Sự thât đã về - giá vật nuôi - nông nghiệp

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Diện tích 2 trăm mét vuông, thì chẳng kinh doanh chăn nuôi được gì cả .
Nếu bạn muốn kinh doanh chăn nuôi, chỗ đó cũng chưa đủ xây chuồng .
*
Nhà tôi ngày xưa đất rộng 1 sào, trừ nhà ở ra, cũng được chừng ấy diện tích,
thì tôi nuôi được 2 chục con gà, 10 cặp bồ câu, 1 con chó, và 1 con mèo.
Bà con hàng xóm diện tích cũng xấp xỉ, có người nuôi được 2 con lợn (heo).
*
Bây giờ các bạn văn minh hơn ngày xưa tôi còn ở Việtnam, có thể xây nhà
nhiều tầng, thì kinh doanh chăn nuôi được nhiều con hơn. Tôi không đủ
kiến thức trả lời câu hỏi của bạn.
*
Vay lãi 8% một tháng thì cắt cổ rồi, làm gì chăn nuôi được lãi cao thế ?
Bạn nào giỏi thì dám vay, chứ giá đó thì tôi lạy cả nón.
*
 


Tôi rất tán thành ý kiến "Sự thật đã về" cúa bạn .
*
Sự thật ở đây là: Bò, Heo, Gà có giá trị thật của nó
ở chợ nhà . Nhím, Dúi có giá trị ảo, kể cả chợ nhà,
và kể cả xuất khẩu . Giả dụ bạn có người cho thịt Nhím
thịt Dúi, thịt Bò, thịt Heo ăn thả giàn không mất tiền,
thì tỷ lệ thịt con gì bạn ăn nhiều nhất? Đương nhiên
là thịt Bò và thịt Heo! Mỹ là một nước nông nghiệp rất
tiên tiến . Con gì nó cũng nuôi được, và bán với giá rẻ .
Thế nhưng hàng ngày chợ bán mấy chục cho đến cả trăm ký
thịt Bò, thịt Heo, thịt Gà, mà chỉ có mấy ký Dê, Cừu, và
Thỏ thôi. Không phải vì đắt hay rẻ, mà vì ít người ăn.
Mỹ không nuôi Rắn và Ếch, và chim Cút, nên người Việt muốn
ăn phải nhập khẩu Đùi Ếch, và chim Cút . Riêng tôi chẳng
bao giờ mua Đùi Ếch và Chim Cút cả . Mỹ nuôi cá sấu, nhưng
không phát triển được ngành này.
*
Trở lại vấn đề nuôi các động vật máu lạnh, trong đó có rắn
Ráo Trâu: Thực ra, bà con người Việt chúng ta không đánh giá
cao mấy con này bằng người TQ . Nói TQ mua về nuôi rồi bán
lại cho ta với giá cắt cổ, thì chắc là chừa bà con nhà tôi
ra . Bà con nhà tôi thì cứ thịt Bò, thịt Heo mua đều đều,
chứ thịt kỳ đà, rắn ráo, hổ mang, nếu có rẻ như thịt ếch thì
cũng mua về ăn thử.
*
Nói TQ mua giống của ta về nuôi thành công thì sụt giá xuất
khẩu của ta xuống thì cũng đúng . Tuy vậy, TQ là xứ lạnh,
dù có nuôi được, giá thành bao giờ cũng vẫn phải cao hơn ta,
vì chúng ta ở xứ ấm hơn. Có câu nói "trăm người bán, vạn người
mua" và "Có cô thì chợ thêm đông; cô đi lấy chồng thì chợ vẫn
vui." Thị trường TQ rộng lớn, có thêm hàng vạn người nuôi rắn,
tôi vẫn đầu tư nuôi rắn như thường. Ai cần cù, ai chịu khó suy
nghĩ, ai dám cải tiến, thì người ấy thắng . Đó là định luật
của kinh doanh, đúng ở các trường đại học Mỹ dạy, cũng đúng
với tất cả các ngành nghề, cả với nghề nuôi rắn.
*

