Yêu Huế của tôi .... qua tiếng Huế ...

khucthuydu

ĐT/zalo/fb: 0948.101010
TIẾNG HUẾ

Đi đâu thi` nói "đi mô"
"O nớ" ám chỉ "Cái Cô" chung trường
"Ốt dột" khi tui nói thương
Có nghĩa "mắc cỡ" má vương nụ hồng.


"Khôn" là đồng nghĩa với không

Chẳng muốn lấy chồng, "khôn muốn lấy dôn"

"Đoản hậu" là "Ác" en ni

Tui đã ... im lặng cứ đi theo hoài


Nhà tui còn khoảng đường dài

Có chi noái nấy, ngày mai hết rồi

Trên cao thì nói "trên côi"

"Đi rượng" là lúc sóng đôi như chừ. (đi theo trai)


"Phủ phê" là lúc thặng dư

Như là tình cảm "đã nư", no đầy

"Như ri" có nghĩa như vầy

... Mô Tê Răng Rứa, em quây ... mòng mòng


"Ở nể" đồng nghĩa ở không

Trai hông lí dzợ., không chồng "ế dôn"( ế chồng)

Ngu ngu thì nói ""khôn khun"

Dại dại mô tả "đù đù" mặt ra


Còn trẻ thì nói chưa "tra"(già)

Tới tuổi già già khú đế là "ôn"

Có cô thiếu nữ lấy "dôn"

Lấy được ông chồng thăng chức "mụ o"( cô)


"Răng chừ" đồng nghĩa ""khi mô"

"Khi mô" có nghĩa khi nào đó thôi

"Khi mô" có cặp có đôi

"Răng chừ" hết cảnh tuổi đời bơ vơ


Đơn côi "cái trốt" dật dờ ( cái đầu)

Là ôm đầu bạc ""cà ngơ" một mình

Lặng yên thì nói "mần thinh".

Để nghe len lén duyên tình giăng tơ.


"Mua lửa" thì thật phải lo ( mua thiếu chịu)

Vì là mua chịu ai cho "lửa" hoa`i ( thiếu )

"Mắc lửa" là thiếu nợ dài

"Lửa" chi không thiếu, chẳng phai "lửa tình"


"Sáng mơi" là lúc bình minh

Của ngày kế tiếp, nong tình đem phơi

"Bữa tê" em hẹn lại chơi (hôm nọ)

Quên bẵng cái việc em mời bữa kia


"Bữa tề" mang lịch ra chia ( hôm kia)

"Bữa tể" là trước bữa kia hai ngày ( trước đây)

"Bữa ni" là bữa hôm nay

Là lúc đương nói hàng hai đây nì ( đây nè)


"Mần chi" ai hỏi làm chi

Em muốn làm gi`, "răng hoải mần chi?"

Thế này thì nói "ri nì"

"Rứa tề", thế đó mần chi đây hè?


Cái cây thì noái cái "que"

Còn ở trước hè lại nói cái "cươi" ( cái sân)

Cái "ôn" bản mặt tươi tươi (ông)

Ưa đi tán bậy là người "vô duyên"


Lấy chồng răng gọi mụ o ?(cô)

Anh trai lấy vợ, mình thành mụ o (cô, chị, em chồng)

mụ o hiền hậu khỏi lo

mụ o nhiều chuyện là mụ o "dọn" mồm ( nhọn mồm, đanh đá)


Tối qua thi` noa'i "khi hôm"

Hoàng hôn : "Chạng vạng, nghe run qua' trời

Sớm mơi mang "chủi xuốt cươi"( lấy chổi quét sân)

Sài Gòn nghe thấy thì cười bò lăn


Lỡ ưng rồi, biết mần răng !

Cái giọng trọ trẹ.....cũng muốn ăn chung một nồi

Con gái chưa noái đã cười

Bị người ta noái là người vô duyên.

P/S: ko nhớ copy ở mô nữa ^^
 


Có nghĩa là nếu lấy chồng Huế phải học cái này à :1^:

Khoải cần phải học làm chi. Lấy chồng Huế, ở vài tháng là hắn thấm vô người khi mô mà không biết à.

