Xin trợ giúp về cây xoài

  • Thread starter letainang
  • Ngày gửi
Em có bức ảnh này các anh xem giúp em.

http://c.uploadanh.com//upload/1/603/9N0.4195660_1_1.jpg

Em không hiểu tại sao với lá như vậy mà xoài của em vẫn không ra hoa đồng loạt và nhiều được sau mỗi lần xử lí ra hoa, chỉ ra khoảng 20-40% tán cây thôi hà, thậm chí có cây còn không thèm ra luôn. Theo em được biết thì cây xoài có được lá mượt như vậy là rất sung mãn,đầy đủ dinh dưỡng nên em không có bón phân thêm, kích là ra hoa. Mặc dù em xử lí ra hoa đúng kỹ thuật và đúng thời vụ nhưng nó vẫn không trổ hoa. Ai biết tại sao thì chỉ giáo giúp em với !
 


Bạn có thể tham khảo tài liệu này xem mình áp dụng có đúng chưa?
Quy trình xử lý xoài ra hoa

Giai đoạn sau khi thu hoạch

Cây xoài ra hoa trên chồi tận cùng nên việc kích thích cho xoài ra đọt non là yếu tố quan trọng quyết định khả năng ra hoa của xoài. Do đó, sau khi thu hoạch xoài chính vụ vào tháng 4-5 cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật để thúc đẩy cây ra đọt non tập trung để dễ phòng trừ sâu bệnh và kích thích ra hoa. Các biện pháp quan trọng cần thực hiện là:
  • Tỉa bỏ những phát hoa đã rụng trái, cành vô hiệu trong mình mẹ, cành ốm yếu, bị sâu bệnh hoặc che rợp lẫn nhau gây trở ngại cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch. Thông thường những phát hoa đã rụng bông và trái non phải mất 3-4 tháng mới rụng. Do đó, nếu cắt bỏ những phát hoa nầy sẽ kích thích cho cây ra đọt sớm hơn.
  • Bón phân: Giúp cho cây ra chồi mập, lá to, tích lũy nhiều chất dự trữ giúp cho cây có khả năng ra hoa và nuôi trái trong mùa sau. Đây là giai đoạn thúc đẩy sự sinh trưởng của cây nên công thức phân thường có đạm và lân cao hơn so với kali như 2:1:1, 2:2:1 hay 3:2:1. Lượng phân bón tùy theo tuổi cây, tình trạng sinh trưởng và năng suất mùa trước.
  • Tưới nước: 2-3 ngày/lần giúp cho cây xoài ra đọt tập trung
Đối với cây già (20-30 năm tuổi) khả năng ra đọt kém, cần kích thích cho cây ra đọt non bằng cách phun urê ở nồng độ 1,5-2,0% hoặc gibberellin ở nồng độ từ 5-10 ppm hoặc thiourea ở nống độ 0,5%.

Giai đoạn ra đọt non

Sự phát triển của đọt non có ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng ra hoa và nuôi trái của cây xoài, do đó cần chú ý phòng trừ các loại sâu, bệnh để bảo vệ cho đọt non xoài phát triển tốt. Các loại sâu bệnh cần chú ý phòng trừ trong giai đoạn nầy là: Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides), Rầy bông xoài (Idiocerus spp.) hay một số lọai sâu ăn lá như câu cấu xanh (Hypomeces squamosus). Trường hợp bón phân không đúng lúc hay lượng phân không đầy đủ chồi non xuất sẽ ngắn, ốm yếu. Có lẽ bổ sung bằng cách phun các lọai phân bón qua lá.

