Giải pháp cho mảnh đất 1500m2 ("thế" mở màn)

Kính chào bà con!
Sau khi tôi đưa ý tưởng tạo một hệ thống "cờ thế" trong nông nghiệp, được Sếp ủng hộ. Tôi nghĩ rằng ý tưởng nào cũng phải bắt tay vào làm thì mới thành hiện thực. Vì vậy tôi mạo muôi đưa ra một "thế" mở màn để lấy...hên và cũng để xem ...không khí thế nào. Nếu thấy có khí thế thì sếp hãy mở box riêng cho khỏi...phí đất.
Vậy mời bà con đưa ra một giải pháp cho mảnh đất của tôi để đạt hiệu quả cao .
Các điều kiện như sau:
Diện tích : 2000m2 trừ đi nhà ở, công trình phụ thì còn khoảng 1500m2
Chất đất : Cát pha đã bạc màu trở thành dúi dẻ, màu xámbạc, cứng vào mùa khô nắng, sình lún vào mùa mưa. Vào mùa mưa có khi ngập nước xâm xấp hai, ba ngày rồi rút.
Nguồn nước : Giếng đào và giếng đóng, không có phèn. Đã có bồn nước 1000lít cao 4m.
Lịch sử : Đã từng trồng mía, củ mì, củ hùynh tinh, trồng lagim, thơm, trồng chanh, mít, xoài, xung quanh vườn còn gần chục cây dừa v.v.. Tóm lại cho thu nhập khoảng...6 triệu/năm
Lao động : 1 lao động mạnh khỏe cỡ...tôi
Vốn : Tôi được phép chi tiêu trong phạm vi...30 triệu.
Nếu những dữ kiện nêu lên cần thêm thì bà con cứ cho biết để bổ sung.

Kính mời các anh hào tham gia cho các giải pháp.
Kính mời các cao nhân vừa nhận xét vừa cho các giải pháp luôn (kẻo không mất quyền lợi...góp ý).
 


Hôm qua quả là tôi không được may mắn! Viết bài trình bày kết quả cùng hướng sắp tới xong, mất gần hai tiếng đồng hồ. Chủ quan không lưu copy lại. Bấm gửi một cái và thế là...xong! Bài trôi theo tín hiệu internet bị mất không biết đến phương trời nào. Đến bây giờ mới vào được lại bình thường.
Đành viết tóm tắt lại vậy :
Trùn quế sau 1 tháng rưỡi bắt đầu thu hoạch. Tôi thu thử 1 ô 4m2 thì được 6kg trùn thịt đã làm sạch. Chỉ có điều gạ mãi không có ai mua, phải phơi khô tán bột cho... gà chén dần. Các hộ nuôi tôm không ai chịu dùng, có người bảo dùng trùn nuôi cho 1 hồ của ổng 1vụ. Nếu tốt thì mua nhiều và quảng cáo giúp. Tới nơi thì té ngửa ra vì hồ của ổng rộng có...5000m2.
Phân trùn thì khả quan hơn : Tôi đi chào hàng ở các vườn ươm, vựa cây cảnh thì bán được với giá 2000đ/kg. Mà trùn thịt không bán được nên nó ăn và tạo thành phân trùn rất nhanh. Với diên tích của tôi nuôi mà mỗi tháng được khoảng trên 1,5 tấn làm khô tương đối sau khi đã bón vườn thoải mái. Sau đó tôi nghĩ ra "trò" vào bao nilon, mỗi bao 1kg. Ghi rõ cách dùng và tác dụng lên rồi đi gửi bán ở các cửa hàng bán phân cho cây cảnh, rau sạch. Họ mua sỉ (với giá gần gấp đôi tôi bán phân rời trong bao 25kg) rồi bán ra với giá lẻ từ 6 - 10 ngàn/bao 1kg.
Vậy trong một năm tôi thu từ phân trùn khoảng 40 tr. Không kể bón vườn mình và bán giống lai rai vài triệu nữa.
Còn trồng gừng thì có thể coi là thất bại tuy không lỗ. Do thiếu kinh nghiệm. Tôi trộn tỷ lệ phân bò và trấu quá cao trong đất trồng. Lại gặp thời tiết năm vừa rồi quá nắng nóng nên gừng bị hư mất khoảng hơn nửa và cây bị yếu, mất sức phát triển kém. Sau đó không biết có phải nhờ có phân trùn không mà chỗ còn lại (khoảng 1/3). Phat triển rất tươi tốt và cho được 1 tấn củ. Thu được 20 tr. Dự tính ban đầu là thu 3 tấn củ tươi được tối thiểu 60 tr. cơ. (Nhưng đó là "nếu như").
Tuy nhiên điều được nhất là mảnh vườn của tôi trước kia ai cũng lắc đầu bảo không trồng gì được thì nay trở nên màu mỡ nhất...thôn nếu không nói là nhất...xã (Hì! hì...! Nói "phét" tý). Bằng chứng là trước kia đất này trồng đậu phộng chỉ cho vỏ to hột lép. Vậy mà bây giờ trông vụ vừa rồi cây tốt kỳ lạ, dây vừa to vừa cao, đâm sợ ...không có củ. Nhưng thu hoạch lại cho củ vừa to vừa chắc, nhất vùng! Ăn bùi ngọt đậm đà. Thu dọn gừng tôi lấy đất trong bao nâng cao vườn rồi lên luống, phủ màng nông nghiêp trồng ớt chỉ thiên trái vụ và...thành công. Nhưng thu nhập của ớt và đậu thì tính cho năm nay.
Qua quá trình làm vườn, tôi cảm thấy vất vả quá nên tính đường ..."làm biếng". Bèn tự làm hệ thống tưới nhỏ giọt và...thất bại. Bây giờ đang đặt mua vậy. Và tôi học bác Maquemau làm bể nổi nuôi cá với hy vọng hình thanh mô hình tổng hợp hỗ trợ nhau : Bắt đầu từ trùn quế => phân trùn bán và bón vườn, thịt trùn để bổ sung đạm cho cá => Nước thay hồ cá nối vào hệ thống nhỏ giọt tưới vườn.
Trước mắt tôi vẫn trồng hoa màu ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài và để ...học làm nông. Trong vườn sẽ luân canh gừng,ớt, đậu phộng, bắp, rau...và liên tục bổ sung phân trùn. Từ từ tìm hiểu, ghép dần vào trồng loại cây ăn quả lâu năm nào hiệu quả nhất cho...nhàn.
Theo tôi mô hình này đầu tiên cho thu nhập chính từ phân trùn quế, rồi cá và đến cây trồng và không nuôi gà. Nhưng sau đó theo thời gian chuyển đổi cây trồng và với..." sức khỏe đi xuống " thì thu nhập chính sẽ là phân trùn và cây ăn trái. Rau màu thì giảm hết (chỉ trồng ăn) và cá thì chỉ nuôi chơi chơi lấy mồi nhậu với một ít gà thả vườn cùng măng điền trúc .... (mọi người tưởng tượng tiếp nhé...)!
Đó là ý định của tôi. Nhưng khi đọc được bài của bác Nguyenhungdung ở đây thì tôi thấy thêm cách chọn trồng cây ăn trái và mô hình nuôi thỏ chủ động để nuôi trùn rất tuyệt vời. Thêm vào là nuôi kỳ đà tận dụng nữa. Tuy nhiên tôi tự nhận là nếu một mình tôi thì... "không kham nổi" . Chắc phải nhờ cô bé ngoinhanhotrenthaonguyen phụ giúp mới hoàn thiện được.
Hiên nay tôi vẫn chưa hoàn thành mô hình vì...kỹ thuật kém. Mong mọi người đóng góp tiếp để chúng ta cùng tham khảo và may ra... tôi học được gì áp dụng được ngay.
Xin Cảm ơn tất cả mọi người đã và đang quan tâm
 


tôi thấy cái bể của bác làm cũng khá công phu và tốn kém. sao bác không xây hồ bằng tường gạch chắc không mắc hơn đâu. mình chỉ xây cao đến bằng mực nước thích hợp cho cá ở thôi còn phần trên sợ cá thoát ra bác mua lưới giăng lại. như vậy nó sẽ gọn hơn cái bể bằng bao đất của bác nhiều và thời hạn sử dụng thì vĩnh viễn.
 
với đất đai và điều kiện như botienthi.đất khô cằn vào mùa nắng,ngập úng vào mùa mưa muốn cải tạo cho đất màu mở đó là chuyện dài hơi,một nhân công ,đồng vốn 30 triệu liệu bác có kham nổi không ???bài trước tôi có nói hảy tính chuyện thực tế trước mắt cái đã hảy chọn mô hình nào đơn giản ít rủi ro cho đến khi bác đã vượt qua ngưởng 30 triệu đó rồi tính tiếp...
-đọc mấy bài trước của botienthi tôi thấy bác cũng đã từng trồng trọt rồi,sao không cải tiến thêm cái mà ta đã có ít nhiều kinh nghiệm.tôi góp ý với bác thế nầy.
bác tưới rau cũng phải "tốn" chi phí +nước ,bác hảy để bể nổi làm chuyện đó bác lại ít tốn phân.
-nuôi trùn quế tôi chưa biết bác lấy thức ăn cho trùn từ đâu ?còn đầu ra bác lo gì chuyện bán !liệu bác thu trùn có đủ cho cá không ? (nếu là cá lóc trùn quế chỉ bổ sung thôi,nếu bác nuôi được bống tượng ...tuyệt vời luôn)
phân trùn thì bác cho vào bịt để trồng gừng,tôi thì chưa trồng gừng nhưng đã "thấy" họ làm kệ trồng gừng (bằng phân trùn )trong bịt củ lớn muốn bể bịt luôn.trồng kiểu nầy không lo ngập úng hay đất bạc màu.
hảy bắt đầu từ cái đã có sẳn+một chút kinh nghiệm.vươt qua ngưởng nầy sẻ bày tiếp hàng quý tộc"con cá bống tượng"...chuyện làm giàu nhiều tập
thân