Giọng Huế nghe sến sến rứa thôi nhưng người Huế sống thiệt lòng, tốt bụng và tự trọng lắm.

Nếu ai người Huế mà đi học hoặc công tác xa nhà, cứ buổi chiều tà nắng nhẹ, nghe nhạc Huế mà lòng không rưng rưng thì có lẽ chưa phải là người Huế.

<object width="300" height="61">


<embed src="http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMC8xMS8yNi84LzYvInagaMEODZjODQwZTmUsICwZjhlOWYzODk3MDJhN2ZmMDlhZWVjMTIdUngWeBXAzfEFpIFJhIFjhdUng6kgSHXhdUngr98UXVhWeBmmUsICgTGldUngaHx8Mg" quality="high" wmode="transparent" type="application/x-shockwave-flash" width="300" height="61"></object>
 
Last edited by a moderator:
có bài phóng sự nói nhiều về huế up cho bà con xem thêm

Sau một thời gian làng luyện dầu tràm Lộc Thủy, Lộc Tiến (huyện Phú Lộc, tỉnh TT- Huế) tắt ngóm vì các loại dầu dỏm, dầu ngoại nhập…, nay làng nghề có hàng trăm tuổi này bắt đầu nổi lửa trở lại. Dầu tràm Phú Lộc được xem như một “ thần dược ” của vùng nông thôn cộng với cách luyện dầu công phu, bí truyền đã mang lại cho làng nghề nấu dầu tràm một sức sống kỳ lạ. "Thần dược" thôn quê Với người dân miền Trung nói chung và x ứ Huế nói riêng, ai trong đời lại không một đôi lần mang ơn dầu tràm, nó được xem như một thứ “ biệt dược ” ở các vùng nông thôn còn lắm nắng gió này. Một đứa trẻ sinh ra, khi chướng bụng, nhiễm phong hàn…những người mẹ, người v ợ x ứ Huế nghĩ đến ngay lọ dầu tràm; phụ nữ sau khi sinh nở, dầu tràm cũng là dược liệu không thể thiếu. Dầu tràm được thoa đều lên gan bàn tay, bàn chân, lên bụng hay pha loãng với nước nóng rồi tắm cho trẻ đề phòng gió độc, trẻ thơ giấc ngủ cũng vừa tròn. Với những người già của x ứ Huế, đi đâu trong túi họ cũng có một lọ dầu tràm, khi thì dùng xoa bóp cho mình, khi thì để sẵn dùng cho con cháu trong nhà. Cái thứ “ thần dược ” thôn quê ấy đã gắn với đời sống của những người dân nghèo nông thôn, thấm vào trong máu thịt của họ và trở thành một ý thức truyền thống của người mẹ, người chị khi có con nhỏ sơ sinh. Sức sống của làng nghề nấu dầu tràm ở Lộc Thủy, Lộc Ti ến bền bỉ đến lạ thường khi biết bao loại tân dược, dầu ngoại bán nhan nhản trên thị trường, với người dân x ứ Huế, dầu tràm Phú Lộc vẫn là sự lựa chọn số một.
---------------
Để cất giữ được lâu, sau khi những mẻ dầu tràm được tinh luy ện, lấy ra khỏi lò, người dùng mang bỏ vào chai, ngâm thêm ít củ ném (một loại cây thuộc giống hành, củ hình hơi tròn, màu trắng) rồi đậy kín làm tăng thêm dược tính cho dầu tràm. Điểm đặc biệt của dầu tràm Phú Lộc là càng ngâm lâu hương vị càng nồng, dược tính càng cao, dầu không bị vơi cạn. Với người dân Lộc Tiến, Lộc Thủy trong nhà bao giờ cũng có một lọ dầu tràm ngâm thêm ít củ ném, được tinh chế từ đôi bàn tay của những nghệ nhân tài hoa. Bà Nguyễn Thị Tam (54 tuổi), thôn Phước Hưng, x ã Lộc Thủy, một nghệ nhân tinh luyện dầu tràm cho hay: “ Với người dân miền Bắc thì có chai cao hổ, người miền Nam thì chai dầu gió còn người miền