Thực ra đối với bất vì vật nuôi, cây trồng nào thì giá cả
cũng đều phải tuân theo quy luật cung cầu của thì trường
( cung ít + cầu nhiều -> giá cao , cung nhiều + cầu ít giá
thấp ). Khi nhận thấy thị trường hấp dẫn nhiều người gia
nhập nghề đẩy giá sản phẩm đi xuống. Cho nên giá nhím
biến động trong thời gian gần đây là điều bình thường.
Giá rắn RT liên tục tăng trong thời gian gần đây do nhu
cầu quá lớn từ thị trường TQ trong khi nguồn cung từ VN
và các nước khác có hạn. Người TQ thấy rõ điều này và
tim cách gia nhập ngành cũng là điều tất nhiên. Ở một
vài trường hợp có thể giá cả nằm ngoài sự chi phối của quy
luật cung cầu đó là khi một vài người cố tình tạo tình trạng
bong bóng trên thị trường nhằm thu lời bất chính. """VD
( cái này chỉ là giả thuyết tôi đưa ra ) : Người TQ cố tình
tung ra 1 lượng tiền mua trứng rắn RT với mức giá cao nhằm
tạo cơn sốt ảo trên thị trường. Giả định trên thị trường hiện
tại có 10 người nuôi rắn, nhưng thấy sự hấp dẫn do giá ảo
tạo nên số người gia nhập ngành tăng lên họ sẽ tranh nhau
mua rắn giống ( do lúc này khan hiếm) lại càng đẫy giá lên
cao đến khi nhận thấy thị trường không còn khả năng tăng
hơn nữa (giả định lúc này trên thị trường có 100 người nuôi).
Người TQ lập tức tung ra một số lượng lớn con giống bán
với mức giá cao ngất ngưỡng hiện tại thu lại một khoản lợi
lớn và giảm giá từ từ ( cho đến khi ngang bằng với suất phát
điểm). những người nuôi rắn hoan mang bán tháo con giống
của mình càng làm giá thị trường rớt thãm hại. Thậm chí giá
sẽ còn giãm sâu hơn so với lúc xuất phát điễm gây lỗ nặng
cho người nuôi rắn. Trong khi người TQ lại thu được khoản
lợi nhuận lớn """ ( đây chỉ là giả thuyết còn người TQ nuôi rắn
có lẽ vì nhu cầu quá lớn từ thị trường trong nước và giá rắn
ở TQ là quá hấp dẫn )
*
Nếu A nói nước mỹ nó nuôi con gì
cũng được và bán giá rẽ thì cho tôi hỏi cá da trơn của mỹ cạnh
tranh nỗi với cá basa của VN ko? Cà phê nguyên liệu của mỹ
có cạnh tranh lại được ca phê của Braxin ko? Nước mỹ có trồng
được thanh long, dừa không? Đúng là để cạnh tranh thì người
nuôi phải cải tiến kỹ thuật tìm cách hạ chi phí sản xuất xuống
thấp nhất vậy thì mới đứng vững trên thị trường và có lợi nhuận.
tôi ko bác bỏ lập luận của Anh nhưng tại sao Người mỹ kỹ thuật
hiện đại, quy mô nuôi lớn, quy trình bài bản mà vẫn cạnh tranh
không lại. Câu trả lời ở đây là lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia.
VN có môi trường rất thuận lợi để nuôi cá da trơn (cá tra, cá basa)
trong khi mỹ phãi tốn chí phí khá cao đễ tạo ra 1 môi trường
nuôi cá như ở VN do đó cá da trơn ỡ mỹ hoàn toàn không cạnh
tranh lại so với cá basa ở VN ( Mỹ phải sử dụng hàng rào
thuế quan và kiễm định chất lượng đễ bảo vệ người nuôi cá
ở nước họ ). Đối với cà phê của Braxin cũng 1 kịch bản tương
tự. Có 1 số thứ có thể nói là độc quyền ở 1 vài nước như
Thanh Long ở VN khi đó xuất bán ra nước ngoài hoàn toàn
không bị cạnh tranh. Khi những nước nghèo không mạnh
về khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến như những nước
giàu thì họ sữ dụng lợi thế độc quyền của mình cạnh tranh
với các nước lớn. " Một vd nhỏ đối với trái thanh long : cách
đây 15 năm ở quê tôi Thanh Long khi vào mùa 500vnd/2kg
người dân chỉ để cho heo ăn, nhưng khi được người TQ
chuộng dùng giá lien tục tăng ( hiện tại giá mùa 8000vnd/kg
trái mùa 22000vnd/kg). Hiện tại ai có trên 1hecta TL đều có
thể gọi là tỷ phú. Nhưng tại sao lại thuận lợi như thế, đơn giản
vì trái TL là độc quyền của VN "
*
Trở lại vấn đề con rắn có thể nói VN có lợi thế về môi trường và
khí hậu so với TQ. Nhưng chúng ta hãy đợi xem TQ sẽ làm cách
nào hạ thấp chi phí sản xuất. Và liệu với kỹ thuật tiên tiến của họ
có thể san lấp được lợi thế mà VN có? Và nếu họ san lấp được thì
tất nhiên họ sẽ không nhập hàng từ VN nữa. Nhưng ngược lại
thì cánh cửa TQ sẽ không bao h khép lại với rắn VN nhưng giá
sẽ không tăng nữa mà cố định ở một mức cụ thể. Còn ở VN nói
nuôi con gì, trồng cây gì cho hiệu quả, nếu trả lời được câu hỏi
này thì đa phần nông dân VN đã không còn nghèo nữa. Tôi chỉ
góp một vài ý kiến chúng ta là nước nghèo tất nhiên khoa học
kỹ thuật không bằng các nước khác cho nên cần phải tận dụng
tốt lợi thế của quốc gia mình cộng với nhận định xu hướng tiêu
thụ của thị trường thế giới mà lựa chọn cây trồng vật nuôi cho
phù hợp ( như cà phê, cao su ở tây nguyên, dừa ở bến tre, TL
ở bình thuận ). Bên cạnh đó không ngừng cải tiến nâng cao
kỹ thuật để nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh với
hàng hóa của các nước khác. Ngoài ra cũng phải rất cần sự
giúp đỡ của nhà nước trong vấn đề kỹ thuật và tìm thị trường
xuất khẩu cho nông sản VN.( để nâng cao giá trị nông sản
và tránh bị ép giá trong một thị trường hẹp)
*
Con xin chia sẽ đôi lời với bác Xuân Vũ . TQ đang mở trang
trại nuôi rắn -> nguy cơ rắn hạ giá mất thị trường. Vậy thì khi
TQ nuôi nhím với quy mô lớn thì thị trường nhím sẽ ra sao.
Theo con lợi thế nuôi 2 con này của VN so với TQ thì con
rắn vẫn xếp trên so với con nhím. Nếu giá rắn thịt vẫn duy
trì với mức như bây h vậy nuôi con rắn thịt với nhím thịt
cái nào lợi hơn ( cái này con không biết). Con thấy
rằng nhu cầu về Rắn của TQ là rất lớn, nếu trang trại của TQ
nuôi thành công chưa chắc giá nuôi của họ rẽ hơn mình. Mỹ
vẫn nhập cá basa của VN cho dù công nghệ của họ rất hiện đại
(Do họ không có điều kiện tự nhiên như ở VN), TQ sản xuất
lúa gạo nhất nhì thế giới nhưng họ vẫn nhập khẩu gạo của VN
( Do nhu cầu của họ quá lớn). TQ họ quyết tâm nuôi rắn mà
không nuôi nhím chắc hẳn họ thấy rằng nếu nuôi rắn thành
công lợi nhuận của họ sẽ rất cao (lâu nay ta vẫn không biết
rắn mua ở VN về họ bán cho thị trường của họ giá bao nhiêu,
và sức tiêu thụ của TQ mạnh cỡ nào) . Điều này chỉ có người
TQ mới biết. Con nói vậy không phải cho rằng thời điểm này
nuôi con rắn lợi hơn con nhím. " Người thức thời mới là hào kiệt"
Nhưng đa phần người nông dân VN vẫn nuôi trồng theo tâm lí
đám đông. Bác là nông dân lão thành có kinh nghiêm nhiều năm
con hi vọng bác và các thành viên có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp
cho các thành viên còn lại trong diễn đàn có sự lựa chọn thích hợp
trong thời gian tới và có thể làm giàu từ nghề nông .
**
Không biết tuổi tác các thành viên trong diễn đàn thế
nào. nếu có xưng hô bất kính monh các chú, các bác bõ qua...
 
