Nuôi rùa nước ngọt

Hiện nay đã có 1 vài nơi nuôi rùa với tầm cở rông lớn. Thường thường nghe nói đến nuôi rùa thương phẩm, thì nghĩ ngay đến con ba ba tức rùa mai mềm. Ít ai nghĩ đến nuôi rùa mai cứng, vì các loài rùa mai cứng thường nuôi làm cảnh, hoặc làm thuốc. Nhưng gần đây rùa mai cứng cũng được nuôi khá nhiều, vì giá trị của nó cũng không kém rùa mai mềm
Rùa có 2 loại là mai cứng và rùa mai mềm.
* Rùa mai mềm gồm có :
Rùa đinh: rùa đinh có nơi còn gọi là cua đinh, ba ba Nam Bộ.... Sống ở Nam Bộ theo sông rạch, ao đìa, ruộng ... Cua đinh có giá từ 500 ngàn đến 800 ngàn đồng 1 kg. Vì thế nên được nhiều người nuôi.
Ba ba gai, là loài ba ba sống ở vùng trung du, giá trị cũng ngang tầm với giá ba ba Nam Bộ, và cũng được nuôi gần đây.
Ba ba trơn; là loài ba ba thường thấy nhất, và được nuôi nhiều nhất trước đây. Giá của ba ba trơn kém hơn ba ba Nam Bộ và ba ba gai.
- Rùa mai mềm nuôi sinh sản rất dể , đẻ nhiều trứng và đẻ nhiều lần trong năm với ba ba trơn, đẻ ít lần ba ba gai, ba ba Nam bộ. Nhưng tất cả ba ba đều đẻ nhiều trứng.
Tại sau rùa mai mềm lại không được phát triển đại trà dù cho nó rất dể sinh sản.
- Chậm lớn, tốt nhiều thức ăn, hung dữ hay cắn nhau gây thương tích, không nuôi được mật độ dầy, nuôi môi trường nước dể sinh bệnh , hao hụt nhiều....
Với những lý do này nên rùa mai mềm không được ưa thích trong chăn nuôi. Dù qua đã có nhiều trang trại nuôi với số lượng hàng ngàn con. Nhưng giờ đây đã giảm dần, nhất là ba ba trơn. Còn ba ba gai và ba ba Nam Bộ vẩn còn được ưa chuộng vì giá thành cao, sinh sản cũng hơi klhó hơn, nên hạn chế số lượng con giống.
* Rùa mai cứng được chia ra làm 2 loài, rùa cạn và rùa nước.
- Rùa cạn được nuôi hiện nay là rùa núi vàng và rùa núi viền..... Hai loài rùa này chỉ nuôi làm cảnh, chưa có ai nuôi bán thịt vì giá trị thịt không cao. Rùa núi thường ăn rau quả. Nên nhiều người nói rùa núi ăn chay, nhưng thực tế nó vẩn ăn mặn . Rùa núi nuôi rất là chậm lớn, năm mười năm đạt từ 1kg đến 3kg /con. vì thế không ai chọn nuôi thương phẩm, và thịt của nó cũng không nằm vào top thịt ngon bổ, hay có vị thuốc. Rùa núi là loài rùa cạn hoàn toàn, nó sẽ chết ngạt khi bạn thả nó trong nước, nó sẽ nổi phình lên, không biết bơi lặn, và bị ngạt nước chết .
