Về hệ thống tưới

  • Thread starter NguyenPhatLoi
  • Ngày gửi
Xin chào các bác
hiện nay trên thị trường có loại máy bơm nước của hãng panasonic có khả năng tự động ngắt khi ngõ ra bị khoá lại. tính năng này thuận tiện để làm dàn tưới tự động. vì khi áp lực nước quá mạnh thì máy sẽ tự động ngắt (trường hợp cần phun sương)

Nguyên tắc hoạt động của loại máy này là ở ngõ ra sẽ có một van cảm biến áp suất, khi áp suất tăng đến mức nào đó thì sẽ tác động lên relay làm bật tiếp điểm ngắt nguồn

Hiện nay nhà em đang tưới bằng máy bơm, bơm tưới trực tiếp ( k dùng satudo) , lại còn một cái sơ cua phòng khi máy hư. nhưng cả 2 máy đều không có tính năng như trên. Em đang tìm mua cái van cảm biến áp suất đó để lắp thêm vô nhưng hỏi thử vài chỗ thì họ bảo không biết (cụm từ van cảm biến áp suất là lúc trước đi học sách vở ghi vậy, nhưng qua thực tế em nhận thấy các cụm từ trong sách vở ít được dùng phổ thông ở ngoài, nên có thể em dùng từ chưa đúng để họ bán).

Em xin nhờ các bác có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chỉ giáo
bác nào có cung cấp loại van trên thì cho em xin địa chỉ và giá cả .
 
Bạn ra tiệm ve chai...tìm cái máy nước nóng trực tiếp..tháo ra lấy cái công tắc đó về sài
( cái công tắc đó hoạt động đúng theo yêu cầu của bạn đó : khi mở vòi nước không có áp xuất...tiếp điểm đóng = có điện
khi khóa nước áp xuất tăng tiếp điểm mở ra ngắt điện )
công tắc ấy trong rất nhỏ nhưng chịu được cường độ 1.000w đấy...máy bơm HP=1 chỉ có 732w thôi.
vậy là nó thừa sức chịu đựng
 
Last edited by a moderator:
Alợi à :
khi bạn ráp cái công tắc áp xuất này vào máy bơm...sẽ có tình trạng này xảy ra :
Khi bạn khóa vòi nước áp xuất tăng. công tắc sẽ ngắt điện..máy không bơm nữa áp xuất mất...công tắc lại đóng điện máy lại bơm...ắp xuất tặng... công tắc lại tắt điện. ngĩa là máy cứ liên tục tắt mở!!!
bạn giải quyết tình trạng này như thế nào ?
 
cái công tắc áp suất sẽ gắn ngay tại đầu ra của máy bơm, sau đó tới van khoá nước. với khoảng cách ngắn như vậy , thể tích không lớn thì việc thay đổi áp suất cũng sẽ không đáng kể.

nhưng đó chỉ là nhận định ban đầu của con thôi, còn thực tế thì liệu có duy trì được áp suất để rờ le không đóng ngắt liên tục thì phải thực nghiệm.
có thể dùng một bình tích áp gắn kèm để duy trì áp suất, nhưng lại rườm rà.

Dự định của con là sẽ đóng mở máy bơm bằng CB chứ không phải đóng ngắt van.Do ở đầu ra con gắn bét phun , tuỳ vào thời điểm và tuỳ loại cây sẽ điều chỉnh lớn nhỏ. vì vậy để tránh tình trạng máy bơm bị ép nên con mới thử giải pháp này xem sao, cốt yếu là vẫn tận dụng lại máy bơm đang dùng.
 