Last edited by a moderator:
@ gioluatrentoc: Tôi cám ơn bạn về 3 điều:
- Nội dung bài viết;
- Những đầu ngón tay khỏe;
- Là người của quê hương Bình Thuận.
 
Bạn cũng nghĩ như tôi, nhưng đi sâu vào chi tiết Mỹ không trồng Dừa
và Thanh Long được tốt như ViệtNam, nên tưởng như trái ngược ý kiến.
*
 
Dúi không có giá trị ảo . Bác chỉ đọc qua internet nên bác ko hiểu được .
Trong các vật nuôi thì giá trị của con Dúi là Thật nhất. Từ gía giống,cho đến giá thương phẩm. Bất kể là bão giá hay khủng hoảng kinh tế. Giá của Dúi chưa bao giờ sốt và cũng chưa bao giờ ảo .

Trên đời này chả có cái gì là bất biến cả. Giá trị = giá trị thật + giá trị ảo
giá trị thật = giá con giống + giá thức ăn + giá (công) chăm sóc +....
Giá trị ảo = giá thị trường
Lúc Tết thì thịt heo tăng cao hơn ngày thường không bởi cái giá trị thật tăng lên mà do cái giá thị trường tăng lên.
Đơn cử như thịt heo rừng. Ngày xưa bao nhiêu % người được nếm thịt heo rừng vì vậy nó được tôn vinh đồn thổi về cái sự ngon của thịt heo rừng. Bây giờ heo rừng bắt đầu được nuôi hà rầm rồi thì giá của nó cũng phải tụt xuống đất. Dúi cũng vậy!. Chẳng qua là ít người nuôi và còn nhiều người " ngưỡng mộ danh" thì giá còn cao. Đến khi ai cũng từng thử qua rồi để có thể cất tiếng khen chê thì coi chừng sẽ có nhiều ý kiến so sánh nó với ........thịt chuột đồng.
Nói ngoài lề một chút. Tôi đã từng cá với thằng em vợ về chuyện nó huyên hoanh sành ăn. Nào là tôm tích ư, Tôm mũ ni ư, Cá chim ư,.... Bây giờ mày dám cá với tao là cho mày bịt mắt rồi ăn thử vài đĩa thức ăn sau đây. Mày mà nói trúng từng loại thức ăn thì tao bao mày ăn thả dàn. Tương tự, bao nhiêu tên cao giong khen Heiniken, Bia Đức này nọ . Bây giờ gom bọn đó lại cho uống bịt mắt xem thử bao nhiêu % trong số đó phân biệt nổi các loại bia
 
Diện tích 2 trăm mét vuông, thì chẳng kinh doanh chăn nuôi được gì cả .
Nếu bạn muốn kinh doanh chăn nuôi, chỗ đó cũng chưa đủ xây chuồng .
*
Nhà tôi ngày xưa đất rộng 1 sào, trừ nhà ở ra, cũng được chừng ấy diện tích,
thì tôi nuôi được 2 chục con gà, 10 cặp bồ câu, 1 con chó, và 1 con mèo.
Bà con hàng xóm diện tích cũng xấp xỉ, có người nuôi được 2 con lợn (heo).
*
Bây giờ các bạn văn minh hơn ngày xưa tôi còn ở Việtnam, có thể xây nhà
nhiều tầng, thì kinh doanh chăn nuôi được nhiều con hơn. Tôi không đủ
kiến thức trả lời câu hỏi của bạn.
*
Vay lãi 8% một tháng thì cắt cổ rồi, làm gì chăn nuôi được lãi cao thế ?
Bạn nào giỏi thì dám vay, chứ giá đó thì tôi lạy cả nón.
*
Bác nhầm rồi 0,8%/tháng chứ không phải 8%/tháng.
Vậy là bác không giải quyết được vấn đề rồi, ở đây tôi nói diện tích chăn nuôi 200m2 còn không có tiền đầu tư nuôi hết chứ nói chi cả sào cả công đất( 1 công đất = 1000m2) . Với số vốn 10.000.000 đ thì chỉ đầu tư trên 200m2 đất thôi.
Ở đây tôi tranh luận với bác để cùng nhau phát triển và tiến bộ, nhưng tôi thấy bác có những ý kiến vượt tầm người nông dân tay lắm chân bùn, vĩ mô quá, không xác thực tế tí nào, những ý kiến của bác làm cho người chăn nuôi như tôi thêm rối chứ chẳng tiếp thu được cái gì. Bác biết tại sao tôi nêu cái ví dụ đó không, vì phần lớn người nông dân bắt đầu chăn nuôi bằng những điều kiện trên cả. Như bác Thanhnhon có nói cả ông bộ trưởng bộ nông nghiệp còn không trả lời được nữa là,.....ở đây tôi chỉ nghĩ khi ta đánh giá về một vấn đề gì đó mang tính xây dựng thì ít ra ta cũng từng biết, từng sống chết với nó mới có cái nhìn đúng được, còn không rành không nên nói chung chung, so sánh con này con kia, mỗi một con vật có giá trị riêng của nó cả, giá trị của nó có cao hay thấm là do con người tạo ra và nhìn thấy được, cả con người cũng vậy chưa chắc học nhiều là làm giỏi kiếm tiền giỏi, học ít không biết làm, không biết kiếm tiền đâu. Vài ý kiến cùng bác, mong bác đóng góp thêm.
 
