Nuôi chim bồ câu - lợi và hại

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Những năm gần đây, hình ảnh những đàn bồ câu tung bay trắng trời không đơn thuần chỉ là biểu trưng cho nét đẹp yên bình, mà còn minh họa cho mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Rất nhiều nông dân ở một số tỉnh, trong đó có Bình Thuận đang triển khai mô hình nuôi chim bồ câu Pháp theo qui mô bán công nghiệp. Người đầu tiên tôi gặp là anh Tâm, ở thôn Thiện Trung (Thiện Nghiệp, Phan Thiết). Sau thời gian nuôi thử nghiệm với số lượng chim không nhiều, đến nay đàn bồ câu của anh Tâm đã phát triển đến mấy ngàn con. Lợi nhuận thì khỏi nói, hàng tháng anh xuất chuồng từ 300-400 cặp. Giá bồ câu giống dao động khoảng 600 ngàn đồng/cặp. Bồ câu ra ràng 120 ngàn đồng/ cặp trở lên. Ở thành phố Phan Thiết cũng có anh Nhung, ở phường Đức Long đang thực hiện mô hình này. Số lượng chim bồ câu của anh Nhung nuôi chưa nhiều, nhưng hàng tháng cũng đem lại cho anh mức lợi nhuận trên 10 triệu đồng. Hàm Thuận Bắc là huyện thuần nông nên luôn đi tiên phong trong áp dụng một số mô hình sản xuất và chăn nuôi mang tính hiệu quả kinh tế. Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp theo dạng bán công nghiệp được khởi đầu ở xã Hồng Liêm. Hộ thực hiện lúc đầu là ông Nguyễn Quốc Khuê, sống ở thôn Liêm Thuận. Với 25 cặp bồ câu giống, sau gần 1 năm nuôi với sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện cùng Trung tâm Thông tin và ứng dụng khoa học tỉnh, đến nay đàn bồ câu đã phát triển trên 150 cặp, ngoài số bồ câu ra ràng và bồ câu thịt ông Khuê đã bán cho khách hàng, nhiều hộ nông dân trong xã thấy ông làm ăn được cũng tìm đến nhà ông mua giống về nuôi. Hiện nay, xã Hồng Liêm đã có trên 15 hộ nuôi chim bồ câu Pháp theo cách làm của ông Khuê, có hộ đã phát triển số lượng chim giống đến 50 cặp. Tuy phong trào nuôi chim bồ câu Pháp theo dạng bán công nghiệp chưa phát triển đại trà ở một số vùng nông thôn trong tỉnh, nhưng với một số điều kiện phù hợp như diện tích chăn nuôi không lớn, kinh phí tùy khả năng, hiệu quả lợi nhuận...Mô hình này rất phù hợp để giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

nuoi.jpg


Bên cạnh những thuận lợi, việc làm nào cũng có mặt trái của nó. Người chăn nuôi chắc không quên những số liệu về dịch cúm gia cầm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố từ đầu năm 2013, các ổ dịch H5N1 đã phát triển ở 7 huyện của 4 tỉnh Khánh Hòa, Tây Ninh, Điện Biên, Kiên Giang khiến trên 28.000 con gia cầm mắc bệnh, phải tiêu hủy, trên 170 con chim trĩ nuôi ở Tiền Giang và hơn 4.000 con chim yến ở Ninh Thuận cũng được phát hiện bệnh và phải tiêu hủy. Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, những nông dân muốn đầu tư nuôi chim bồ câu theo cách bền vững, ngoài yếu tố chuồng trại kiên cố (không nuôi thả tự do) người chăn nuôi cần phải nắm chắc một số yếu tố kỹ thuật và phòng ngừa dịch bệnh. Theo nghiên cứu của ngành chuyên môn, thì hiện nay 2 giống bồ câu Pháp Titan và Mimas là phù hợp nhất. Nơi chim ấp trứng cần sự yên tĩnh, tránh âm thanh, ánh sáng để chim tập trung. Thời kỳ chim nuôi con phải thay ổ lót thường xuyên. Thức ăn chính cho chim ở giai đoạn nuôi vỗ béo là ngô và đậu xanh được nghiền nhỏ, vo thành viên, ngâm mềm rồi sấy khô. Ngoài ra người nuôi có thể sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp, ngô hạt đỏ. Trong thức ăn cần pha trộn một lượng sỏi nhất định để giúp chim trong quá trình tiêu hóa của dạ dày. Nước uống cho chim ngoài yếu tố vệ sinh cần bổ sung vitamin và kháng sinh để phòng bệnh. Tuy chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh rất tốt, nhưng người nuôi cũng cần phải áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Ngoài việc thường xuyên vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máng ăn, máng uống, hạn chế để chim lạ vào chuồng...mỗi năm cần 3 lần tiêm vacxin phòng bệnh cho chim.