Có lẽ bạn ALOI muốn tránh tình trạng máy bơm bị ép gây qúa tải --> cháy máy bơm nên muốn làm vậy. Thực ra, nếu muốn tránh qúa tải thì vô cùng đơn giản. ALOI vào tiệm điện mua thiết bị bảo vệ qúa dòng. Khi bơm bị qúa tải thì dòng điện I tăng, tùy vào công suất bơm mà ALOI chỉnh chỉ số Ampère để thiết bị ngắt. Thiết bị này thông thường có 3 thông số chỉnh:
+ Thông số 1: chỉ số Ampère max cần ngắt.
+ Thông số 2: thời gian chịu qúa tải khi khởi động máy
+ Thông số 3: Thời gian chịu qúa tải khi máy đang hoạt động
Cách sử dụng thiết bị điện này như sau: ALOI đấu đầu ra của ngắt qúa dòng này với tiếp điểm thường mở của khởi động từ (NO), đầu ra của NO đấu với cuộn điện của khởi động từ. Giải thích thêm: khi ta nhấn nút Start, khởi động từ sẽ đóng (hoạt động), tiếp điểm NO lúc này sẽ đóng lại làm dòng điện chạy qua nuôi cuộn từ -->mạch thông. Khi xảy ra hiện tượng qúa tải, dòng điện qua cuộn từ sẽ bị ngắt làm điện qua motor cũng bị ngắt theo.Tùy theo công suất motor mà ALOI chọn khởi động từ và thiết bị ngắt qúa dòng cho phù hợp.
Nói thêm: Bạn dùng công thức đơn giản sau để tính dòng (Ampère) của máy bơm:
Từ công thức tính công suất motor: P = U.I.cos phi
trong đó: + P: công suất motor (W) watts
+ U: hiệu điện thế (V) volts
+ I: cường độ dòng điện qua motor (A) ampère
+cos phi: hiệu suất động cơ (ở motor thì từ khoảng 0.8 đến 0.95)
Ví dụ: ALOI có bơm nước 2Hp (Horse power - sức ngựa- gọi đơn giản là ngựa). Dùng điện lưới có U = 220V. Vây I = P/U.cos phi = 747*2 / 220*0.8 = 8.48 (A)
Trong trường hợp này ALOI chỉnh thiết bị ngắt dòng ở mức trên 9 ampère là được.
Nói thêm: 1Hp xấp xỉ 747 watts
 
Khi mình tưới cây..cũng là lúc mình quan sát từng cây..có những lúc cần phải sữa chữa ngay.những khuyết điểm nhỏ của cây..uốn sơ lại cành, nhổ bớt cỏ...
Lúc đó mình phải để vòi nước xuống..uổng điện hao nước
Một cái máy bơm có khả năng tự ngắt điện khi bị khóa vòi hoàn toàn rất là tiện lợi. nếu bạn tự chế ra có thể được. nhưng rất mất thời gian.đôi khi không đạt yêu cầu thí dụ như đôi khi mình phải ép vòi nước để tia nước phun xa hoặc rải thành như mưa trên lá thì máy lại tự ngắt điện do áp xuất trên ống tăng...
Bạn nên mua cái máy bơm có chức năng tự tắt...sẽ tiện lợi và đỡ tốn kém hơn là tự chế đấy
chỉ nên tự chế khi thị trường hoàn toàn không có...hoặc quá mắc tiền
Điêu quan trọng nhất là máy bơm phải có khả năng tự khởi động lại khi ta mở vòi nước..nếu không..thì thà đặt một bồn nước trên cao là giải pháp hay nhất để tứơi cây
 
Last edited by a moderator:
hiện nay mỗi ngày em phải dành ra hơn 2 giờ để tưới cây. sáng và chiều.
lúc này còn tương đối rãnh rang nên chịu khó dậy sớm và chiều ... ăn cơm trễ chút cũng không sao, nhưng lúc nào đó bận việc đột xuất thì cũng hơi kẹt. như vừa rồi, gia đình lên kế hoạch tết Tây này đi du lịch nhưng em thì đành ở nhà để chăm sóc mấy cây mai, vườn chỉ quy mô gia đình thôi nên việc thuê mướn người làm xem như bất khả thi.
vì thế em mới tìm hiểu làm hệ thống tưới tự động, thật ra cũng không có gì to tác lắm. chỉ là ống dẫn nước, ra một đầu phun có thể điều chỉnh lượng nước nhỏ hay lớn. mở van cho nước chảy để đó, rồi có thể làm việc khác (chẳng hạn chiều về mở van tưới, trong lúc đó tranh thủ cơm nước), một lúc sau quay lại tắt.

trước mắt chỉ thử nghiệm một khu vực thôi. nếu thấy hiệu quả thì mới tiến hành làm hết cả vườn. để khi nào có việc đi đâu thì chỉ cần nhờ người ta đến mở van nước rồi sau một lúc quay lại khoá van.

nếu lắp bồn như bác Bình Minh nói thì em đã làm thử với cái bồn hiện tại ở nhà , kết quả là lực nước xuống không đủ mạnh để phun nước đi xa. chỉ quanh quẩn bán kính 1-1.5m. nếu làm một cái bồn khác cao hơn thì chi phí cũng phải 4- 5 triệu.
mua máy mới thì giá phải ngoài 2 triệu mới đủ công suất bơm. rồi lại dư ra 2 máy hiện tại.

