Lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ
Một tấn vải chín sớm đã được chiếu xạ và dự kiến được xuất khẩu sang Mỹ qua đường hàng không vào ngày 30/5, theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp).
Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Trung, Cục phó Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết ngay sau lô hàng đầu tiên, đến ngày 1/6, sẽ tiếp tục có 6 tấn hoa quả (trong đó có một tấn vải) tiếp tục lên đường sang Mỹ. Đến 10/6, thị trường Australia cũng sẽ mở cửa với vải Việt Nam.
"Đến nay chưa tiết lộ được số lượng xuất khẩu, song doanh nghiệp cam kết thu mua cao hơn 10 % so với giá thị trường. Đây là hai thị trường khó tính, mới mở cửa với quả vải Việt Nam nên năm nay chưa hy vọng vào việc xuất khẩu với số lượng lớn", ông Trung thông tin.
Ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, năm nay vải thiều sẽ được xuất khẩu sang Mỹ, Australia. Ảnh: Quý Đoàn.
Đại diện Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết đến nay, vải chín sớm ở Bắc Giang, Hải Dương đang được giá, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cũng đã ký kết với các hộ được cấp mã số vùng trồng. Địa phương cũng tổ chức hội nghị thương mại để xúc tiến với doanh nghiệp để chuẩn bị cho vụ thu hoạch.
Để xuất khẩu được vào 2 thị trường Mỹ và Australia, vải Việt Nam phải trải qua nhiều quy định bắt buộc theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Phía Mỹ cũng đưa ra danh sách một số loại sâu bệnh cụ thể, một số loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng trên vải. Ngược lại, Việt Nam cũng xây dựng xong bản đồ chiếu xạ (quy trình diệt khuẩn, làm sạch sản phẩm, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản), với chi phí 0,6-1 USD mỗi kg sản phẩm.
Hiện nay, cả nước có hai cơ sở chiếu xạ đều nằm ở TP HCM, nên Bộ Nông nghiệp và Khoa học & Công nghệ đang tiến hành cải tạo, nâng cấp Trung tâm chiếu xạ Hà Nội để tạo điều kiện cho vải thiều xuất khẩu được kiểm dịch nhanh chóng, hoàn tất khâu cuối cùng trước khi lên đường xuất ngoại.
Ngoài Mỹ, Australia, đại diện cơ quan quản lý cho biết Trung Quốc vẫn là thị trường truyền thống của quả vải thiều Việt Nam. Vì mùa vụ vải chỉ hơn một tháng, Cục cũng yêu cầu cơ quan kiểm định ở các cửa khẩu sang tận nơi để phối hợp với cơ quan kiểm định Trung Quốc tạo điều kiện cho hàng hóa được thông quan nhanh nhất, đặc biệt là ở hai cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và Kim Thành (Lào Cai).
Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết tổng sản lượng vải thiều năm nay của 2 tỉnh là Bắc Giang và Hải Dương đạt trên 200.000 tấn. Trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 60%, tương ứng 120.000 tấn, số còn lại sẽ xuất khẩu. Để chuẩn bị cho việc tiêu thụ vải thiều thuận lợi, Bộ Công Thương đã và đang kết nối cung - cầu giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối nội địa, trong đó xác định thị trường phía Nam vẫn là khu vực tiêu thụ nội quan trọng, chiếm khoảng 43% tổng sản lượng vải bán trong nước.
Thanh Hòa
vnexpress.net
Một tấn vải chín sớm đã được chiếu xạ và dự kiến được xuất khẩu sang Mỹ qua đường hàng không vào ngày 30/5, theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp).
Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Trung, Cục phó Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết ngay sau lô hàng đầu tiên, đến ngày 1/6, sẽ tiếp tục có 6 tấn hoa quả (trong đó có một tấn vải) tiếp tục lên đường sang Mỹ. Đến 10/6, thị trường Australia cũng sẽ mở cửa với vải Việt Nam.
"Đến nay chưa tiết lộ được số lượng xuất khẩu, song doanh nghiệp cam kết thu mua cao hơn 10 % so với giá thị trường. Đây là hai thị trường khó tính, mới mở cửa với quả vải Việt Nam nên năm nay chưa hy vọng vào việc xuất khẩu với số lượng lớn", ông Trung thông tin.
Ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, năm nay vải thiều sẽ được xuất khẩu sang Mỹ, Australia. Ảnh: Quý Đoàn.
Đại diện Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết đến nay, vải chín sớm ở Bắc Giang, Hải Dương đang được giá, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cũng đã ký kết với các hộ được cấp mã số vùng trồng. Địa phương cũng tổ chức hội nghị thương mại để xúc tiến với doanh nghiệp để chuẩn bị cho vụ thu hoạch.
Để xuất khẩu được vào 2 thị trường Mỹ và Australia, vải Việt Nam phải trải qua nhiều quy định bắt buộc theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Phía Mỹ cũng đưa ra danh sách một số loại sâu bệnh cụ thể, một số loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng trên vải. Ngược lại, Việt Nam cũng xây dựng xong bản đồ chiếu xạ (quy trình diệt khuẩn, làm sạch sản phẩm, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản), với chi phí 0,6-1 USD mỗi kg sản phẩm.
Hiện nay, cả nước có hai cơ sở chiếu xạ đều nằm ở TP HCM, nên Bộ Nông nghiệp và Khoa học & Công nghệ đang tiến hành cải tạo, nâng cấp Trung tâm chiếu xạ Hà Nội để tạo điều kiện cho vải thiều xuất khẩu được kiểm dịch nhanh chóng, hoàn tất khâu cuối cùng trước khi lên đường xuất ngoại.
Ngoài Mỹ, Australia, đại diện cơ quan quản lý cho biết Trung Quốc vẫn là thị trường truyền thống của quả vải thiều Việt Nam. Vì mùa vụ vải chỉ hơn một tháng, Cục cũng yêu cầu cơ quan kiểm định ở các cửa khẩu sang tận nơi để phối hợp với cơ quan kiểm định Trung Quốc tạo điều kiện cho hàng hóa được thông quan nhanh nhất, đặc biệt là ở hai cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và Kim Thành (Lào Cai).
Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết tổng sản lượng vải thiều năm nay của 2 tỉnh là Bắc Giang và Hải Dương đạt trên 200.000 tấn. Trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 60%, tương ứng 120.000 tấn, số còn lại sẽ xuất khẩu. Để chuẩn bị cho việc tiêu thụ vải thiều thuận lợi, Bộ Công Thương đã và đang kết nối cung - cầu giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối nội địa, trong đó xác định thị trường phía Nam vẫn là khu vực tiêu thụ nội quan trọng, chiếm khoảng 43% tổng sản lượng vải bán trong nước.
Thanh Hòa
vnexpress.net