- Rùa nước: Rùa mai mềm cũng là rùa nước và sống thời gian rất nhiều dưới nước, thỉnh thoảng mới ngoi lên thở hoặc phơi nắng. Còn rùa nước mai cứng , nói là rùa nước nhưng chỉ sống lưõng cư thôi. Thời gian trong nước có khi ít hơn trên cạn. Nuôi rùa nước không nhất thiết là phải cho sông dưới nước hoàn toàn.( trừ rùa mai mềm)
- Rùa nước gồm có; Rùa răng( càng đước, sen đen), rùa đất lớn( sen vàng) , rùa đất Pulkin, sê pôn, rùa quạ, rùa 3 gờ, rùa hộp nhiều loài.... v v... . Rùa mai cứng có nhiều loài rất quí hiếm, giá từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu 1 kg.
Nhưng ở đây tôi chỉ nói về 1 số rùa thường gặp và được nuôi hiện nay, tuy giá cũng không cao từ vài trăm ngàn đền 1 triệu 1 kg.
- Những con rùa dưới đây hiện nay được nuôi ;
- Rùa đất lớn, có nơi còn gọi là rùa sen vàng. Rùa này hiện nay giá trên dưới 1 triệu đồng 1 kg.
- Rùa đất Pulkin giá từ 400 đến 800 ngàn 1 kg từ thời giá, tùy mùa.
- Rùa nắp, có nơi còn gọi là rùa mây, rùa hộp lưng đen.... Già tầm 400-500 ngàn 1 kg
- Rùa quạ, rùa răng, rùa vàng nước ( 3 gờ, vàng đầu to...) ...... giá không quá 500 ngàn 1 kg....
Với giá trị như trên , nên hiện nay người ta nuôi rùa mai cứng từ nuôi cảnh qua nuôi thương phẩm. Rùa nước nuôi thương phẩm thường nuôi bán cạn. Tuy là rùa nước nhưng nuôi thương phẩm người ta thường nuôi bán cạn. Trong chuồng nuôi chỉ có 1 ít nước, còn toàn bộ và cạn. rùa nước chỉ cần có nước uống và trầm mình, sau đó bò lên chố mát, nằm nghĩ ngũ. Vì thế nuôi rùa nước mai cứng rất dể nuôi, so với rùa nước mai mềm.
Rùa mai cứng rất hiền, nuôi được mật độ dầy, không cắn mổ lẩn nhau, nuôi chung nhiều giống với nhau tốt, chuồng trại dể vệ sinh, chăm sóc dể dàng, phát hiện bệnh kịp thời, ít bệnh....
Vì thế hiện nay rùa mai cứng được nuôi nhiều do những nguyên do trên .
- Thức ăn của rùa mai cứng rất đa dạng, từ rau củ quả, đến thịt cá, côn trùng, rùa mai cứng đều ăn hết.
Về kỷ thuật nuôi thì cũng rất dể , vì rùa chịu được thời tiết khắc nghiệt, có thể nhịn đói khát hàng tháng trời. Rùa nước nuôi bán cạn, 1 năm có thể tăng từ 500gram đến 1kg trên con, tùy con, tùy giống... Thức ăn dể tìm rẻ tiền, không cầu kỷ về thức ăn...
Bài dài quá tôi xin dừng tại đây. Còn về cách nuôi dưỡng, nuôi sinh sản tôi sẽ nói sau.
2b-vn.jpg
 