trung mà đặc biệt là ở x ứ Huế thì chai dầu tràm đã gắn với họ từ nhỏ cho đến lớn lên. Dù ai đi xa, khi về quê hương cũng nhớ đến dầu tràm Phú Lộc, nó như một thứ “ thần dược ” thôn quê đã gắn v ào đời mỗi con người khi lọt lòng ” . Nghề nấu dầu tràm của gia đình bà Tam đến nay đã là đời thứ 3, dù có những lúc thăng trầm nhưng gia đình bà vẫn cố giữ lấy nghề của cha ông, như là một niềm tri ân của con cháu đối với lớp tiên hiền khi khai phá vùng đất bán sơn địa này.
---------------
Bí quyết luyện dầu “ Vương quốc ” của dầu tràm Phú Lộc nằm dọc theo Quốc lộ 1A qua địa bàn x ã Lộc Thủy, Lộc Tiến. Nơi đây v ốn được xem là vùng đất trời phú cho rất nhiều cây tràm, cây bổi. Sự hào phóng của núi rừng tuy chưa làm nên sự giàu sang nhưng đã góp phần nuôi sống bao thế hệ người dân làng tràm khi hạt lúa không còn là niềm cứu cánh. Bây gi ờ, để tinh luyện ra một mẻ dầu tràm, hành trình đi bứt lá bổi, lá tràm cũng thật gian nan. Tâm sự về nghề, ông Trương Diệp, một nghệ nhân nấu dầu tràm ở x ã Lộc Thủy nói: “ Những năm đầu của thập kỷ 80-90 của TK XX, cây bổi, cây tràm còn nhiều v ô kể. Người dân không cần đi đâu xa, chỉ quanh quẩn bên các trảng cát gần làng là đã có. Mà cũng lạ, cái đất vùng ni cứ bứt lứa này đến lứa khác, lá tràm lá bổi v ẫn không hết được, v ẫn mọc xum xuê. Vào thời đó chỉ riêng x ã Lộc Thủy đã có gần một trăm hộ dân chuy ên đi bứt lá tràm, lá bổi để về luyện dầu bán. Nay lá bổi, lá tràm không còn nhiều như trước, số hộ dân làm nghề này cũng giảm xuống nhưng bà con v ẫn bám trụ với nghề, lấy công làm lãi ” . Gia đình ông Diệp là một trong những hộ còn giữ được nghề nấu dầu tràm gia truyền. Hằng ngày, vợ chồng ông phải lên những trảng cát dưới chân núi Bạch M ã hay đi xa hơn xuôi về phía cảng Chân Mây để kiếm lá tràm, lá bổi. Cứ bứt ngày này qua ngày khác, lúc nào đủ cho một mẻ dầu mới ngưng nghỉ. Nói v ề cách luyện dầu tràm, ông Diệp cho biết: “ Cách thức luy ện dầu tràm cũng tựa như nấu rượu. Cứ 4 bao lá bổi, 2 bao lá tràm (khoảng 1,5 tạ) được đổ nước ngập 1/3 nồi nấu, sau khi đun lửa cháy đều 5-6 giờ đồng hồ sẽ cho ra 1 lít dầu tràm. Dầu cùng nước được đun sôi, bốc hơi chảy xuống ống dẫn, tràn qua một hệ thống can nhựa, dầu nhẹ sẽ nổi lên trên được cho vào chai ” . Theo ông Diệp, không phải ai cũng có thể nấu được một mẻ dầu tràm thơm, đượm nồng, dược tính cao. Bởi nghề này đã được truyền qua bao thế hệ, những kinh nghiệm gia truyền được đúc rút là bài học cho những mồ hôi, nước mắt của người dân làng tràm. Người nấu dầu tràm thơm phải là những người thợ “ mát tay ” , nắm rõ những bí quyết về cách chọn nguyên liệu, mực nước khi đổ, nhiệt độ của lửa… Trải qua thăng trầm, bi ết bao mái đầu xanh giờ đã bạc, cư dân làng tràm v ẫn giữ lấy nghề của cha ông. Tính đến hiện nay, cả Lộc Thủy, Lộc Tiến còn chừng 60 hộ bám trụ với nghề "Làng nghề luyện dầu tràm đỏ lửa trở lại là một tín hiệu đáng m ừng. Tuy nhiên, về lâu dài chúng tôi cần vùng nguyên liệu bền vững và đăng ký thương hiệu sản phẩm nhằm có sức cạnh tranh đối với những loại dầu tràm dỏm, dầu nhái trôi nổi trên thị trường, có như thế mới vực dậy làng nghề truyền thống này được ” ,
