Để xử lý, chuyển các phế thải nông nghiệp như rơm rạ, thân lá, bao cùi bắp, vỏ đậu, vỏ cà phê, phân chuồng tươi... thành phân ủ hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ, rơm rạ hoai mục nhanh tránh làm cây lúa ngộ độc hữu cơ, nghẹt rễ, bụi bặm vi trùng do rác thải, chúng tôi đã thử nghiệm thành công ở nhiều địa phương chủng vi nấm Trichoderma để xử lý rơm rạ sau thu hoạch và rác thải hữu cơ.
Loại vi nấm này có tính bền vững và ổn định, chịu được đồng, kẽm và các loại thuốc trừ nấm phổ biến ở nồng độ cao (trên một phần ngàn), đồng thời có khả năng chống các loại vi sinh vật có hại, nên việc phân giải hữu cơ diễn ra dễ dàng và hiệu quả.
Phân ủ ra có hàm lượng chất mùn cao, sạch mầm bệnh, ký sinh trùng (tuyến trùng, trứng giun sán, mối, kiến…) giúp đất giữ được dinh dưỡng và cây dễ hút phân, đồng thời tiếp tục phân giải cành rơi lá rụng thành phân bón, giải phóng chất điều tiết sinh trưởng tự nhiên, kích thích bộ rễ phát triển và ngăn ngừa bệnh cây do nấm khuẩn và tuyến trùng.
(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 144 ra ngày 21/7/2011)
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Loại vi nấm này có tính bền vững và ổn định, chịu được đồng, kẽm và các loại thuốc trừ nấm phổ biến ở nồng độ cao (trên một phần ngàn), đồng thời có khả năng chống các loại vi sinh vật có hại, nên việc phân giải hữu cơ diễn ra dễ dàng và hiệu quả.
Phân ủ ra có hàm lượng chất mùn cao, sạch mầm bệnh, ký sinh trùng (tuyến trùng, trứng giun sán, mối, kiến…) giúp đất giữ được dinh dưỡng và cây dễ hút phân, đồng thời tiếp tục phân giải cành rơi lá rụng thành phân bón, giải phóng chất điều tiết sinh trưởng tự nhiên, kích thích bộ rễ phát triển và ngăn ngừa bệnh cây do nấm khuẩn và tuyến trùng.
(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 144 ra ngày 21/7/2011)
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: