Xin hỏi về ong mật

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Vừa rồi, có 1 đàn ong mật không biết vì sao bay vào nhà tôi.

Tôi chưa biết tí gì về ong cả, chỉ biết nó hiền và có thể vạch đàn ra để tìm ong chúa. Tôi cũng chưa bao giờ thấy con ong chúa thế nào, nghe bảo nó to hơn, và bụng màu đen nhánh.

Tôi thử liều mạng xem, mang bảo hiểm cẩn thận rồi vào bươi tìm, nhưng chỉ thấy mấy con đen, to, chắc là ong đực. Loay hoay 1 hồi không thể tìm được ong chúa, đành chịu.

Sẵn có cái thùng gỗ trong nhà, tôi khoan mấy lỗ rồi mang đến vốc từng vốc thả vào thùng, được tầm 2/3 thì đóng nắp thùng lại, thấy số đang bay loạn xạ có xu hướng tìm vào thùng.

Tôi nghĩ là đã có ong chua trong đó, nên mang thùng ra vườn đặt trên chiếc ghế, dưới gốc cây. Một lúc thì số ong trong nhà và số bay theo đều vào hết trong thùng.

Tôi pha 1 thìa mật để vào cái dĩa, đặt ngay trước lỗ cửa thùng, thấy có 1 số con bay ra ăn.


Đến nay đã nữa tháng, chúng vẫn ở đó.

Hàng ngày tôi đều pha mật (mía) cho ăn.


Giờ tôi muốn hỏi anh chị nào biết về ong, nhờ hướng dẫn kỹ cho tôi cách nuôi ong, làm cái thùng ong sao cho hợp lý.

Tôi muốn làm cái mới to hơn, cái đang dùng nhỏ quá.

Vỏ hộp thùng thì đã tìm xem trên mạng.

Cái cầu ong lại không thấy rõ, thấy 4 thanh gỗ đóng lại thành khuôn hình chữ nhật, không thấy rõ ở giữa có tấm ván hay không? Nếu chỉ là 1 thanh gỗ để ong bám vào làm tổ thì sao lại phải đóng thành khuôn?

Sau khi làm xong thùng mới thì làm sao để đưa bầy ong sang?


Chỗ tôi ở rất ít hoa, liệu chúng có ở không? Vì có nghe bảo là phải chọc thủng cánh ong chúa để nó không bay được, nhưng tôi lại không tìm ra ong chúa, hay lại phải 1 lần nữa bới tìm?

Nếu cứ cho nó ăn đường mãi liệu có tốn lắm không? Vì tôi muốn nuôi chơi cho biết, ngoài ra nếu thành công thì cũng có mật dùng trong gia đình.

Tất nhiên lượng mật thu được ít ra thì cũng bằng 1 nữa tiền mua đường cho chúng ăn. Vì như vậy mình sẽ có mật thật, chất lượng không bằng chúng hút nhị hoa tự nhiên nhưng còn hơn mua phải mật giả.


Tôi đã mua 4 chai mật ong nay thành mật mía, và giờ đang cho ong ăn.

Diễn đàn mình sao không thấy ai nói gì đến chuyện con ong cả vậy?

Một lần nữa rất mong anh chị em ai biết giúp tôi với, xin cảm ơn.
 


Tôi chưa hình dung được cầu ong của bạn như thế nào nên không thể tư vấn bạn xử lý. Bạn hãy gửi một tấm ảnh đi!
 


Bây giờ mở nắp ra rồi đậy lại ong sẽ bị kẹt chết nhiều, nên tôi đã không mở nữa. Tuy vậy tôi sẽ cố gắng mở 1 lần nữa để chụp ảnh gửi lên nhờ bạn giúp.

--------

Nói xong làm liền.
Ảnh nó đây:

Agriviet.Com-Ong_nha_09.JPG

Agriviet.Com-Ong_nha_01.JPG

Agriviet.Com-Ong_nha_02.JPG

Agriviet.Com-Ong_nha_03.JPG

Agriviet.Com-Ong_nha_04.JPG

Agriviet.Com-Ong_nha_05.JPG

Agriviet.Com-Ong_nha_06.JPG

Agriviet.Com-Ong_nha_07.JPG

Agriviet.Com-Ong_nha_08.JPG


--------

Nhờ bạn hướng dẫn giúp nên làm thế nào.

Tôi đang sợ nếu làm sai nó đi mất thì... mất vui lại có thể bị xui xẻo nữa.
 