---------------
luyện dầu tràm. Dọc Quốc lộ 1A, những lò luyện dầu tràm từ sáng sớm đã bắt đầu “ nổi lửa ” . Theo đó hình thành nên một đôi ngũ với hàng trăm người dân chuyên đi bứt lá tràm, bổi về bán lại cho các chủ lò. Mỗi ngày mỗi lao động cũng kiếm được từ 30-40 nghìn đồng, tuy không mang lại thu nhập cao nhưng nó cũng chia sẻ phần nào gánh nặng cho hạt lúa. Hộ anh Nguy ễn Văn Hào, thôn Phú Cường, x ã Lộc Thủy đã có gần 50 năm làm nghề chưng cất dầu tràm. Theo anh Hào, v ào thời cao điểm, gia đình anh có đến 3 lò luyện dầu tràm đỏ lửa suốt ngày, tiêu thụ cỡ 4- 5 tạ lá mỗi ngày. Hiện nay, cứ mỗi lít dầu nguyên chất bán với giá 300 nghìn đồng. “ Mình làm chỉ lấy công làm lãi, bán cho những mối quen để mong giữ được nghề thôi. Tuy dầu tràm không còn được ưa chuộng như trước nữa nhưng thương hiệu của những mẻ dầu nguyên chất ở Phú Lộc vẫn còn mãi v ới thời gian. ” - anh Hào tâm sự. Xây dựng thương hiệu Để tìm “ đất ” sống mới cho dầu tràm Phú Lộc trước những loại tân dược, dầu tràm dỏm trôi nổi trên thị trường, những năm gần đây, nhiều chủ lò luy ện dầu tràm đã biết tìm đến các doanh nghiệp, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nhằm tạo lòng tin cho người sử dụng. Lò luyện dầu của ông Trương Diệp luôn đỏ lửa hết công suất ngày đêm để làm kịp các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Ông Diệp khẳng định: “ Hiện nay, dầu tràm dỏm có nguồn gốc từ Quảng Trị và các tỉnh khác bán trôi nổi trên thị trường, gây nguy hiểm cho người sử dụng nhưng giá thành lại rất rẻ, chỉ 7-8 nghìn đồng/chai. Trong khi đó, dầu tràm nguyên chất Phú Lộc mới ra lò có giá 30.000 đồng/chai. Nếu không chú trọng đến chất lượng, bảo đảm thương hiệu và kết hợp với các doanh nghiệp thì dầu tràm Phú Lộc khó có sức cạnh tranh nổi ” . Hiện tại, ông Diệp đã nhận những đơn đặt hàng đầu tiên của Cty TNHH SX và TM Thủy Sang đóng tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó, các chủ lò khác trên địa bàn huyện Phú Lộc cũng đang rục rịch tìm hướng đi mới cho sản phẩm dầu tràm của mình như bán dầu tràm kèm các sản phẩm khác.... Trên con đường thiên lý Bắc- Nam, những du khách trong và ngoài nước, tài x ế xe, tiểu thương… vẫn không quên ghé lại dưới chân đèo mua cho mình một chai dầu tràm thứ thiệt. Từ đó, dầu tràm Phú Lộc cũng có cơ hội vươn xa theo những chuy ến xe đến v ới mọi miền đất nước… Những ngày mưa lạnh x ứ Huế, vào “ vương quốc ” dầu tràm Phú Lộc đang dậy hương, chợt nghe sự hào phóng của núi rừng đã cho người dân nơi đây một làng nghề với sức sống bền bỉ. Dầu tràm như một thứ “ dị hương ” đưa ta về miền ký ức sâu thẳm của tuổi thơ, của ngày bên v òng tay mẹ… ông Nguyễn Văn Hào, một nghệ nhân luyện dầu tràm, nói.
 
