Xin được tư vấn!! -Cây lâm nghiệp hiệu quả kinh tế cao

  • Thread starter Tankun
  • Ngày gửi
Kính chào
Xin cho hỏi: tôi hiện đang có 1 miếng đất vườn ở Sadec (Đồng tháp), đang trồng cây nhãn, không có thu hoạch đáng kể. Vì không có người chăm sóc thường xuyên, nên tôi muốn trồng cây để lấy gỗ .
Vậy xin được hỏi ý kiến của các chuyên gia tôi nên trồng cây gì,mật độ cây giống, khoảng bao lâu thì có thể thu hoạch? Trước đây ông nội tôi đã từng trồng mấy cây sao, dầu...lấy gỗ.
Xin chân thành cám ơn mọi ý kiến phản hồi.
 
Bạn có thể trồng cây Sưa nhanh thu hoạch hơn dầu, sao. Gỗ Sưa (Trắc thối, Huỳnh đàn) trồng khoảng 12 năm cho khai thác thương phẩm, nếu có điều kiện tưới vào mùa khô thì khoảng 10 năm. Đây là cây gỗ nhóm 1 nhưng không thuộc gỗ nhóm IA và IIA quản lý theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Gỗ rừng trồng khi khai thác tiêu thụ cần khai báo Hạt Kiểm lâm sở tại. Giống cây Sưa hiện nay giá tương đối mềm hơn các năm trước. Nếu chưa có kinh nghiệm thì gieo ươm hạt hơi khó, dễ bị tổn thương hạt, khó nẩy mầm. Hiện nay không phải mùa thu hoạch hạt giống. Nếu ở xa mua cây giống với số lượng ít bạn phải chịu chi phí vận chuyển.
Kỹ thuật trồng:
- Đào hố với kích thước 40x40x40cm, chuẩn bị trước khi trồng 20 - 40 ngày.
- Trồng phân tán ở vườn gia đình, quy mô vài cây đến hàng trăm cây thì trồng theo hàng, cây cách cây 3m.
- Trồng tập trung thiết kế từng lô, từng khoảnh ở rừng núi (nơi có độ dốc dưới 30 độ), đào hố theo đường đồng mức, với khoảng cách 3x3m. Mật độ 1.800-2.000 cây/ha.
- Trồng ở vùng đồi gò trung du khoảng cách 2,5x2,5m. Mật độ 2.300-2.500cây/ha.
Chăm sóc: Sau khi trồng tưới ẩm đều trong 15 ngày cho cây bén rễ hồi xanh. Trong 3 năm đầu, mỗi năm làm cỏ bón phân 2 - 3 lần. Bón mỗi cây 0,1 - 0,2kg NPK (12:5:10). Những năm sau làm cỏ 1-2 lần/năm. Bón mỗi cây tăng 0,1-0,2kg NPK/mỗi tuổi.
Tỉa cành, tạo tán: Sau trồng 2 - 3 năm tỉa bỏ cành la, cành võng. Sau trồng 5 - 6 năm tỉa bỏ cành giao nhau. Sau trồng 6 - 7 năm, tỉa bỏ 1/2 số cây, chỉ giữ 1/2 số cây đẹp còn lại.
 
Bạn có thể trồng cây Sưa, thời gian thu hoạch ít hơn từ 5 lần cây Dầu, Sao. Gỗ Sưa (Trắc thối, Huỳnh đàn) trồng khoảng 12 năm cho khai thác thương phẩm, nếu có điều kiện tưới vào mùa khô thì khoảng 10 năm. Giống cây Sưa hiện nay giá tương đối mềm hơn các năm trước. Nếu chưa có kinh nghiệm thì gieo ươm hạt hơi khó, dễ bị tổn thương hạt, khó nẩy mầm. Hiện nay không phải mùa thu hoạch hạt giống. Nếu ở xa mua cây giống với số lượng ít bạn phải chịu chi phí vận chuyển.
Kỹ thuật trồng:
- Đào hố với kích thước 40x40x40cm, chuẩn bị trước khi trồng 20 - 40 ngày.
- Trồng phân tán ở vườn gia đình, quy mô vài cây đến hàng trăm cây thì trồng theo hàng, cây cách cây 3m.
- Trồng tập trung thiết kế từng lô, từng khoảnh ở rừng núi (nơi có độ dốc dưới 30 độ), đào hố theo đường đồng mức, với khoảng cách 3x3m. Mật độ 1.800-2.000 cây/ha.
- Trồng ở vùng đồi gò trung du khoảng cách 2,5x2,5m. Mật độ 2.300-2.500cây/ha.
Chăm sóc: Sau khi trồng tưới ẩm đều trong 15 ngày cho cây bén rễ hồi xanh. Trong 3 năm đầu, mỗi năm làm cỏ bón phân 2 - 3 lần. Bón mỗi cây 0,1 - 0,2kg NPK (12:5:10). Những năm sau làm cỏ 1-2 lần/năm. Bón mỗi cây tăng 0,1-0,2kg NPK/mỗi tuổi.
Tỉa cành, tạo tán: Sau trồng 2 - 3 năm tỉa bỏ cành la, cành võng. Sau trồng 5 - 6 năm tỉa bỏ cành giao nhau. Sau trồng 6 - 7 năm, tỉa bỏ 1/2 số cây, chỉ giữ 1/2 số cây đẹp còn lại.
 