Last edited:
Lần trước tôi viết: nó làm cầu vuông góc với tấm ván, nối tấm ván với thành sau thùng, là lúc nó mới làm mấy cái cầu bên trong. Giờ nó mới làm thêm số cầu giữa 2 tấm ván nữa, cũng nhanh thật.

Còn số ong đang bám vào tấm ván trước, có phải là nó sắp (hoặc đang) làm thêm cầu, nối với tấm ván trước với thành trước của thùng không vậy?
 
Thùng ong của bạn là ong nội, đang phát triển khá mạnh, nguồn mật đang mạnh và ổn định. Trong thùng đã xuất hiện ong đực nên báo trước dấu hiệu tách đàn của ong.
Đây là một trường hợp khó để chuyển qua thùng quy cách. Bạn chưa quen lắm nên nên khả năng thất bại có thể xẩy ra. Do bạn không có thùng ong nào theo quy cách khác nên cách làm chỉ có thể như sau: Cắt tất cả các bánh tổ (tàng ong) một bên của tấm ván (nên cắt phía nhiều) chọn 1 hoặc hai bánh tổ đẹp nhất (có nhiều ấu trùng và bánh tổ chưa đen) cặp vào cầu ong theo quy cách. Do bánh tổ rất mềm nên không thể cột trực tiếp mà phải dùng nẹp cặp phía trên của bánh tổ và cột nẹp này lên thanh ngang của cầu.Gác cầu ong này song song với tấm ván tại vị trí bánh tổ vừa cắt. Trong vòng một tháng, nếu thấy ong phát triển mạnh phía bên cầu mới ta loại bỏ lần đến hết các bánh tổ đóng trong ván phía còn lại. Nếu cầu theo quy cách ngắn hơn thhùng ong của bạn thì cặp thêm một cây khác (có chiều dài bằng thùng ong cũ) phía trên cầu. Thanh này sẽ được tháo ra khi chuyển qua thùng mới.
Khi đã có một thùng ong ong mới thì việc bắt các đàn ong mới bên ngnoài khá dễ dàng (không cần phải nhốt ong chúa mà tỷ lệ ong ở lại đạt tỷ lệ 100%). Chúng ta chỉ cần dũ sạch một cầu ong trong thùng (nên lựa cầu đẹp), đem đến đặt vào tổ ong định bắt. Khi phần lớn ong thợ bò qua cầu, kiểm tra thấy ong chúa đã qua cầu lấy cầu ong này đặt vào thùng. Chờ khi số ong thợ còn lại bay hết vào thùng và mang thùng về nhà. Chú ý: Nếu tổ ong bên ngoài đã có bánh tổ thì phải cắt hết các bánh tổ thì ong mới chịu bò qua cầu.
Ong đang bám ở tấm ván trước như trong ảnh là do số lượng ong đông và thời tiết oi bức nên ong tản ra.
 
Last edited:
Cảm ơn bạn nhan-tanphudong.

Sau khi up ảnh lên, tôi làm ngay 1 cầu ong theo hướng dẫn, và gặp may xin được 1 tấm sáp ong cán, tôi gắn nó vào cầu mới và đặt cầu mới này vào ô thùng còn trống, đến nay đã 10 ngày mà chưa thấy nó làm bánh tổ ở cầu mới này, hình như nó phải làm đầy ngăn giữa mới sang, vì thấy ngăn giữa đang phát triển thêm.

Nếu bạn nói có dấu hiệu chia đàn thì chắc tôi phải làm theo kiểu của bạn chứ không chờ nữa.

Và với cách làm bạn nói, nếu khi cắt bánh tổ má thấy có mũ chúa, ta ghép nó vào cầu rồi đưa sang thùng mới luôn (chia đàn) được không?
Nếu được thì không những có 2 đàn mà còn khỏi lo sợ đàn 1 bỏ đi.
Khi đã có 2 đàn thì mới dám mạnh tay làm thí nghiệm được.

Tối nay tôi sẽ thử theo cách của bạn. Tôi định thế này: Thay vì giăng sợi thép giữa cầu, tôi sẽ giăng 3 sợi, 1 sợi giữa ngay đáy bánh tổ mới ghép vào cầu để nâng bánh tổ sát lên thành khung trên, 2 sợi 2 bên để giữ bánh tổ. như vậy có được không? ý tôi muốn nói là 2 sợi giữ 2 bên đó có gây khó chịu cho con ong không? và nó có chấp nhận không?
 
