xin mấy anh tư vấn dùm em hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây mía

em đang tìm hiểu hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây mía của ISREAL nhưng không rõ về cách thiết kế, chi phí, thời điểm tưới, lượng nước, thời điểm và lượng phân bổ xung vào hệ thống... mấy anh ai đã tường có kinh nghiệm hay hiểu về phương pháp này giúp em với:rolleyes:
 


Đương nhiên tưới ngầm về lý thuyết là tốt nhất rồi .
Bàn về thực tế, thì có nhiều chuyện các bạn đã nói đến
như bị mất cắp, không đủ vốn, còn tôi thì đang nghĩ
đến chuyện trồng mía với hệ thống tưới ngầm thì sẽ ra
sao . Tôi đã có kinh nghiệm chính tay trồng mía rồi,
và tôi cũng đã thấy người khác trồng mía thiếu nước
như thế nào rồi . Cây mía thiếu nước sẽ quắt lại ở
thời gian thiếu nước, và nở ra ở thời gian có nhiều
nước. Ví dụ một năm có 2 lần hạn thì cây mía có 2
quãng thắt lại và chỗ đó nhiều đầu mặt lắm. Chuyện
gánh nước tưới cả hecta mía cũng là chuyện thường .
Người trồng cây không vì thiên tai mà bỏ rơi cây trồng
của mình, rồi để vợ con chết đói theo?
*
Xin kể cách trồng mía truyền thống không có hệ thống
ống tưới ngầm như sau, để bà con bàn nhé:
*
Đất đánh thành luống, cách nhau 1 mét.
Trồng ngọn mía xuống dưới rãnh sâu, chứ không phải trên
đỉnh luống đâu.
Mía mọc cao lên, thì lấp đất vào gốc cho chắc, khỏi bị
gió thổi đổ. Cây mía bị gió thổi nghiêng, sẽ mọc cong
lên, năng suất thấp, độ đường kém. Độ cao của đất lấp
lên gốc mía chừng 1 gang tay. Nếu đắp cao hơn, có nghĩa
là phải đào đất bên cạnh sâu hơn, làm đứt rễ mía đã lan
ra tận đó.
Chặt Mía trước và sau Tết thì xong. Làm đất và trồng
Mía giống vào sau Tết cho đến 1 tháng sau thì xong.
Trồng muộn hơn, và thu hoạch sớm, thì thời gian Mía mọc
bị ngắn, lãng phí 1 tháng trời phơi ruộng, kém năng
suất.
Khi thu hoạch Mía, 2 tay cầm thân Mía nhổ lên, và vặn
đứt gốc mía dính vào đoạn ngọn Mía giống nằm ngang dưới
đất. Chỗ này mía mọc từ mầm nên rất nhỏ, đường kính chỉ
bằng ngón tay thôi, rất dễ bị vặn đứt. Cầm dao róc hết
rễ ở gốc mía, cái đoạn dài 1 gang tay dưới đất này .
Sau đó tước vài ba lá mía già nhất, rồi chặt ngọn mía
làm giống.
Sau khi chở Mía thân, Mía giống, và lá Mía già khỏi ruộng,
thì cày ngọn mía đã trồng từ năm ngoái lên, chuẩn bị cấy
ngọn mía mới xuống.
Như vậy mỗi năm, đúng nơi Mía cũ đã trồng, thì trồng xuống
Mía mới . Trồng thế thì đặt hệ thống tưới ngầm rất dễ,
không ảnh hưởng gì cả . Chỉ chú ý khi cày thì đừng cày
phải những đường ống chạy ngang luống mía thôi .
*
Nếu có hệ thống tưới tiêu tốt, không phải gánh nước tưới
mía, thì một người trồng mía có thể lao động cho 10 hecta
mía. Tôi đã lao động cho 7 hecta, thì lúc ấy da mặt như
người lai da đen, và người chỉ có 53 ký thôi, trong khi
không trồng mía, thì da tôi trắng, và nặng 56 ký lô. Từ
khi mía trồng xuống đến khi cao ngang ngực, mỗi ngày tôi
làm hơn 10 giờ chỉ để làm cỏ, không một ngày nào nghỉ,
vì cỏ các loại tiếp tục mọc lên từ hạt ở đâu bay đến .
Khi Mía mọc cao lên, thì đỡ dần công làm cỏ, mà chuyển
sang công bóc lá mía, mỗi ngày chỉ cần làm 6 giờ thôi, và
mỗi tuần chỉ cần làm 5 ngày. Mía cao trên đầu người thì
càng nhàn, gần như nghỉ dài dài. Thu hoạch Mía thì phải
thuê người, cần 3 người làm cả tháng mới thu hoạch xong.
Trồng Mía cũng 2-3 người cả tháng mới trồng được 7-10
hecta. Việc làm khá nặng và luôn tay, nên không thể mập
được. Một bó mía thường nặng 50 ký, đôi khi vội mà bó
ra 70 ký, vác ra đến đầu bờ để cho lên xe lên thuyền,
thì cũng thở ra đằng tai, vừa thở vừa đi trở lại cho
lại sức vác bó khác.
*
Thật ra, bà con ta ai ít đất thì làm đúng kỹ thuật như
thế, nhưng ai nhiều đất, mà lười, thì 2 năm mới cày gốc
mía lên trồng lại . Vì thế, năm thứ 2 Mía mọc lên từ
gốc mía năm trước chặt đi mà còn lại . Chặt chứ không
nhổ gốc lên như tôi kể trên kia. Chặt để còn có chỗ cho
Mía mọc mầm lên . Mía thu hoạch năm thứ 2 thì gọi là
Mía Mầm, trong khi Mía thu hoạch năm thứ nhất gọi là
Mía Gốc. Mía Mầm thì có cây mọc sớm, có cây mọc muộn,
chen nhau, lãng phí nắng ban đầu, nên năng suất kém, và
những cây Mía nảy mầm muộn thì tỷ lệ đường thấp. Có ruộng
chủ lười quá, mía nảy mầm rồi mới cày lên, ta cứ nhặt
những măng mía mà ăn, ngon ngọt hết chỗ nói. Đó cũng là
cái hạnh phúc nhà nông mà người khác chẳng bao giờ được
nếm tới. Phải có dao sắc, và bộ răng khoẻ mới thưởng thức
được, vì măng mía khá cứng, toàn đầu mặt thôi.
*
Lần đầu tiên tôi vào Nam cuối năm 1975, ngồi trên xe đò
tôi thấy mía bà con trồng không có tỉa lá . Ruộng Mía
không tỉa lá thì có nhiều sâu, và lá mía che bớt nắng
của những lá khác, nên cây Mía lớn chậm, gầy, năng suất
kém, và tỷ lệ đường thấp. Khoảng cách giữa cây theo chiều
dài là 10 đến 15 centimet. Dày hơn thì Mía gày và nhạt .
Thưa hơn thì Mía mập và ngọt, nhưng năng suất thấp, vì
ít cây trên 1 hecta, và cây cũng thấp hơn, không dài thân
như Mía trồng dày. Tôi không biết năng suất 1 hecta là
bao nhiêu, vì tôi nhận ruộng làm thuê, chứ không phải là
chủ ruộng. Chủ ruộng phải bao hết, và lỗ hay lãi, ông ta
chịu hết. Lá mía lúc ấy, bán đưỢc đắt lắm, vì bà con ta
mua lá Mía về lợp mái nhà . Tiếc cho bà con miền Nam
không bán được lá Mía. Mía miền bắc cây to thì 5 cây mía
được 1 ký đường đỏ, cây nhỏ thì 7 cây mới được 1 ký đường.
*
Nếu không có hệ thống tưới, phải gánh nước tưới, thì không
thể nào 1 người chăm sóc nổi 10 hecta mía. Cái cần chú ý
nhất là khi cày phải tránh đường ống nước chạy ngang luống
và phải chịu khó cày mỗi năm một lần. Trong bài báo bạn
TranVi có kể năng suất mía năm thứ 2 mới cao hơn năm thứ
nhất, làm tôi chẳng hiểu kỹ thuật trồng mía ra sao cả.
*
 