Xử lý paclobutrazol

  • Thời điểm xử lý: Khi lá non đã phát triển hoàn toàn, lá có đỏ hay vàng nhạt (15-20 ngày tuổi) hay lá có màu đọt chuối đến màu xanh nhạt. Không nên xử lý hóa chất khi lá đã già (có màu xanh đậm).
  • Liều lượng: 1-2 g a.i./m đường kính tán. Liều lượng hóa chất tùy thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây. Cây tơ nên xử lý hóa chất ở nồng độ cao hơn so với cây trưởng thành. Cây sinh trưởng mạnh nên xử lý nồng độ cao hơn cây sinh trưởng kém. Liều lượng paclobutrazol cũng tùy thuộc vào từng giống. Nồng độ quá cao có thể làm cho phát hoa ngắn hay chùn lại, không có khả năng đậu trái (Hình 6.13 ).
  • Cách xử lý: Xới đất xung quanh tán cây, bề rộng từ 20-50 cm, sâu từ 10-15 cm. Sau đó pha hóa chất với 20-50 lít nước tưới đều vùng đất đã xới. Đối với vùng đất tơi, xốp, có nhiều cát nên tưới với lượng nước ít hơn để tránh cho dung dịch hóa chất bị mất theo con đường thẩm lậu. Một tuần sau khi xử lý hóa chất nên tưới nước đầy đủ để rễ cây xoài có thể hấp thụ hóa chất hoàn toàn.
<TABLE border=1><TBODY><TR><TD>
graphics15.jpg
</TD></TR><TR><TD>Hình 6.13 Phát hoa xòai Thanh Ca: a) bị ngắn lại do xử lý Paclobutrazol với liều lượng 1 g a.i./m đường kính tán (40 g/cây 4 m đường kính tán); b) Phát hoa bình thường </TD></TR></TBODY></TABLE>​

Kích thích ra hoa

Một tháng trước khi kích thích ra hoa cần làm giảm sự sinh trưởng của cây bằng cách bón phân với tỉ lệ phân đạm thấp, tăng tỉ lệ lân và kali. Tiếp theo phun MKP (0-52-34) ở nồng độ 0,5% ở giai đoạn 10-15 ngày trước khi phun chất kích thích ra hoa để giúp cho lá mau trưởng thành, tăng tỉ lệ đậu trái và ngăn cản sự ra đọt non. 5-7 ngày trước khi kích thích ra hoa nên phun thuốc phòng ngừa các loại sâu bệnh như bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides), rầy bông xoài và sâu ăn bông.
Sau khi xử lý paclobutrazol 75-90 ngày có thể tiến hành phun hóa chất kích thích cho xoài ra hoa bằng cách phun thiourea ở nồng độ 0,3-0,5% hay nitrate kali ở nồng độ 2,0-2,5%, 5-7 ngày sau phun lại lần hai với hóa chất tương tự nhưng nồng dộ giảm 50%. Cần chú ý là điều kiện mưa dầm, ẩm độ đất cao có thể kích thích mầm lá phát triển (Hình 6.13) thay vì mầm hoa. Do đó chỉ nên kích thích ra hoa khi trời khô ráo và rút nước trong mương khô kiệt cho đến khi mầm hoa xuất hiện (Hình 6.14).
Thời gian xuất hiện mầm hoa tùy theo giống và thời vụ. Quá trình phát triển hoa từ khi xử lý đến khi kết thúc quá trình nở hoa của bốn giống xoài Nam Dok Mai, cát Hòa Lộc, Thơm và Thanh Ca được trình bày ở Bảng 6.2.
<TABLE border=1><TBODY><TR><TD>
graphics16.jpg
</TD></TR><TR><TD>Hình 6.14 Xoài ra bông lá do điều kiện kích thích ra hoa không được thích hợp</TD></TR></TBODY></TABLE>​
Bảng 6.2 Quá trình phát triển hoa từ khi xử lý đến khi kết thúc quá trình nở hoa của bốn giống xoài Nam Dok Mai, cát Hòa Lộc, Thơm và Thanh Ca (Đặng Thanh Hải, 2000)
<TABLE border=1><TBODY><TR><TD>Giống</TD><TD>Thời gian từ khi xử lý đến nhú mầm hoa (ngày)</TD><TD>Thời gian từ khi nhú mầm hoa đến khi hoa nở (ngày)</TD><TD>Thời gian hoa nở (ngày)</TD></TR><TR><TD>Nam Dok Mai</TD><TD>7-9</TD><TD>14-15</TD><TD>10</TD></TR><TR><TD>Cát Hòa Lộc</TD><TD>7-9</TD><TD>14-15</TD><TD>12</TD></TR><TR><TD>Thơm</TD><TD>5-6</TD><TD>14</TD><TD>10</TD></TR><TR><TD>Thanh Ca</TD><TD>6-7</TD><TD>15</TD><TD>9</TD></TR></TBODY></TABLE>
<TABLE border=1><TBODY><TR><TD>
graphics17.jpg
</TD></TR><TR><TD>Hình 6.15 Giai đoạn nhú mầm hoa, “cựa gà” (5-7 ngày sau khi kích thích ra hoa) trên xoài cát Hòa Lộc</TD></TR></TBODY></TABLE>​