Cầu ong đóng sẵn có 3 dây kẽm. Bánh tổ sau khi cắt ra bạn phải treo lên sát thanh ngang của cầu, và bạn dùng tay ép vào ba dây kẽm (cẩn thận để hạn chế làm dập bánh tổ). Nếu thấy có mũ chúa thì có thể chia nhưng phải đảm bảo cho quân số ong tồn tại một lượng đáng kể ở thùng có chúa mới.
Như bạn nói bạn xin được một nền ong ép sẵn nghĩa là khu vực của bạn có người nuôi ong chuyên nghiệp hơn. Do đó việc xử lý ong theo cách sau sẽ dễ dàng hơn và không bị rủi ro. Nếu được bạn xin một cầu ong có bánh tổ còn đẹp (nhiều ấu trùng và nhộng), dũ hết ong trưởng thành trên cầu. Đem cầu ong này về đặt vào thùng ong của bạn. Cắt bỏ tất cả các bánh tổ trong thùng. Kết quả ong sẽ bám vào cầu mới đem về. Khi kiểm tra có chúa trong cầu mới thì nhất cầu qua thùng mới đúng quy cách. Lấy thùng cũ bỏ qua một bên, đặt thùng mới ngay vị trí thùng cũ và đậy hé nắp. Một lát sau số ong còn lại vào hết trong thung mới thì đậy kính thùng ong lại. Nếu quân ong đông thi ta bỏ thêm cầu khác vào bên cạnh cầu cũ để ong xây thêm bánh tổ. Nên sử dụng nền nhân tạo (sáp cán sẵn) để các cầu ong đồng nhất theo khuôn mẫu và ong đỡ mất sức trong việc xây tổ. Nền nhân tạo được làm từ sáp ong tận dụng sau các lần lấy mật hoặc từ cầu già phải loại bỏ, sau đó chúng ta nấu và lược lại. Hiện tại gia công 1 kg sáp khoảng 20 ngàn đồng và một ký nền ép sẵn (từ 22 đến 25 tấm) có giá 120.000 đồng.
Cầu ong được đặt ép sát một bên của thùng ong, bên ngoài các cầu ong phải đặt một tấm vách ngăn (bằng gỗ) để giữa ấm đối đàn ong khi còn nhỏ và khống chế việc xây thêm bánh tổ của ong.
 
Last edited:
0983416807 chia sẻ kinh nghiệm phát triển ong mật và kỹ thuật

Anh em thích giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm phát triển ong mật liên hệ nhé 0983416807. Rât vui
 

đừng hiểu sai về ngành mật ong

1-Gửi bác hailuacantho: Một số điều bác chia sẻ đề khá hữu ích.NHƯNG BÁC NÓI HƠN 90%MẬT ONG TRÊN THỊ TRƯỜNG LÀ GIẢ,đó là sự thiếu hiểu biết (hay nói đúng hơn là sự NGU DỐT nên đưa ra ý kiến chủ quan).Tôi xin cam đoan tất cả những người nuôi ong đều bán ra mật thật,và mật ong rừng hay mật ong nuôi đều như nhau thôi(vì ong đi kiếm mật 3km->5km).Người nuôi ong VIỆT NAM là những người đáng được trân trọng,con ong cham chỉ nhưng những người nuôi ong còn chăm chỉ hơn.Họ thường xuyên phải chạy đàn ong của mình đi từ nơi này sang nơi khác,có khi phải xa gia đình hàng tháng trời,phải sống trong rừng cao su bạt ngàn,phải đối mặt với sốt rét,xin đểu,trộm cắp.Ai ai nuôi ong số lượng nhiều đều phải vậy.
NẾU HỌ BÁN MẬT GIẢ,HỌ CHỈ CẦN NGỒI NHÀ VÀ NẤU ĐƯỜNG CHỨ PHẢI KHỔ SỞ,VẤT VẢ,TỐN KÉM DI CHUYỂN LÀM CHI???Những lời nói thiếu hiểu biết của bác hailuacantho ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của ngành nuôi ong.
Có người sẵn sàng sang Thái Lan mua 5triệu/1lit mật ong hoa ANH TÚC về mỗi lần uống quý như vàng,chỉ dám lấy thìa mút.Vậy mà không tin mua mật trong nước với giá 100=>200 ngàn.Mà ta đều biết hoa anh túc là hoa lưỡng tính,làm gì có mật?
2.Còn về MẬT nay chuyển thành mật mía của bác binh26 đó là do mật ong bị KẾT TINH do ong lấy mật từ lá cao su hoặc mật keo tràm(đều bị kết tinh)đó là lớp kết tinh cực kì bổ dưỡng KHÔNG PHẢI ĐƯỜNG MÍA như mọi người lầm tưởng.Mật ong ngon của nước mình thì đem xuất khẩu với giá rẻ hết,còn mật ong loãng thì để lại trong nước bán(vì người dân nghĩ mật kết tinh là mật giả),Người VN không có lòng tin vào người VN,toàn ngu ngóc tin đồ ngoại,nến chúng ta thành đồ ngu hết cả!!!
 