Last edited:
Kính chào a.Vị
Rất cám ơn anh đã hướng dẫn chi tiết, rõ ràng và nhanh chóng.
Vậy tôi trong trường hợp của tôi thì sẽ áp dụng cách:

- Trồng phân tán ở vườn gia đình, quy mô vài cây đến hàng trăm cây thì trồng theo hàng, cây cách cây 3m.
Đúng 0 ạ?Tôi sẽ nghiên cứu tiếp những ý kiến khác. Nếu có gì thắc mắc thêm thì xin anh chỉ dẫn giúp.
Chân thành cám ơn và chúc anh thành đạt- sức khỏe.
 
Bạn Tranvi có nhầm không vậy? Theo danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ( Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ), cây Sưa (Trắc thối, Huê mộc vàng - Dalbergia tonkinensis) thuộc nhóm IA (Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).
 
Bạn Tranvi có nhầm không vậy? Theo danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ( Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ), cây Sưa (Trắc thối, Huê mộc vàng - Dalbergia tonkinensis) thuộc nhóm IA (Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).

Tiếc quá anh nhỉ. Giống hiếm mà ko cho gieo trồng đúng là ko hợp lý tí nào cả.
 
Vậy thì tiếc thật!!
Cảm ơn các bác. Vậy xin nhờ các bác tư vấn cho cây khác. Cám ơn nhiều!
Quả là sáng mắt được thêm!
 
Cây Sưa này đâu có cấm trồng mà nhà nước chỉ quản lý theo Nghị định. Rừng trồng khi khai thác cần khai báo với Hạt Kiểm lâm sở tại để chứng minh về nguồn gốc sản phẩm. Theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 ở Điều 9: Việc khai thác, sử dụng thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm do tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn nuôi trồng được quy định như sau: Mục a) Đối với thực vật rừng, được khai thác sử dụng và tiêu thụ. Ở Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 (thay thế NĐ 18), theo Điều 3: Chính sách của Nhà nước về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; mục 3: Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Điều 8: Phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; mục 2: Khai thác, vận chuyển, cất giữ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo vả sản phẩm của chúng phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, trồng cấy nhân tạo, nuôi sinh sản các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã nguy cấp.
 
Chào các bạn!
Như bạn Tranvi đã nói, việc trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã quý hiếm nói riêng và thực vật hoang dã nói chung, nhà nước không những không cấm mà còn khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia.
Tuy nhiên, việc trồng cấy nhân tạo phải tuân thủ đúng pháp luật. Các bạn tham khảo thêm quyết định 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản, như:
1. Điều 4: Lâm sản không phải kiểm tra thủ tục vận chuyển, cất giữ, chế biến:
a. Thực vật rừng và sản phẩm của chúng (trừ gỗ) không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và các loại phế liệu gỗ, lâm sản khác sau chế biến.
b. Đồ mộc hoàn chỉnh.
[FONT=&quot]c. Các loại ván nhân tạo, dăm, bột được chế biến từ lâm sản.[/FONT]
2. Điều 5: Giấy phép vận chuyển đặc biệt:
a. Thực vật rừng (trừ gỗ), động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định hiện hành về chế độ quản lý và danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng không thuộc quy định tại điều 4 của Quy định này có nguồn gốc trong nước, khi vận chuyển ra ngoài tỉnh, phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt.
b. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt:
b.1. Giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt, gửi Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có lâm sản, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ của chủ lâm sản, nơi đi và nơi đến, mục đích vận chuyển, chủng loại, nguồn gốc, khối lượng, số lượng lâm sản;
b.2. Tài liệu chứng minh về nguồn gốc lâm sản nguy cấp, quý, hiếm xin cấp phép vận chuyển.
3. Điều 8: [FONT=&quot]Thủ tục vận chuyển, cất giữ gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp khai thác từ rừng trồng, vườn nhà, cây trồng phân tán[/FONT]
3.1. Đối với tổ chức:
a) Hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp vận chuyển nội bộ, thì có phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ của tổ chức;
b) Lý lịch hoặc bảng kê gỗ do tổ chức lập;
Gỗ có dấu búa Kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với lý lịch. Trường hợp gỗ không đủ tiêu chuẩn đóng búa Kiểm lâm, thì có bảng kê, Kiểm lâm địa bàn hướng dẫn và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã nơi có gỗ xác nhận.
c) Tổ chức mua gom của nhiều hộ cộng đồng, gia đình, cá nhân thì có lý lịch hoặc bảng kê, Kiểm lâm địa bàn hướng dẫn và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã nơi có gỗ khai thác xác nhận.
3. 2. Đối với gỗ của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân:
[FONT=&quot]Lý lịch gỗ hoặc bảng kê do cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân lập, Kiểm lâm địa bàn hướng dẫn và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã nơi có gỗ khai thác xác nhận.[/FONT]
Ngoài ra, bạn nào còn muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể tham khảo quyết định 59/2005/QĐ-BNN tại trang web: http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/Tai-nguyen/Quyet-dinh/055F0C1171D142D49C4BBAC174C5A355/
 