Giai đoạn nở hoa

Để làm tăng tỉ lệ đậu trái có thể phun các sản phẩm có chứa Bo (B) trước khi hoa nở hay auxin như NAA giai đoạn 3-4 ngày sau khi hoa nở. Chú ý phun NAA ở nồng độ cao có thể làm rụng trái non do ở nồng độ NAA kích thích sự tạo thành etylen kích thích sự rụng trái.
Hoa xoài thụ phấn chéo, chủ yếu nhờ côn trùng như ruồi nên tuyệt đối không phun các loại thuốc trừ sâu bệnh, phân bón trong giai đoạn nầy để không làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của hoa.

Giai đoạn phát triển trái

  • Giai đoạn 7-10 ngày sau khi đậu trái (khi thấy “trứng cá”): phun phân bón lá như: 15-30-15 hoặc Canxi nitrat (0,2%) để giúp quá trình phân chia tế bào và làm giảm sự rụng trái non.
  • Giai đoạn 28-35 ngày sau khi đậu trái: Chú ý phòng ngừa sâu đục trái (hột) (Deandis albizonalis). Phun GA3 5-10 ppm để làm giảm sự rụng trái non.
  • Giai đoạn 30-35 ngày sau khi đậu trái: Bón phân gốc với tỉ lệ 1:1:1 để giúp cho trái phát triển. Có thể phun canxi nitrat ở nồng độ 0,2% để hạn chế sự nứt trái. Có thể phun 2-3 lần cách nhau 10 ngày/lần để làm tăng phẩm chất trái.
  • Giai đoạn 55-60 ngày sau khi đậu trái: Nếu trái phát triển chậm nên bón thêm phân vào đất để giúp trái phát triển tốt. Bao trái để ngừa sâu, bệnh.
  • Giai đoạn 70-75 ngày sau khi đậu trái: Phun KNO3 nồng độ 1% lên trái để tăng phẩm chất trái như màu sắc, độ ngọt.
  • Giai đoạn 84-90 ngày sau khi đậu trái: Thu hoạch khi trái đã phát triển bề rộng, bề ngang, “lên màu” hoặc tỉ trọng bằng 1,02. Có thể xác định thời điểm thu hoạch thích hợp bằng cách cho trái xoài vào nuớc, nếu trái chìm dưới đáy từ từ thì vừa thu hoạch, nếu nổi lơ lửng là chưa thật già và nếu chìm quá nhanh tức là trái đã quá già.
 
Qua bức ảnh bạn cung cấp, theo nhận xét của tôi thì nguyên nhân ra hoa không đồng loạt là vì cây xoài của bạn đã ra đọt không cùng một lúc. Muốn cây ra đọt cùng 1 lúc thì sau khi thu hoạch hoặc khi thấy lá xoài quá già, nên cắt tỉa đọt để cây ra đọt mới một cách đồng loạt, sau đó chăm sóc như trong tài liệu mà bác dangtrung kien đã cung cấp.
Còn những cây không ra hoa có lẻ do độ giá của lá không thích hợp lúc bạn phun thuốc kích ra hoa. Một điểm cần lưu ý là khi phun thuốc để kích ra hoa phải phun lúc cây đã có mầm hoa thì kích mới ra, nếu cây chư có mầm hoa thì khi phun thuốc kích ra hoa nó sẽ không ra hoa. Kỹ thuật tạo mầm hoa mới là quan trọng, còn việc kích ra hoa dễ hơn nhiều.