Thân chào A.Binh26, chúc a luôn vui với niềm vui đang có,gửi lời chúc SK đến gia đình a,
Tạm thời đàn ong đang gắn bó với anh(chịu ở trong thùng)
Phải chi bạn ở gần ,tôi sẽ giúp bạn,,,,,giờ tôi có 1 số thông tin để bạn hiểu,tham khảo và sài được cái gì là tùy bạn:
1/ Diễn đàn ít nói đến con này cũng phải, vì nghề này không mang lại lợi nhuận, rủi ro cao, vì TG gần đây nông dân VN sử dụng nông dược cho ruộng vườn nhiều ( Ong hút phấn hoa- Chết hàng loạt trước cửa tổ,biểu hiện le lưỡi (vòi kim))
2/ Tất cả mật ngoài thị trường đều không đáng tin cậy ( hơn 98% là mật không thật (trong siêu thị cũng không ngoại lệ))
3/ Bạn không cần phải cho nó ăn thêm gì cả tính ngay tại thời điểm này về sau, vì bản thân đàn ong a đang có là từ đàn ong khác ở gần đó tách bầy sang, Vì đã có tổ trước đó sinh sống và nhân đàn chứng tỏ bầy trước đang sống tốt và dư thừa thức ăn(mật)-( bầy này là bầy 2 ,hoặc bầy 3-Vì nó là ong chúa mới nở nên ong hiền không đánh anh khi a hốt vào thùng gỗ)
4/ Và bạn cũng không nên chọt thủng cánh chúng, vì bạn không biết kỹ thuật thì bạn cũng không giữa chúng được mãi (chọt thủng cánh chúng chỉ làm cho nó chết đi khi đàn ong của bạn tự chia đàn hoặc làm đàn ong yếu đi và chết dần mòn)
5/ Cách người ta phải đưa từng cái bánh tổ ong lên từng cầu riêng biệt là để dể dàng kiểm tra đàn ong,ong chúa (có bệnh,có sống tốt không,và lúc nào ong chia đàn..., và thu mật).cầu ong là khung gỗ hình chữ nhật, có căng 2 sợi dây chì loại nhỏ cách khung ngang 8 cm,và dây cách dây 8 cm.( Mục đích căng 2 sợi dây là để cố định bánh tổ chác chắn,để khi lấy từng bánh tổ ra kiểm tra,hoặc khi quay mật bánh tổ không văng ra khỏi cầu ong, hoặc bạn cắt mật thủ công( vì phần mật ong nằm từ thanh ngay cầu ong trở xuống vài cm rồi đến nhộng ong, rất ít cầu ong tòan mật trong 1 tổ ong)
---------Khái lược nguyên tắc của 1 tổ ong--------------
- Tổ ong sống độc lập, có 1 con ong chúa dẫn đầu,
- Con ong chúa mới nở ( vài tiếng đồng hồ là đã biết bay)sẽ dẫn 1/2 số ong trong tổ bay ra riêng tìm chổ,để làm tổ mới
- Khỏang 10-15 ngày sau ong chúa sẽ ra khỏi tổ,bay lên trời giao phối với nhiều ong đực (ong đực giao phối xong-chết, ong chúa giao phối xong bay về tổ cũ nhờ những con ong trinh thám dẫn đường)
- Khỏang vài ngày sau sẽ đẻ, và đẻ hoài. Trong 1 năm ong chúa đi giao phối 3-5 lần, và cũng có con ong chúa chỉ đi giao phối 1 lần rồi ở suốt trong tổ đẻ.
- Khi ong chúa đẻ, và không có những yếu tố làm hại tổ ong, thì khỏang TG sau đó( 1.5-2.5 tháng ) thì đàn ong mạnh lên, có mật nhiều, có quân nhiều, 6-8 bánh tổ,thì ong chúa sẽ đẻ ong đực.
- Và khi có nhiều bánh tổ, nhiều quân,nhiều mật, nhiều ong đực, thì tổ ong có xu hướng tạo đàn ong mới,ong chúa sẽ tạo 5-10 mũ chúa phía dưới đáy bánh tổ, khỏang 10 ngày sau khi ong chúa đẻ trứng vào mũ chúa thì chúa con nở
- Khi chúa con gần nở( còn 1-3 ngày sẽ nở) thì chúa già sẽ dẫn 1/2 quân bay ra khỏi tổ,đi tìm chổ mới và làm tổ mới (gọi là chia đàn lần 1)
- Ong chúa con nở ra đầu tiên, nếu đàn quân còn đông và còn nhiều mật, thì vài giờ sau sẽ dẫn 1/2 ong trong tổ tiếp tuc tìm chổ mới làm tổ mới( chia đàn lần 2)
- Ong chúa con nở ra tiếp theo( lúc này các mũ chúa dường như nở cùng lúc),nếu quân tiếp tục còn đông, và con ong chúa nào biết bay trước sẽ dẫn 1/2 quân tiếp tuc bay đi tìm chổ và lam tổ mới (chia đàn lần 3).Còn nếu 2 con chúa mới nở chưa biết bay, mà chạy quanh các bánh tổ gặp nhau, sẽ xảy ra chiến tranh giữa 2 chúa, có khi sẽ chết hết(hiếm xảy ra), có khi con còn sống sẽ ở lại tổ cũ luôn, Lúc mà 2 chúa con đánh ,cắn nhau thì các con ong thợ sẽ cắn phá bỏ các mũ chúa còn lại trong tổ
----------------------------------------
Thân chào bạn, chúc cả nhà agriviet sức khỏe để còn cày dài dài,xin cáo
Dạo này mình vào diễn đàn xem là chính , chứ bàn luận thì ôi thôi, cải nhau mệt, không thự tế chút nào,P/S: A.Bình cố gắng lấy được 1 lần mật để hòa vốn chứ, cho ăn đường hoài tổ ong nó khỏe nó mạnh, quân nó đông, mà kỹ thật a chưa tới thì, ong lần lựợt bay đi, tiếc hùi hụi đấy a,tổ ong còn lại thì dần dần sẽ bị ong bướn đẻ trứng vào bánh tổ tạo sâu, và ong bay đi hết đấy, he he,,,
Thankssssssssssssssssssssss
Chào mọi anh, chào mọi người! Đúng là khi cần thì ta mới quan tâm. Chỗ tôi có khá nhiều ong mật. Mỗi năm tôi bắt được khoảng 5lit mật tự nhiên để dùng, chủ yếu là ong khoái( tên này tôi tìm hiểu trên mạng). Tôi chỉ biết cách lấy mật mà không làm hại đến bầy ong( ong này rất dữ nhưng cố công cũng biết cách) nên lấy cũng được vài lần trước khi ong bỏ đi. Nhưng gần đây người ta lấy bằng cách đốt nên ong không còn nhiều, vì vậy rất khó kiếm được 1 tổ ong như vậy. Tuy nhiên chỗ tôi có khá nhiều ong ở bộng cây và vách đá mà như tôi tìm hiểu trên mạng thì đó là ong mà mọi người thường nuôi. Bắt ong này cũng không khó nhưng cho ít mật. Hiện nay tôi phát hiện thấy có 4 tổ trong bộng cậy và 1 tổ trong loa thùng(đã hỏng). Vậy xin được chỉ dẫn cách nuôi ong này. Xin cảm ơn trước.(Tôi là giáo viên nên thời gian cũng rỗi, chỗ tôi thì lại có nhiều hoa nên nghĩ là rất tiện).
đừng hiểu sai về ngành mật ong

