Bán Bán cây giống: cây ăn trái và hoa kiểng giá sỉ

  • Thread starter caygiongbakhang
  • Ngày gửi
mình cần mua cây osaka cao gấp đôi giá khoản 100k bạn có kg ?
 


Ưu điểm của xoài Đài Loan là dễ trồng, nhẹ công chăm sóc , khi ra hoa là đậu không vuột nhiều như các giống Hòa Lộc.

Ra quả ngay sau năm đầu tiên, không có hiện tượng ra hoa nhiều nhưng không đậu quả như xoài miền Nam. Quả to trọng lượng trung bình đạt 1,0-1,5kg cùi dầy, thịt quả đanh chắc, hạt mỏng, ăn ngọt đậm, đặc biệt ăn xanh cũng ngọt và sức sinh trưởng vượt trội so với các giống xoài khác.

Tuy là một cây dễ tính có tính thích ứng cao với điều kiện sinh thái khác nhau. Nhưng trong thời kỳ đầu của sự phát triển nếu chúng ta tạo được điều kiện thuận lợi như: Trồng trên đất tơi mục, vị trí trồng tương đối cao, đảm bảo đủ ẩm, nhưng thoát nước , vào mùa có nhiệt độ cao thì cây xoài vẫn sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
 
Trong đất phèn có chứa rất nhiều lưu huỳnh ở các dạng khác nhau, trong đó có những dạng gây độc cho cây trồng như sunfua, sunfit, sunfat... Như vậy trên đất phèn thì không nên bón những loại phân có chứa lưu huỳnh như đạm sunfat hay phân 16 – 16 – 8 – 13S. Việc bón lân, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn có tác dụng hạ độc phèn rất hiệu quả. Có thể sử dụng super lân hoặc kết hợp phun phân bón lá có chứa lân.

Cải tạo đất phèn bằng bón lót
Cải tạo đất phèn bằng phương pháp bón lót
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy bón lót phân lân nung chảy, hiệu quả luôn cao hơn so với không bón lót phân lân khi cải tạo đất phèn. Sau khi lúa đã ra rễ trắng thì có thể bón các loại phân khác. Phân lân sử dụng riêng và bón lót sớm lúc làm đất lần cuối sẽ hiệu quả hơn. Nếu trộn phân vào lúa giống đã lên mộng thì lúa sẽ bị gãy mộng. Việc bón phân lân sớm còn có tác dụng hạn chế được sự cắn phá của ốc bươu vàng mà không cần dùng thuốc hóa học.



Có thể làm cho các độc chất trở nên bất động không gây hại cho cây trồng bằng cách bón vôi để giảm nhanh độ chua, nâng pH đất lên nhưng thường rất tốn tiền. Việc bón vôi chủ yếu là cung cấp canxi cho cây trồng và vôi sẽ kết hợp với các độc chất sắt, nhôm làm cho chúng trở nên bất động không gây hại được nữa. Vấn đề khá quan trọng là bón phân hữu cơ hoai mục. Phân hữu cơ cũng có tác dụng như chất lân là khi bón vào ruộng sẽ kết hợp với các độc chất phèn làm cho chúng không gây độc. Như vậy để ít tốn kém thì bà con có thể dùng phân hữu cơ (rơm, rác…) đã ủ cho hoai mục bón cho đất phèn.

Theo Tiến sĩ Mai Thành Phụng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, để khai thác đất phèn trồng lúa đạt hiệu quả, cần phải kết hợp nhiều biện pháp như:

Thiết kế đồng ruộng thuận lợi cho cải tạo đất phèn
Hệ thống kinh mương chắc chắn, dùng nước ém hay xả phèn đúng lúc
Tăng cường sử dụng phân lân
Canh tác các giống lúa chống chịu phèn.