cái mà bạn cần...là vòi tưới phải bằng sành sứ...cắm sâu xuống đất...có cả cảm biến...khi cảm biến nhận ra đất đã khô sẽ tự động mở van tưới nhỏ giọt.. khi đủ ẩm cảm biến sẽ điều khiển khóa van

diễn đàn có nhiều công ty quảng cáo về cách tưới này rồi với đầy đủ hình chụp và chú thích.. bạn phải search để tìm lại mà đọc

Thí dụ hệ thống tưới dưới đây tự động tưới và ngưng khi cần mà không dùng điện


http://agriviet.com/home/showthread.php?t=871

Như chúng ta đã biết , một số vấn đề cây trồng gặp phải liên quan tới nước tưới:
1- Qua các số liệu điều tra sơ bộ hiện trạng trên 90% cây trồng chậu bị chết là do thiếu nước, 10% còn lại là do các nguyên nhân khác.
2- Việc tưới nước cho cây dù thực hiện nhiều lần trong ngày nhưng cây vẫn héo, vì nước chưa kịp hấp thụ trong keo đất đã thoát ra ngoài nên cây thiếu nước.
3- Việc tưới nước làm vấy bẩn môi trường xung quanh.
4- Việc thiếu nước làm hạn chế quá trình trao đổi chất trong cây, dinh dưỡng không được hòa tan nên cây không thể hấp thu được dẫn đến cây vàng úa, rụng lá.
5- Một số trường hợp tưới quá thừa nước gây úng dẫn đến chết cây.
6- Làm sao tưới đủ nước cho cây một khi vắng nhà ?