------ 12 minutes:

tôi thấy cái bể của bác làm cũng khá công phu và tốn kém. sao bác không xây hồ bằng tường gạch chắc không mắc hơn đâu. mình chỉ xây cao đến bằng mực nước thích hợp cho cá ở thôi còn phần trên sợ cá thoát ra bác mua lưới giăng lại. như vậy nó sẽ gọn hơn cái bể bằng bao đất của bác nhiều và thời hạn sử dụng thì vĩnh viễn.
-tôi đồng ý với bạn nếu "vốn mạnh" việc xây bể bằng xi măng là việc nên làm.tôi đã xây rồi vốn đầu tư hơn gấp đôi mà vẩn bị sạt,cho nên mới "cải tiến"tấn bao trải bạt cao su.xây bể hay tấn bao cũng chỉ đến mức nước cần thiết phía trên vẩn phải rào lưới thôi.và nó không có thời gian "vĩnh viển "đâu bạn ơi !
thân
 
Last edited by a moderator:
Mấy hôm nay cũng bận túi bụi, có vào diễn đàn thấy anh em bàn tán quyết liệt kèm theo một số câu hỏi mà chưa trả lời được. Hôm nay vào xin góp cùng anh em thêm vài ý kiến:


@ baby_plm:


Bác nguyenhungdung cho em hỏi vài điều mà hôm qua tới giờ em chưa thông:
1> Chưa nghe bác nhắc tới quy mô chuồng thỏ cần bao nhiêu đất?
2> Chuồng trại nuôi kỳ đà cần diện tích là bao nhiêu theo mô hình mà chú đề cập?
3> Đất của bác botienthi có nhược điểm là ngập úng vào mùa mưa. Vậy thì câu hỏi đặt ra là cây mít có chịu úng được trong trường hợp đó không?
4> Khoảng cách trồng giữa các cây mít là bao nhiêu? Bác cho em xin thông số luôn ạ!
5> Cái này là em xin góp ý thêm. Nếu khoảng cách trồng giữa các cây mít là tương đối thì ta có nên trồng dừa xen vào giữa những cây mít đó không? Trồng theo kiểu cứ giữa 4 cây mít thì ta lại trồng 1 cây dừa.
Vì em dại nghĩ là cây dừa khi phát triển thì tán cây dừa không lớn, ảnh hưởng đến cây mít là không đáng kể.
Mong chờ lời giải đáp của bác!

- Quy mô 100 thỏ sinh sản cộng thỏ thịt cần chuồng trại khoảng 100m2.

- Chuồng nuôi kỳ đà làm cạnh chuồng thỏ, quy mô nuôi ban đầu khoảng 1 đực, 3 cái. Diện tích khoảng 4 - 6 m2.

http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/ky-thuat-nuoi-ky-da.81219.html

- Còn mít thì theo các tài liệu hướng dẫn nên trồng theo khoảng cách 5 x 5 (m).

http://agriviet.com/home/threads/12437-Ky-thuat-trong-Mit-Thai-

....................................................................................................................................................


@ Thuy-canh:

Nhân đây, xin hỏi anh nguyenhungdung :
- Kỳ-đà có ăn cá không?
- Nếu có, thì một con cá đã bị lóc hết hai bên thịt lưng rồi, kỳ-đà có "chê" không?
Thân.

Theo các tài liệu hướng dẫn kỳ đà vẫn ăn cá được, còn cá đã lóc thịt lưng rồi thì chắc vẫn còn ăn được những phần thịt còn xót, chứ xương cá thì không biết nó có ăn được không nữa?

.................................................................................................................................................

@ baotoanchemical:

có 1500m2 đất, vốn 30tr, công chỉ có một người mà bà con chỉ làm nhiều thứ quá tôi e không ổn.
nuôi thỏ nuôi trùn tôi thấy rất hay nhưng có thêm gà thì không ổn lắm. nuôi thỏ để giảm chi phí thì phải cho ăn nhiều rau xanh mà ta nuôi thêm gà thả vườn thì e là không còn rau cho thỏ ăn. vì vậy số lượng gà nuôi sẽ không thể nhiều được. nuôi nhiều thì không đủ trùn cho gà ăn, gà bươi phá rau không đủ rau cho thỏ ăn, gà thường hay bệnh dịch phải tiêm ngừa đủ thứ một công lao động làm không xuể, đất thì hẹp phân gà ị ra hôi thối ruồi nhặng..môi trường xung quanh ô nhiễm ảnh hưởng đến đàn thỏ nhất là vào mùa mưa vườn bị ngập nước.
Nếu như gà thỏ đều mạnh khỏe chết rất ít thì không có thức ăn cho kỳ đà lại phải đi mua thức ăn cho kỳ đà tốn thêm chi phí.


Trong tính toán kinh tế trang trại, người nào tính được thật lý tưởng công thức : phế phẩm của quy trình này là nguyên liệu của quy trình kia thì người đó sẽ có cơ hội thành công cao nhất và có lợi thế cạnh tranh tốt nhất. Do đó không vì thiếu nhân công mà ta bỏ hay lược bớt quy trình, vấn đề ở chổ người thực hiện phải có tư duy cải tiến kỹ thuật làm sao cho tất cả quy trình phải tốn ít công sức và thời gian nhất. TD trong chăn nuôi thỏ, nếu các khâu không hợp lý sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức, chẳng hạn cho thỏ uống nước thôi, nếu làm thủ công thì chắc một trại thỏ 100 thỏ sinh sản phải tốn cả ngày để rửa và thay nước, nhưng nếu cho uống tự động thì chẳng mất một giây phút nào.