Việc đánh rãnh trên ruộng lúa để xả phèn và kết hợp bón lót lân là biện pháp rất đúng và rất hiệu quả. Để có thể xả phèn tốt thì hệ thống kinh mương cần được thiết kế như sau: Một mương xả phèn với độ sâu khoảng 1 – 1,2m, rộng 1,5 – 2m và nối với kinh nguồn. Mương này còn có tác dụng giúp cho việc vận chuyển phân, giống, sản phẩm sau thu hoạch rất thuận lợi. Trong mỗi ruộng nên làm những mương giáp vòng quanh ruộng để xả phèn, bề rộng và sâu chỉ cần khoảng 50 – 70cm. Đối với những ruộng lớn thì nên xẻ thêm các mương xương cá trên ruộng nối với các mương giáp vòng để xả phèn tốt hơn. Theo kinh nghiệm một số nông dân thì sau khi trục đất lần cuối, lấy khoảng 10 – 15kg đất bỏ vào 1 cái bao nhỏ cột vào sau máy cày và đi theo từng đường sẽ tạo thành những rãnh xương cá. Nếu thực hiện được hệ thống kinh mương như trên thì khả năng đất thoát phèn sẽ rất tốt.

Khi trồng lúa thì nhất thiết là phải có nước, đặc biệt là trên đất phèn cần có nước để rửa phèn. Nếu không có nước từ các kinh mương thì cũng phải tận dụng nước mưa nhưng năng suất lúa sẽ không cao. Trường hợp không có nước để rửa phèn, thì đầu mùa mưa nên đóng các cống bọng, nện dẻ bờ bao, cố gắng giữ nước lại trên ruộng. Khi giữ nước 1 – 2 ngày thì có thể trục qua một lần rồi xả nước ra để xả phèn.

Triệu chứng lúa bị ngộ độc phèn sắt, khi ruộng lúa đang xanh thì mép lá sẽ chuyển sang màu tím, trên lá bắt đầu xuất hiện những đốm nâu chấm chấm rất nhỏ. Khi lá bị nặng sẽ chuyển sang màu vàng và có thể chết. Cần phân biệt bệnh đốm nâu với ngộ độc phèn sắt. Bệnh đốm nâu thì trên lá sẽ xuất hiện những đốm màu nâu hình bầu dục nhưng hai đầu tròn và thường xuất hiện ở chỗ đất gò trên ruộng hay ở những ruộng thiếu dinh dưỡng. Có thể nhổ cây lúa lên để xem bộ rễ, nếu nhiễm phèn sắt nhẹ, thì rễ lúa sẽ có màu vàng hơi trắng. Còn nặng thì sẽ có màu vàng nâu. Nếu nặng nữa thì toàn bộ rễ sẽ chuyển sang màu đen và mềm nhũn, rễ ngắn và các lông hút trên rễ bị rụng hết. Khi đã xác định được ruộng bị xì phèn thì nên có những biện pháp cải tạo đất phèn như xử lý như xả và thay nước, bón phân lân, vôi.
Cải tạo đất phèn
 
Với đặc điểm sinh trưởng và phát triển tốt ra trái quanh năm, mẫu mã đẹp, chất lượng có thể ngon nhất trong các loại ổi hiện có. Hiện nay, cây ổi lê được Hội Làm vườn ở nhiều địa phương khuyến khích các hội viên và nông dân trồng.

Với đặc điểm sinh trưởng và phát triển tốt ra trái quanh năm, mẫu mã đẹp, chất lượng có thể ngon nhất trong các loại ổi hiện có. Giống ổi Lê từ lúc trồng đến ra hoa đậu trái là khoảng 3- 6 tháng, có năng suất cao ngay từ năm thứ nhất đã đạt trên 10 tấn trái/ha, trung bình 3 – 4 trái/kg, giá bán hiện tại thương lái tới vườn mua khoảng 15.000đ/kg, cho thu nhập 150 triệu đồng/ha/năm. Cây tiếp tục cho hiệu quả cao hơn ở những năm tiếp theo, năm thứ 3 đã lên tới 60 tấn trái/ha/năm ta sẽ thu nhập ròng khoảng 900 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay, cây ổi lê được Hội Làm vườn: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên…phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tập huấn và cung ứng giống để khuyến khích các hội viên và nông dân trồng. Chung tôi xin giới thiệu về ký thuật trồng giống ổi lê Đài Loan:

I. Đặc điểm giống: Ổi lê Đài Loan là cây trồng dễ tính, sinh trưởng khỏe, chịu thâm canh, nhanh cho quả, quả to, ít hạt, trọng lượng quả lớn, trung bình quả 250-300gam, thâm canh tốt đạt 350-400gam, riêng quả ra lứa đầu (ổi tơ) đạt tới 500-700gam/quả. Khi chín thịt quả giòn, mềm, mùi thơm nhẹ, vị ngọt mát, giàu dinh dưỡng. Thâm canh ổi lê Đài Loan quan trọng nhất là tỉa cành tạo tán và bao quả, cách làm có thể tiến hành như sau