BLM-TRiBATKhắc phục tất cả các hạn chế trên.

<table id="ncode_imageresizer_warning_1" class="ncode_imageresizer_warning" width="855"><tbody><tr><td class="td1" width="20">
wol_error.gif
</td><td class="td2">This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 950x666.</td></tr></tbody></table>
11.jpg


BLM-TRiBAT là hệ thống tưới nhỏ giọt hoàn toàn tự động của Châu Âu, hoạt động cơ học không dùng điện. Cơ chế hoạt động hệ thống BLM-TRiBAT dựa vào đầu sứ cảm ứng cân bằng độ ẩm đất với môi trường bên trong đầu sứ, sự chênh lệch độ ẩm sẽ làm van mở ra cho nước chảy qua .
Như vậy, hệ thống tưới nhỏ giọt tự động BLM-TRiBAT sử dụng an toàn, tiết kiệm chi phí, thời gian, nước tưới mà vẫn đảm bảo yêu cầu về nước của cây.
Sản phẩm đặc biệt đáp ứng trường hợp khi bạn đi công tác vắng nhà, cây kiểng không người tưới nước, chăm sóc.

6.jpg


Thích hợp cho các vị trí bồn hoa nơi ban công, chậu cây hoặc các vị trí mà bạn gặp khó khăn khi tưới như xa tầm tay, hoặc tưới phun bằng vòi tưới thông dụng làm tóe nước vào tường, nền sỏi trắng… gây nẩm, đóng rêu, trôi đất .v.v… Vậy :


“ Hãy cảm nhận công nghệ theo cách của bạn ”


Để biết thêm chi tiết tư vấn kỹ thuật, chăm sóc cây và sử dụng thử sản phẩm
hoàn toàn miễn phí, vui lòng liên hệ :
Điện thoại: 08-3-9971869
Hotline: 0903 - 720 - 350

Cám ơn ông anh,
Hệ-thống nầy hay quá, nhưng chắc là khá mắc. Khi nào có dịp tui sẽ xem kỹ ngoài thực-tế.
Tôi vì trông nhiều, cần làm nhanh nên tui tưới bằng hệ-thống ống cuộn.
Càng ngày người ta càng nghĩ, càng chế ra nhiều cái hay, tiện dụng quá! Bổn-phận chúng ta là phải... dùng thôi! Hì hì...
Thân.
---------------
Bạn nói đúng.
Đúng là với DT hàng ngàn hecta thì cần phải đầu tư hệ thống tưới rất lớn ==> chí phí cũng lớn, mà đã làm như vậy thì mang tính chuyên nghiệp rồi. Nên vấn đề an toàn và mất cắp đường ống sẽ có giải pháp tối ưu để giải quyết. Với DT lớn như vậy thì mình chưa thấy, chứ với 10-15 hecta thì không có gì là khó. Hiện tại mình cũng đang tưới cho khoảng 5ha rồi, thấy rất là tốt không có vấn đề gì lớn cả. Bạn hãy cứ tự tin đầu tư nếu có điều kiện, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Như bạn đã đi và đã thấy ở nước ngoài, nông-trại nhỏ vài chục mẫu thì chỉ cần người trong gia-đình làm. Nông-trại lớn hơn thì họ dùng cơ-giới.
Nói chuyện nông-trại nhỏ như anh em tui thì nói cơ-giới cho oai vậy chứ, mới đầu thì chỉ có 1 máy cày đi bộ, sau nầy mua máy lớn hơn.
Máy lớn có cái tiện là làm được hầu hết đủ mọi thứ :
- Cày xới
- Móc rảnh
- Lên liếp
- Đặt ống tưới
- Bọc plastic liếp
- Cấy cây
- Cắm cọc
- Làm cỏ + vun gốc
- Kéo rờ-mọc
- Xịt thuốc sát-trùng
- Và các việc của một con trâu.... sắt!