Last edited by a moderator:
Tôi iu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời. Người ơi mẹ hiền ru những câu xa vời à à ơi ! tiếng ru muôn đời tiếng nước tôi ! bốn ngàn năm ròng rã buồn vui ...

Nghe bài hát "Tình ca" của NS Phạm Duy do CS Thái Thanh trình bày để thấy từng câu chữ mà chúng ta đang nói thường ngày sao mà chân phương , sao mà thân thương đến thế!

Đất nước là gì? Mà tình ca là đâu?

Dù sinh ra ở thành thị hay nông thôn, miền cao hay miền xuôi, ít nhiều mỗi người đều nghe, đều thấy những câu hát ru à ơi "Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi... Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học mẹ đi trường đời"

À ơi!

Đối với những nhà ngôn ngữ học, tiếng nói, câu chữ có nhìu ngữ nghĩa, nhiều thăng trầm lịch sử và tùy vùng miền. Đối với người bình dân - nông dân chúng tôi thì đó là tiếng của "bốn ngàn năm ròng rã niềm vui"

Xin cảm ơn Ns Phạm Duy: tiếng đất nước ròng rã bốn ngàn năm với bao thăng trầm buồn vui.
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=jaYxyrE5RzU[/youtube]

Có nghĩa là nếu lấy chồng Huế phải học cái này à :1^:
Lâu quá rồi mới thấy chú này nhỉ:rolleyes:
 
Tôi iu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời. Người ơi mẹ hiền ru những câu xa vời à à ơi ! tiếng ru muôn đời tiếng nước tôi ! bốn ngàn năm ròng rã buồn vui ...

Nghe bài hát "Tình ca" của NS Phạm Duy do CS Thái Thanh trình bày để thấy từng câu chữ mà chúng ta đang nói thường ngày sao mà chân phương , sao mà thân thương đến thế!.....

Không ngờ VTTGiang.. trẻ tuổi mà lưu ý và biết thưởng thức đến nhạc tiền chiến..

Thái Thanh tiếng hát"vượt thời gian" đúng là 1 tượng đài để người ta ái mộ về nhiều mặt


'Gặp Phạm Duy thấy ấm áp lạ lùng'
04/10/2009 2:00 CH “Khi chưa gặp ông, tôi thấy Phạm Duy là một tượng đài quá lớn, nhưng gặp ông thì thấy ấp ám và yên tâm lạ lùng”, ca sĩ Đức Tuấn chia sẻ về những kỷ niệm với âm nhạc Phạm Duy và người nhạc sĩ tài hoa này.
“Tôi tự hào vì cho đến thời điểm này mình là người hát nhạc Phạm Duy nhiều nhất Việt Nam. Tôi cũng tự hào với niềm tin ông dành cho mình cũng như những vị trí mà ông luôn dành cho trong các chương trình lớn", Đức Tuấn tâm sự.
1(1).jpg
Nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Đức Tuấn trong live show Ngày trở về diễn ra tại Hà Nội tháng 3/2009. Ảnh: Ngôi sao