II. Kỹ thuật trồng

1. Đất trồng: Chân ruộng nào cũng trồng được ổi lê Đài Loan, nhưng tốt nhất là trồng trên ruộng đất thịt trung bình, chất lượng quả sẽ cao hơn. Yêu cầu ruộng trồng phải tưới, tiêu chủ động.
2. Thời vụ: Ở các tỉnh miền Bắc nên trồng từ tháng 2-4 hoặc tháng 8-10.
3. Kỹ thuật trồng: Trồng bằng cây ghép hoặc cành chiết, chọn mua cây khỏe, sạch bệnh, đúng giống, nếu là cây ghép phải tỉa bỏ các mầm cây phát sinh bên ngoài mắt ghép; lên luống để rãnh tiêu nước; đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m, mật độ trồng: 30-35 cây/sào (360m2).

+ Bón lót cho 1 hố: 0,5kg vôi bột + 1kg Super lân + 0,5- 0,7kg NPK (16-16-8) + 4-5kg phân gia cầm hoai mục; vôi bột rải lót đáy hố, phủ lớp đất mỏng, số phân còn lại trước khi đưa tiếp xuống hố cần trộn đều với lớp đất mặt; khi trồng gỡ bỏ túi nilon bao bầu; đặt cây trồng ngay ngắn giữa hố, lấp đất kín tới 5-7cm gốc ghép; nén nhẹ rồi tưới đẫm nước.
+ Bón thúc: 2 năm đầu định kỳ bón cho mỗi gốc 0,5-1kg phân AT1 (18.14.7); từ năm thứ 3 chuyển sang khai thác quả, tốt nhất để dưới gốc cây 1 bao phân gia cầm 25-30kg (tận dụng vỏ bao lân, đạm để đựng), miệng bao buộc kín, đáy bao đục 1 vài lỗ nhỏ, mỗi lần bơm nước dưỡng cây, tưới đẫm vào bao cho rỉ nước phân xuống đất, rễ cây hút; 4-6 tháng thay 1 bao phân mới, phân cũ rải ra vườn; ngoài ra sau mỗi lần bao quả bón thúc thêm mỗi cây 0,3-0,4kg Kali sunfat hoặc Kali clorua để tăng chất lượng quả. Những nơi không có phân gia cầm có thể thay bằng phân bón AT2 (10.15.15), liều lượng 1-2kg/gốc (bón giai đoạn cây mang quả). Sau trồng 8-12 tháng cây đã bắt đầu ra hoa, đậu quả, tuy nhiên trong 1,5- 2 năm đầu không nên khai thác quả ngay, để tập trung dinh dưỡng nuôi cây và tạo hình cho cây. Ổi lê Đài Loan là giống sinh trưởng khỏe, quả to, sinh khối lớn nên có thể đầu tư phân bón cao để khai thác năng suất mà không lo lốp đổ, nhưng phải chăm bón cân đối.

Tạo hình cho cây: Đây là việc làm cần thiết trong suốt quá trình khai thác quả trên cây; cần bấm ngọn sớm để cây phát sinh các cành cấp I ở các vị trí thân cây dưới 1m (tính từ gốc); cắt tỉa để lại 3-5 cành cấp I phân đều ra các hướng; trên các cành cấp I tỉa bỏ các cành tăm, cành mọc sâu vào trong tán; hạ thấp chiều cao cành xuống dưới 1,5m -1,7; tạo thế cây phát triển cân đối, thuận tiện chăm sóc, thu hoạch và tăng khả năng chống đổ.

