xin mấy anh tư vấn dùm em hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây mía

em đang tìm hiểu hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây mía của ISREAL nhưng không rõ về cách thiết kế, chi phí, thời điểm tưới, lượng nước, thời điểm và lượng phân bổ xung vào hệ thống... mấy anh ai đã tường có kinh nghiệm hay hiểu về phương pháp này giúp em với:rolleyes:
 


Ngày xưa tôi làm ruộng Mía là làm thuê, nên không tính được
trồng mỗi năm, trồng 2 năm, hay trồng 3 năm là lãi nhất, nhưng
theo cảm giác của tôi, trồng mỗi năm là lãi nhất, kể cả bỏ nhiều
vốn cho trồng cấy . Đây là hình chụp tôi lấy trên Internet, cho
thấy ruộng mía cuối năm thứ nhất nó như thế nào:
*
hpz-l.jpg

*
Còn đây là ruộng Mía có trồng mà không có chăm:
*
Sugar%20Cane%20Field%201.jpg

*
Xin nhắc lại là ở Hưng Yên, tỉa lá mía bán được nhiều tiền lắm .
Nếu không có sức tỉa, thì bán lá mía ngay trên cây với giá rẻ hơn .
Người mua sẽ tự vào ruộng mía của mình mà hái.
Lá Mía gấp đôi lại, kẹp vào 4-5 sợi lạt tre dài 2 mét, bán giá
1 đồng một tấm, để lợp nhà, trong khi thợ cày ruộng 1 ngày được
4-5 đồng, thợ cấy được 2-4 đồng một ngày.
*
Kỹ thuật cày cuốc đặt trồng hom mía, tôi có thể bàn kỹ với bạn
để tiết kiệm hom, đỡ công, và được kết quả như hình trên cùng.
*

2 hình bác đưa ở trên là 2 loại mía dùng cho 2 mục đích khác nhau.
Loại lột lá là mía trồng thu hoạch để ăn, nên người ta phải lột lá cho sạch sẽ và tránh rệp ẩn nấp. Loại này thì sau 1 vụ phải trồng lại vì cây vụ 2 sẽ xấu, không đạt tiêu chuẩn về thẩm mĩ cũng như độ ngọt.
Còn loại không lột lá là mía đường, ở trong Nam con thì cỏ cũng cần nhưng không đến nỗi hiếm để người ta phải mua lá mía, còn nhân công cũng phải 100K/ngày, nếu thuê họ đi lột cả hecta mía thì năng suất tăng lên chắc cũng chẳng bù được tiền công.
Và như con đã đề cập ở trên, với năng suất mía hiện nay thì trồng mía đường mà chỉ thu 1 vụ thì chỉ hòa vốn và lỗ cả công nữa.

@Bác thuycanh: con cũng đồng ý với bác, việc áp dụng những kĩ thuật như phủ plastic hay tưới nhỏ giọt sẽ giúp ta tối ưu năng suất cũng như lợi nhuận. Nhưng nông dân ta họ nhìn cái giá đầu tư là họ đã ngoảnh mặt rồi, với lại nếu không thấy mà chỉ nghe nói thì họ không tin đâu.:unsure::unsure:
 


Tưới ngầm và tưới nhỏ giọt, ngoài việc bỏ nhiều vốn ra,
còn việc bảo trì, tu sửa, sự cố, và canh tác nữa. Cái lợi
duy nhất là tiết kiệm nước thôi. Cần cân nhắc kỹ giữa cái
lợi tiết kiệm nước và những cái phí tổn xem lợi có hơn nhiều
không mà quyết định.
*
Việc trồng mía mỗi năm một lần thì lời hơn, hay 3-4 năm
trồng một lần lời hơn, ở đây chưa có câu trả lời khẳng
định, nhưng rất ảnh hưởng tới quyết định có nên lắp đặt
hệ thống tưới hay không. Nếu mỗi năm trồng một lần, thì
không nên lắp đặt hệ thống tưới ngầm hay tưới nhỏ giọt.
*
Những nơi nào có thể tưới bằng thuỷ triều, hay suối chảy
thì đương nhiên không cần bỏ tiền mua hệ thống tưới bằng
ống nữa.
*
Hệ thống tưới ngầm hay tưới nhỏ giọt có thể áp dụng rộng rãi
trong nông nghiệp, đâu có phải chỉ có thể với mía?
*
 