À, thì ra là vậy!
Qua mấy ngày lang thang tìm hiểu trên mạng, tôi đang suy nghĩ để chọn lựa.
1-Cây Sưa
2-Cây Cẩm liên
3-Cây Sao đen
(Loại cần thời gian khoảng 10năm)
1-Cây Keo lai hom
2-Cây keo lai tai tượng
(Loại có thể có thu hoạch trong vòng 5-7năm)
Vậy xin các bác cho xin ý kiến có cây nào 0 thích hợp, so sánh lợi- hại, giá trị thực tế...hay có chỉ dẫn khác hay hơn.
Xin chân thành cám ơn.
---------------
Các bác có thể trồng theo hình thức lấy ngắn nuôi dài. Những nơi đất thấp, các tỉnh phía Nam với độ cao nhỏ hơn 600m so với mặt biển là có thể trồng Keo lai. Trên diện tích đó, những chỗ đất xấu các bác có thể trồng Keo, còn đất tốt như ven khe, chân đồi có tầng đất dày ẩm các bác có thể trồng Keo hỗn giao với một số loài cây bản địa có giá trị với chu kỳ dài bán gỗ lớn (Sao, Dầu, Dáng hương, Cẩm Lai...), xung quanh hàng rào trồng Mây nếp, và trồng xen Gừng, Nghệ dưới tán... như vậy sẽ có đa dạng sản phẩm, hạn chế rủi ro. Tuy nhiên Keo thường sinh trưởng nhanh hơn lấn át cây bản địa nên các bác phải trồng với cự ly thưa và thường xuyên điều tiết tàn che bằng cách tỉa thưa cây Keo chèn ép bản địa hàng năm. Như vậy, sau 5-7 năm các bác có thể thu hoạch Keo và trồng lại, và nuôi tiếp cây bản địa đến 20-30 năm lúc đó sẽ có 1 khoản thu lớn.
Chúc các bác thành công!

(TG:hatgiongln)
Tôi đã đọc được thông tin của bác hatgiongln trong diễn đàn này. Thật là hữu ích và tâm đắc.
Chân thành cám ơn các bác. Hy vọng trong thời gian tiến hành gieo trồng sẽ được học hỏi nhiều hơn.
 
Last edited by a moderator:
Rất vui khi bác Tân cool thấy bài viết hữu ích.
Tuy nhiên, để tạo được một mô hình tổng hợp như vậy thật là ko đơn giản. Muốn vậy, bác phải tìm hiểu thật kỹ yêu cầu sinh thái của từng loài cây. Biết kết hợp giữa cây ưa sáng và cây chịu bóng, cây ngắn ngày và dài ngày, và các loài trồng hỗn giao cần phải cùng nhóm sinh thái với nhau (ngoại trừ Keo có thể làm cây phù trợ ban đầu). Một số nhóm sinh thái điển hình khu vực phía Nam và Tây Nguyên mô phỏng theo rừng tự nhiên như: Sao + Dầu + Vên Vên; Cẩm lai + Giáng hương + Căm xe; Giổi + Re + Rẻ...
Ngoài ra còn rất nhiều những cây ngắn ngày, cây thuốc... có thể trồng xen dưới tán tạo đa giạng sản phẩm và cho nguồn thu trung gian.
Chúc các bác thành công!
 