Ổi lê Đài Loan có thể ra quả quanh năm trên các mầm cây bật từ nách lá, cây càng nhiều mầm nách càng nhiều quả. Để có nhiều mầm nách người ta thường làm trẻ hóa cây bằng cách gây tổn thương cơ giới: Sau mỗi lần kết thúc thu quả lại bấm ngọn hoặc vít cành, tùy theo vị trí của cành để xác định cách bấm tỉa, hay vít cành cho hợp lý, đối với các cành vượt cao quá tầm với thì dùng kéo cắt hạ thấp độ cao, đối với các cành vượt ngang ngoài tán nên dùng dây mềm buộc vít cong cành vào phía trong; các cành còn lại chỉ ngắt bỏ 5-10cm ngọn cành, trên các cành vít cong, cành bấm tỉa sẽ phát sinh các mầm mới, thêm hoa, nhiều quả. Cần kết hợp hài hòa giữa cắt tỉa với vít cành để tránh gây tổn thương nhiều cho cây, tiêu hao năng lượng, yếu cây, giảm năng suất.
4. Khai thác quả: Sau khi cây tắt hoa 10 ngày (đường kính quả 0,5-1cm), tiến hành tỉa định quả, tỉa bỏ các quả còi cọc, quả sâu bệnh, để lại 1 quả trên chùm có trên 2 quả; tùy theo cây khỏe hay yếu mà xác định lượng quả để lại trên cây cho hợp lý, cành yếu, cành vượt để ít quả, cành khỏe, cành ngang để nhiều quả. Để có quả to, hợp thị hiếu người tiêu dùng, bán được giá thì cây 2-3 năm tuổi nên để 60-80 quả/cây; cây 4-5 năm tuổi để 200-250 quả/cây.

5. Phòng trừ sâu bệnh: Trên giống ổi lê Đài loan có 3 đối tượng sâu bệnh gây hại chính là sâu róm, rệp sáp và ruồi đục quả, cần áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp, để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Sâu róm: Trong năm thường xuất hiện với mật độ cao từ tháng 2-4, hại hoa, quả non và mầm ngọn, có thể phun trừ hiệu quả bằng thuốc Sherpa 2-3%, Trebon 2%...
+ Rệp sáp: Trích hút dịch cây, gây hại các lá non, lộc non và quả cây, sử dụng Suprathion 40EC hoặc Bassa để phun trừ, nên hỗn hợp thuốc phun trừ với bệnh sương mai và sâu róm;

+ Ruồi đục quả gây hại quả trong suốt quá trình phát triển của quả, ruồi đục vỏ quả, đẻ trứng vào đó, hóa dòi đục ăn vào ruột quả, phòng trừ không kịp thời có thể thất thu cả vườn quả. Phòng trừ đối tượng này rất hiệu quả bằng cách bao quả sớm;
5. Kỹ thuật bao quả (kết hợp với quá trình tỉa định quả trên cây): Bao quả bằng 2 túi, lưới xốp và nilon trắng kích thước 10 x12cm, lồng 2 túi vào nhau, trong lưới xốp, ngoài bao nilon, đáy đục vài lỗ nhỏ để thoát hơi nước, tránh thối quả; đưa miệng túi vào bao quả, dùng băng dính kín miệng tới cuổng quả hoặc 1 phần cành, như vậy sẽ đảm bảo cho đến khi quả chín không bị nhiễm bất cứ sâu bệnh nào, ngăn chặn được mọi yếu tố độc hại có thể tác động từ môi trường, sản phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể tận dụng túi lưới xốp bao hoa quả ngoài chợ để bao ổi, tiết kiệm chi phí, nhưng phải xử lý túi trong dung dịch xút (nước xà phòng) để diệt trừ tồn dư sâu, bệnh;

Chú ý, ngay khi cây tắt hoa phải phun phòng một số sâu bệnh: Ruồi đục quả, rệp sáp, bệnh sương mai... sau 10 ngày tỉa bao quả và tỉa định quả; trong 1-2 năm đầu, vườn cây chưa khép tán, có thể trồng xen các cây: Cà Pháo, ớt, lạc, đậu tương hoặc đậu xanh để tăng thu nhập, giữ ẩm cho đất, chống xói mòn và hạn chế cỏ dại.