Ở chỗ chúng tôi thì nông-dân không bao giờ bị trộm. Ở VN, nếu trồng lớn, áp dụng dụng-cụ hỗ-trợ tiết-kiệm được 10 nhân-công, thì cũng nên bỏ ra 1 nhân-công đi canh giữ, vẫn còn lợi. Bạn đồng ý không?
Xin bạn ghé Diễn-đàn thường hơn, thỉnh-thoảng cho vài bài. Anh em chúng tôi cần bạn lắm!
Thân.
---------------
em đang tìm hiểu hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây mía của ISREAL nhưng không rõ về cách thiết kế, chi phí, thời điểm tưới, lượng nước, thời điểm và lượng phân bổ xung vào hệ thống... mấy anh ai đã tường có kinh nghiệm hay hiểu về phương pháp này giúp em với:rolleyes:
Thưa bạn,
Như tui đã thưa, ở đây có 2 bạn đang xử-dụng hệ-thống bạn đang nói, và còn rất nhiều vị khác chưa lên tiếng góp ý. Ngoài ra, còn rất nhiều người đã, đang áp-dụng có kết-quả quá tốt. Bạn sắp sửa đi trên con đường rộng thênh-thang, giúp bạn giảm nhẹ không biết bao nhiêu nổi khổ-cực nghề nông.

Nếu bạn trồng mía làm đường, mà bận quá không đánh lá thì không sao hết. Một vài nước vẫn còn chặt mía bằng sức người, thì trước khi chặt, cho 1 mồi lửa, đốt sạch lá mía chỉ còn trơ lại thân mía đứng sửng... Tại Úc, vì sợ cháy rừng, nên người ta để nguyên ruộng mía với đủ lá tươi, lá khô um-tùm, lái máy thu-hoạch vô. Máy sẽ :
- Chặt mía
- Tuốt lá, chặt ngọn
- Cắt khúc
- Xong, quăng phần khúc mía sạch đó lên xe tãi, chở thẳng về lò đường.

Bạn hỏi chi-tiết lắp đặt hệ-thống với bạn botienthi và tuongsinh, chắc-chắn sẽ được góp ý. Riêng tui, không biết ở VN đang bán loại vật-liệu nào, nhưng nguyên-tắc lắp đặt thì đâu cũng vậy thôi, vậy nếu bạn cần, tui cũng xin được vuốt đuôi theo.
Chúc bạn mọi việc hanh-thông.
Thân.
 
Last edited:
nếu bạn trồng hoa trong nhà kính hay rau quả thì hệ thống tưới tự động hiệu quả.
còn với những cây công nghiệp , lâm nghiệp thì hãy cứ làm hệ thống tưới tự động đi rồi bạn sẽ thấy
vì sao nông dân lấy công làm lời.
 
nếu bạn trồng hoa trong nhà kính hay rau quả thì hệ thống tưới tự động hiệu quả.
còn với những cây công nghiệp , lâm nghiệp thì hãy cứ làm hệ thống tưới tự động đi rồi bạn sẽ thấy
vì sao nông dân lấy công làm lời.
Thưa bạn,
Trước tui cũng nghĩ như bạn, mình là nông-dân, lấy công làm lời. Tui trồng trong nhà kính và cũng trồng bên ngoài nữa. Nhưng khi áp-dụng các phương-pháp tưới mới thì tui giảm số nhân-công xuống, vậy mà vẫn nhàn hơn, thu-hoạch lại gấp bội, nên :
- Sẽ không bao giờ tui bỏ lối tưới mới nầy,
- Sẵn-sàng chia sẻ (trong giới-hạn hiểu biết của tui) với bà con muốn tìm hiểu, ứng-dụng.
Chứ bạn bảo dùm tui coi, tui biết làm sao bây giờ?

Ủa, bạn nói chuyện nhà kính, mà nhà kính của bạn, chính bạn trồng hoa, rau trong đó, hay bạn phụ-trách vệ-sinh? Trong không-gian hẹp của 1 nhà kính, rất cần sạch-sẽ.
Chúc cho công việc bạn suông-sẻ.
 
nếu bạn trồng hoa trong nhà kính hay rau quả thì hệ thống tưới tự động hiệu quả.
còn với những cây công nghiệp , lâm nghiệp thì hãy cứ làm hệ thống tưới tự động đi rồi bạn sẽ thấy
vì sao nông dân lấy công làm lời.