Đến lúc này, tôi không nhớ ca khúc đầu tiên của Phạm Duy mà mình hát là ca khúc nào và hát từ khi nào nữa. Vì tôi đã nghe, thuộc và hát nhạc của ông từ khi còn rất nhỏ. Ngày bé, ba mẹ tôi thường nghe nhạc của Văn Cao, Phạm Duy và những ca khúc của hai nhạc sĩ này truyền sang tôi tự nhiên như máu thịt. Tôi nhớ những cuốn băng cát xét, mà gia đình lưu trữ được từ trước những năm 75 luôn được cả cha mẹ giữ gìn cẩn thận.
Sau này, khi trở thành ca sĩ, những ca khúc Phạm Duy đầu tiên tôi hát trên sân khấu là do tôi tự liên hệ với Phương Nam film (đơn vị phát hành những ca khúc của ông tại Việt Nam) để có được. Tôi cũng hát nhiều ca khúc của Phạm Duy chưa được cấp phép tại Việt Nam lúc đó để Phương Nam film thu demo, mang đi xin phép.
Năm 2005 ông về nước, tôi mừng lắm, vì cuối cùng đã được gặp ông bằng xương, bằng thịt. Ấn tượng đặc biệt của tôi về Phạm Duy là người không định kiến, điều đó khiến ông khác nhiều nhạc sĩ khác. Ông mở toang cánh cửa đối với những ca sĩ muốn hát nhạc của mình, thậm chí làm mới nó theo cách của họ. Vì vậy, khi chưa gặp ông, tôi thấy Phạm Duy là một tượng đài quá lớn, nhưng gặp ông thì thấy ấm áp và yên tâm lạ lùng.
Tôi không biết những người khác hát nhạc Phạm Duy với tâm thế ra sao, nhưng cũng biết khá nhiều người chọn hát nhạc của ông vì đó là một thứ nhạc ăn khách. Riêng tôi hát nhạc Phạm Duy bằng ký ức tuổi thơ của mình và tôi nghĩ rằng ông cảm nhận được điều đó. Có lẽ vì thế ông đã chọn và giao cho tôi những vị trí quan trọng trong các đêm nhạc của mình.

Có người hỏi tôi, ngoài âm nhạc, Phạm Duy có ưu ái gì cho Tuấn nữa không. Tôi lại nghĩ rằng, gia tài âm nhạc ông để lại và ông cho tôi cơ hội được hát nó đã là phần thưởng quá lớn mà tôi nhận được từ ông. Ông đã mở toang cửa kho báu đó rồi chỉ dẫn cho tôi những cái hay, cái đẹp trong từng ca khúc. Tôi sẽ không bao giờ quên những buổi được nói chuyện cùng ông, được nghe ông chia sẻ những điều giản dị về cuộc sống. Phần thưởng tôi nhận được từ ông, quả thật quá lớn.

2(1).jpg
Đức Tuấn muốn tìm hiểu về tất cả những người có liên quan đến âm nhạc của Phạm Duy (Ảnh: Đức Tuấn và ca sĩ Thái Thanh tại Mỹ). Ảnh: Đức Tuấn cung cấp.

<tbody>
</tbody>
Tôi thích hầu hết các ca khúc của ông, vì ca từ trong các sáng tác của Phạm Duy bao giờ cũng dung dị, gần gũi, dễ hiểu. Người trẻ đọc lên có thể hiểu theo cách của người trẻ, người lớn đọc lên có thể hiểu theo cách của người lớn, nhưng tuổi nào, đối tượng nào cũng có thể hiểu được, cảm được. Điều đặc biệt, sự dung dị ấy vẫn toát lên một vẻ đẹp hoàn chỉnh.
Tôi thích nhiều bài đến nay chưa có dịp công bố trở lại, nhiều bài người khác không thích. Và tôi cũng đặc biệt thích Tình ca.
Đợt vừa rồi qua Mỹ, tôi đã dành thời gian đi tìm ca sĩ Thái Thanh và đã gặp được bà. Tôi tìm gặp bà vì sự ngưỡng mộ người đàn bà có tiếng hát vượt thời gian, và cũng còn một lý do khác, thích tìm hiểu về những điều liên quan đến nhạc Phạm Duy. Bởi Thái Thanh từng là người thể hiện rất thành công những ca khúc của Phạm Duy một thời.
3.jpg

Theo Đức Tuấn, ai từng hát ca khúc của Phạm Duy đều có một đời sống tinh thần đẹp đẽ
Gặp bà, tôi ngỡ ngàng lắm, ca sĩ Thái Thanh đã nhiều tuổi nhưng cốt cách vẫn rất đôn hậu và sang trọng. Đặc biệt ở bà vẫn cuồn cuộn sức sống. Bà có quan điểm nghệ thuật rất rõ ràng, nhất định không quay lại sân khấu nữa. Quan điểm đó giúp Tuấn nhận ra rằng, con người ta cuối cùng nên dừng lại ở một điểm nào đó để giữ mãi những tình cảm tốt đẹp trong lòng công chúng. Và bà cũng chia sẻ về những trải nghiệm trong thời gắn bó với những ca khúc của Phạm Duy. Tuy nhiên, riêng điều này tôi sẽ giữ lại làm vốn cho riêng mình.