III. Thu hoạch và bảo quản quả:

Ổi lê Đài Loan tăng trọng rất nhanh, từ khi cây tắt hoa, đậu quả đến chín khoảng 35-45 ngày tùy mùa vụ, cần kiểm tra thu hoạch kịp thời, khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu sáng (gần với màu vàng chanh), dùng kéo cắt sát cuống, gỡ bỏ túi nilon bao ngoài, để nguyên túi lưới xốp, xếp vào thùng xốp hoặc caton đưa đi tiêu thụ.
Người Làm vườn

[ Các bài mới ]

CDM - Công nghệ mới xử lý chất thải chăn nuôi (18/12)
Giới thiệu : Cây Sa kê - Loại cây đa tác dụng (17/12)
Thăm miệt vườn Đồng bằng Sông Cửu Long (16/12)
Xoài Cát Chu ở Đồng Tháp (10/12)
Sa kê cây lương thực và làm thuốc triển vọng thích ứng rộng ở nhiều vùng sinh thái (10/12)
Phật thủ, cây chuyển dịch cơ cấu ở Yên Bài (25/11)
Cây đa 700 tuổi và rừng chắn sóng ở Thái Thuỵ- Thái Bình (08/11)
Tác dung chữa bệnh kỳ diệu của Ớt (02/10)
Nông nghiệp Mỹ: Một mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa điển hình (12/09)
Những mô hình nông nghiệp an toàn và bền vững của tương lai (12/09)
Tảo xoắn- thực phẩm quý của thế kỷ 21 (23/08)
Tái cơ cấu nông nghiệp hướng vào lợi ích của nông dân-Tăng thu nhập thuần của nông dân (18/07)
Mắm tôm và bênh cao huyêt áp (09/07)
Phòng chống bệnh tiểu đường và bệnh thận bằng thực phẩm chế biến từ đậu (09/07)
Tam thất - cây tiềm năng xoá đói giảm nghèo và làm giàu ở vùng cao (03/07)
Thả bọ đuôi kìm phòng trừ có hiệu quả đối với bọ cánh cứng hại dừa ở Khánh Hoà (14/06)
Ruột bí đao giảm mỡ máu (11/06)
Cây Đu đủ đực có hàng trăm quả (10/06)

[ Các bài đã đăng ]

HỎI ĐÁP VỀ KỸ THUẬT VAC (Tập II) (20/03)
HỎI ĐÁP VỀ KỸ THUẬT VAC (Tập I) (21/03)
KỸ THUẬT VỖ BÉO BÒ THỊT (06/05)
TRỒNG BƠ XEN CÀ PHÊ (29/08)
BỆNH HẠI CHANH DÂY (01/09)
ĐỂ BƯỞI CÓ HẠT THÀNH BƯỞI KHÔNG HẠT (23/08)
KINH NGHIỆM GHÉP CẢI TẠO NHÃN LÊN GỐC VẢI (28/07)
BAO TRÁI XOÀI (15/07)
Xoài hạt lép Đài Loan (18/11)
ĐỂ CÓ CHANH TRÁI VỤ (18/11)
Bí kíp trồng quýt trên đất núi (17/11)
NUÔI TRĂN Ở HÀM THUẬN BẮC (13/11)
NUÔI THỎ BẰNG CHỒI CÀ PHÊ (13/11)
NUÔI NAI (13/11)
NUÔI LƯƠN MÙA NƯỚC NỔI (11/11)
GIÀU LÊN NHỜ NUÔI TRĂN (11/11)
PHÂN BIỆT MẬT ONG THẬT VÀ GIẢ (11/11)
NUÔI ONG DÚ - MỘT NGHỀ MỚI (11/11)
KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG CƯỚP MẬT (11/11)
Thái Nguyên: Hỗ trợ 40% kinh phí cho nông dân sản xuất rau an toàn (19/04)
Bệnh bại liệt ở lợn nái sinh sản (18/04)
Trà Vinh: Triển khai mô hình xã hội hóa việc nhân giống lúa (18/04)
Thành phố Hồ Chí Minh: Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng chăn nuôi sạch (14/04)
Kinh nghiệm ghép mai (14/04)
Huyện Ứng Hòa, Hà Tây: Tăng nhanh giá trị sản xuất nhờ dồn điền, đổi thửa (14/04)
Chăm sóc nuôi dưỡng dê cái mang thai (11/04)
Hoài Đức, Hà Tây: Chuyển 45ha cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cam Canh, bưởi Diễn (11/04)
Trồng và khống chế mùa ra hoa của hoa cúc đồng tiền (10/04)
 