@Quang Thuỳ: Cám ơn anh đã hướng dẫn cách tính công suất để lựa chọn thiết bị bảo vệ nhé !
đó cũng là một cách để hạn chế việc máy bơm quá tải gây cháy , nhưng sau khi ngắt thì relay bảo vệ quá dòng không có chức năng mở lại. như vậy không thể áp dụng vô mô hình của em được
 
Hiện tại bạn có 2 máy bơm, 1 bồn nước trên cao rồi. Theo tôi bạn có thể làm như sau:
- Một bơm sử dụng bơm nước lên bồn có gắn công tắc điện phao nước để điều chỉnh máy bơm tự động, ở mức thấp nhất thì máy bắt đầu hoạt động, khi lên đến mức cao (đầy bồn) thì máy ngưng hoạt động.
- Bạn xây thêm 1 hồ chứa nước hoặc lắp thêm 1 bồn để tưới (theo nhu cầu tưới một lần). Đồng thời bạn thiết kế một hệ thống tưới toàn bộ khu vườn với loại bét phun mưa. Hệ thống này sử dụng máy bơm còn lại để tưới. Ở máy bơm này bạn cũng gắn công tắc điện phao nước điều chỉnh máy bơm tự động nhưng mắc ngược lại. Nghĩa là khi hồ đầy nước thì bơm hoạt động tưới cả vườn, đến khi cạn thì máy ngưng hoạt động.
Việc còn lại là bạn tính toán làm sao để xả nước từ bồn vào hồ đúng theo thời gian đặt ra. Chỗ xả này có gắn cái phao khi nước đầy thì tự đóng lại.
Giả sử ngày bạn tưới 2 lần (5 giờ sáng và 5 giờ chiều): 5 giờ sáng máy bắt đầu tưới đến 6 giờ xong. Nước bắt đầu xả xuống đến 5 giờ chiều hồ đầy, máy tiếp tục tưới đến 6 giờ chiều xong. Nước tiếp tục xả đến 5 giờ sáng hôm sau để thực hiện cái vòng lẫn quẫn.
Vài lời cùng bạn, bạn thử nghiên cứu xem có thể áp dụng được không!
 
cách của anh Vị đưa ra thì là quá tự động luôn rồi.
nhưng điều mà em lo ngại là chỗ cái bét phun mưa.
một máy bơm đầu ra 27, còn cái bét phun mưa thì lượng nước ra không nhiều, vì vậy máy bơm sẽ bị ép
cho dù gắn nhiều cái bét đi chăng nữa, nhưng nhu cầu tưới buổi sáng và chiều khác nhau. sáng tưới ít hơn chiều nên chỉnh đầu bét buổi sáng nhỏ hơn chiều.

vì thế em mới cần cái máy bơm có relay áp suất , để khi mình chỉnh bét phun nhỏ lại, lượng nước ra ít hơn lượng nước cấp từ máy bơm , lúc đó áp suất tăng thì bơm ngưng chạy. nhưng khi áp suất giảm xuống thì bơm tiếp tục chạy.

bơm sẽ hoạt động đóng ngắt liên tục, tất nhiên máy sẽ giảm tuổi thọ , nhưng được cái này thì phải mất cái kia
 
Giả sử công suất máy bơm của bạn sử dụng cho 20 bét phun mà bạn chỉ sử dụng có 15 bét, thì bạn thêm một đường hồi bớt nước trở về bồn (có van điều chỉnh tương đương với 5 bét). Còn ở chỗ xả nước vào hồ bạn làm 2 vòi xả để vào mùa mưa tưới một lần thì bạn cho chảy 1 vòi (kéo dài thời gian đầy hồ). Còn tưới buổi sáng ít nước hơn thì bạn chỉ việc điều chỉnh nâng mức phao dưới lên sau khi tưới xong buổi chiều (để máy ngưng hoạt động sớm), buổi sáng tưới xong bạn chỉnh hạ mức phao dưới xuống để buổi chiều tưới nhiều hơn.
Nếu tưới thủ công bạn có thể sử dụng đầu bơm cao áp tưới cũng được. Bơm có đường hồi về hồ, khi khoá vòi không tưới nước sẽ hồi trở về. Hoặc khi bạn mở nhỏ tưới ít thì nước sẽ hồi một phần trở về hồ.
 
Last edited:
ALOI làm như sau vừa đơn giản lại rẻ tiền. ALOI mua béc tưới rau, muốn lượng nước ra nhiều hay ít bằng cách khoan lỗ thoát của béc lớn hay nhỏ (thông thường béc tưới rau có lỗ thoát nhỏ). Còn thời gian tưới thì cũng không khó lắm, ALOI mua Timer điện tử (loại này mắc tiền nhưng bền) hoặc mua Timer cơ (giống như loại timer trong quạt bàn), tùy vào công suất motor mà mắc thẳng hoặc qua relay.
Thân
 
Có nhiều sáng kiến hay quá, cảm ơn các bác, nhất là sáng kiến của bác tranvi.
 
Back
Top