Giá của Dúi chưa bao giờ sốt và cũng chưa bao giờ ảo .

Câu này tôi nói hoàn toàn đúng. Đúng là vì để có dúi sinh sản phải mất nhiều thời gian thuần ( giá trị thực của công sức và thức ăn dẫn đến nó cao )
Bên cạnh đó . Với tình hình đốt rừng nguyên sinh,thứ sinh,tái sinh chỉ để lấy đất trồng keo thì dúi ngoài tự nhiên hiếm ... Giá trị 200-300k/KG là chính xác . Hoàn toàn không ảo.

Dúi cũng vậy!. Chẳng qua là ít người nuôi và còn nhiều người " ngưỡng mộ danh" thì giá còn cao.

Không phải là ít người nuôi . Mà do con này giống hiếm,khó thuần,lớn chậm,tiêu tốn thức ăn cao . Nếu ai ko trồng mía ,tre ,cỏ voi.... Thì đừng bao giờ nghĩ đến chuyện nuôi dúi thương phẩm với số lượng lớn ..

Đến khi ai cũng từng thử qua rồi để có thể cất tiếng khen chê thì coi chừng sẽ có nhiều ý kiến so sánh nó với ........thịt chuột đồng.

So sánh với thịt chuột đồng hay không còn phụ thuộc vào khẩu vị của từng người . Có người thích ăn cá và chê thịt,có người thích ăn thịt thì chê cá ... một món ăn khi nấu có thể giống nhau . Nhưng tay nghề đầu bếp mới là quan trọng .

Và một điều quan trọng khiến con dúi được nhiều người thích bởi vì .... Tính đến thời điểm hiện tại ... Trên bàn nhậu nó vẫn là hàng rừng 100% . Chăng ai dại mang dúi thuần đi bán cả. Chủ yếu vẫn chỉ là giống.

Và điều cuối cùng như anh nói:
Trên đời này chả có cái gì là bất biến cả. Giá trị = giá trị thật + giá trị ảo
Cái 0 bất biến của anh có lẽ phải vài năm nữa mới xảy ra . Còn hiện tại và trong quá khứ thì

Giá của Dúi chưa bao giờ sốt và cũng chưa bao giờ ảo .

------ 19 minutes:

vĩ mô quá, không xác thực tế tí nào

Câu này rất chính xác . Bởi vì để làm giàu . Không phải ông nông dân nào cũng đủ vốn liếng,diện tích,thị trường ... Để phát triển lên tầm đại gia . Phải biết mình có gì và làm được gì để làm giàu cho bản thân

Hồi xưa em nuoide nuôi sâu . Diện tích có 70-80 mét vuông thôi .Mỗi tháng cũng kiếm hơn chục triệu ( không tính tiền bán giống nhé)

Với 200mét vuông mà ko nuôi được gì thì kể cũng lạ : 1000 ngàn con gà đẻ trứng,Vài trăm cặp bồ câu,vài chục đôi nhím,vài ngàn con rắn,vài chục con kỳ đà ... chẳng phải cũng là chăn nuôi đó sao .... Chỉ sợ ko có tiền mà làm thôi ...
 

Last edited by a moderator:
Hồi xưa em nuoide nuôi sâu . Diện tích có 70-80 mét vuông thôi .Mỗi tháng cũng kiếm hơn chục triệu ( không tính tiền bán giống nhé)

Với 200mét vuông mà ko nuôi được gì thì kể cũng lạ : 1000 ngàn con gà đẻ trứng,Vài trăm cặp bồ câu,vài chục đôi nhím,vài ngàn con rắn,vài chục con kỳ đà ... chẳng phải cũng là chăn nuôi đó sao .... Chỉ sợ ko có tiền mà làm thôi ...
tôi không có khiếu tranh luận nên không tranh gì hết.
tôi đồng ý với câu nầy của nuoide vì hiện tại tôi đang...50 m2 vẩn nào thỏ nào lươn và còn đang tính....
200 mét vuông khối bà con đang mơ đó và còn nữa lãi xuất ngân hàng 0.8 o/o có gì kinh đâu với nông dân tụi tui.
đóng góp nên thực tế một chút.
thân
 