up .......................................................
giáng sinh vui vẻ mn
 

Tên tiếng việt : Lài nhật, Lài hai màu, Cà hoa xanh
Tên tiếng anh : Manaca Rain-tree
Tên Khoa Học : Brunfeldsia hopeana Benth.
Họ: Solanaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Brazil
Phân bố ở Việt Nam: Vùng núi Trung Bộ
Đặc điểm hình thái:
Thân, Tán, Lá: Cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh nhiều, dài, mọc thẳng, dạng bụi, vỏ nứt dọc, nhẵn. Lá thuôn hình giáo, màu xanh đậm, bóng nhẵn, mép nguyên.
Hoa, Quả, Hạt: Hoa đơn độc hay tập trung 2 - 3 chiếc ở đầu cành. Hoa có cuống ngắn và cánh tràng hợp thành ống rộng, trên chia 5 thuỳ tròn xoè ra trên mặt phẳng, lúc mới nở màu lam tím sau chuyển dần sang màu trắng. Trên một cây hoa non và già lẫn lộn nên làm cho cụm hoa có màu sắc thay đổi. Hoa thơm.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Trung bình
Phù hợp với: Cây ưa khí hậu mát, ẩm nhưng nhiều nắng. Càng hạn cây ra hoa càng nhiều.
ưa chuộng : ra hoa quanh năm , lài nhật rất được ưa thích ở đà lạt
 
11 lý do nên tăng cường ăn xoài
Xoài là loại trái cây giàu dinh dưỡng, có tác dụng ngăn chặn ung thư, làm sạch da từ bên trong...

Lợi ích của nước dứa ép

Những loại trà có ích cho bệnh nhân tiểu đường

Theo Fitnea, trái xoài có 11 ưu điểm dễ nhận biết sau:

1. Giàu dinh dưỡng

Uống mỗi ngày một cốc sinh tố xoài chứa tỷ lệ phần trăm dinh dưỡng như sau: 103 kalo, 75% vitamin C có tác dụng chống ôxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch; 24% vitamin A giúp chống oxy hóa và tăng thị lực; 12% vitamin B6 và một số vitamin B khác các tác dụng phòng bệnh não và tim; 10% lợi khuẩn; 8% đồng cần cho việc sản xuất các tế bào máu; 8% kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và 5% magie.
xoai-va-huyet-ap-4450-1388988657.jpg

Trái xoài rất giàu dinh dưỡng. Ảnh: thuocthang.

2. Ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy các hợp chất chống ôxy hóa trong trái xoài có tác dụng bảo vệ cơ thể, chống lại ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và bệnh bạch cầu. Các hợp chất này là isoquercitrin, quercetin, fisetin, astragalin, methylgallat, axit gallic cũng như các enzim khác.

3. Giảm lượng cholesterol

Hàm lượng cao vitamin C, pectin và chất xơ được tìm thấy trong xoài có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, đặc biệt là cải thiện tình trạng rối loạn mỡ trong máu.

4. Làm sạch da

Loại trái cây ngon và có màu sắc đậm như xoài tốt cho làn da bạn cả bên trong và bên ngoài. Ăn xoài có thể giúp làm sạch lỗ chân lông bị tắc và loại bỏ mụn.

5. Tốt cho mắt

Một cốc xoài xắt lát cung cấp 24% lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Loại vitamin này giúp thúc đẩy thị lực, ngăn ngừa khô mắt và quáng gà.
Xoài rất phổ biến ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ảnh: Fitnea

Xoài rất phổ biến ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ảnh: Fitnea.

6. Kiềm hóa cơ thể

Axit malic, một hàm lượng nhỏ axit citric và axit tartaric được tìm thấy trong trái xoài, có tác dụng duy trì và dự trữ kiềm cho cơ thể.

7. Cải thiện chất lượng "chuyện ấy"

Xoài là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tầm quan trọng của dinh dưỡng từ thực phẩm giúp cải thiện chất lượng cuộc yêu của các đôi.

8. Cải thiện hệ tiêu hóa

Đu đủ không phải là loại trái cây duy nhất chứa enzim để chuyển hóa protein trong quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại trái cây khác, chẳng hạn xoài. Chất xơ trong xoài cũng giúp ích cho quá trình tiêu hóa và bài tiết.

9. Ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt

Quan điểm y học cổ đại giải thích lý do khiến con người kiệt sức khi đến thăm vùng khí hậu xích đạo là do năng lượng mãnh liệt của mặt trời làm cơ thể nóng dần lên, đặc biệt là cơ bắp. Khi đó thận trở nên quá tải vì phải đào thải liên tục các độc tố từ quá trình này. Lúc này, bạn nên uống một ly nước ép trái cây từ xoài xanh trộn với nước và một chất làm ngọt (như đường) sẽ giúp làm mát cơ thể và ngăn chặn tác hại của nhiệt.

10. Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng lớn vitamin A và vitamin C trong trái xoài, cộng với 26 loại carotenoids khác nhau có tác dụng duy trì sự bền vững và khỏe mạnh của hệ thống miễn dịch.

11. Lá xoài tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Lá xoài giúp bình thường hóa nồng độ insulin trong máu. Phương thuốc cổ truyền trị bệnh tiểu đường là đun sôi lá trong nước nóng, để qua đêm và sau đó lọc lấy nước, uống sau khi thức dậy. Trái xoài có chỉ số đường huyết tương đối thấp nên khi ăn vào không làm tăng đột biến lượng đường trong cơ thể.

Thi Trâ
 
Cây ăn quả
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Cây mận
Cây hạnh đào đang ra hoa

Cây ăn quả (Nam Bộ gọi là cây ăn trái) là các loại cây trồng hoặc quả rừng mà trái cây được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. So với cây lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn thì cây ăn quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt nhiều vitamin, nhất là các vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể con người. Tuỳ theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà co thể chia ra cây ăn quả nhiệt đới, cây ăn quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới,...
 
Đào thất thốn, phật thủ, cây ngũ quả là những loại cây cảnh mới lạ độc đáo, đắt 'xắt ra miếng' trong dịp Tết này.

Đào thất thốn

Đào thất thốn là loại đào hiếm và nổi tiếng kén người chơi.

Sự đặc biệt của đào thất thốn thể hiện ở gốc xù xì, thân cây có vẻ rắn rỏi, hoa đỏ thắm tươi, nhụy vàng nổi bật.

Đặc biệt đào thất thốn ra hoa kép, số lượng cánh hoa trên một bông đào có thể nhiều gấp 2, 3 lần các loại đào thường.

Các loại đào phổ thông có xu hướng nở vào dịp Tết.

Riêng đào thất thốn, hoa thường nở muộn vào sau Tết, việc chăm sóc sao cho hoa nở đúng dịp Tết rất phức tạp nên giá loại đào này rất đắt đỏ.

Hiện ở đất đào Nhật Tân, chỉ có dăm ba hộ trồng được loại đào này.

Vì là loại đào quý và khó chơi nên giá của đào thất thốn khá cao, dao động từ 10 - 30 triệu đồng/cây, với những cây có dáng đặc biệt, giá có thể lên đến hơn 50 triệu đồng/cây.

Phật thủ

Phật thủ được trồng từ cành chiết, sau 2 - 3 năm trồng mới bói quả.

Quả phật thủ có nhiều tầng, nhiều ngón xòe ra được ví như bàn tay Phật che chở, mang an lành, sung túc đến cho gia chủ.

Vì ý nghĩa tâm linh đó nên cây phật thủ cũng trở thành loại cây cảnh được nhiều người săn lùng trong dịp Tết năm nay.

Gốc phật thủ cảnh chia làm nhiều loại, có cây chỉ 2 - 3 triệu đồng nhưng cũng có cây 20 - 30 triệu đồng.

Thủ phủ của cây phật thủ là Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội.

Cây ngũ quả, tam quả, thất quả

Dòng cây ngũ quả, tam quả, thất quả (5 hoặc 3 hoặc 7 loại quả được nuôi trên cùng một thân) đã ra đời được vài năm, song đến năm nay nó vẫn giữ được sức hút.

Giá loại cây này tùy theo từng dáng, từng thân khác nhau.

Với những cây thân to, màu sắc quả bắt mắt, dáng đẹp thì có giá 6 - 8 triệu đồng, có những cây đặc biệt giá lên tới hơn chục triệu đồng.

Các loại cây tầm trung từ 3 - 5 triệu đồng hoặc thấp 1- 1,5 triệu đồng.

Loại cây thất quả ngoài 5 loại quả đặc trưng (chanh, cam, quất, phật thủ, bưởi) thì còn có thêm 2 loại quả: bưởi đỏ và chanh đào.