Theo mình nghe nói, chưa không biết nha. Rùa tai đỏ nó mang mầm bệnh thương hay phó thương hàn gì đó nên bị cấm nuôi. Chứ thịt rùa tai đỏ cũng ngon lắm đó. Và một lý do nữa là rùa tai đỏ nó ăn bạo, cạnh tranh thức ăn với nhiều loài khác rất mảnh liệt, nên sợ nó cạnh tranh như cá chim trắng, cá lau kiếng, ốc bươu vàng ... Thật ra rùa tai đỏ dễ nuôi sinh sản nhanh, chịu môi trường khắc nghiệt, thức ăn dễ tìm .... Rất thuận cho chăn nuôi phát lên thành đại trà
Theo bác Xuân Vũ thì thịt rùa tai đỏ cũng ngon lắm...
Vậy nếu ta đem so sánh thịt rùa tai đỏ với thịt các loài rùa mai cứng khác như rùa pulkin, rùa đất lớn, rùa răng.... thì có lẻ sẽ ko chênh lệch nhiều đâu hen bác.
Có lẻ giá cả là do người ta đặt ra thôi. Cháu đồng ý với bác về quan điểm giá cả các loài rùa.
 


Cái này tui cũng nge các nhà khoa học nói hoài nè!
mà tui ngĩ
1 con rùa tai đỏ con 30k = 6kg ốc bưu vàng (5k/kg)= 200 con ốc bưu vàng cỡ trung.
200 con ốc sổng ra ngoài tự nhiên đúng là bắt 1 năm chưa hết. (sinh sản nhanh)
1 con rùa tai đỏ sổng ra ngoài khó sống sót được lâu.
nên nó ko đem so với ốc được.
Nếu mà được quản lý nuôi, tui nghĩ nó vẫn có giá trị.
Nó chui xuống ao hồ thì không dễ để bắt. Giá trị kinh tế không cao thì người ta cũng chẳng thèm bắt làm gì. Nó sinh sôi nhiều thì nó tàn sát hết những thứ gì mà chúng đi ngang qua dẫn đến mất cân bằng sinh thái
Theo bác Xuân Vũ thì thịt rùa tai đỏ cũng ngon lắm...
Vậy nếu ta đem so sánh thịt rùa tai đỏ với thịt các loài rùa mai cứng khác như rùa pulkin, rùa đất lớn, rùa răng.... thì có lẻ sẽ ko chênh lệch nhiều đâu hen bác.
Có lẻ giá cả là do người ta đặt ra thôi. Cháu đồng ý với bác về quan điểm giá cả các loài rùa.
Giá cả là do quy luật cung cầu của thị trường. Rùa ngoài việc đem lên bàn nhậu còn có chức năng như là thuốc chữa một số bệnh nữa. Đông y China người ta có công trình nghiên cứu về các dược chất có trên các giống rùa. Bởi thế Rùa Sen Vàng có giá mắc gấp 2 lần Rùa Sen Đen, gấp nhiều lần Rùa Tai Đỏ...
 
Nó chui xuống ao hồ thì không dễ để bắt. Giá trị kinh tế không cao thì người ta cũng chẳng thèm bắt làm gì. Nó sinh sôi nhiều thì nó tàn sát hết những thứ gì mà chúng đi ngang qua dẫn đến mất cân bằng sinh thái

Giá cả là do quy luật cung cầu của thị trường. Rùa ngoài việc đem lên bàn nhậu còn có chức năng như là thuốc chữa một số bệnh nữa. Đông y China người ta có công trình nghiên cứu về các dược chất có trên các giống rùa. Bởi thế Rùa Sen Vàng có giá mắc gấp 2 lần Rùa Sen Đen, gấp nhiều lần Rùa Tai Đỏ...
Vậy thì rùa đinh, baba gai có đem so sánh với các loài rùa mai mềm khác như baba trơn, giải.... được ko bác? Thịt nó cũng tương tự nhhau mà!
Tui nghĩ con sen vàng giá bị đẩy lên. Vì cách đây ko lâu có người bảo tui nuôi vài tấn sen vàng đi. Giá lúc đó chỉ 400k thôi.
 
Chắc là bị lủng đoạn thị trường rùi! giống như mấy thằng trung quốc thu mua đĩa z đó.....
 
Vậy thì rùa đinh, baba gai có đem so sánh với các loài rùa mai mềm khác như baba trơn, giải.... được ko bác? Thịt nó cũng tương tự nhhau mà!
Tui nghĩ con sen vàng giá bị đẩy lên. Vì cách đây ko lâu có người bảo tui nuôi vài tấn sen vàng đi. Giá lúc đó chỉ 400k thôi.
Sen vàng chỉ mới lên đây 2 năm thôi , còn mấy năm gần đây cũng tương đương với sen đen, tuy hơn 1 tí. Còn về khẩu vị , thì con cua đinh ngon hơn, các loài rùa mai mềm, trừ rùa hồ gươm ra nha, vì tôi chưa có ăn thịt giống rùa này bao giờ.
Rùa mai cứng chỉ có con rùa ba gờ là ngon . Những con khác cũng tương đương với nhau.
Nói về rùa, con Pulkin từ 300-400k/kg là thường xuyên , nhưng năm rồi nó bay lên đến 800k/kg tại Sài Gòn.
Con rùa nắp( hộp lưng đen, mây ...) giá bình thường từ 300-500k/kg, năm nay, hiện nay giá bay lên 700k/kg. Giá cả của rùa không thể nào đón được. Sen vàng hiện nay vẩn nằm giá trên 1 triệu 1 tí thôi, vẩn như năm rồi, chưa thấy tăng giảm gì hết.
 