bác có những ý kiến vượt tầm người nông dân tay lắm chân bùn, vĩ mô quá, không xác thực tế tí nào, những ý kiến của bác làm cho người chăn nuôi như tôi thêm rối chứ chẳng tiếp thu được cái gì. Bác biết tại sao tôi nêu cái ví dụ đó không, vì phần lớn người nông dân bắt đầu chăn nuôi bằng những điều kiện trên cả.
Tôi nói Sào, là 360 mét vuông, còn bạn nói Công, thì gần gấp 3 Sào.
Vì thế, một Sào đất, trừ nhà ở ra, còn lại 2 trăm mét vuông là vừa.
Người Nam theo bạn nói có 1 Công, nhưng người Bắc, có 1 Sào thì rất khó.
Tôi nói người Bắc từ xưa có được 1 Sào cũng chẳng giàu được, thì có
gì là vĩ mô ? Có gì là không thật ở bắc ViệtNam? Có gì rối, khó hiểu ?
Có chăng bạn vượt tầm hiểu biết của tôi, và bà con nông dân ngoài Bắc
thì đúng hơn. Số người chỉ cần 70-80 mét vuông mà chăn nuôi làm giàu
được, ngày xưa ở miền bắc có mấy ai? Lúc ấy, đàn ông đi lên tỉnh làm
thuê, để ruộng (3 sào lúa) và vườn (1 sào) cho đàn bà, người già, và
trẻ con chăm sóc . Ngày Mùa, ngày Tết thì về gặt hái và cày bừa. Ai có
hơn 1 mẫu (chừng 4 công lúa) thì là địa chủ rồi, vườn đất nhà ở có thể
được 1 công, nuôi được chục con Heo, 1 con trâu hay bò, nhiều gà hơn.
Cuộc sống cứ nghèo, tàn tàn mà trôi đi như vậy, có ai giàu cho nổi.
*
Còn việc tôi nói chung chung, để đỡ động chạm. Ai chịu khó suy nghĩ,
thì mỗi người hiểu ra hướng khác cho mình. Người thì thấy nên làm,
người thì thấy không nên.
*
[Giá trị thật = vốn + công]
thì trong kinh doanh công thức này sai.
*
Ví dụ như sau: một người Úc đào được một cục vàng tự nhiên bằng trái bưởi.
Vậy thì cục vàng này giá trị bằng 1 trăm đô sao? Vì tính bằng tiền công đào?
*
Ví dụ thứ 2: nhà máy làm ra 1 sản phẩm, đóng gói làm 4-5 loại mặt hàng khác
nhau, có tên riêng, màu riêng, bao bì in khác nhau, giá tiền bán khác nhau,
để tuỳ khách hàng chọn mua. Kết quả: mặt hàng nào nhiều ít cũng có khách,
tổng cộng bán chạy hàng hơn, nhiều tiền hơn nếu chỉ bán 1 mặt hàng.
*
Ví dụ thứ 3: Các Siêu thị ở Mỹ, thịt cá rau trái cứ thứ Bảy và Chủ Nhật thì
bán giá thấp hơn các ngày thường. Kết quả: cả tuần bán được nhiều tiền hơn
nếu không thay đổi giá như thế.
*
Ví dụ thứ 4: Nhà máy làm ra điện thoại di động . Cứ mỗi mẻ chỉ làm mấy chục
nghìn cái rồi thôi, nhảy sang làm mẻ khác. Mỗi mẻ mới ra bán giá cao gấp chục
lần mẻ cũ. Kết quả: bán được hàng luôn luôn với giá cao, không bị ế hàng.
*
[Giá trị ảo = giá thị trường]
Trong kinh doanh, giá thị trường là giá tiền, không phải giá trị ảo .
Người kinh doanh phải biết làm ra giá thị trường .
Ai không làm ra giá thị trường, người ấy sẽ bị cạnh tranh chèn lấn,
may thì trúng, không may thì sạt nghiệp .
*
Nói chung về con Dúi, có 2 hướng có thể: đi lên và đi xuống.
*
1- Dần dần người ta thấy thịt Dúi ngon hơn, làm được nhiều món hơn thịt Bò
thịt Heo, nên mặc dù huyện nào cũng có nhiều trại Dúi, ngày ngày cung cấp
hàng chục tấn thịt Dúi, vẫn có nhiều người mua, mà giá vẫn cao, khiến cho
đời sống người nuôi Dúi khấm khá lên.
*
2- Thị hiếu tương lai thấy thịt Dúi không hơn thịt Bò thịt Heo, nên nghề
nuôi Dúi phát triển mau chóng đến mức bão hoà . Giá vẫn cao, vẫn có người
mua thịt Dúi ăn, người nuôi Dúi cũng vẫn có đủ công như làm các việc khác .
*
Có thể coi thịt Dúi như điện thoại di động, thịt Bò thịt Heo như bóng đèn
điện thường lắp trong nhà thắp sáng ban tối.
*
 
Số người chỉ cần 70-80 mét vuông mà chăn nuôi làm giàu
được, ngày xưa ở miền bắc có mấy ai? Lúc ấy, đàn ông đi lên tỉnh làm
thuê, để ruộng (3 sào lúa) và vườn (1 sào) cho đàn bà, người già, và
trẻ con chăm sóc . Ngày Mùa, ngày Tết thì về gặt hái và cày bừa. Ai có
hơn 1 mẫu (chừng 4 công lúa) thì là địa chủ rồi, vườn đất nhà ở có thể
được 1 công, nuôi được chục con Heo, 1 con trâu hay bò, nhiều gà hơn.
Cuộc sống cứ nghèo, tàn tàn mà trôi đi như vậy, có ai giàu cho nổi.

Vấn đề chính là : Bác đang sống ở quá khứ hay hiện tại? Những trao đổi ở thì hiện tại . Ta nên trao đổi cởi mở,thẳng thắn,sát thực với cuộc sống của nông dân việt nam,cũng như những người không phải là nông dân nhưng vẫn muốn đầu tư chút ít để kiếm thêm thu nhập.Những vấn đề mà ta chưa biết hoặc chỉ biết chút đỉnh quan internet . Nên để ở thể giả định ko nên khẳng định như đinh đóng cột những cái mà ta chưa hề trải qua,xem qua,sờ qua vv
nuoide thấy bác đưa ra rất nhiều vd. Đọc bài hoa mắt lắm bác . Nhưng nó lại ko sát thực với đời sống của đại bộ phận nông dân việt nam .
 
Last edited by a moderator:
Thưa các bạn tôi rất cám ơn các bạn đã góp ý. Theo tôi thì sự thật đã về này, phải còn 1 ý nghĩa rất thật tế. Không những riêng con nhím, mà lại rất nhiều con vật khác, cũng có tình trạng giống như con nhím hôm nay. Và tôi xin nói thêm sự trở về của con nhím hôm nay, không phải là lần thứ nhất đâu, mà nhiều hơn 1 lần, lần trước kia chúng ta chưa có gặp ở đây, nên không trao đổi với nhau, đối với những người nuôi nhím lâu đời họ sẽ biết. Tôi không ám chỉ con vật hoang dã nào cả, mà muốn nóí đến giá trị thật của nó, sau 1 thời gian bay bổng chín tầng mây.
Nay đã trở về thật chất của nó, ý tôi là muốn cho nó không bị mất giá trị thương phẩm . Vậy ta làm thế nào, để cho giá trị này mãi mãi không mất đi. Đó là cái gì, đó là cái giá trị hoang dã của nó. Con vật hoang dã thịt của nó giá cao hơn, thịt con vật nuôi truyền thống . Đó là cái hoang dã của nó, muốn giữ cái phẩm chất thịt cao đó, thì người nuôi nên tạo cho vật sống gần giống như đời sống hoang dã. Như thức ăn, môi trường v v . Đây là mối chốt để tạo cho sự trở về, vẩn không mất đi sự thanh cao và quý phái .... Phải không các bạn..., hi hi mời góp ý tiếp
 
