Xuất khẩu cá tra Việt Nam có thể mất thị trường Canada

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest



<b class="vl6">Nguồn tin:</b>


Công thương, 29/07/2011


Ngày cập nhật trên web Việt Linh:


1/8/2011




Cá tra Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn tại thị trường Nhật Bản vì động thái nâng tần suất kiểm soát cá tra nhập khẩu (NK) từ Việt Nam lên 100% của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản khi phát hiện dư lượng Enroflaxacin trong cá tra vượt mức cho phép theo quy định tại nước này.

Giờ đây, Canada - thị trường nhập khẩu chính của cá tra Việt Nam - lại tiếp tục cảnh báo dư lượng kháng sinh Enroflaxacin trong cá tra Việt Nam và có thể ngừng nhập khẩu sản phẩm này.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu cá tra Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Canada có nhiều thuận lợi, và Canađa là một trong những thị trường chính của ngành thủy sản Việt Nam với hơn 11.550 tấn thủy sản được nhập khẩu sang thị trường này, trị giá khoảng 63,2 triệu USD, trong đó có gần 6.900 tấn cá trị giá 21,42 triệu USD. Tuy nhiên, đến giữa tháng 7/2011, cơ quan kiểm tra chất lượng thực phẩm của Canađa (CFIA) phát hiện dư lượng Enrofloxacin trong các lô hàng cá tra philê đông lạnh Việt Nam vượt mức cho phép (0,06 ppb), và đã kiến nghị chính phủ nước này không cho phép nhập khẩu cá tra philê đông lạnh từ Việt Nam.

Trước đó, tại thị trường Nhật Bản, trong tuần đầu tháng 6/2011, do phát hiện có 1 lô tôm chứa dư lượng Enrofloxacin ở mức 0,03 ppm, nên kể từ ngày 10/6/2011, Nhật Bản đã chính thức tăng tần suất kiểm tra dư lượng Enrofloxacin từ 30% số lô hàng tôm lên mức 100%. Ngoài ra, cơ quan thẩm quyền tại EU, Đức, Italia cũng cảnh báo 4 lô hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng Trifluralin và chất diệt mối Chlorpyriphos.

Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, ngoài Chloramphenicol, Trifluralin... Enrofloxacin là chất đang bị cảnh báo nhiều nhất tại các thị trường nhập khẩu và lần đầu tiên Canađa cảnh báo về dư lượng hóa chất này trong các lô hàng cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam.

Trước những thực tế trên, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, VASEP đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấm sử dụng Enrofloxacin trong nuôi trồng thủy sản, nhưng đến nay, Enrofloxacin vẫn có tên trong danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong kinh doanh, sản xuất thủy sản ban hành kèm theo 15/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với hàm lượng giới hạn là 0,1ppm.

Theo VASEP, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang rất lo lắng bởi họ không thể kiểm soát được Enrofloxacin trước khâu chế biến, trong khi loại kháng sinh này vẫn được lưu hành tại các địa phương.

Để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp phải đầu tư vào khâu tự kiểm nhưng phương pháp này khiến chi phí sản phẩm tăng cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Thành Công
 


Last edited:


Back
Top