Last edited by a moderator:
Sen vàng chỉ mới lên đây 2 năm thôi , còn mấy năm gần đây cũng tương đương với sen đen, tuy hơn 1 tí. Còn về khẩu vị , thì con cua đinh ngon hơn, các loài rùa mai mềm, trừ rùa hồ gươm ra nha, vì tôi chưa có ăn thịt giống rùa này bao giờ.
Rùa mai cứng chỉ có con rùa ba gờ là ngon . Những con khác cũng tương đương với nhau.
Nói về rồi con Pulkin từ 300-400k/kg là thường xuyên , nhưng năm rồi nó bay lên đến 800k/kg tại Sài Gòn.
Con rùa nắp( hộp lưng đen, mây ...) giá bình thường từ 300-500k/kg, năm nay, hiện nay giá bay lên 700k/kg. Giá cả của rùa không thể nào đón được. Sen vàng hiện nay vẩn nằm giá trên 1 triệu 1 tí thôi, vẩn như năm rồi, chưa thấy tăng giảm gì hết.
Theo bác Xuân Vũ thì cua đinh nấu món gì là ngon nhất.?
Cháu có ăn cua đinh nấu cà ri thấy cũng ngon lắm!
 
Tùy mỗi người, theo tôi thì thích món xào,cà ri, và hấp thôi
 

Vậy thì rùa đinh, baba gai có đem so sánh với các loài rùa mai mềm khác như baba trơn, giải.... được ko bác? Thịt nó cũng tương tự nhhau mà!
Tui nghĩ con sen vàng giá bị đẩy lên. Vì cách đây ko lâu có người bảo tui nuôi vài tấn sen vàng đi. Giá lúc đó chỉ 400k thôi.
Bác nghĩ như nhau nhưng người khác lại không nghĩ như thế. Không thể theo suy nghĩ chủ quan của mình được.
Bác chịu nghe theo người ta thì giờ bác giàu to rồi :)
Sen vàng chỉ mới lên đây 2 năm thôi , còn mấy năm gần đây cũng tương đương với sen đen, tuy hơn 1 tí. Còn về khẩu vị , thì con cua đinh ngon hơn, các loài rùa mai mềm, trừ rùa hồ gươm ra nha, vì tôi chưa có ăn thịt giống rùa này bao giờ.
Rùa mai cứng chỉ có con rùa ba gờ là ngon . Những con khác cũng tương đương với nhau.
Nói về rồi con Pulkin từ 300-400k/kg là thường xuyên , nhưng năm rồi nó bay lên đến 800k/kg tại Sài Gòn.
Con rùa nắp( hộp lưng đen, mây ...) giá bình thường từ 300-500k/kg, năm nay, hiện nay giá bay lên 700k/kg. Giá cả của rùa không thể nào đón được. Sen vàng hiện nay vẩn nằm giá trên 1 triệu 1 tí thôi, vẩn như năm rồi, chưa thấy tăng giảm gì hết.
Rùa 3 gờ bây giờ nó vô giá :) Bác có nhu cầu nhân giống loại này thì em sẽ gom hàng cho bác.
Cái này tui cũng nge các nhà khoa học nói hoài nè!
mà tui ngĩ
1 con rùa tai đỏ con 30k = 6kg ốc bưu vàng (5k/kg)= 200 con ốc bưu vàng cỡ trung.
200 con ốc sổng ra ngoài tự nhiên đúng là bắt 1 năm chưa hết. (sinh sản nhanh)
1 con rùa tai đỏ sổng ra ngoài khó sống sót được lâu.
nên nó ko đem so với ốc được.
Nếu mà được quản lý nuôi, tui nghĩ nó vẫn có giá trị.
Sống và làm việc theo pháp luật. Làm gì anh cũng phải tuân theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chứ :)
Chủ trương của Đảng và Nhà nước là phải đi tắt, đón đầu... Anh còn trẻ thì không nên chọn giải pháp an toàn như bác Xuân Vũ:cool:
 