Nhà tôi xưa chỉ làm lúa, nuôi vài con gà, vài con bò nên kiến
thức về nông nghiệp tôi thua xa các bác. Nhiều thứ thậm chí
tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm, chỉ học lỏm được một
vài điều từ diễn đàn và internet. Nhưng tôi xin mạo muội
nêu 1 vài ý kiến của mình về việc chăn nuôi những động vật
hoan giã.
**
Việc định giá các sản phẩm cũng như các vật nuôi hoan dã
hoàn toàn dựa vào cung-cầu của thị trường. Nhu cầu cao mà
lượng cung cấp hạn chế thì giá cao và ngược lại. Do đặc tính
của động vật hoan dã là vật nuôi mới và đa phần có giá trị
cao hơn các vật nuôi thông thường nên ngoài áp lực cầu của
thị trường tiêu thụ còn phải chịu áp lực cầu của những người
mới gia nhập nghề đó là nhu cầu về con giống.

Tôi xin mạn phép lý giải cơn sốt về giá nhím trong thời gian gần đây:
""" Cú hít đầu tiên có lẽ bắt nguồn từ thông tin (giá nhím
thương phẩm cao, con nhím dễ nuôi) được người nông dân
bắt đầu biết tới. Từ đây bắt đầu tạo sóng trên thị trường,
Người nông dân nhận thấy sự hấp dẫn và gia nhập nghề ->
Nhu cầu về giống tăng -> giá giống tăng. Việc giá giống
tăng như càn kích thích người nông dân đổ xô đi nuôi nhím,
làm giá giống ngày càng tăng cao. Cứ như thế con sóng sau cao
hơn sóng trước, đẩy giá nhím lên mức bất hợp lí. Nhưng tại sao
người ta cứ đỗ xô đi nuôi nhím : đó là do hiệu ứng lay lan của
đám đông ( ai cũng nuôi dc, thì mình cũng dc) và tâm lí kì vọng
của người nuôi ( chỉ cần 1 vài phép +, X người ta có thể thấy
được lợi nhuận "khủng" với mức giá đó và tràn đầy hi vọng
đổi đời). Cứ như thế con sóng ngày càng cao thêm và đến 1
mức nào đó nó không thể cao hơn nữa ( giá giống quá cao,
người nông dân không đủ khả năng gia nhập nghề nữa).
Đến lúc này nhu cầu giống giảm hẳn trong khi nguồn cung
giống trên thị trường đã quá nhiều. Giá giống bắt đầu lao dốc.
Khi sóng bắt đầu ập xuống, những người càng đứng ở con
sóng cuối cùng càng chiu nhiều thiệt hại. Những người nuôi
nhím lâu năm lại được lợi lớn. --> Giá nhím tăng cao không
phải do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh mà lại do nhu cầu gia
nhập nghề tăng mạnh (đáng lẽ càng nhiều người nuôi nguồn
cung càng nhiều thì giá phải càng giảm). Chính mâu thuẫn đã
bóp méo thị trường tạo nên những bất ổn trong thời gian qua""".

***
Với con nhím hay bất kì vật nuôi hoan dã nào khác muốn phát
triển ổn định phải dựa trên sự gia tăng thực của nhu cầu thị
trường. Nếu ngày càng nhiều người nuôi một vật nuôi nào đó đễ
giữ cho giá ổn định, không giảm hoặc tăng lên chỉ có cách làm
sao cho nhu cầu tiêu thụ tăng lên. Để tăng cầu tôi xin đưa ra ba
biện pháp:
- Tăng lượng bán ở thị trường trong nước ( tiếp thị, quản cáo cho
những quán nhậu, nhà hàng, quán ăn mới. Đề cao lợi ích cho sức
khỏe người tiêu dùng)
- Tiềm kiếm thị trường tiêu thụ mới ở nước khác nhất là TQ. Vậy tại sao
lại là TQ: thứ nhất họ có sở thích khá giống ta về thịt rừng. thứ 2 gần
1,5ty dân là một thị trường cực kỳ lớn, thứ 3 châu âu, Mỹ cấm nhập
động vật hoan dã còn trung quốc thì không và việc giao thương với họ
khá thuận lợi. Thứ 4 người TQ đang giàu lên và rất quan tâm đến thực
phẩm có lợi cho sức khỏe.
- Phát triển 1 số sản phẩm đi kèm: như rắn có rượu rắn, chim yến có
nước yến sào, trồng dừa thì làm thêm kẹo dừa, đồ mĩ nghệ... ( cái này
hơi khó)
Dường như các biện pháp tôi đang bất khả thi đối với các hộ nuôi nhỏ
lẽ, nhung đối với các trại nuôi lớn, những cong ty đứng đầu ngành thì
điều đó hoàn toàn có thể. Hầu hết các giống vật nuôi cây trồng đem
lại hiệu quả kinh tế cao đều dựa vào thị trường tiêu thụ ở nước ngoài
( cà phê, cao su, Thanh Long, yến sào, tôm càng xanh, baba...). Đối
với đối tượng động vật hoan dã cần đăc biệt quan tâm thị trường TQ.