Không biết bạn có thấy được hệ thống tưới nhỏ giọt chưa vậy. Nếu bạn thấy thì nó khác so với tưới tự động như bạn nói. Vì hệ thống tưới tự động là cần phải có đầu dò độ ẩm, còn tưới nhỏ giọt thì không cần cái này.
Còn tại vì sao mà nông dân mình lấy công làm lời vì mặc cảm và tự ti vì không đủ vốn để làm nông công nghệ cao, chính vì thế mới lấy công làm lời. Mà đây chỉ là nói cho nó có với người khác thôi, chứ nếu như cùng một công bỏ ra mà lấy công làm lời so với áp dụng KHKT thì công nào lời hơn - Chắc là bạn rõ.
Không biết bạn có nên tìm hiểu thêm những mô hình và kinh nghiệm thực tiễn, để công của bạn có thể sinh lời nhiều hơn được không. Nếu bạn muốn thì bạn cứ mạnh dạn nói ra những gì mình còn đang nghi vấn hoặc chưa hiểu, để có thể ACE trên diễn đàn giúp bạn. "Bác học không bao giờ ngừng học" là vậy.
Chúc bạn thành công hơn nữa!
 
nếu bạn trồng hoa trong nhà kính hay rau quả thì hệ thống tưới tự động hiệu quả.
còn với những cây công nghiệp , lâm nghiệp thì hãy cứ làm hệ thống tưới tự động đi rồi bạn sẽ thấy
vì sao nông dân lấy công làm lời.
Thật sự thì nông dân mình thấy có lợi là làm, họ có nhiều đầu tư kỹ thuật cho công việc của mình lắm nhưng với pp tưới nhỏ giọt cho riêng cây mía hay cây công nghiệp họ chưa thấy hay chưa biết đã có ai áp dụng chưa và có lợi hay không đây thuộc về bên khuyến nông của nhà nước phải ra tay.
Hiện nay tôi cũng đi nhiều nơi nhưng chưa thấy thực tế một mô hình nào áp dụng tưới nhỏ giọt cho cây công nghiệp hay cây trồng trên diện tích lớn, chỉ nghe, thấy báo đài nói thôi nhưng với diện tích nhỏ.
Vậy bác nào ở đây đã trồng cây với diện tích lớn có sử dụng pp tưới nhỏ giọt thì cũng nên giới thiệu với bà con từ khâu tính toán vật tư, giá thành, khấu hao, thời gian thu hoàn vốn v.v....Để bà con có cơ sở tham khảo hầu có thể áp dụng vaò điều kiện cụ thể của mình đồng thời các bác giới thiệu luôn các loại vật tư, quy trình lắp đặt, bảo dưỡng hàng tháng cùng các sai hỏng khi vận hành.
Nếu được như vậy thì quý hóa cho nông dân mình lắm.
Ngoài chuyện này ra còn cái nữa là vấn đề vốn đa số bà con vay ngân hàng hoach người quen để sản xuất bỏ ra 1 lần vốn nhiều quá hơi khó, đây cũng là một sự trì trệ khi áp dụng kỹ thuật cao vào trồng trọt.
 
Last edited:
thực ra mấy bạn nói bạn cũng đúng! mình làm nghề nông chủ yếu lấy công làm lời nếu có thể đầu tư hệ thống tưới tự động thì đỡ được phần nào đó về chi phí tưới nhưng vốn đầu tư thì hơi cao nhung hiệu quả thì lâ dài theo mình là nên ! va mình cũng đang co ý định làm nhưng còn chưa biết bắt đầu từ đâu ! mong các bạn chỉ giáo
 

Về thu hoạch mía:
Tôi e khi cho mồi lửa, thi lá mía cháy xong, thì thân mía cháy theo luôn, may ra còn gốc.
*
Về chuyện lấy công làm lời:
Khi ta nghèo, một ngày ta làm được trả công 2 đôla . Khi ta là đại gia, ta thuê người
làm, trả họ 2 đôla 1 ngày, còn ta thu lời hết, tính ra một ngày ta làm được 2 trăm đôla.
Vậy thì cái lấy công làm lời, nó tuỳ theo thân thế của ta là người nghèo, hay là đại gia .
Khi ta nghèo, cả nhà trông cậy vào mấy sào mía, gạo không đủ cho con ăn, thì phải tự
mình gánh từng thùng nước đi hàng trăm mét, tưới cho từng gốc mía, vì làm gì có máy bơm?
Khi là đại gia, cái ngày công nó lớn lắm, nên phải có trại lớn, hệ thống tưới tiêu tốt
nhất (thì nhiều tiền nhất) mới đủ công cho ta, không thể lúc ấy gánh từng thùng nước đi
hàng trăm mét mà tưới cho từng gốc mía được.
Nếu chưa phải đại gia, đến ngân hàng vay tiền mua hệ thống tưới tiêu, tiền trả lãi ngân
hàng có thể nhiều hơn số Mía bán được, chẳng những không có công, lại còn mang nợ nữa .
*
Các cụ nói: cái khó bó cái khôn . Khi ta nghèo, thấy người ta khôn, mà cũng không học được.
*
 
cảm ơn thông tin mà mấy cung cấp và những tranh luận cũng thật hữu ích. chân thành cảm ơn ý kến của tất cả mọi người!
 