Nếu làm k xuể thì cũng có thể mướn thêm nhân công, miễn công việc đó mang lại hiệu quả, quan trọng là người thực hiện quản lý công việc tốt, chứ k lý gì ta cứ phải cái gì cũng làm và yêu cầu bắt buộc chỉ có một 1 lao động. Người quản lý giỏi có thể cùng lúc quản tốt nhiều công việc.

Nuôi trùn để nuôi gà là một lợi thế rất lớn vì trùn đặc biệt thích hợp với gà, còn chọn gà ác vì thời gian sinh trưởng và xuất bán rất ngắn, chỉ 30 ngày, vốn đầu tư lại thấp, tiêu tốn thức ăn ít, phù hợp với lượng trùn quế sản xuất ra ( nếu có kế hoạch thay thế theo tôi thay thế bằng nuôi cá bống tượng). Nuôi gà ác không ngại phá hoa màu, vì chúng ta phải quy hoạch từng khu trồng và nuôi cho hợp lý. Giữa khu này với khu kia phải có ngăn cách, chứ không thể trồng và nuôi lung tung được, vấn đề này thì người thực hiện phải có cách quy hoạch cụ thể trên diện tích đất của mình.

Nuôi thỏ không nhất thiết phải trồng cỏ, chỉ cần trồng xung quanh ranh đất toàn bộ bằng cây trà lá to là có thể bổ xung đủ chất xanh và đạm thực vật cho thỏ, thức ăn chủ lực vẫn là công nghiệp.

Nuôi trùn mà k nuôi gà thì thật uổng, còn vấn đề đến giai đoạn gà lớn chuẩn bị bán, nếu có thiếu trùn thì ta bổ sung thức ăn công nghiệp. Dù sao vẫn tiết kiệm được rất nhiều chi phí về thức ăn cho gà, vẫn hơn người nuôi hoàn toàn bằng thức ăn viên.

Nếu sử dụng trùn cho cá lóc thì sẽ thiếu rất nhiều và chi phí sẽ rất cao, do đó nếu có thể nên nuôi cá bống tượng thì hay hơn nhiều.

Còn nuôi kỳ đà là một vật nuôi kết hợp, khi không có thức ăn tận dụng từ thỏ chết hay gà chết, thì ta cho ăn bằng thức ăn khác giống như những trại nuôi kỳ đà vậy. Chủ yếu của kỳ đà là tận dụng thức ăn phế phẩm. Ngay cả những phế phẩm của gia đình như ruột gà, ruột cá, chuột…Theo tôi nên nuôi.

Nhân đây tôi cũng xin góp ý trong nuôi cá bống tượng.

Dùng trùn quế nuôi cá bống tượng là lý tưởng, so với nuôi cá lóc thì cá bống tượng có giá cao gấp hàng chục lần. do đó để đạt doanh thu bằng một bể nuôi cá lóc chỉ cần nuôi 1/10 số lượng là cá bống tượng, công chăm sóc sẽ nhẹ đi gấp chục lần, chi phí đầu tư cũng theo tỷ lệ đó.


Có thể thiết kế nuôi trong thùng xốp mà không cần làm bể nổi. mỗi thùng xốp nuôi 4 con. Giá mua thùng xốp thì rất rẻ lại cơ động. Khi nuôi như thế này tỷ lệ bệnh cũng sẽ thấp, khi có dịch bệnh cũng sẽ dễ dàng cách ly xữ lý. Chỉ cần mua 100 thùng xốp ( giá khoảng 15k/thùng) là nuôi được 400 con cá bống tượng, nếu nuôi thành công có thể đạt 200kg cá thịt doanh thu 80 triệu. Quan trọng hơn hết là với số lượng cá nuôi này thì có thể lượng trùn đủ đáp ứng cho đàn cá. Gần nhà tôi có ông anh nuôi chơi cá bống tượng trong cái lu nhỏ cho ăn hàng ngày, cá vẫn phát triển bình thường, ăn rất khỏe và mau lớn.

Riêng trồng gừng, tôi thấy cái này quá tốt, nên tiến hành nhân rộng. Vì diện tích vẫn còn nhiều và quan trọng nhất là ít tốn công chăm sóc. Lại có giá thành và năng suất cao. Còn phân trùn thì kế hoạch bán như đã làm là rất hay, nhạy bén.

 
Last edited:
Ái chà,
Đọc bài trên của chú nguyenhungdung thì thật là "mát ruột mát gan" từ đầu đến cuối. Mong rằng bài nầy sẽ được nhiều bà con có ít đất, hay đất "không được như ý" ghé mắt vào đọc.
Cám ơn nguyenhungdung rất nhiều, vì đã cho thấy một thế cờ "không bỏ sót", một thế liên-hoàn chặc-chẽ : Kể cả phế-phẩm, phế-liệu thay vì là gánh nặng phải thanh-toán như đa-số bà con phải đối-phó lại biến thành những nhân-tố góp phần tăng năng-xuất cho các khâu chánh. Tui muốn nói đến đoạn dưới của nguyenhungdung, mà tui xin phép được ghi lại, để nhớ, để luôn làm cái khung trước khi "lập một thế cờ nuôi trồng" :

" Trong tính toán kinh tế trang trại, người nào tính được thật lý tưởng công thức : phế phẩm của quy trình này là nguyên liệu của quy trình kia thì người đó sẽ có cơ hội thành công cao nhất và có lợi thế cạnh tranh tốt nhất.
" (nguyenhungdung).
 