Chúng ta nên phân-biệt để khỏi lẫn lộn :
- Tưới nhỏ giọt : Dù trên cao nhễu xuống, hay nhỏ giọt trong lòng đất, vẫn là nhỏ giọt.
- Tưới tràn trên mặt : Tưới trên mặt.
- Tưới thấm ngang : Không tưới trên liếp, mà tưới dưới đường rãnh.
- Tưới ngầm : Cũng như tưới thấm ngang. Nhưng trong thủy-canh, vì liếp và chung quanh cách biệt thành 1 máng, nên tưới ngầm là tưới từ dưới lên. Phương-pháp tưới nầy không tưới ướt lên tới mặt liếp, còn cách ít nhất là 5cm, không bị rêu, không bốc hơi, không thấm nước xuống đất. Tưới ngầm thủy-canh tưới nước lên đúng mức, xả cạn ngay nên hệ-thống rễ liên-tục được tống CO2 đi và lấy O2 vào.
Thân.
 
Tưới ngầm và tưới nhỏ giọt, ngoài việc bỏ nhiều vốn ra,
còn việc bảo trì, tu sửa, sự cố, và canh tác nữa. Cái lợi
duy nhất là tiết kiệm nước thôi. Cần cân nhắc kỹ giữa cái
lợi tiết kiệm nước và những cái phí tổn xem lợi có hơn nhiều
không mà quyết định.
*
Việc trồng mía mỗi năm một lần thì lời hơn, hay 3-4 năm
trồng một lần lời hơn, ở đây chưa có câu trả lời khẳng
định, nhưng rất ảnh hưởng tới quyết định có nên lắp đặt
hệ thống tưới hay không. Nếu mỗi năm trồng một lần, thì
không nên lắp đặt hệ thống tưới ngầm hay tưới nhỏ giọt.
*
Những nơi nào có thể tưới bằng thuỷ triều, hay suối chảy
thì đương nhiên không cần bỏ tiền mua hệ thống tưới bằng
ống nữa.
*
Hệ thống tưới ngầm hay tưới nhỏ giọt có thể áp dụng rộng rãi
trong nông nghiệp, đâu có phải chỉ có thể với mía?
*

Bác nói về lợi ích của việc tưới nhỏ giọt ngầm hay nỗi là vẫn còn thiếu, ngoài việc tiết kiệm nước thì còn tiết kiệm phân bón, tiết kiệm công tưới, tiết kiệm dầu hay điện chạy máy bơm... Như vậy là lợi ích rất nhiều rồi.

Còn việc trồng mía thì em không biết kinh nghiệm của bác lúc xưa như thế nào, nhưng bây giờ tiền đầu tư năm đầu rất nặng (tiền cày đất, tiền giống mía...). Hiện tại thì đầu tư cho 1 ha từ tiền công cày, tiền giống, tiền phân, nếu giống mới thì gần 70 triệu đồng. Năng suất trung bình năm đầu tiên là 70 tấn/ha, theo giá bây giờ hơn 1 triệu đồng/tấn cho tỷ lệ đường là 10. Vậy thì cũng chỉ lấy lại được một phần vốn thôi chưa lẫy hết. Mà gốc mía năm thứ 2 năng suất cao hơn năm thứ nhất, chăm tốt thì ăn thêm được năm 3, năm 4 mà không cần phải đầu tư giống. Vậy nên bây giờ sau khi tính toán thì mía trồng có lời nhất là phải thu được ít nhất là 3 năm. Nên em khẳng định với bác là bây giờ không ai trồng mía năm một cả, vì đơn giản là không có lợi nhuận cao.

Bác nói rất đúng về hệ thống tưới nhỏ giọt này không chỉ áp dụng trên cây mía mà còn áp dụng cho nhiều loại cây trồng công nghiệp khác nữa, vì ưu điểm vượt trội của nó đã được kiểm chứng.

Chúc cho nền nông nghiệp của ta ngày càng phát triễn!
---------------
Cái đó không gọi là tưới nhỏ giọt mà gọi là tưới Ngầm bác ạ, Bác có thể tham khảo www.t-tapes.com để biết thêm nhé.


http://vn.360plus.yahoo.com/ngoctrinhwalton/

Tưới nhỏ giọt có thể đặt nổi lên trên mặt đất cũng được, hay đặt âm dưới mặt đất cũng được đều được gọi là tưới nhỏ giọt cả. Vì ưu điểm của nó là tiết kiệm nước, phân bón, công lao động, nên nó được ứng dụng rộng rãi.
 