Bác anhmytran,
Dân Cuba chuyên trồng mía, vẫn còn thu-hoạch bằng dao chặt, nhưng trước khi chặt họ đốt, lửa cháy hết lá khô, chỉ còn ngọn tươi, lúc đó mới có thể vào chặt được. Bà con đã từng trồng mía thì biết số lượng lá mía khô trong ruộng mía như thế nào, rất vướng-víu cho việc chặt thu-hoạch, còn gánh nước tưới thì có thể được, nếu chịu khó dọn sạch lá khô và trồng thật thưa. Mà như vậy là mất năng-xuất. Bác nghĩ có đúng không?

Cùng hai bạn botienthi và tuongsinh,
Xin quý bạn vui lòng tiếp tay với bạn Vanbac0808. Riêng với tui thì xin hai bạn giúp cho biết cách lắp ráp hệ-thống tưới nhỏ giọt của hai bạn, và nhất và giá cả của từng món.

Thưa cùng bạn Vanbac0808,
Với sự tiếp tay của hai bạn botienthi và tuongsinh, thì việc bạn lắp một hệ-thống tưới nhỏ giọt không còn là vấn-đề. Nói nó dễ như làm đồ chơi thì quá đáng, nhưng nếu bạn muốn nói vậy, thì tui cũng xin đồng ý ngay. Tui tuy ở xa, nhưng cũng xin được tiếp tay với 2 bạn trên (nếu được 2 bạn có chút giờ rảnh, tiếp tay với bạn Vanbac0808), thì tui cũng xin góp ý về cách tui làm bên đây.

Tui chỉ có 2 điều xin thưa ngay :
- Giá cả vật-liệu là thứ tui cần biết trước. Tui sẽ phải tính ra trước chi-phí.
- Kế đó là Hệ-thống tưới nhỏ giọt chôn ngầm : Tui đã trồng với dưa thì không có vần-đề, nhưng với cà chua thì rễ chui vào bét tưới làm nghẹt, do vụ mùa kéo dài lâu hơn, rễ có thì giờ chui. Với mía thì càng dễ có cơ-hội cho rễ chui vào do : Mùa mía kéo dài lâu và hệ-thống rễ khí-sinh của mía rất mạnh, nên sau khi vun gốc thì các bét tưới nằm ngay đầu rễ. Nên, với hệ-thống bạn sắp ráp, thì xin để trần trên mặt, sau khi cây lên mạnh cũng sẽ được lá che lại thôi.
Thân.
 
Last edited:
Bác anhmytran,
Dân Cuba chuyên trồng mía, vẫn còn thu-hoạch bằng dao chặt, nhưng trước khi chặt họ đốt, lửa cháy hết lá khô, chỉ còn ngọn tươi, lúc đó mới có thể vào chặt được. Bà con đã từng trồng mía thì biết số lượng lá mía khô trong ruộng mía như thế nào, rất vướng-víu cho việc chặt thu-hoạch, còn gánh nước tưới thì có thể được, nế chịu khó dọn sạch lá khô và trồng thật thưa. Mà như vậy là mất năng-xuất. Bác nghĩ có đúng không?..............

Đọc trong tài liệu "phát minh" đốt vườn mía trước khi thu hoặch là của CuBa, do 1 tai nạn hỏa hoạn vườn mía đến kì thu hoặch.. không thể chữa được do lá mía khô quá nhiều, cháy rất nhanh,
Sau hỏa hoạn vườn mía chỉ còn lại các thân mía thẳng và sạch bóng còn tưới...rất dễ vào chặt
người ta đưa các cây mía này đi làm đường thử...thấy đường được còn nhiều hơn các vườn mía không cháy...do nhiệt độ lúc hỏa hoạn đã làm hàm lượng đường..tăng
Từ đó Cuba trước khi thu hoặch mía...họ đốt vườn
 
Cùng hai bạn botienthi và tuongsinh,
Xin quý bạn vui lòng tiếp tay với bạn Vanbac0808. Riêng với tui thì xin hai bạn giúp cho biết cách lắp ráp hệ-thống tưới nhỏ giọt của hai bạn, và nhất và giá cả của từng món.