1-Gửi bác hailuacantho: Một số điều bác chia sẻ đề khá hữu ích.NHƯNG BÁC NÓI HƠN 90%MẬT ONG TRÊN THỊ TRƯỜNG LÀ GIẢ,đó là sự thiếu hiểu biết (hay nói đúng hơn là sự NGU DỐT nên đưa ra ý kiến chủ quan).Tôi xin cam đoan tất cả những người nuôi ong đều bán ra mật thật,và mật ong rừng hay mật ong nuôi đều như nhau thôi(vì ong đi kiếm mật 3km->5km).Người nuôi ong VIỆT NAM là những người đáng được trân trọng,con ong cham chỉ nhưng những người nuôi ong còn chăm chỉ hơn.Họ thường xuyên phải chạy đàn ong của mình đi từ nơi này sang nơi khác,có khi phải xa gia đình hàng tháng trời,phải sống trong rừng cao su bạt ngàn,phải đối mặt với sốt rét,xin đểu,trộm cắp.Ai ai nuôi ong số lượng nhiều đều phải vậy.
NẾU HỌ BÁN MẬT GIẢ,HỌ CHỈ CẦN NGỒI NHÀ VÀ NẤU ĐƯỜNG CHỨ PHẢI KHỔ SỞ,VẤT VẢ,TỐN KÉM DI CHUYỂN LÀM CHI???Những lời nói thiếu hiểu biết của bác hailuacantho ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của ngành nuôi ong.
Có người sẵn sàng sang Thái Lan mua 5triệu/1lit mật ong hoa ANH TÚC về mỗi lần uống quý như vàng,chỉ dám lấy thìa mút.Vậy mà không tin mua mật trong nước với giá 100=>200 ngàn.Mà ta đều biết hoa anh túc là hoa lưỡng tính,làm gì có mật?
2.Còn về MẬT nay chuyển thành mật mía của bác binh26 đó là do mật ong bị KẾT TINH do ong lấy mật từ lá cao su hoặc mật keo tràm(đều bị kết tinh)đó là lớp kết tinh cực kì bổ dưỡng KHÔNG PHẢI ĐƯỜNG MÍA như mọi người lầm tưởng.Mật ong ngon của nước mình thì đem xuất khẩu với giá rẻ hết,còn mật ong loãng thì để lại trong nước bán(vì người dân nghĩ mật kết tinh là mật giả),Người VN không có lòng tin vào người VN,toàn ngu ngóc tin đồ ngoại,nến chúng ta thành đồ ngu hết cả!!!
Tôi là thành viên mới. Diễn đàn là nơi chia sẻ kinh nghiệm chứ không phải nơi để mọi người tranh cãi hay thể hiện trình độ văn hóa "đấu khẩu". Xin anh đừng dùng lời gay gắt thế.
 