Last edited by a moderator:
Bạn nói:
Bác nói về lợi ích của việc tưới nhỏ giọt ngầm hay nỗi là vẫn còn thiếu,
ngoài việc tiết kiệm nước thì còn tiết kiệm phân bón, tiết kiệm công tưới,
tiết kiệm dầu hay điện chạy máy bơm...
là sai đấy.
Chuyện bón phân rắc lên ruộng và pha vào nước chảy vào ống bằng bơm thẳng
hay bơm lên tháp, còn tốn công và hao mòn máy, bảo trì đường ống, tốn tiền
hơn đấy . Bạn chưa nghĩ ra thôi.
*
Chẳng lẽ phân đổ vào ống dễ được sao? Phải nghiền, giã phân, phải ngoáy, phải
lọc, phải bơm, đề phòng tắc ống, vân vân . Trồng lớn phải bón hàng tạ hàng tấn
phân hoá học có thể hoà tan, còn phân phốt phát không tan, và phân hữu cơ nữa,
chứ cứ dồn hết vào ống là xong đâu ?
*
Chính vì thế mà tôi không nói đến đấy . Nói đến thì bón phân vào trong đường
ống là cả một vấn đề rất lớn .
*
 
Bạn nói:

là sai đấy.
Chuyện bón phân rắc lên ruộng và pha vào nước chảy vào ống bằng bơm thẳng
hay bơm lên tháp, còn tốn công và hao mòn máy, bảo trì đường ống, tốn tiền
hơn đấy . Bạn chưa nghĩ ra thôi.
*
Chẳng lẽ phân đổ vào ống dễ được sao? Phải nghiền, giã phân, phải ngoáy, phải
lọc, phải bơm, đề phòng tắc ống, vân vân . Trồng lớn phải bón hàng tạ hàng tấn
phân hoá học có thể hoà tan, còn phân phốt phát không tan, và phân hữu cơ nữa,
chứ cứ dồn hết vào ống là xong đâu ?
*
Chính vì thế mà tôi không nói đến đấy . Nói đến thì bón phân vào trong đường
ống là cả một vấn đề rất lớn .
*

Chào bác!
Em nói bón phân là không phải loại phân bón khó tan trong nước đâu, bây giờ các công ty sản xuất ra rất nhiều loại phân bón khác nhau phục vụ cho nhiều hình thức bón khác nhau như: bón trực tiếp qua lá, bón tưới gốc, hay bón trôn vùi trong đất...
Nên phân bón qua đường ống nhỏ giọt phải là loại phân dễ hòa tan hoàn toàn trong nước, thường là những loại phân đơn không phải phân hỗn hợp.

Còn về số lượng là mỗi lần bón là rất ít, vì:
- Tưới nhỏ giọt thời gian trong 1 ngày là từ 3-4 giờ, tùy vào độ ẩm của đất có thể ngày nào cũng tưới.
- Nhằm giảm bớt thất thoát của phân, để cây hút từ từ. Nên cần bón ít một vừa đủ cho cây hút hết trong ngày.
Vì vậy lượng phân bón qua đường ống cho mỗi lần bón sẽ rất ít so với bón trực tiếp vào đất.

Việc cho phân vào ống thì là việc hoàn toàn rất đơn giản và nhanh gọn không mất thời gian như bón trực tiếp vào đất hay bón qua lá đâu bác.

Chính vì thế lắp đặt đường ống nhỏ giọt là một giải pháp rất khả thi và hiệu quả cao. Bác không lo về vấn đề này, vì chính em đã lắp đặt loại này và em thấy rất là hiệu quả. Vì chi phí ban đầu bỏ ra hơi cao nên khó áp dụng đại trà cho đa số bà con nông dân mình.

Rất cám ơn bác!
 

Nhân dịp cái Topic của bác, các bác tư vấn luôn cho em vụ này với, nhà em có 2ha trồng cam, khoảng cách trồng cây cách cây, hàng cách hàng 4x4m, muốn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt có được không, vấn đề là nhà em không thường xuyên ở trên vườn nên phải chôn các đường ống xuống đất để phòng mất trộm chặt phá, vậy dùng hệ thống tưới nào phù hợp và thuận lợi nhỉ. mong các bác trên này tư vấn giúp em
 