""" xin lưu ý với con nhím rằng: số lượng người nuôi nhím tăng lên, nhưng
chủ yếu người nuôi có tư tưởng bán nhím làm giống. Nên lương cung trong
khoản thời gian qua không tăng lên bao nhiêu. Nhưng khi cơn sốt giá qua
và bắt đầu tập trung nuôi thương phẩm thì nguồn cung thương phẩm sẽ gia
tăng. Đễ giữ vững giá việc mở rộng thị trường là rất cần thiết"""

***

Giống vật nuôi mới (hoan dã) có thể đem lại lợi nhuận cao, nhưng rũi
ro lại cao hơn thông thường. Thông thường ngoài đặc tính hoan dã vật
nuôi càng có lợi ích cho sức khỏe càng có giá trị cao và dễ xuất khẩu.
Nhung khi có yếu tố cạnh tranh từ nước ngoài, lợi nhuân sẽ giảm đi khi
đó chúng ta phải đứng trước 2 sự lựa chọn hoặc rút lui, hoặc chấp nhân
giảm giá thành, giảm lợi nhuận để theo nghề ( Lúc này lợi ích kinh tế cũng
như các vật nuôi thông thường). Do đó khi lựa chọn các vật nuôi cũng
cần quan tâm đến những giống vật nuôi có lợi thế đặc thù của nước ta
để tránh khả năng cạnh tranh với nước ngoài...
Một vài ý kiến chia sẽ, chúc các bác thành công...
 
Last edited by a moderator:
Xin đính chính bạn viết " - Phát triển 1 số sản phẩm đi kèm: như rắn có rượu rắn, chim yến có
nước yến sào, trồng dừa thì làm thêm kẹo dừa, đồ mĩ nghệ... ( cái này
hơi khó)"

Xin thưa không khó tí nào, bây giờ bạn về bến tre đi xin 1 cái gáo dừa ...không ai cho đâu, nó dùng làm đồ mỹ nghệ hết rồi.

Mời các bác trở lại vấn đề giá trị thật của vật nuôi.
 
Động vật hoang dã mang về nuôi sẽ mất đi giá trị hoang dã.
Ví dụ gà vịt bò heo nuôi ngày nay vốn là động vật hoang dã.
Nếu nuôi lối công nghiệp kỹ thuật cao, thì giá trị càng kém đi.
*
Để giữ và nâng cao giá trị hoang dã, phải cho ăn và môi trường
đúng như tự nhiên: thức ăn tươi, luôn thay đổi, không cho thuốc
bổ và thuốc kích thích, không nhồi nhét, nơi ở thoáng rộng, phải
chạy săn mồi, và phải bị săn đuổi suốt ngày. Những người chuyên
môn mua động vật hoang dã có thể nhìn thoáng qua đã biết có phải
động vật săn được hay con vật nuôi trong chuồng trại.
*
 
Xin đính chính bạn viết " - Phát triển 1 số sản phẩm đi kèm: như rắn có rượu rắn, chim yến có
nước yến sào, trồng dừa thì làm thêm kẹo dừa, đồ mĩ nghệ... ( cái này
hơi khó)"

Xin thưa không khó tí nào, bây giờ bạn về bến tre đi xin 1 cái gáo dừa ...không ai cho đâu, nó dùng làm đồ mỹ nghệ hết rồi.

Mời các bác trở lại vấn đề giá trị thật của vật nuôi.
Bác hiểu sai ý tôi rồi. Ý tôi muốn nói ở đây để tránh khỏi rủi ro của biến
động thị trường thì cần phải phát triển 1 vài ngành phụ trợ đi kèm .
VD: Vì một lí do nào đó nhu cầu về dừa giảm hoặc tạm ngưng làm
giá giảm. Thì trái dừa vẫn có đầu ra vì có ngành làm đồ thủ công
mỹ nghệ phụ trợ nên không đến nỗi quá bi đát qua cơn sống gió
mọi việc lại bình thường. Bên cạnh đó trong điều kiện thị trường
bình thường ngành phụ trợ này làm cho trái dừa thêm giá trị
Cái khó ở đây là đối với vật nuôi là những động vật hoan giã vậy
bên cạnh việt bán thịt ta có thể tận dụng được những bộ phận khác
để phát triển những ngành khác không và nếu không bán thịt thì
có thể dùng mục đích khác không
VD: đối với con nhím bộ lông của nó có thể tận dụng để phát triển
ngành khác không? ngoài bán thịt có thể dùng làm thuốc được không?
nếu mà giải quyết được việc này chắc chắn giá trị của con nhím sẽ nâng
cao và ổn định. Nhưng để giải được bài toán này thì thực sự khó.

Động vật hoang dã mang về nuôi sẽ mất đi giá trị hoang dã.
Ví dụ gà vịt bò heo nuôi ngày nay vốn là động vật hoang dã.
Nếu nuôi lối công nghiệp kỹ thuật cao, thì giá trị càng kém đi.
*
Để giữ và nâng cao giá trị hoang dã, phải cho ăn và môi trường
đúng như tự nhiên: thức ăn tươi, luôn thay đổi, không cho thuốc
bổ và thuốc kích thích, không nhồi nhét, nơi ở thoáng rộng, phải
chạy săn mồi, và phải bị săn đuổi suốt ngày. Những người chuyên
môn mua động vật hoang dã có thể nhìn thoáng qua đã biết có phải
động vật săn được hay con vật nuôi trong chuồng trại.
*

Tôi xin nhấn mạnh với các bác rằng với bất kì nuôi con gì, trồng cây
gì thì lợi nhuận lúc nào cũng phải đặt lên hàng đầu. Các bác tìm mọi
giữ được đặt tính tự nhiên của con vật nhưng nguồn cung của thị
nhiều trong khi nhu cầu ít thì các bác nuôi vẫn phải lỗ
VD: khi phát hiện thịt nhím có thể chữa được được một số bệnh nào
đó người TQ chuộng dùng trong khi tại TQ không nuôi được nhím thì
giá nhím sẽ lên cao và giá này hoàn toàn không ảo chút nào. Như vậy
tôi hỏi các bác ta nuôi nhím theo hướng công nghiêp tìm cách cho nhím
mau, lớn đẻ nhiều là tốt hay tạo môi trường giống tự nhiên nuôi nhím
tốt hơn
VD: như với con heo rừng nuôi trong môi trường giống tự nhiên, giá trị
của nó chắc chắn sẽ cao hơn. Nhưng TQ cũng nuôi heo rừng với quy mô
lớn suất sang VN bán với giá cạnh tranh hơn. Liệu người nuôi heo rừng ở
VN có lợi nhuân nhiều hơn so với nuôi heo nhà không.