Bác nghĩ như nhau nhưng người khác lại không nghĩ như thế. Không thể theo suy nghĩ chủ quan của mình được.
Bác chịu nghe theo người ta thì giờ bác giàu to rồi :)
Rùa 3 gờ bây giờ nó vô giá :) Bác có nhu cầu nhân giống loại này thì em sẽ gom hàng cho bác.
Sống và làm việc theo pháp luật. Làm gì anh cũng phải tuân theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chứ :)
Chủ trương của Đảng và Nhà nước là phải đi tắt, đón đầu... Anh còn trẻ thì không nên chọn giải pháp an toàn như bác Xuân Vũ:cool:
Cảm ơn anh đã cho em lời khuyên chí lý!
Em thì lúc nào cũng sống và làm việc xuôi theo pháp luật cả.
Tiếc là em cũng giải nghệ rồi, chỉ còn vài chục bộ cua đinh để ông già nuôi kiểng thôi.
Không thì sẻ tìm anh hợp tác vì thấy anh cũng hiểu biết nhiều về loài rùa.
kakaÀ quên, anh có thể cho em xin sdt ko? Biết đâu sau này muốn nhậu rùa sẻ tìm tới anh!
 
Bác nghĩ như nhau nhưng người khác lại không nghĩ như thế. Không thể theo suy nghĩ chủ quan của mình được.
Bác chịu nghe theo người ta thì giờ bác giàu to rồi :)
Rùa 3 gờ bây giờ nó vô giá :) Bác có nhu cầu nhân giống loại này thì em sẽ gom hàng cho bác.
Sống và làm việc theo pháp luật. Làm gì anh cũng phải tuân theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chứ :)
Chủ trương của Đảng và Nhà nước là phải đi tắt, đón đầu... Anh còn trẻ thì không nên chọn giải pháp an toàn như bác Xuân Vũ:cool:
Rùa 3 gờ khó nuôi lắm, nhưng hiện nay nó còn nhiều, giá lại mềm nữa . Tôi không dám nuôi con này gì nó khó quá đi thôi.
 
Bạn cho mình hỏi , nuôi cua đinh có dể không và nếu nuôi làm bể nuôi cua đinh nhỏ 0,5 kg là xây dạng bể thế nào ?
Nuôi thì dễ nhưng quan trong nhất là nguồn thức ăn. Giống này nó ăn kinh khủng lắm. Không có nguồn thức ăn giá rẻ thì nên suy nghĩ lại
 
Bạn cho mình hỏi , nuôi cua đinh có dể không và nếu nuôi làm bể nuôi cua đinh nhỏ 0,5 kg là xây dạng bể thế nào ?

Theo mình là dễ và giá trị kinh tế cũng cao Bạn tham khảo thêm cách nuôi cua đình bên dưới nhé

1. Thiết kế ao nuôi

Môi trường nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến việc thành bại khi nuôi cua đinh, cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu sau:
- Nên xây dựng ao nuôi ở nơi có nguồn nước sạch độc lập để bảo đảm cấp nước sạch. Không gian yên tĩnh, kín đáo, quang đãng, dễ thoát nước, không bị úng ngập.

- Diện tích ao nuôi tùy điều kiện với mỗi gia đình, nhưng thích hợp nhất là khoảng 500 m2, nhiều nhất không quá 1.000 m2.

- Mức nước thích hợp cho nuôi cua đinh thịt là từ 1,5 – 2 m, mức nước chứa thường xuyên từ 1 – 1,2m. Thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20 – 30cm.

- Sườn bờ cần tạo chỗ cho cua đinh nghỉ ngơi dưới nước và trên bờ; có chỗ cố định cho cua đinh ăn để tiện theo dõi. Xung quanh cần có bờ cao, tốt nhất là xây bờ tường dựng đứng cao 0,5 m so với mặt đất để cua đinh không thoát ra ngoài.

- Mỗi ao có cống cấp nước và thoát nước riêng. Cống thoát nước có điều kiện nên đặt sát đáy ao để dễ tháo cạn và hút bỏ chất cặn bẩn trong ao. Cấp nước vào ao nên cho chảy ngầm, không xối mạnh trên mặt nước làm cua đinh sợ hãi không có lợi cho sinh trưởng.