Mía là cây cần nhiều nước. Cam là cây cần ít nước.
Trường hợp của bạn, không cần lắp hệ thống tưới gì cả.
Coi chừng khi nào thật hạn, cây cỏ xung quanh cây cam
bị khô sắp chết, thì lúc ấy mới tưới cho Cam. Trường
hợp ấy, ở miền Bắc, chừng 5 năm mới xảy ra một lần.
Những năm khác, thỉnh thoảng lại có mưa, đủ cho Cam có
năng suất khá. So với năng suất lý tưởng là bao nhiêu,
thì tôi không biết, nhưng đỡ đầu tư, bảo trì và vận
hành.
*
 
hic hic hic !! công nhận cái bác anhmytran này chuyên bàn lùi thiệt. Nhà em trồng một dây khổ qua ( mướp đắng). dạo này cây nó cỗi rồi nên chỉ còn lác đác ngày 1-2 trái. Ấy vậy mà nhà em bây giờ nhìn trái khổ qua như trái lựu đạn vì ăn mãi ngán quá rồi. Tương tự như vậy, bác trồng 1 -2 cây cam cho trẻ ăn thì có lẽ chẳng cần phải tưới bón. Nhưng nếu trồng vài ha để kinh doanh thì vấn đề hoàn toàn khác rồi.
 
Tôi đâu có nói không tưới bón?
Tôi chỉ nói có nên lắp đặt hệ thống đường ống tưới cam không?
Theo bạn, trên trái đất này, tỷ lệ trồng cam kinh doanh thì
bao nhiêu phần trắm có lắp đặt hệ thống ống tưới cho cam?
*
 
Để đợi mưa.
Chỉ tưới lúc nguy cấp thôi.
Để tiết kiệm tiền.
Khi cỏ trên mặt đất sắp khô,
lúc ấy trong lòng đất còn ẳm.
Như tôi đã nói, ở miền bắc ViệtNam
mấy năm mới có một lần hạn hán,
và người bắc VN trồng cam không tưới cam
nếu không hạn.
 
Để đợi mưa.
Chỉ tưới lúc nguy cấp thôi.
Để tiết kiệm tiền.
Khi cỏ trên mặt đất sắp khô,
lúc ấy trong lòng đất còn ẳm.
Như tôi đã nói, ở miền bắc ViệtNam
mấy năm mới có một lần hạn hán,
và người bắc VN trồng cam không tưới cam
nếu không hạn.
 
chổ bán đầu nhỏ giọt giá rẻ

Thưa bạn, Cái hình bên trái không phải là đầu tưới, mà là để lấy nước từ ống dẫn plastic mềm 25mm hoặc 12,5mm, dùng để gắn vào đó 1 ống dẫn nước nhỏ (tui gọi là ống đủa, bởi nó cở bằng chiếc đủa). Ống đủa nhỏ nầy, ở đầu kia, nối vào 1 trong 2 đầu tưới giữa và bên phải. Khi mua đầu nối (bên trái), người bán cung-cấp luôn dụng-cụ nhỏ, hình tam-giác (giống như miếng nhựa dùng để khảy đàn vậy), tại 1 góc tam-giác có 1 mũi nhọn, dùng để bấm lỗ vào ống dẫn nước. Dễ xử-dụng lắm! Bạn chỉ cần đặt mũi nhọn vào nơi bạn muốn, dùng sức bấm nhẹ 1 cái sẽ làm thủng thành ống nước. Nút nối (bên trái, trên), bạn ấn đầu nón cụt vào. Sẽ rất kín, không bao giờ tróc ra hay rỉ nước. Đầu ngoài của nút nầy là để gắn ống tưới nhỏ (như đủa) vào. Kéo ống nầy đến nơi đặt bét tưới, gắn bét tưới vào. Xong. Nếu bạn không có dụng-cụ bấm lỗ, làm như sau : Dùng 1 miếng gỗ nhỏ, đóng vào đó 1 cậy đinh 4mm. Cây đinh đóng xuyên tấm ván, lú qua bên kia khoảng 5-6mm. Đầu đinh nầy bạn dùng bấm lỗ. Thân.
Bác thủy canh ơi, bác có thể chỉ cho tôi chổ nào bán mấy cái đầu tưới nhỏ giọt ở hình giữa không?
 
up lên cho a c tư vấn giúp em về vườn cây đu đủ khoảng cách 2x2m,nguồn nước giếng đào, bơm bằng máy 2hp 2h là cạn vậy có nên xây hồ để tải về từ từ không ạ,
Mảnh đất 1ha ~100x100m
 
cái em đang tìm là loại tưới nhỏ giọt cho cây mía đặt âm dưới đất đó mấy bác ai biết xin giúp em
*
Email: Vanbac0808@gmail.com
bạn nên chọn hệ thống tưới nhỏ giọt chạy nỗi vì sau khi thu hoạch bạn mất công thu dọn 1 tí nhưng đảm bảo, còn chôn dưới đất khi bạn thu hoạch rồi cày đất rất khó khăn, và ống nhỏ giọt thì k chôn dưới đất được, mình đã làm mô hình này ở Nghệ An nên mình biết
 


Back
Top