Ối ! Bác Thuycanh nhầm rồi. Bạn Tuongsinh thì có chứ tôi thì cũng đang tìm hiểu học tập để lắp đặt cho mình thôi.
Trước đây tôi có lắp hệ thống tưới nhỏ giọt mini cho vườn rau trong thùng xốp trên sân thượng và điều khiển bằng tay. Không áp dụng được ở đây .
Vậy cáo lỗi đến khi nào tôi lắp xong hệ thống ở vườn sẽ xin phép trao đổi kinh nghiệm.
 
Ối ! Bác Thuycanh nhầm rồi. Bạn Tuongsinh thì có chứ tôi thì cũng đang tìm hiểu học tập để lắp đặt cho mình thôi.
Trước đây tôi có lắp hệ thống tưới nhỏ giọt mini cho vườn rau trong thùng xốp trên sân thượng và điều khiển bằng tay. Không áp dụng được ở đây .
Vậy cáo lỗi đến khi nào tôi lắp xong hệ thống ở vườn sẽ xin phép trao đổi kinh nghiệm.
Vậy bạn có quyền ngồi kế bên dự khán và tiếp... rượu!
Tặng bạn giai-thoại nầy :
- Quân-lệnh thì nặng nhứ núi, từ trên xuống, tức 'lệnh hàng dọc". Vậy mà người lính trong quân-đội Thụy-sĩ lại có thêm "lệnh hàng ngang" nữa! Họ lý-luận thế nầy, rồi đặt thêm cái lệnh hàng ngang... "cà chớn" đó mới là xẫu mình chứ! Đây :
"Rượu là kẻ thù, trốn chạy trước kẻ thù là hèn nhát".
Vậy đó, rồi họ... DZÔ luôn!
Bây giờ, vô 3 xị rồi, tui hỏi bác :
- Tui nói : "Đàn bà là kẻ thù".
Bác dám nói tui trật hôn?
 
Bác Thuỷ Canh:
Như tôi đã viết về kỹ thuật và thực tế trồng mía ở miền bắc:
Trồng dày, bóc lá, và tưới bằng nhiều cách, kể cả gánh nước
nếu cần mà bí quá, chứ ngày xưa thì hầu như không ai có máy
bơm nước cả. Trồng mía như vậy thì năng suất cao hơn các kỹ
thuật trồng mía khác (trồng thưa, và không bóc lá già đi).
Chỉ có một cái dở là tốn quá nhiều công, nhưng thích hợp với
miền bắc là nghèo khó và ít diện tích. Nhiều nhà bóc lá, làm
cỏ, vun gốc, tưới nước xong, chẳng còn việc gì mà làm nữa.
Riết rồi sinh ra tính lười, cả tháng trời chẳng chịu làm gì cả,
con không có đủ cơm mà ăn, vợ thì làm tối ngày, không đủ giờ
ngủ nghỉ nữa . Có người thì chăm quá, làm ruộng nhà mình rồi
làm thuê cho nhà khác nữa, đến lúc gục xuống, bác sỹ nói đã bị
lao, mấy hôm sau thì chết ngay, không ai cứu nổi.
*
Bác Mục Tử nói đốt đồng mía thì mía khô bớt nước đi, hàm lượng
đường tăng thêm thì đúng, nhưng sản lượng đường sẽ không tăng,
mà có thể giảm nữa, vì khi ép mía, đường đọng lại trong bã sẽ
nhiều hơn so với mía tươi còn nhiều nước. Đốt đồng còn một cái
hại nữa là làm chai đất, chết giun và sâu bọ. Ngày xưa tôi có
đọc một bài báo nói cái hại của đốt rẫy như vậy, không biết
ngày nay còn đúng nữa không.
*
Bác nói đến chuyện rễ cây chui vào ống nước, thì chuyện đó
rất thường ở Mỹ. Nhà khi làm đường ống ngầm, bao giờ cũng có
một đường ống thẳng ra cống thải nước của thành phố, và đầu
trên của ống hướng ra một nơi rất quang đãng, có nắp đậy .
Chừng chục năm hay hai chục năm, thì ống nước bị nghẹt, vì
rễ cây chui đầy trong ống, chặn lại tóc người tắm trôi xuống
khiến cho nước không chảy được nữa. Phải thuê thợ có máy cắt
rễ trong ống đi. Đó là một cái máy công suất lớn, quay cánh
quạt chém vụn tơi rễ trong ống rồi rút cánh quạt lại kéo theo
rễ bị chém vụn . Cứ đi một quãng rồi phải lùi lại lấy rễ ra
mãi cho đến khi thủng ra đến tận cống lớn. Ở nhà tôi, cống
ấy đường kính 15 centimet, dài gần 2 chục mét, và cống lớn
sâu hơn 2 mét. Bác nói bây giờ tôi mới nhớ ra, chẳng biết đến
bao giờ phải mất tiền thuê thợ đến cắt rễ trong ống cống đây.
*
 