- Có chỗ cố định cho cua đinh ăn để dễ theo dõi sức ăn của cua đinh và để làm vệ sinh khu vực ăn. Đơn giản nhất là cho thức ăn vào rổ, rá, nia, mẹt, khay, buộc dây treo ngập nước từ 0,3-0,6m cho cua đinh ăn, khi cần thì nhấc lên như nhấc vó. Có thể xây một bệ máng ở một góc ao, rộng 0,4 – 0,6m, ngập dưới nước 0,3 – 0,6m. Ao bể nhỏ và nông, đáy sạch có thể thả thức ăn trực tiếp xuống đáy ao cho ăn, nên chọn vị trí gần cửa cống tháo nước để dễ tháo hút chất cặn bẩn thức ăn thừa hàng ngày. Có thể luyện cho ba ba quen ăn ở ngay sát mép nước.

2. Thời vụ nuôi

Ở ĐBSCL thời tiết luôn ấm áp nên có thể nuôi quanh. Trong vùng này, nhiệt độ nước các ao nuôi dao động trong phạm vi 24 – 32 độ C. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26 – 30 độ C.

3. Chọn giống thả nuôi

Cần chọn con giống đồng cỡ, kích cỡ giống là 150 – 200 g/con. Ngoại hình bóng, không bị xây xát, dị hình, không bị tật. Con giống khỏe mạnh, đồng đều, hoạt động nhanh nhẹn, không nhiễm bệnh. Con giống khỏe thể hiện bằng cách cho lật ngửa chúng sẽ tự lật lại bình thường. Con giống yếu thể hiện ở triệu chứng là cổ rụt không hết, bò chậm, mắt có tinh thể màu đục. Khi mua giống bà con nên mua ở những cơ sở có uy tín. Mật độ thả là 0,5 – 1,0 con/m2. Trong điều kiện nuôi thâm canh có thể thả tới 2 con/m2.



4. Kỹ thuật chăm sóc

- Thức ăn là động vật còn tươi sống như: Tôm, cá tạp, moi, dắt, giun, ếch nhái, các loại phụ phế phẩm của lò mổ, thịt động vật kém phẩm chất, giun đất, cá tép khô… và bột ngũ cốc, tất cả xay nhỏ với tỷ lệ động vật/thực vật là 3/1. Lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trung bình bằng 10% trọng lượng. Cho ăn ngày 2 lần ở những vị trí cố định. Cho ăn vào sàng (mẹt, nia…) ngập trong nước 20-30cm. Sau mỗi lần cho ăn nên kéo lên kiểm tra xem lượng thức ăn có hết không để điều chỉnh cho phù hợp và vệ sinh.

- Cần kiểm tra bờ ao, rào chắn thường xuyên đặc biệt vào những ngày mới thả giống, trời mưa to. Chú ý tới nguồn nước đưa vào ao, bể nuôi luôn đầy đủ và sạch. Hàng ngày theo dõi sức ăn của cua đinh để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường để xử lý. Nếu không có điều kiện thay nước thường xuyên và triệt để cho ao, bể thì cứ 15 -30 ngày lại phải khử trùng cho ao, bể một lần bằng vôi bột với lượng 1,5-2kg/100m3 nước.

- Phòng bệnh rất quan trọng khi nuôi cua đinh. Để giảm bệnh cho cua đinh cần chú ý các biện pháp như: Chọn cua đinh giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi thả giống phải tắm bằng dung dịch Sulfat đồng với liều lượng 8g/m3 trong thời gian 20 – 30 phút để phòng bệnh nấm và ký sinh đơn bào. Cuối vụ khử trùng ao, bể nuôi bằng cách bón 10 – 15kg vôi/100m2. Không nên để thức ăn dư thừa. Định kỳ 15 – 20 ngày/lần hoà nước vôi với lượng1,5 – 2kg/100m3 té cho ao, bể nuôi. Những ngày nhiệt độ nước 18 – 25 độ C, dùng dung dịch Sulfat đồng (CuSO4) với nồng độ 8g/m3 hoặc thuốc tím nồng độ 20g/m3. Mỗi ngày tắm1 lần/30 phút để phòng bệnh nấm thuỷ mi. Khi bị bệnh phải nhốt riêng để điều trị đồng thời nhanh chóng vệ sinh môi trường ao nuôi. Không nuôi ở mật độ quá dày.