Xin cải chính và bổ sung như sau:

1- Hoa lưỡng tính có mật chứ. Phần lớn các hoa trong
tự nhiên là hoa lưỡng tính, và mật ong lấy ở các loại
hoa lưỡng tính.

2- Đường trong mật ong kết tảng là chuyện thường. Mật
ong đủ tiêu chuẩn thì nhỏ vào nước sẽ chìm. Trọng lượng
riêng của nước là 1 ký 1 lít. Trọng lượng riêng của mật
ong tiêu chuẩn là 1 ký 2 mỗi lít hay nặng hơn nữa. Nói
mật loãng có nghĩa là mật ong chưa đạt tiêu chuẩn. Thế
nào là mật ong tiêu chuẩn? Là mật mà ong để trong tầng
mật và đã bịt miệng lỗ lại rồi. Khi ong nhả mật vào trong
lỗ, thì mật chưa đạt tiêu chuẩn, mà còn hơi loãng một tí.
Ong nhả vào đó rồi quạt cho se đi. Mấy ngày sau, tùy theo
thời tiết, thì mật se quánh lại, đủ tiêu chuẩn, thì ong mới
gắn kín miệng lỗ lại. Mật ong đủ tiêu chuẩn, thì để nhiều
năm cũng không hỏng. Mật non, hay mật loẵng mà để lâu, chừng
vài tháng, thì có thể hỏng như lên men, bị mốc, vân vân.

3- Mật ong mà người nuôi cho ong ăn đường, thì mật vẫn đủ
tiêu chuẩn, nhưng mùi nhạt, và màu vàng nhạt. Mật ong mà
chủ không cho ăn đường, thì tùy theo hoa bông chúng lấy
mật mà có mùi và có màu đậm đà hơn. Ví dụ mật lấy từ cây
Nhãn thì vị ngọt sắc, màu sẫm, nhưng lấy từ cây cam chanh
bưởi hay lá cây đay lấy sợi thì mùi nhạt nhẽo và màu vàng
lợt, gần như mật ong nuôi bằng đường. Mật lấy từ cây Xoan
thì hơi có vị đắng, và màu cũng hơi ngả tím.