Theo tính toán của Trung tâm Thông tin và ứng dụng tiến bộ KHKT tỉnh, nếu nuôi 25 cặp bồ câu bố mẹ, mỗi tháng lợi nhuận từ bán chim ra ràng sau khi trừ chi phí còn lãi trên 1.200.000 đồng. Nếu nuôi 100 cặp bồ câu giống lợi nhuận hàng tháng khoảng gần 5.000.000 đồng. Nguồn phân của chim cũng giúp nông dân làm phân bón cho cây trồng. Nhưng nếu để dịch bệnh xảy ra, nhất là cách nuôi thả rong theo thói quen cũ, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người nuôi và môi trường xung quanh. Do đó, cách tốt nhất là bà con nên đầu tư nuôi chim theo dạng bán công nghiệp và tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật, biện pháp phòng ngừa mà cơ quan chức năng đã hướng dẫn.

Huỳnh Nguyễn

Nguồn :http://baobinhthuan.com.vn/
 


Last edited:
muốn nuôi phải tìm hỉu kỉ bạn nhé đừng theo mấy bài báo viết vì họ mún bán được con giống nên quăng tý nên tìm hỉu kĩ từ nhửng kinh nghiệm nuôi thực tế của những người từng trải từ nhu cầu của thị trường nơi mình nuôi từ nguồn vốn của mình ( vốn khong nhỏ đâu bạn nhé) phải tìm hiu kỉ thuật phòng và trị bệnh nói bồ câu kháng nhìu bệnh chứ nuôi khong đúngcách thì bệnh nó rất nhiều
 
muốn nuôi phải tìm hỉu kỉ bạn nhé đừng theo mấy bài báo viết vì họ mún bán được con giống nên quăng tý nên tìm hỉu kĩ từ nhửng kinh nghiệm nuôi thực tế của những người từng trải từ nhu cầu của thị trường nơi mình nuôi từ nguồn vốn của mình ( vốn khong nhỏ đâu bạn nhé) phải tìm hiu kỉ thuật phòng và trị bệnh nói bồ câu kháng nhìu bệnh chứ nuôi khong đúngcách thì bệnh nó rất nhiều
Bạn nói rất đúng, Không chỉ riêng con bồ câu, mà con khác cũng vậy. Trước khi nuôi phải tính ra con số Thu -Chi thế nào. Cách tính này ai cũng tính được mà. Nếu tính rỏ ràng rồi thì mới quyết định nuôi, không muộn
 
Cũng chẳng biết thế nào là to hay nhỏ, vài chục triệu đến trăm triệu trong đầu tư cũng k phải là quá to. Tìm hiểu chỉ là 1 phần, cũng giống như những lĩnh vực khác, chăn nuôi BC nói riêng hay chăn nuôi nói chung để có được sự thành công thì cần rất nhiều yếu tốt (Mình nghĩ vậy). TRong đó có sự tính toán chuẩn xác và cả sự may mắn. Giả sử Thời điểm hiện tại có thể bạn điều tra rất kỹ và nhận thấy thị trường con Bồ câu đang rất ổn, và rồi bạn đầu tư vào nó, thế nhưng phải 1,5-2 năm sau bạn mới bắt đầu xuất bán (k kể bán lẻ tẻ lúc đầu) thì lúc đó thị trường lại k còn đc như lúc đầu, giá cả sụt giảm, nhu cầu sụt giảm.... Và như vậy thì chúng ta đã bị lệch so với điều tra ban đầu, hay nói cách khác, Khoảng cách về thời gian đã làm thay đổi lợi nhuận trong kế hoạch đầu tư của chúng ta. Cũng giống như khi học hết cấp 3, mình chọn 1 ngành học đang rất hót để thi vào, ...đỗ.... học hết sức để kiếm tấm bằng khá.... Và rồi...4-5 năm sau ra trường cầm được tấm bằng.... Nhưng nhìn lại ngành mình đã chọn,...nhìn ra xã hội và thấy nó đã bước vào thời kỳ thụt lùi.... Chăn nuôi cũng vậy, có thể thời điểm hiện tại giá đang tốt nhưng chưa chắc trong tương lai (khi mình có hàng để bán) đã tốt. Và ngược lại, có thể 1 con vật nào đó, đang bước vào chu kỳ cuối cùng của vòng tuần hoàn (giá hạ thấp, k ai mua, dịch bệnh....) thì cũng chưa hẳn đã là xấu. Cái gì cũng có chu kỳ của nó. Vì vậy, Điều chắc ăn nhất mà chúng ta có thể làm chính là : Tìm hiểu cũng chỉ là một phần của kế hoạch, còn đâu thì hãy cứ làm đi, nhưng xin tránh xa những con vật đang quá hot, những con vật mà giá bán hiện tại trên thị trường vượt quá xa so với giá trị thực mà bạn cảm nhận hoặc tất cả chúng ta cảm nhận được về nó. Như vậy thì chúng ta sẽ k bao giờ gặp rủi ro quá lớn (lúc mua giống thì giá cao, đến lúc có hàng để bán thì giá về âm phủ)
 