Được gặp ông đó là hạnh phúc, được hát các ca khúc của ông đó là mối lương duyên đẹp đẽ. Tôi nhận thấy rằng, không chỉ tôi, ai từng hát các ca khúc của Phạm Duy đều có một đời sống tinh thần đẹp đẽ”

Theo Đất Việt


Nhạc Phạm Duy tôi cũng thích...nhưng từ khi biết về đời tư...bê bối ( của ông ta)...tôi không còn thích lắm..
Phạm Đình Chương ( em chú bác với Phạm Duy) tuy viết nhạc không nhiều...nhưng tất cả đều hay

Tôi đồng cảm với "nửa hồn thương đau" của Phạm Đình Chương hình như bài này viết cho Khánh Ngọc hơn, và nhiều bản khác rất hay
 
Last edited by a moderator:
Huế trong trái tim tôi!nơi đó còn có mệ nội,còn o,còn hàng xóm láng giềng của tôi
ôi Dưỡng Mong trong ngàn nỗi nhớ ngừoi con xa xứ vì kiếp mưu sinh!
 
Nhạc Phạm Duy tôi cũng thích...nhưng từ khi biết về đời tư...bê bối ( của ông ta)...tôi không còn thích lắm..
Phạm Đình Chương ( em vợ Phạm Duy) tuy viết nhạc không nhiều...nhưng tất cả đều hay

Tôi đồng cảm với "nửa hồn thương đau" của Phạm Đình Chương hình như bài này viết cho Khánh Ngọc hơn, và nhiều bản khác rất hay

Ông anh nói vụ ở Nhà Bè phải hôn? Đau thật!
Ông anh nhớ chồng Thái-Thanh đi Algerie học làm phi-công cùng với Nguyễn-Cao-Kỳ, nhưng thi rớt. Nguyễn-Cao-Kỳ mang lon Thiếu-Úy, Lê-Huỳnh mang lon Trung-sĩ, bị Thái-Thanh ghẻ lạnh... Đây là một đại-gia-đình nghệ-sĩ lớn, tiếng tốt cũng nhiều, mà tiếng không tốt cũng không thiếu... Nhưng riêng Phạm Duy thì quá tệ. Tệ về nhân-cách cũng như liêm-sĩ! Bất đắc-dĩ thì còn chấp-nhận được, nhưng trân-tráo cố-tình thì.... chém!
Thân.
 

...... Nhưng riêng Phạm Duy thì quá tệ. Tệ về nhân-cách cũng như liêm-sĩ! Bất đắc-dĩ thì còn chấp-nhận được, nhưng trân-tráo cố-tình thì.... chém!
Thân.

Bác TC quả thật biết nhiều việc.
Trong đời thường PD là tay dâm ô..đến độ không còn luân thường đạo lý..
.trong sáng tác lão ta cũng là kẻ... ăn cắp ( kỷ vật cho em) của nhà thơ Phương Linh. lão ta tưởng Phương Linh chết trong mặt trận Hạ lào rồi..chuyện rối ren lên đến độ lão ta phải đăng báo mời Phương Linh đến Phòng trà Queenbe để được thương lượng tiền bản quyền...PL không đến...vì cho rằng PD không đủ tư cách để ngồi ngang hàng với mình ( Phương Linh là 1 người tàn tật)
Còn nhiều lắm..nhưng mình nên stop ở đây, kẻo bị mất "quan điểm quần chúng"
 
Vụ ăn cắp nầy là một, còn vụ khác nữa phải nhờ trung-gian điều-đình, rồi cũng chịu tiền cho êm. Ê mặt lắm!
Đồng ý với ông anh, mình ngưng ngang đây.
Thân.
 