Last edited:


Nuôi trùn để nuôi gà là một lợi thế rất lớn vì trùn đặc biệt thích hợp với gà, còn chọn gà ác vì thời gian sinh trưởng và xuất bán rất ngắn, chỉ 30 ngày, vốn đầu tư lại thấp, tiêu tốn thức ăn ít, phù hợp với lượng trùn quế sản xuất ra.

Có thể thiết kế nuôi trong thùng xốp mà không cần làm bể nổi. mỗi thùng xốp nuôi 4 con. Giá mua thùng xốp thì rất rẻ lại cơ động. Khi nuôi như thế này tỷ lệ bệnh cũng sẽ thấp, khi có dịch bệnh cũng sẽ dễ dàng cách ly xữ lý. Chỉ cần mua 100 thùng xốp ( giá khoảng 15k/thùng) là nuôi được 400 con cá bống tượng, nếu nuôi thành công có thể đạt 200kg cá thịt doanh thu 80 triệu..

CHÀO BÁC DŨNG E THẤY CÁCH CỦA BÁC QUÁ HAY ĐẶC BIỆT LÀ CON GÀ ÁC VÀ CÁ BỐNG TƯỢNG. NÊN XIN LÀM PHIỀN BÁC CHÚT XÍU.
SỐ LÀ E MUỐN CHUYỂN QUA NUÔI GÀ ÁC( VÌ THỜI GIAN NGẮN, VỐN ĐẦU TƯ ÍT) NHƯNG E CÒN BĂN KHOĂN LÀ CHỔ NÀO NGƯỜI TA CUNG CẤP GIỐNG, ĐẦU RA CÓ ĐƯỢC DỂ DÀNG NHƯ CON GÀ THẢ VƯỜN HAY KHÔNG? HAY CÓ NƠI NÀO BAO TIÊU SẢN PHẨM KHÔNG BÁC.
ĐỐI VỚI CON CÁ BỐNG TƯỢNG NUÔI KHOẢNG BAO LÂU CÓ THỂ XUẤT BÁN? KÍCH CỠ CỦA THÙNG XỐP LÀ BAO NHIÊU? E SỢ LÀ NÓ NHỎ QUÁ SẺ KHÔNG CÓ LỢI CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CON CÁ. NHÀ E CÓ 1 CÁI HỒ NỮA CHÌM, NỮA NỔI NGANG 1,8M DAI 3M CÓ THỂ DÙNG ĐỂ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG?
CẢM ƠN BÁC NHIỀU. CHÚC CẢ NHÀ TA AI CŨNG MAU CHÓNG THOÁT NGHÈO NHỜ NÔNG NGHIỆP.
 
Last edited by a moderator:
nguyenhungdung một ý tưởng ngộ nghỉnh,rất hay bạn đã gợi cho tôi một ý tưởng mới nuôi thủy sản trong thùng xốp theo kiểu "nhà lầu" rất phù hợp cho người có ít diện tích đất hay như ở thành phố.
hiện nay đã có thùng xốp loại dài 1m ngan 0,8 cao 1m vách dầy 5 cm chỉ cần ta đóng thêm nẹp sức chịu đựng cho phép ta bơm nước tới miệng thùng (tôi đã làm thử rồi) ta chất liền kề nhau gần miệng thùng ta khoét lổ đặc ống nhựa phi 21 chỉ cần bơm cho một thùng nước sẻ tuần hoàn với thể tích mổi thùng 0,8 m3 với 30 thùng chiếm diện tích không quá 20 m2 có thể nuôi được 1000 con bống tượng.
ưu điểm: -việc nuôi nhiều thùng sẻ giúp ta dể phân loại cá cho đồng kích cở.
-việc vệ sinh sẻ rất thuận tiện.
-muốn nuôi thêm hoặc bán lúc nào tùy thích.
chú thích:lúc nảy vừa viết bài xong bấm gởi "mất mạng"giờ viết lại gặp lúc bận việc nên không được chi tiết nếu có hứng thú ta bàn tiếp.
một mô hình mới theo riêng tôi là khả thi.
thân
 

@ MrHailua:

CHÀO BÁC DŨNG E THẤY CÁCH CỦA BÁC QUÁ HAY ĐẶC BIỆT LÀ CON GÀ ÁC VÀ CÁ BỐNG TƯỢNG. NÊN XIN LÀM PHIỀN BÁC CHÚT XÍU.
SỐ LÀ E MUỐN CHUYỂN QUA NUÔI GÀ ÁC( VÌ THỜI GIAN NGẮN, VỐN ĐẦU TƯ ÍT) NHƯNG E CÒN BĂN KHOĂN LÀ CHỔ NÀO NGƯỜI TA CUNG CẤP GIỐNG, ĐẦU RA CÓ ĐƯỢC DỂ DÀNG NHƯ CON GÀ THẢ VƯỜN HAY KHÔNG? HAY CÓ NƠI NÀO BAO TIÊU SẢN PHẨM KHÔNG BÁC.
ĐỐI VỚI CON CÁ BỐNG TƯỢNG NUÔI KHOẢNG BAO LÂU CÓ THỂ XUẤT BÁN? KÍCH CỠ CỦA THÙNG XỐP LÀ BAO NHIÊU? E SỢ LÀ NÓ NHỎ QUÁ SẺ KHÔNG CÓ LỢI CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CON CÁ. NHÀ E CÓ 1 CÁI HỒ NỮA CHÌM, NỮA NỔI NGANG 1,8M DAI 3M CÓ THỂ DÙNG ĐỂ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG?
CẢM ƠN BÁC NHIỀU. CHÚC CẢ NHÀ TA AI CŨNG MAU CHÓNG THOÁT NGHÈO NHỜ NÔNG NGHIỆP.

Tôi nhận xét rằng thị trường gà ác đang rộng mở vì nhu cầu cho món ăn gà ác hầm thuốc bắc. Tuy nhiên khi mới bước vào nuôi nên tìm nơi bao tiêu cho yên tâm. Bạn tìm trên diễn đàn cũng có nhiều nơi cung cấp giống.

Cá bống tượng có thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng (kích cỡ cá nuôi 10-12 cm).

Nuôi trong thùng xốp không sợ nhỏ mà quan trọng là chỉ tiêu về oxy hòa tan đủ cho cá phát triển hay không? Điều này liên quan đến mật độ thả cá, nếu làm thêm hệ thống mưa nhân tạo có thể nâng mật độ nuôi đến 10 – 12 com/m2.

Hồ của bạn vẫn có thể nuôi được, nhưng vì hồ nữa nổi nên sẽ khó khăn trong việc thay nước.

Nói thêm về mô hình dùng thùng xốp nuôi cá bống tượng:

- Mực nước có thể chứa cao cách miệng thùng 0.1m, do đặc thù của cá bống tượng là ít hoạt động thường ẩn núp và không nhảy được. Nếu cẩn thận thì thiết kế che chắn.

- Cách gia cố thùng: Để đảm bảo chứa nước cao mà thùng không vỡ trong suốt quá trình nuôi, mỗi thùng được đai bằng 2 đai nhựa xung quanh cách đều theo chiều cao của thùng. Mỗi thùng có thiết kế van đáy để xả nước, ống xã tràn…

- Mỗi thùng nuôi có bỏ thêm bèo tạo bóng mát, và đặt ống cho cá trú ẩn.

- Tùy theo thùng lớn nhỏ có thể nuôi nhiều hay ít, quan trọng là cá trong mỗi thùng nuôi có kích cỡ tương đương nhau.

Mỗi người khi sữ dụng mô hình có thể nghiên cứu thiết kế sao cho an toàn và tiện lợi nhất.

Mô hình này còn cần rất nhiều ý kiến bổ sung để hoàn chỉnh, nhất là những anh em đã có kinh nghiệm về nuôi cá trên bể nổi.
 
Đã có nhiều quân cờ được đưa lên bàn. Đủ cho bác botienthi bày binh bố trận chưa?
Để tui bày thử :
- Bên trái (góc dưới): Bể Cá.
- Bên trái (góc trên): Trồng Rau (ăn được cho người và thú, cầm).
- Giữa (trên) : Chuồng kỳ-đà, bò sát.
- Giữa (dưới) : Chuồng gà ác.
- Bên mặt (góc trên): Chuồng Thỏ.
- Bên mặt (góc dưới): Nhà nuôi Trùn.

Trận thế của bác botienthi đã thành hình chưa?
Thân.
 
Bác dũng cho e hỏi câu nữa(câu hỏi hơi ngố 1 tí):
Làm cách nào để làm mưa nhân tạo?
Có mô hình nào để tham quan học tập không bác?
 
Bác dũng cho e hỏi câu nữa(câu hỏi hơi ngố 1 tí):
Làm cách nào để làm mưa nhân tạo?
Có mô hình nào để tham quan học tập không bác?

Quy trình cũng rất hay, sữ dụng dòng nước tuần hoàn, nhưng diễn tả hơi dài dòng.

Làm mưa nhân tạo mục đích là để tăng cường oxy hòa tan trong nước trong trường hợp nuôi với mật độ cao nhằm nâng tối đa năng suất nuôi trên một đơn vị diện tích mặt nước.

Dùng ống nhựa PVC D27 - 34 trên đó có khoan lỗ nhỏ đều trên thân ống, lắp đặt ống trên miệng thùng và chạy dọc theo chiều dài tất cả thùng nuôi cá. Ống được nối với bể cấp nước đặt trên cao nhằm tạo áp lực cho nước phun mưa trên những lỗ nhỏ đã khoan.