* Những điều cần lưu ý:
- Thức ăn phải được rửa sạch, băm nhỏ (phù hợp kích cỡ miệng), nếu ươn hôi phải được nấu chín, không cho ăn thức ăn mặn và bị ẩm mốc.

- Giảm lượng thức ăn khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài.

- Sau khi thay nước xong cua đinh có thể bỏ ăn 2 -3 ngày.

- Tránh gây tiếng động mạnh khi cho ăn, khi thay nước.

5. Thu hoạch
- Sau 9 – 10 tháng nuôi cua đinh đã đạt cỡ khoảng 0,9 – 1,0 kg/con. Theo kinh nghiệm của những người vuôi cua đinh thì năm đầu chúng tăng trưởng chậm, nhưng đến năm thức 2 thì tăng trưởng rất nhanh, có thể tăng 2 – 3 kg/con, thậm chí 4 – 5 kg/con. Vì thế hầu hết người nuôi đều kéo dài đến năm thức 2 mới thu hoạch. Có thể thu tỉa bằng cách tháo bớt nước trong ao, để mò bắt từng con. Nếu thu toàn bộ, phải tháo cạn nước và bắt từng con. Khi bắt cần phải nhẹ nhàng không làm xây xát da, không dẫm lên lưng cua đinh, không nhốt cua đinh quá dày, tránh chúng cào vào lưng cắn nhau gây tổn thương. Giữ những con nhỏ để nuôi tiếp hoặc chọn những con lớn để nuôi vỗ cho đẻ lấy giống năm sau. Trước khi vận chuyển không để cua đinh ở trong nước mà để ở nơi ẩm. Dụng cụ chứa cua đinh có thể là bị cói, giỏ cói, sọt hay thùng gỗ thoáng, có lót bèo để giữ ẩm.

- Xếp một lớp bèo, một lớp cua đinh, tốt nhất là ngăn cho mỗi con ở một ô. Nếu vận chuyển vào trưa nóng thì dùng đá bọc vải để lên trên cho nước mát chảy xuống. Nếu vận chuyển qua đêm thì khi nghỉ đêm phải tháo ra, sáng hôm sau đóng lại. Chú ý mọi thao tác đều phải nhẹ nhàng.
 
ae cho mình hỏi con rùa cạn trên lưng có 3 ghề , thằng em nó đc bạn cho con rùa 3 ghề nhưng ko biết thế nào
 
Xin hỏi rùa bán ở hồ tây hà nội là giống rùa gì có nên nuôi không ?
 
làm ơn cho mình hỏi tí nhé: mình có nuôi mấy con Cua Đinh mà có 1 con bị lở 1 lổ trên mai rồi k biết phải làm sao đây! a nào biết chỉ giúp dùm em, cám ơn nhiều!
 
Lấy 1 viên tetra bỏ vào cốc nhỏ, cho 10 giọt nước vào, dùng cây bông ngoái tai khuấy cho tan hết, rồi lấy phếch nhẹ lên vết thương.
Bỏ vào thùng khô ẩm, đem để chổ thật mát cất
3h sau có thể đem thả trở lại hồ
hy vọng là nó sốngmà quên
lấy cây nhíp gắp cục ké trong cái lổ ra rồi hẳn làm nhe bạn
 
Bài viết có nội dung tương tự
  • nuôi rùa
    • Thread starter Xuan Vu
    • Ngày gửi
  • Nuôi rùa núi vàng
    • Thread starter Xuan Vu
    • Ngày gửi
  • nuôi rùa sen vàng
    • Thread starter Xuan Vu
    • Ngày gửi
  • Mèo Anh lông ngắn
  • Mèo Anh lông ngắn
  • NÓI VỀ CON RÙA
    • Thread starter Xuan Vu
    • Ngày gửi
  • Vài ý về con rùa
    • Thread starter Xuan Vu
    • Ngày gửi


  • Back
    Top