4- Mật ong giả thì nấu bằng đường mía. Có loại giấy thử để
coi độ đường Glucô trong mật. Nếu là mật ong, thì độ đường
Glucô rất cao. Nếu là mật giả, thì độ đường Glucô không có.
Tuy vậy, bà con hầu hết không có giấy đo độ đường Glucô nên
không biết mật thật mật giả.
 
sẵn đang nói về ong ... thấy trên báo viết về một người nuôi ong ... có comment nhưng báo nó cho chìm luôn vì đây là bài quảng cáo

800.000/lít : ---> rất vớ vẩn

Nuôi và thu hoạch theo kiểu cắt cầu ( giảm năng suất) .... Đây là bước cải lùi ... tất cả chỉ vì tiếc tiền đóng thùng

Báo chí đưa tin lởm ....ko thể tả nổi

Nguồn: http://news.zing.vn/Thay-giao-sang-kien-nuoi-ong-trong-bong-dua-thu-chuc-trieu-post421389.html

Với sáng kiến nuôi ong trong bọng cây dừa khô, anh Hồ Văn Tạo, thầy giáo cấp 2, ở xã Quốc Thái, huyện An Phú - An Giang đã có thêm thu nhập chục triệu đồng mỗi tháng.

anh_1.JPG

Căn nhà nhỏ của anh Hồ Văn Tạo xung quanh có nhiều cây cối, nơi lý tưởng để anh thực hiện sáng kiến nuôi ong trong bọng dừa lấy mật.
anh_2.JPG

Thông thường ong lấy mật được nuôi trong các thùng gỗ, nơi yên tĩnh không có người. Nhưng thầy giáo Hồ Văn Tạo lại nghĩ ra cách đưa ong vào bọng dừa để nuôi ngay trước cửa hay dưới gầm sàn nhà.
anh_3.JPG

Anh Tạo cho biết, nuôi ong trong bọng dừa rất đơn giản, ít tốn tiền đầu tư. Với 30 cái bọng dừa nuôi ong, anh chỉ phải tốn 300.000 đồng cắt cây.
anh_4.JPG

Thân cây dừa được cắt khúc với chiều cao nửa mét, chu vi khoảng 40 cm, đục lấy hết phần ruột tạo thành bọng rỗng, có nắp đậy bên trên. Để ong sống trong bọng dừa, ban đầu anh Tạo đi bắt ong chúa (loại ong tầng) ngoài thiên nhiên đưa vào để dụ ông thợ về theo, sau đó từ nguồn ong này sẽ nảy nở, không phải vất vả dụ ong nữa.
ong_5.JPG

Những thanh tre được đặt song song nhau trong bọng dừa để ong có nơi xây tổ cho mật và cũng tiện mỗi khi thu hoạch.
ong_3.JPG

Phía dưới mỗi bọng dừa được đục một lỗ nhỏ để cho ong bay ra vào mang phấn hoa về xây tổ.
ong_4.JPG

Bình quân từ 20-25 ngày sẽ thu hoạch mật một lần. Theo anh Tạo, ong cho mật nhiều nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau.
anh_6.JPG

Một thời gian dài, hàng xóm cũng không phát hiện những tổ ong độc đáo này.
anh_7.JPG

Vào mùa mưa, những tổ ong này sẽ được bọc nylong để tránh nước.
anh_10.JPG

Mảnh vườn với những tổ ong độc đáo của thầy giáo Tạo. Để tránh ong cắn nhau mỗi lần thu hoạch mật, những ụ ong được đặt cách nhau từ 2 đến 3 m. Anh cho biết, nuôi ong trong bọng dừa không tốn nhiều thời gian nên rất hợp với công việc ở trường của một giáo viên cấp 2.
anh_14.JPG

"Để ong không đuổi, đốt, người nuôi phải biết cách lấy mật ra khỏi tổ sao cho nhẹ nhàng, tránh 'chọc giận' chúng", anh Tạo chia sẻ.
anh_16.JPG

30 ụ dừa nuôi ong, anh thu hoạch từ 8-10 lít mật ong mỗi tháng. Với giá bán 800.000 đồng/lít, mô hình nuôi ong mới mẻ, độc đáo này giúp gia đình anh có thu nhập đều đặn mỗi tháng 10 triệu đồng.
Ngọc Trinh
 


Back
Top