Theo mình thì để đạt được hiệu quả kinh tế thành công trong chăn nôi thì chước hết chính bản thân các bạn cần phải có lòng kiên trì, chăm chỉ tìm hiểu tập tính, đời sống, nguồn thức ăn, nguyên nhân dẫn đến bệnh dịch và cách phòng trừ bệnh dịch của giống vật nuôi và cuối cùng là cần tình toán được chi phi bỏ ra, lợi nhuận thu được "thị trường tiêu thụ"
Người ta vẫn thường có câu: " có tướng làm quan, có gan làm giầu"
Chúc các bạn thành công!
 
Theo mình thì để đạt được hiệu quả kinh tế thành công trong chăn nôi thì chước hết chính bản thân các bạn cần phải có lòng kiên trì, chăm chỉ tìm hiểu tập tính, đời sống, nguồn thức ăn, nguyên nhân dẫn đến bệnh dịch và cách phòng trừ bệnh dịch của giống vật nuôi và cuối cùng là cần tình toán được chi phi bỏ ra, lợi nhuận thu được "thị trường tiêu thụ"
Người ta vẫn thường có câu: " có tướng làm quan, có gan làm giầu"
Chúc các bạn thành công!
minh chac chan voi ban la khoang 90% la nhung ai nuoi bo cau khoang 1nam dau la khong co loi hoac chi hue von thoi.nuoi bo cau de that do.nhung de bo cau no duoc 2con 1cap la rat kho.bo cau rat hay bi ung va sat trung.neu ban khong tim ra dc nguyen nhan thi no 100%
 
Dung roi ban oi, thoi gian tuh hoi von cua Bo Cau neu bn chi nuoi de De ra roi ban het thi 1 nm ban se hoi von, nuoi chim bo cau ban phai biet tan dung toi the nhan giong suot ma khong bi nh huong gi ve chat luong con giong. Bn co the nuoi tu 10cap de ra 100cap roi ra 1000cap khi do su dung phuong an lay ngan nuoi dai ban se duoc ket qua khac hoan toan so voi cac giong khac' .Viec nuoi chim hieu qua cao hay thap thi ky thuat nuoi va tam huyet voi nghe la yeu to quyet dinh "Cham hay khong bang tay quen"
 

quen nhưng giá ra ràng từ 90>100k/cặp bán buôn thì lợi nhuận vẫn thấp!
 
Ai biết các thuốc phòng bệnh cho BC mà không phải tiêm như: Tụ huyết trùng, Newcatson ...
Xin cho biết với.
Phòng bệnh New thì phải tiêm với BC trên 2 tháng và Tụ huyết trùng cũng tiêm, nếu cho uống vacxin thì hiệu quả hay thời gian kháng bệnh sẽ kém hơn. Tôi ít tiêm lắm vì khá mất công, nhưng đôi đang đẻ rồi thì ít bệnh nên ko hay phòng.
 
Nuôi bồ câu bán giống thì may ra có lãi. Thế nhưng sản xuất rồi bán bồ câu thịt thì lỗ chắc.

Vì sao? Vì bồ câu năng suất kém gà, mà ít người mua ăn hơn gà. Do đó, kinh doanh bồ câu bị kinh doanh gà lấn át mà phải chết. Chuyện này đã xảy ra trên khắp thế giới rồi.
 


Back
Top