Bạn có thể tham khảo thêm ở chủ đề này:
http://agriviet.com/home/showthread.php?t=10136
 
Trước tiên em xin chân thành cám ơn sự chỉ bảo của anh dangtrungkien và anh Hiền Hòa.
Em xin trình với thêm với mấy anh là: xoài nhà em chỉ mới có 6 năm tuổi thôi, em không có chăm sóc kĩ như anh Kien đã chỉ, nhưng không hiểu sao đọt và lá của cây vẫn tốt kinh khủng, lá to gấp 1,5 – 2 lần lá cây bình thường trong khi thân chòi vẫn bình thường, không mập hơn người ta, thậm chí còn ốm hơn nữa. Không biết như vậy có đạt yêu cầu không nữa?. Em thấy lá tốt quá nên thiết nghĩ chắc nó thừa chất dinh dưỡng rồi, vì vậy em không bón phâ thêm. Cứ thế mà xử lí tạo mầm hoa. Xin anh Hiền Hòa nói rõ giúp em “độ giá của lá không thích hợp lúc phun thuốc kích hoa” là sao được không ạ !, em không hiểu cụm từ đó anh ơi. Và đối với em việc xử lí cho ra đọt đồng loạt là một việc khó ak, lúc nào nó cũng “kẻ ra trước người ra sau”, thậm chí trên một cây vẫn có tình trạng đó.
Việc xử lí tạo mầm hoa sử dụng paclo em cũng thực hiện như anh Kien đã viết nhưng em xử lí với liều lượng 100g/1 cây có đường kính tán lá 2,5m (có những cây chênh lệch tí). Em có nghe mấy người có kinh nhiệm nói là lúc đổ thuốc gốc ( xử lí paclo) nếu muốn cây ra hoa nhiều thì nên bón phân kali cùng lúc đổ gốc luôn, không biết như vậy có đúng không vậy?. Àh em xin cung cấp thêm là đất nhà em luôn ẩm, không bao giờ khô hết mặc dù em không tưới tiêu gì nhiều, trừ những tháng hạn thì đất mới khô cứng.
Quá trình kích thích ra hoa em làm tuy không chính xác như anh Kiên đã viết nhưng cũng tương tự vậy đó. Và kết quả thì không như mong đợi ! Mong các anh có thể chỉ rõ em đã sai phương pháp ở bước nào không ạ ? chân thành cám ơn các anh!.
 
Như anh dangtrungkien hướng dẫn ở phần trên, em thấy phần liều lượng có ghi 1-2 g a.i./m đường kính tán. Vậy chữ viết tắt g a.i. viết tắt của chữ gì nhỉ ? Ý nghĩ của chữ viết tắt đó ?
Hóa chất paclobutrazol ở Đăklăk mua chỗ nào nhỉ ? Em tìm ở những tiệm bán thuốc BVTV tại quê em không thấy bán. Họ nói là Đăklăk không chuyên cây ăn trái nên không nhập về.
Em học cơ khí bây giờ về quê làm nông, đang lọ mọ tìm tài liệu nông nghiệp đọc nên có nhiều vấn đề chưa thông. Anh chị biết vui lòng chỉ bảo em với.
Cảm ơn anh chị đã đọc bài viết của em !
 
Như anh dangtrungkien hướng dẫn ở phần trên, em thấy phần liều lượng có ghi 1-2 g a.i./m đường kính tán. Vậy chữ viết tắt g a.i. viết tắt của chữ gì nhỉ ? Ý nghĩ của chữ viết tắt đó ?
Chỉ số g a.i/m: đó là kiều lượng gam (thuốc)/ m đường kính tán, số liệu này thường gi trên bao bì sản phẩm.
Thật ra đây là tài liệu mình đọc được chứ chưa áp dụng lân nào, vì nhà mình không có cây xoài.
 
Xử lí ra hoa trái vụ đã có 1 chuyên đề về nó rùi mà. Xin bạn xem lại nha!
 