Ống thoát dưới đáy mỗi thùng được liên kết với nhau và dẫn về một bể lọc cơ học gồm đá, cát và thẩm thấu từ dưới lên, mục đích giữ lại cặn bẩn thoát từ đáy thùng nuôi cá. Ở vị trí phía trên bể lọc cơ học, có chiều cao mực nước thấp hơn mực nước tối đa bên thùng nuôi cá ta đặt ống tràn có đường kính thích hợp, nước sẽ tràn qua bể lọc sinh học (gồm những loại đá có bọt khí hoặc san hô) mục đích là tạo vi khuẩn hiếu khí (có lợi) và tiêu diệt vi khuẩn yếm khí (có hại), dưới đáy bể lọc này là ống dẫn nước sang bể thu nước, ở bể thu nước này ta đặt máy bơm nước để bơm lên bồn cao, máy bơm hoạt động theo quy trình phao tự động (ta điều chỉnh sao cho khi mực nước trong các thùng nuôi đạt mức tới đa là máy bơm sẽ bơm) để tránh nước tràn thùng nuôi cá. Phòng những trường hợp phao hoặc máy bơm bị trục trặc có thể gây ra nước tràn, ta phải đặt ống xả tràn phòng hờ cao hơn mức nước tối đa một ít.

Làm theo quy trình này thì nuôi cá rất an toàn và mau lớn, hạn chế tối đa bệnh vì những vi khuẩn yếm khí (nguyên nhân gây ra các loại bệnh trên cá hầu như không phát triển được), đồng thời tất cả cặn bẩn do cá thảy ra được lọc và loại bỏ thường xuyên tại bể lọc cơ học. Bên cạnh đó mức oxy hòa tan trong nước sẽ rất cao đảm bảo cho cá phát triển dù nuôi dưới mật độ lớn. Có 3 giai đoạn làm tăng mức độ oxy hòa tan trong quy trình là nước chảy qua bể lọc sinh học, máy bơm bơm lên bồn cao, và cuối cùng là mưa trên mặt nước.
 
Thông báo kết quả chung cuộc!
Mô hình tham dự cuộc thi Đình do vua botienthi ra đề của chú nguyenhungdung quá lý tưởng, quá lôgic và hoàn hảo! Chú nguyenhungdung đã có công ngày đêm “sôi kinh nấu sử”, thông thuộc “tứ thư ngũ kinh”, không ngại gian khó truyền đạt kinh nghiệm giúp dân giúp nước agriviet. Nay agriviet sắc phong danh hiệu trạng nguyên, đem tài đức ra giúp triều đại nông dân agriviet ngày một giàu mạnh, ấm no và hạnh phúc hơn. Trạng nguyên nguyenhungdung nhận áo mão, lĩnh chỉ tạ ơn!
Còn lại tất cả những ai tham dự cuộc thi đều đỗ bãng nhãn, thám hoa, hoàng giáp…
Riêng ngoinhanhotrenthaonguyen vì không có tài thao lược nhưng rất ngưỡng-mộ chiến lược quá hay của chú nguyenhungdung nên đã dùng “khổ-nhục-kế”. Âm mưu tính kế rớt xuống ao để bắt được nhiều cá (hì… cá “kinh-nghiệm” của chú nguyenhungdung con nào cũng tươi và béo hết!). Tội này không thể tha! Phạt xuống bếp làm cá nấu lẫu đãi trạng nguyên và cả nhà.
Hihi… có lẫu rồi đây! Mời cả nhà ăn lẫu, nâng ly chúc mừng trạng nguyên mới nào! :lol:
 
Đã có nhiều quân cờ được đưa lên bàn. Đủ cho bác botienthi bày binh bố trận chưa?
Để tui bày thử :
- Bên trái (góc dưới): Bể Cá.
- Bên trái (góc trên): Trồng Rau (ăn được cho người và thú, cầm).
- Giữa (trên) : Chuồng kỳ-đà, bò sát.
- Giữa (dưới) : Chuồng gà ác.
- Bên mặt (góc trên): Chuồng Thỏ.
- Bên mặt (góc dưới): Nhà nuôi Trùn.

Trận thế của bác botienthi đã thành hình chưa?
Thân.

Hi hi...! Thế trận căn bản đã thành hình. Chỉ có điều là "áp dụng một cách chọn lọc, tùy theo sức của mình".
Trước mắt tôi đang kham được trùn, cá, trồng trọt. Bấy nhiêu là ..."hết vốn" và "đuối sức" rồi.
Nếu vay được vốn thì tôi cũng phải thuê người làm tiếp gà ác, thỏ, kỳ đà.
Hì hì...! Thực ra mô hình muốn thực hiện hoàn chỉnh thì phải có điều kiện hoàn chỉnh . Ở đây theo tôi nghĩ là mọi người đưa ra cách giải "mở" để ai có điều kiện và khả năng đến đâu thì thực hiện tới đó. Lấy ngắn nuôi dài và tiến tới hoàn chỉnh dần dần. Cái hay nhất theo tôi ở chỗ không nhất thiết phải theo một bước "cố định" nào. Có thể áp dụng từng phần tùy khả năng và sở thích.
Và tôi cũng nghĩ: cách giải không chỉ bấy nhiêu là hết. Còn nhiều cao nhân chưa chịu lên tiếng lắm.
 
