ và ghi tên kiểu nửa Anh nửa Việt (hoặc có thể là tên Philippines, Malaysia gọi) rất khó truy tìm. Ai có thông tin về các địa danh trong quần đảo Trường Sa là đảo Ma-i-xi-ti, đảo Ri-gân, đảo Vigor, Đá Ngọc Bích ở đâu xin cảm ơn rất nhiều!
G1. Nhiều nguồn tin còn ghi nhầm lẫn là năm 1992, Trung Quốc chiếm đóng thêm Đá Lát (Ladd Reef). Đó hoàn toàn là sự nhầm lẫn lớn, và cũng có khi là một sự chủ ý. Sự thực là trong năm 1992, Trung Quốc đã chiếm đóng Đá Lạc nằm trong cụm Nam Yết (Tizard Bank) và Việt Nam đã phản đối


Việt Nam đọc là Đá Lạc, các nguồn Trung Quốc phiên âm lại Tiếng Việt đọc chệch trong tiếng Hán là Duolu, viết là 大路礁 (nếu phiên âm trở lại tiếng Việt có nghĩa là bãi Đại Lộ). Các tài liệu tiếng Anh phiên âm lại 大路礁 viết bằng ký tự Latinh là Da Luc Reef. Do nhiều sự nhầm lẫn lằng nhằng này mà nhiều người hiểu nhầm nó là Đá Lát tức Ladd Reef, và vội vàng vẽ bản đồ có Đá Lát nằm cạnh sở chỉ huy ở Trường Sa Lớn bị Trung Quốc chiếm
(cũng có nhiều khả năng là có người cố ý nhầm để tung tin Trung Quốc đã chiếm đảo Đá Lát (Ladd Reef) trong năm 1992, người cố ý nhầm có thể là người Trung Quốc và cũng có nhiều khả năng là người Việt)

Sự thực là Đá Lát (Ladd Reef, hay theo cách Trung Quốc gọi là 日积礁: Riji Jiao) được Việt Nam đóng quân và giữ vững từ CQ88 và vẫn vững vàng hiện nay. Sự kiện 1992 chính xác là Trung Quốc chiếm đóng bãi Đá Lạc (mà Việt Nam có lên tiếng phản đối Trung Quốc chiếm bãi Đá Lạc) nằm trong cụm Nam Yết chứ không phải là Đá Lát (nằm trong cụm Trường Sa). Trung Quốc gọi tên bãi Đá Lạc là Duolu Jiao hay Xinan Jiao (西南礁), hoặc có khi được gọi tên tiếng Anh là Gaven Reef South. Bãi Đá Lạc này nằm ở phía Nam của Đá Gaven (tức Gaven Reef, hoặc có khi gọi là Gaven Reef North, Trung Quốc gọi là南薰礁: Nanxun Jiao) và nằm gần đảo Nam Yết.Bãi Đá Lạc đang bị Trung Quốc chiếm hoàn toàn khác với bãi Đá Lát đang được hải quân Việt Nam giữ vững

Có thể xem thêm hình ảnh trong thư viện ảnh, và mong các thành viên có thêm nhiều đóng góp cho thư viện ảnh của diễn đàn. Ai có thông tin về các địa danh trong quần đảo Trường Sa là đảo Ma-i-xi-ti, đảo Ri-gân, đảo Vigor, Đá Ngọc Bích ở đâu thì xin cảm ơn rất nhiều!