Ở VN muốn thu hoạch mía bằng đốt đồng thì phải đăng ký ngày nhập nguyên liệu trước với nhà máy đường, chuẩn bị lực lượng nhân công thu hoạch và xe vận chuyển về nhà máy thì mới tiến hành đốt được nhưng cẩn thận kẻo cháy lan qua chỗ khác. Vì đang vào mùa thu hoạch, mía dạng này phải được chuyển ngay vô nhà máy, nếu phải xếp hàng bốc số chờ đến lượt nhập hàng chừng vài ngày sau thì có nước...làm củi thôi.
 
Cám ơn bác httung thật nhiều!
Đồng-bào Thượng đốt rẫy trồng-trọt, sau khi đất hết màu thì bỏ đó cho cỏ mọc (hưu-canh), họ đến khoảnh đất khác... đốt! Rồi trồng (du-canh). Đất rất nhiều phân.
Cháy rừng, tốt đất chứ không hại đất. Cháy rừng chết côn-trùng chứ không hẵn chết hết trùn.
Ngày trước, bác anhmytran có nấu cơm bằng củi không? Nấu bằng củi, lọ đóng đáy nồi. Bây giờ bác nấu bằng củi 1 ấm nước như vậy cho đến khi nước thật sôi. Bác nhấc ấm nước ra. Vậy đây, tui hỏi bác :
- Tui có dám xòe 2 bàn tay trần của tui ra cho bác đặt ấm nước sôi đó lên không?
Nếu bác nói tui dám làm, thì cũng như rừng cỏ, ruộng mía cháy, không có thân gỗ, thi dưới mặt đất 1 tấc, mà cỏ hay lá mía bên trên đang cháy, cũng chỉ như đáy ấm nước sôi của bác mà thôi.
Thân.
 
Thấy các bác nói về trồng mía tưới nhỏ giọt xôm tụ quá nên mình cũng có đôi điều muốn nói .
Không biết nơi khác thế nào chứ hiện tại ở quê mình chẳng ai nghĩ tới việc trồng mía mà làm hệ thống tuói nhỏ giọt cả. ở đây người ta thường trồng mía vào cuối mùa mưa đầu mùa nắng,rồi dùng máy bơm tưới cho đến khi mía cao khoảng 0,5-0.7m là ngưng tưới luôn.Khu vực nào mà không có nước thì người ta thường chỏ nước bằng xe bồn vào tưới. Trồng mùa mưa mía thường lên rất chậm nếu bị đọng nước là khỏi lên luôn.
Còn về việc đốt mía thì đúng như bác Tranvi nói mía đốt rùi để lâu thì chỉ có nước làm củi thôi.Nên người ta thường khoanh vùng nhỏ nhỏ thui rùi mới đốt để tránh cháy lan ra .
Mía đang cháy theo như hình trên thì mình đoán là mía trồng năm 2 trở lại thôi vì mình thấy bụi mía nào ra bụi mía đó và hàng lối vẫn rõ ràng. còn mía năm 3 trở đi nó mọc ngả rạp hết xuống đất rất rậm rạp đi vào vườn mía không dễ tí nào.
Thêm một thông tin nữa là người ta thường chỉ tưới mía năm đầu , từ năm 2 trở đi thừong bỏ mặc rất ít người tưới.Và thường 4-5 năm là trồng mới lại(tùy thuộc tình trạng vườn mía)
Với những thông tin em đưa ở trên thì thiết nghĩ có nên làm tưới nhỏ giọt không?Theo em nghĩ tùy loại mía mình trông,điều kiện từng nơi, mô hình lớn nhỏ và hoàn cảnh mỗi người mà áp dụng các biện pháp tưới tiêu cho phù hợp thui.
 
Last edited by a moderator:
tưới nhỏ giot không những mang nưới tới cho mía mà con bón phân hòa tan qua đường ống mỗi ngày một ít cây phát triển tôt hơn,con đạt năng xuất cao hay không là lúc mía mới lên có đủ nước và phân thì cây mới có năng xuất.minh đang tư vấn cho trung tâm khuyến nông về mía giống nên mình cũng biết một ít đống góp với bà con diễn đàn cho vui mong cac bac đừng cười.
 


Back
Top