Ca khúc: HUẾ TÌNH YÊU
thơ: Đông Hòa
nhạc & trình bày: Hà Lan Phương


<embed pluginspage="http://www.microsoft.com/Windows/Downloads/Contents/Products/MediaPlayer/" src="http://donghoa.vnweblogs.com/gallery/1211/1215508226_t%C3%ACnh_y%C3%AAu_l%C3%A3ng_m_n___ca_khu%C2%B4c__hu%C3%8A%C2%B4_ti%60nh_y%C3%8Au.wma" type="application/x-mplayer2" showstatusbar="1" autostart="0" showcontrols="1" width="356" height="55">

nhac1783ms2.gif

---------------

http://donghoa.vnweblogs.com/gallery/1211/1215508226_t%C3%ACnh_y%C3%AAu_l%C3%A3ng_m_n___ca_khu%C2%B4c__hu%C3%8A%C2%B4_ti%60nh_y%C3%8Au.wma
 
Last edited by a moderator:
Phạm Đình Chương ( em vợ Phạm Duy) tuy viết nhạc không nhiều...nhưng tất cả đều hay

Nhắc đến PĐC thấy buồn cho số phận một người.

Tôi thích Xóm Đêm và đặc biệt là Ly rượu mừng.
 
thêm vài hình ảnh về huế

em thì chỉ thích những cô gái huế thôi chứ ko thích tiếng huế, ..

Không có giọng nói Huế thì làm sao có những cô gái Huế?

Giọng nói, tà áo dài tím, chiếc nón bài thơ đã làm nên tất cả những gì dễ thương nhất của người con gái xứ Huế - sông Hương.

images10962_thuy2.jpg
cutrngtin-1.jpg
images22111_aodai170804.jpg
 
Last edited by a moderator:
Không có giọng nói Huế thì làm sao có những cô gái Huế?

Giọng nói, tà áo dài tím, chiếc nón bài thơ đã làm nên tất cả những gì dễ thương nhất của người con gái xứ Huế - sông Hương.

Dạ vâng đúng rồi chú ạ! Hi.

Nhưng con gái Huế hay ăn quà vặt lắm chú ạ. Cháu ở Huế nên cháu biết.

Nếu còn đi học, cứ giờ ra chơi là tụ tập ở cổng trường để ăn cóc-xoài-ổi thôi.

Đi học về thế nào cũng ghé quán bún hến hay bún mắm mên.

Đang đi giữa đường thấy cô bán bánh bèo-nậm-lọc-ít là tụ 5 tụ 7 lại ngồi vây quanh cô bán bánh liền. Hihi. Với cô bán chè hay đậu hủ cũng rứa.

Con gái huế không bạo dạn như con gái ở chỗ khác, nhưng được cái khi ai đã yêu con gái Huế rồi thì khó quên được lắm, bởi sự đằm thắm. Thường thì con gái gốc Huế không được đi chơi về sau 9h đêm. Mấy con bạn của cháu ngày xưa và nay vẫn cứ như rứa. Nói chung là luật ni vẫn còn nhiều nhà áp dụng lắm. Có nhà thì con gái có bầu không được lên nhà trên (cái ni chỉ còn ở làng còn thành phố thì lãng quên rồi). Nói chung là ở con gái Huế luôn hiện hữu một sự rụt rè truyền thống.

Con gái Huế rất thích ăn mặc đẹp nếu có điều kiện, nhưng lại ít đua đòi. Bởi thường bị ba mạ quản. Đi tất cả các tỉnh thành thì con gái Huế nói chung ăn mặc vẫn kín đáo nhất.

Nói về nấu ăn thì con gái Huế nói chung rất khá. Bởi ăn quà vặt nhiều nên biết nhiều và thường đến dịp cúng kị thì phải tham gia nấu nướng từ A-Z, nếu không sẽ bị o- gì-thím-mợ đánh giá thậm tệ.

Nhưng có một cái là con gái Huế không chịu thương chịu khó bằng con gái miền Bắc. Nếu có cơ hội để nhác việc là tận dụng liền. Độ tươm tất cũng không cao.

Muốn lấy vợ Huế không khó. Chỉ cần giỏi và đàng hoàng lễ phép là ba mạ gửi gắm con gái liền.
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top