nguồn :http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=23352
 
04:56:pm 24/01/13 | Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
[h=1]Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cắt đường lưỡi bò[/h]
Xin báo một tin ngắn nhưng vui: một website của Bộ Nông nghiệp Mĩ (USDA) đã đồng ý rút bản đồ 9 đoạn (còn gọi là bản đồ đường lưỡi bò) khỏi trang web. Đây là một quyết định công minh của USDA. Nhưng chính quyền China chắc sẽ vẫn còn tiếp tục cho in bản đồ phi pháp đó, và “cuộc chiến” khoa học vẫn còn tiếp diễn.
Mấy tuần trước, một bạn phát hiện bản đồ đường lưỡi bò xuất hiện trên trang web của Cục ước lượng và đánh giá sản xuất (PECAD – Production Estimates and Crop Assessment Division) thuộc Bộ Nông nghiệp Mĩ (US Department of Agriculture). Lập tức, ngày 20/12/2012, Gs Phạm Quang Tuấn (Đại học New South Wales) soạn sẵn một lá thư phản đối. Lá thư có chữ kí của 40 nhà khoa học trong và ngoài nước. Lá thư gửi thẳng cho giám đốc và những người có trách nhiệm trong PECAD để báo cho họ biết rằng đó là một bản đồ phi pháp mà chính quyền China đang lợi dụng khoa học để công bố như là một hình thức tuyên truyền.
Một tháng sau, hôm nay (24/1/2013), bà Paulette Sandene (FAS – Foreign Agriculture Service) đã có email trả lời rằng bản đồ đường lưỡi bò đó đã được rút khỏi website của PECAD. Lá thư viết:
“We have taken action to address the problems you described in the message below. The maps with the controversial 9-dash borders have been replaced on our servers, and they should no longer be accessible through the internet.”
Bản đồ đó không còn đường 9 đoạn nữa:
Nhưng “cuộc chiến” chống bọn China bành trường vẫn chưa kết thúc. Hiện nay, có khá nhiều tập san khoa học đã và công bố bản đồ 9 đoạn của China, chủ yếu là do không am hiểu vấn đề. Các tác giả China cũng chẳng hiểu vấn đề, nên khi chính quyền Trung Cộng gây áp lực phải bao gồm bản đồ phi pháp đó trong bài báo thì họ … tuân thủ. Một số tác giả China tỏ ra ngoan cố không nhận sai sót, có lẽ do bị chính quyền Trung Cộng tẩy não, nên họ nghĩ Biển Đông là thuộc China. Trước đây, tôi và vài đồng nghiệp đã trả lời phỏng vấn của Nature để phản đối sự lạm dụng khoa học. Bài phỏng vấn cũng gây vài tác động tích cực, nhưng vì có quá nhiều tập san khoa học, mà chúng tôi không thể nào theo dõi hết được. Vì thế, thỉnh thoảng bản đồ đó vẫn xuất hiện trong các tập san khoa học.
Dù lí do gì đi nữa, thì việc công bố bản đồ phi pháp đó là một hình thức xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta, những người Việt quan tâm đến vấn đề này, cần phải cảnh giác và sẵn sàng đáp trả khi chúng công bố bản đồ đường lưỡi bò. Nếu các bạn phát hiện bản đồ phi pháp này ở bất cứ tập san khoa học nào, xin báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một lá thư mẩu dùng để phản đối.
N.V.T
Ps. Trong khi chúng ta đang chống chọi với bọn bành trướng China về bản đồ đường lưỡi bò thì có doanh nghiệp Nhà nước có vẻ thờ ơ. Trong chuyến bay vừa qua, tôi chú ý thấy bản đồ bay của Vietnam Airlines không có ghi Hoàng Sa và Trường Sa, mà thay vào đó là Paracel và Spratly. Tôi hiểu là bản đồ tiếng Anh, nên phải ghi tên bằng tiếng Anh, nhưng tôi nghĩ không có lí do gì chúng ta không mở ngoặc để ghi tên tiếng Việt (Hoàng Sa và Trường Sa) để cho hành khách biết đây là lãnh hải của Việt Nam.
Theo Blog Nguyễn Văn Tuấn
 
Đảo 3 Đình là hòn đảo lớn nhẩt có thể làm phi trường được Thì bị Tưởng Giới Thạch chiếm từ tháng 6 năm 1946..sau đó bỏ đi rồi lại bị Đài Loan tái chiếm ngày 20 tháng 5… 1956 cho đến nay
Thời gian này là của Bảo Đại…chính phủ Trần Trọng Kim và Ngô Đình Diệm

Sau đó VN lâm vào nội chiến…để cho ngoại quốc tiếp tục xâm lăng…và bây giờ thêm anh trung quốc

Biển đảo đã mất từ năm 1946…đâu phải từ mới đây :

http://nguyenminhhieu.blogspot.com/2012/09/cac-ao-thuoc-quan-ao-truong-sa.html

- Đảo Ba-Bình. Ba-Bình hay Thái-Bình hay Itu-Aba là đảo lớn nhất của quần-đảo Trường-Sa. Đài-Loan chiếm đảo này tháng 6/1946, họ rút quân về Đài-Loan năm 1950. Khi anh em Cloma người Phi-luật-Tân tuyên-bố khám-phá Trường-Sa, Đài-Loan gửi quân trở lại đảo Ba-Bình này 20 tháng 5 năm 1956.


image015.jpg

Hình 177. Bản-đồ đảo Ba Bình.