Động vật hoan giã thường thơm ngon hơn, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe
hơn nên giá trị thường cao hơn. Nhưng nghề này cũng đem lại nhiều rũi ro,
có thể khiến nhiều người phải trắng tay.( đối với vật nuôi thông thường giá
trị không cao, nên người ta phải cải tiến kỹ thuật, nuôi quy mô lớn mới mong
được lợi nhuận nhưng được cái là rất ổn định không len xuốn thất thường)
Chính sự thăng, trầm lên xuống thất thường gây nhiều rủi ro cho người
nuôi nên những người nhanh nhạy, nắm bắt được thị trường biết lúc nào
nên tiến, lúc nào nên lui vậy mới mau giàu. Nhưng rất tiết đa số người nông
dân không phải vậy. Ai cũng mong muốn làm giàu nhanh chóng và vô tình
lại làm giàu cho người khác. Thực chất trong thị trường con nhím thời gian qua
những người nuôi trước móc túi những người nuôi sau để làm giàu. Những
người nuôi trước là thiểu số trong khi những người nuôi sau là đa số. Chỉ có
một bộ phận nhỏ giàu lên trong khi đa số thì...

Tôi nêu lên những phân tích trên chỉ mong muốn phát triển nghề này 1
cách bền vững. Khi thấy được sự hấp dẫn của nghề nhiều người gia nhập
ngành làm tăng nguồn cung -> giảm giá thành -> giảm lợi nhuận. Để giữ
không giảm giá phát, triển nghề bền vững chỉ có cách mỡ rộng thị trường
tiêu thụ. Tại sao các bác không lấy tiền của nước ngoài về làm để làm giàu,
thay vì đi móc túi người nông dân trong nước. Dẫu biết điều này rất khó
khăn nhưng nếu yêu nghề và kiên trì thực hiện tôi tin là có thể. Người nông
dân phải cần cù, chịu khó, sáng tạo mới mong làm giàu. Không có chuyện
phút chốc đổi đời, nếu có thì cũng không thể nào bền vững, lâu dài.

Tôi rất tự hào là người dân Bình Thuận. Những người trồng thanh long
rất chịu khó, hay học hỏi tìm tòi nâng cao năng suất trồng trọt. Thời gian
đầu gặp rất nhiều khó khăng, chán nãn nhiều người muốn phá bõ vườn TL.
Nhưng rồi khi đầu ra ổn định, thị trường TQ chuộng trái TL thì người trồng
TL giàu lên trông thấy. Tuy còn nhiều bất cập ( thường xuyên bị TQ ép giá,
phát triển thị trường sang châu âu, mỹ găp nhiều khó khăn) nhưng có thể
nói người bt đã thành công với nghề nông và họ xứng đáng được hưởng
thành quả đó.
Tôi chỉ muốn nói lên những suy nghĩ trong lòng và hi vọng có thể giúp các
bác tìm được hướng đi đúng đắn cho mình. Nếu có mạo phạm ai mong các chú,
các bác bõ qua cho ...
 
Last edited by a moderator:
@gioluatrentoc:
Những lời của bác khiến em mở tằm mắt, khôn thêm tí.Bác này chắc cũng trồng chọt+chăn nuôi dữ đây mới có những ý kiến hay như vậy, dễ hiều + dễ tiếp thu. Những ý kiến của bác để áp dụng vào con nhím cũng không khó lắm, thực sự thì con nhím ngoài tự nhiên có rất nhiều vị thuốc và ta tạo con nhím như vậy cũng không khó. Để tôi nêu một ý tửng các bác tham khảo xem:
1. Nếu nuôi ngoài tự nhiên( tạo môi trường tự nhiên thì tốn diện tích đất, nhím sinh sản kém), nên ta vẫn áp dụng nuôi sinh sản như hiện tại.
2. Phát triển thêm nghề trồng nấm( các loại nấm thuốc: nấm linh chi,....)
3. Khi nhím con cai sữa ta cho nhím ăn các phế phẩm của từ cây nấm( các gốc nấm, nấm loại)
Vậy là ta tạo được con nhím có giá trị thuốc( giá trị dược liệu) và thu thêm nguồn thu từ cây nấm, tận dụng được phế phẩm từ cây nấm.
Ý tưởng nhỏ chia sẽ cùng các bác, mong được góp ý thêm.
 
đọc bài của bạn gioluatrentoc thì ai mà biết được bạn ấy là 1 sinh viên cơ chứ....hihihi...cảm ơn những phân tích sâu sắc của người bạn trẻ....
 
Khi nhím con cai sữa ta cho nhím ăn các phế phẩm của từ cây nấm( các gốc nấm, nấm loại)
Vậy là ta tạo được con nhím có giá trị thuốc( giá trị dược liệu) và thu thêm nguồn thu từ cây nấm, tận dụng được phế phẩm từ cây nấm
Từ trước đến nay . Trong dân gian . Ai cũng nghĩ rằng con nhím nó ăn vị thuốc nên bổ.
Thực tế là trong tự nhiên . Con nhím nó ăn rất nhiều các loại côn trùng,chủ yếu là kiến,mối,... đặc biệt là trứng kiến....

Theo thiển nghĩ của em thì : Đây mới là những thứ làm nên công dụng của dạ dày nhím chứ không phải thảo dược cây cỏ đâu.Trong trứng kiến nó có rất nhiều axit amin có khả năng nâng cao hệ miễn dịch để chống lại virut vi khuẩn " đã có công trình khoa học chứng minh".Khi mổ nhím làm thịt người ta giữ nguyên thức ăn trong dạ dày. Vì thế khi dạ dày nhím kết hợp với mật ong,nghẹ đen mới làm cho người bị dạ dày mau lành bệnh.

Mà Dân nuôi nhím mình thì ko ai cho nhím ăn kiến cả
 
Last edited by a moderator:
Một phát hiện lý thú, đáng ghi nhận. Vậy phải nghiên cứu nuôi thêm kiến mới được .
 


Back
Top