Theo bạn Tankun, do không có người chăm sóc thường xuyên, nên bạn khó có thể trồng cây ngắn ngày dưới tán rừng được vì phải tưới nước, kiểm soát sâu bệnh.... Bạn trồng cây gì còn tuỳ thuộc vào khả năng vốn đầu tư, thời gian cần thu hồi vốn. Keo lai giâm hom trồng chỉ khoảng 4-5 năm, keo lá tràm 7-8 năm cho khai thác. Cây Sưa, Xà cừ khoảng 10-12 năm. Cây Sao, Dầu tới 40-50 năm. Cây Dõ đỏ, Cẩm lai còn lâu hơn nữa
 
Last edited:
”Một số nhóm sinh thái điển hình khu vực phía Nam và Tây Nguyên mô phỏng theo rừng tự nhiên như: Sao + Dầu + Vên Vên; Cẩm lai + Giáng hương + Căm xe; Giổi + Re + Rẻ...”
Bác hatgiongln có thể cho vài link liên quan để tui tìm hiểu thêm 0? Cám ơn.
Đúng là vì điều kiện gia cảnh nên tui 0 thể chăm sóc thường xuyên vườn tược được.
Vậy thì tui sẽ trồng Keo lai giâm hom (keo lai nhân tạo và keo lai tự nhiên -> lại phát sinh vấn đề nữa! Tại tui dốt quá) và 1ít cây sưa, 1 ít cây sao, dầu. Vì đất này trước đây Ông Nội tui đã có trồng được sao, dầu, thao lao...(dù chỉ vài cây), còn cây sưa thì tui 0 biết có thích hợp 0. Nên bước đầu, có lẽ trồng vài loại, sau 2-3năm coi loại nào thích hợp hơn thì tiếp tục phát triển.
Kiến thức về nông- lâm của tui gần như bằng 0, nhưng vì đất hương quả mà để eo xèo thì Ông Bà mình 0 vui được, phải 0 các Bác. Nên xin nhờ các Bác am hiểu và có kinh nghiệm chỉ dẫn, nếu có link tài liệu về các cây liên quan thì các bác cho xin luôn. Xin cám ơn.
 
Một số loại cây gỗ lớn trồng phát triển tương đối tốt như: sao, dầu, giáng hương, nghiến, xà cừ, sưa ...Không biết vườn bạn rộng bao nhiêu? Nếu cần cây sưa giống hoặc hợp tác thì alô hoặc gửi mail.
 
Cây Hông thì thế nào ạ? Có thích hợp với vùng DBSCL 0? Nghe giới thiệu nó là cây VÔ ĐỊCH MỌC NHANH.
Lại có giá trị thương phẩm cao.
 
cây sưa:
là cây lấy gỗ ko kén đất. gỗ sưa có màu sắc đẹp, mùi thơm đặc trưng, ko mối mọt, cây trồng sau 10 năm có thể thu hoạch 50 - 70kg lõi. trong tự nhiên có cây cho 1 tấn lõi.
tuổi thành thục tự nhiên rất dài 30 - 50 năm, tuổi thành thục công nghệ ( thương phẩm ) là 10 năm giựa vào mục đích sử dụng..
gỗ sưa làm đô mỹ nghệ cao cấp xuất khẩu: chạm, khắc, khảm, hình tượng, xâu chuổi và gần đây đã chiết xuất đươc tinh dầu.
giá gỗ hiên nay trên thi trường rất cao:
-nhóm 1 đường kính >20cm dài >1.2m giá 1.300.000d đến 1.700.000d\kg
- nhóm 2 dk >10cm giá 900.000 - 1.300.000d\kg.
-nhóm cành nhánh vụn nhỏ giá 150.000 - 200.000d\kg.
nếu giá gỗ như hiện nay, đầu tư trồng 1ha sưa sau 10 năm nhà dầu tư thu ít nhất 38,5 tỷ đồng ( tính thấp nhất 1 cây cho 50 kg lõi với giá bình quân 700.000d\kg.
hiên tại tôi có đủ tài liệu kỹ thuật, các giấy tờ thủ tuc cân thiết cho các bạn tham khao.
ai có nhu cầu về cây sưa hay các loại cây lâm nghiêp khac xin lh: 0984 990 576 hoặc IM: khanhduong_ksln@yahoo.com.vn
 
Last edited:
Back
Top