Xin giải thích cái vụ g a.i. cho pà con.
Đây là một đơn vị tính khối lượng của hoá chất nguyên chất trong một đơn vị chứa/áp dụng nào đó.
Nhìn trên nhãn hiệu một loại thuốc nào đó, chỗ có liệt kê thành phần, chất đầu tiên là hoạt chất của sản phẩm thuốc đó. Hoạt chất tiếng Anh là active ingredient (nên viết tắt là a.i.). Kế bên cái tên của hoạt chất là tỷ lệ hay lượng hoạt chất có trong gói/chai thuốc đó. Thí dụ trên nhãn của một gói thuốc X ghi là "chất A...... 70%", có nghĩa là hoạt chất trong nhãn thuốc X là chất A, và trong 100g thuốc X chỉ có 70g chất A thôi. Vậy muốn cần 10g a.i. thì tính như thế nào đây? Dễ thôi, lấy 10g nhân với 100 và chia lại 70, được 14,3g, nghĩa là ta lấy 14,3g thuốc X thì mới được 10g a.i. (tức là chất A).
---------------
Gửi bạn letainang
Cây xoài của bạn 6 năm tuổi, đọt và lá của cây thì "tốt kinh khủng, lá to gấp 1,5 – 2 lần lá cây bình thường". Theo tôi đoán thì cây này "sung" quá, có thể là thừa đạm, nếu là vậy thì cây chỉ muốn ra lá thôi chứ không muốn ra hoa. Trường hợp của bạn, tôi nghĩ phải cho cây ra hai lần đọt thì mới có thể xử lý cho ra hoa đồng đều được, nghĩa là thay vì bạn xử lý cho ra hoa thì bạn cứ cho ra đọt, đợi đến khi đợt lá thứ hai này già đi thì bạn có thể kích ra hoa được rồi đấy, nếu có xử lý paclo thì bạn chỉ xử lý ở đợt ra lá thứ hai này thôi.
Lá xoài già là lá đã chuyển sang màu xanh đậm, không dày lắm, khi sờ vào thấy còn dẻo (thường từ khi ra đọt non đến giai đoạn lá già khoảng 3,5 đến 4 tháng). Nếu lá xoài dày quá, rất giòn thì đã quá già, lúc này kích ra hoa cũng rất khó, thường thì ra lá nhiều hơn ra hoa.
 
Last edited by a moderator:
Xin cám ơn Hien Hoa. Như bạn đã nói thì một năm mình chỉ có thể làm không tới 2 vụ sao bạn ? mình sẽ làm theo cách bạn đã hướng dẫn, mình chưa từng cho ra 2 cơ đọt lần nào hết ak. hjhj. Tại mình là dân nghiệp dư nên có nhiều điều chưa hiểu hết, được các bạn và các anh ở đây giúp đỡ mình rất biết ơn. :wub:
 
cây xoài thì mỗi năm chỉ có 1 vụ thôi bạn ạ. Cếu để bình thường, cây xoài sẽ cho một vụ trúng (sai trái) và một vụ thất (ít trái) xen kẻ nhau qua các năm. Còn chuyện cho ra 2 cơi đọt là như thế này: sau khi thu hoạch, bạn phải cắt tỉa 70-80% các chồi trên cây, sau đó bón phân và tưới nước cho cây ra đọt non mới, khi đợt này gia đi (khoảng 3,5 tháng) bạn kích cho ra đọt lần 2, khi đợt dọt thứ 2 già đi (thêm 3,5-4 tháng nữa) bạn có thể kích cho nó ra hoa. Như vậy 2 lần ra đọt cộng lại sẽ khoảng 7-8 tháng, cây mang trái thêm 3,5-4 tháng nữa là tròn 1 năm. Muốn kích cho ra lá thì trước đó bón nhiều đạm, muốn cho ra hoa thì không bón đạm mà bón lân và kali là chính cộng thêm một số kỹ thuật khác như xử lý paclo, thiure..., kết hợp quan sát màu sắc của lá nữa bạn ạ. Bạn làm thử vài vụ là sẽ hiểu ngay (từ từ rút kinh nghiệm). Chúc bạn thành công.
 
Back
Top