Thực ra "nuôi con gì, trồng cây gì?" theo hailua nghĩ sẻ để dàng thất bại khi người nông dân không nắm vững được quy trình từ khi tạo giống cho đến lúc khai thác sản phẩm.
Cái nữa là bác chủ vườn thích cây gì và con gì. Bác nên nghĩ đến những loại là đặc sản thể mạnh của địa phương. Vì mỗi vùng đất tỏ ra thích hợp đối với một đôi chủng loại, giúp cho phẩm chất nông sản tỏ ra vượt trội mà địa phương khác không thể có được.
 
Thông báo kết quả chung cuộc!
Mô hình tham dự cuộc thi Đình do vua botienthi ra đề của chú nguyenhungdung quá lý tưởng, quá lôgic và hoàn hảo! Chú nguyenhungdung đã có công ngày đêm “sôi kinh nấu sử”, thông thuộc “tứ thư ngũ kinh”, không ngại gian khó truyền đạt kinh nghiệm giúp dân giúp nước agriviet. Nay agriviet sắc phong danh hiệu trạng nguyên, đem tài đức ra giúp triều đại nông dân agriviet ngày một giàu mạnh, ấm no và hạnh phúc hơn. Trạng nguyên nguyenhungdung nhận áo mão, lĩnh chỉ tạ ơn!
Còn lại tất cả những ai tham dự cuộc thi đều đỗ bãng nhãn, thám hoa, hoàng giáp…
Riêng ngoinhanhotrenthaonguyen vì không có tài thao lược nhưng rất ngưỡng-mộ chiến lược quá hay của chú nguyenhungdung nên đã dùng “khổ-nhục-kế”. Âm mưu tính kế rớt xuống ao để bắt được nhiều cá (hì… cá “kinh-nghiệm” của chú nguyenhungdung con nào cũng tươi và béo hết!). Tội này không thể tha! Phạt xuống bếp làm cá nấu lẫu đãi trạng nguyên và cả nhà.
Hihi… có lẫu rồi đây! Mời cả nhà ăn lẫu, nâng ly chúc mừng trạng nguyên mới nào! :lol:
Cái con bé nầy "tài lanh" mà cũng xôm tụ quá đó chứ!
Con làm bác ngạc-nhiên. Con "nứt mắt" ở cái thời @ nầy, mà cũng chạy theo bén gót được các bậc đàn anh, đàn chị thì giỏi thật. Bác nói vậy là đọc văn con trơn-tru, lại còn rành mấy vụ trạng-nguyên, thám-hoa, bảng-nhản... Nhưng sao con không kể luôn cử-nhân, tú-tài, rồi thêm ông Nghè ông Cống cho chật Diễn-đàn chơi? Bác hỏi nhỏ con cái nầy (không để bác botienthi nghe, bác ấy cười hai bác cháu mình) :
- Con nói thiệt coi, có ai "gà" bài cho con hôn vậy?
Thương.
 
Last edited:
Cái con bé nầy "tài lanh" mà cũng xôm tụ quá đó chứ!

- Con nói thiệt coi, có ai "gà" bài cho con hôn vậy?
Thương.
hì... con là "thảo-nguyên-công-công" tuân lệnh hoàng đế botienthi đọc thánh chỉ thôi! Nếu khoa thi lần này vẫn chưa phân thắng bại, không thuận với lòng dân thì "hỡi thần dân agriviet, hãy đứng lên đòi quyền lợi của mình! bắt nhà vua thu hồi lại thánh chỉ". Những sĩ-tử-chậm-chân tiếp tục gửi bài dự thi!
 
Gõ 1 bài dài, nhấn 1 cái... mất tiêu! Bây giờ gõ lại cho giống như vậy không được!
Ngoinhanho! Ở trên cao-nguyên có món uống gì hạ hỏa, con làm cho bác 1 ly... cối!
Cám ơn con nha!
 
hạnh phúc là đây, cơm áo là đây

sau khi tìm được topic này của các bác tôi thực sự vui mừng không kể xiết.
ấp ủ bảo nhiêu năm để làm trang trại và hướng đi trong tương lai. đọc được bài của bạn thảo nguyên và bác hungdung cùng các bác trong diễn đàn thực sự em cảm thấy sáng dạ hợn rất nhiều. hiện tại em đang học năm cuối của trường đhnông nghiệp và xác định khi ra trường sẽ chỉ mở trang trại mà không đi làm thuê như bao người khác. những băn khoăn và lo lắng bấy lâu nay đã được cởi bỏ. hiện đang học ở trường nhưng được sự giúp đỡ của trường em cũng đang nuôi giun quế và nuôi dê nữa. giá như sau này mở trang trại có được một người vợ giỏi dang như bạn thảo nguyên và có sự giúp đỡ của sư phụ như bác hungdung và các bác trong diễn đàn thì không phải lo về sự thành bại khi chọn con đường nông nghiệp nữa rồi. qua đây em cảm ơn các anh chị, các bác trong diễn đàn đã đóng góp trao đổi rất nhiệt tình để em và bà con nông dân được mở mang kiến thức.
tìm được các bài thảo luận của các bác khác gì Bác Hồ tìm thấy bản luận cương của lenin.:1^:
 
Last edited by a moderator:


Back
Top