Trên hải-đồ, chiều dài đảo đo được khoảng 1.2km, chiều ngang khoảng 450m. diện-tích 0.41km[SUP]2[/SUP] (chừng 100 acres). Độ cao chừng 13ft (4.0m), thấp hơn đảo Nam-Yết một chút. Trung-Hoa Đài-Loan xây cất nhiều cơ-sở quân-sự, có súng lớn, có đài kiểm-thám, có cầu tàu ở phía nam của đảo dành cho các tiểu-đĩnh đi tuần-tiễu. Ước-lượng quân trú-phòng tới một tiểu-đoàn, tuy vậy nếu nói cơ sở 800-1000 lính và cư-dân (?) thì có vẻ quá đáng. Căn-cứ này được bố-phòng kiến-cố nhất quần-đảo trong tình-trạng hiện nay và có lẽ cả trong tương-lai nữa.
Niên-giám 1993 của Trung-Hoa Đài-Loan cho kích-thước đảo Ba-Bình hơi khác: dài 1,360m, rộng 350m, cao trung bình 3.8m, diện-tích 489,600m[SUP]2[/SUP]. Bề mặt đảo có vẻ được ước-lượng sai quá lớn. Đảo không thể lớn hơn diện-tích hình ellipse và chắc-chắn nhỏ hơn hình chữ-nhật 1360m x 350 rất nhiều!


image016.jpg

Hình 178. Hình của Trung-Hoa Đài-Loan công-bố về hoạt-động của họ trên đảo (1994).


Những hình-ảnh Đài-Loan công bố gần đây nhất cho thấy Thủy-quân Lục-chiến của họ đã cải-biến đảo khác hẳn hồi thập-niên 1960-1970. Nhìn xa thấy đảo Ba Bình như to cao hơn xưa. Cây cối mọc rất nhiều và tươi tốt, che-phủ các hệ-thống bố-phòng kiên-cố. Quân trú-phòng có cơ-sở sinh-sống thoải-mái, tập-luyện thường-xuyên, trang-bị đầy đủ với cả xe lội nước…
Đảo này lớn, thuận-tiện nhất trong việc thiết-lập một phi-trường cho những phi-cơ chiến-thuật cần phi-đạo ngắn. Cầu tàu nay đã được nới rộng rất lớn. Nhờ hàng san-hô bao quanh, mặt nước khá yên-tĩnh nên tiểu-đĩnh có nơi cặp bến khá tốt.
Pháp và Việt-Nam đã thiết-lập một đài khí-tượng ở đây. Trước Thế-chiến II, đài hoạt-động rất hữu-hiệu mặc dù gặp khó khăn tìm kiếm người tình-nguyện. Ông Trần-văn-Mạnh cho biết, khi đang phục-vụ tại đây, Ông đã bị lính Nhật giam giữ khi chúng chiếm đảo vào năm 1941.[74]
Đài Ba-Bình mang chỉ-danh là 48 919 thời Pháp-thuộc. Số hiệu này do World Meteorological Organisation cấp-phát cùng với các đài quan-trắc ở các đảo Hoàng-Sa (48 860) và Phú-Lâm (48 859).
 
Nhìn Trường sa sao bổng thấy thân thương quá, Ông cha ta đã mất biết bao nhiêu xương máu để tạo dựng được cơ đồ ở Biển Đông. Chứng cứ, hải đồ vẫn còn đó. Càng hiểu về Trường sa, lại càng căm thù bọn bành trướng. Giờ chúng ta phải làm gì??? Phải kiếm một cách gì hữu hiệu đi chứ....
 
Điều đáng tiếc là sau nầy Cách-Mạng đập bỏ tấm bia chủ-quyền trên Đảo của Hải-quân Ngụy dựng lên từ trước.
Uổng quá!
 
Vẫn còn một số cột mốc chủ quyền của VNCH nhưng bị hư hại nặng theo thời gian, chỉ thấy nẹp lại bằng những gỗ, dây thép, bạt nilon không biết bây giờ đã có cách gì trùng tu lại?.
Đài Ba-Bình mang chỉ-danh là 48 919 thời Pháp-thuộc. Số hiệu này do World Meteorological Organisation cấp-phát cùng với các đài quan-trắc ở các đảo Hoàng-Sa (48 860) và Phú-Lâm (48 859).

Đây là các trạm Khí tượng thời Pháp và VNCH xây dựng, số liệu này được tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) công nhận đưa vào sử dụng để phục vụ cho dự báo khí tượng trên khu vực.
Các trạm Khí tượng này đều có biểu danh ví dụ như 48919, 48860, 48859...trong đó 48 là miền của Việt nam do WMO quy định, 860, 859, 919 là biểu danh trạm do Nha khí tượng VN quy định.
Như vậy những trạm Khí tượng này là của VN đã đc Tổ chức Khí tượng thế giới công nhận. Hiện nay Việt Nam còn lại 2 trạm Khí tượng đang hoạt động là trạm KT Song Tử Tây và trạm Khí tượng Hải văn Trường sa trên quần đảo Trường Sa.
 
Back
Top