Hiện Thanh Oai đang là mảnh đất 'sản sinh' ra loại cây ghép nhiều loại quả độc đáo này.
 
Cây đinh lăng và tác dụng chữa bệnh không ngờ
Cập nhật lúc 07h22" , ngày 03/11/2013

(VnMedia) - Cây đinh lăng là loại cây cảnh khá quen thuộc với nhiều gia đình. Cây đinh lăng không chỉ sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…

Theo Lương y Đinh Công Bảy, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm).

Ảnh minh họa

Cây đinh lăng có tác dụng chữa được nhiều chứng bệnh.

Công dụng của cây đinh lăng:

- Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
- Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
- Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

Liều dùng bài thuốc từ cây đinh lăng: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.

Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.
 
Hình thái




Trưởng thành còn gọi là “Xén tóc”, dài 30- 33mm, phần đầu, chân, đốt râu thứ 1 và cuối đốt râu thứ 2 đến thứ 4 màu đen. Phía lưng với hai cánh trước màu vàng có các vân đen cắt chéo nhau và sắp xếp đối xứng giống như trên mai rùa.




Trứng có màu vàng nhạt hình bầu dục và được phủ bằng một lớp keo vàng nhạt do cây tiết ra.


Sâu non của sâu đục thân, chúng có màu trắng ngà, đầu đen cứng và có miệng nhai rất phát triển.


Nhộng màu vàng nhạt, đầu gập xuống mặt bụng, mầm cánh trông rất rõ.




Đặc điểm gây hại

Là loại sâu hại quan trọng trên vải nhãn, nhất là vườn cây đã trồng lâu năm.Sâu non nở ra đục vào mặt trong của vỏ cây đoạn dài chừng 10mm, sau đó đục vào thân cây tạo thành đường hầm dài khoảng 50- 60cm thường hướng về phía gốc cây và đùn phân như mùn gổa ngoài nên rất dễ nhạn biết khi quan sát thân cây. Do thân cành bị đục làm cây sinh trưởng kém, còi cọc, ít quả, và quả nhỏ, chất lượng kém, cành cây dễ bị gãy khi gặp gió bão. Bị hại nặng, thì cả đoạn cành hoặc cả cây có thể bị chết.

Thời gian phát sinh gây hại

Trưởng thành của sâu đục thân thường xuất hiện tháng 4, biểu hiện tác hại có thể thấy rõ từ tháng 6 đến tháng 8. Trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt của vỏ thân cây hoặc vào kẽ nứt ở góc nối giữa các cành. Sau khi nở ra, sâu non đục vào phía trong của vỏ cây, sau đó đục vào thân cây tạo thành lỗ đục hướng về phía gốc và đùn phân ra ngoài có thể dễ dàng nhận biết khi quan sát cây.






Biện pháp phòng trừ

Thu gom và đốt bỏ các cành hoặc cây bị sâu gây hại nhất là sau thu hoạch. Kết hợp chăm sóc vườn, cần chú ý phát hiện và bắt giết sâu trưởng thành. Phát hiện sớm các lỗ đục trên cây thông qua vết phân do sâu đùn ra, nếu vết phân còn mới thì dùng xilanh bơm thuốc hoá học vào lỗ đục, sau đó dùng đất sét hoặc phân trâu bò bịt kín lỗ đục lại. Các thuốc có thể sử dụng như Padan 95SP với nồng độ 1%, Polytrin 50EC, Sumicidin 50EC hoặc Sumithion 50EC nồng độ 1-2%.
 
Những loại cây cảnh nên trồng trong nhà Bạn đang dự định dùng cây xanh trang trí cho không gian sống của mình? Một ý tưởng tuyệt vời vì chúng góp phần thanh lọc không khí và làm đẹp ngôi nhà. Trồng cây xanh trong nhà vừa có tác dụng trang trí, vừa loại bỏ khí độc làm sạch không khí và bổ sung oxy, mang lại năng lượng thiết yếu cho ngôi nhà của bạn. Sau đây là 10 loại cây trồng rất tốt cho phong thủy nhà bạn. 1 Cây cau có khả năng loại bỏ được tất cả các độc tố không khí trong nhà. Đây là loại cây đẹp, dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với mọi không gian kiến trúc trong nhà. Lá cây rủ xuống làm dịu môi trường xung quanh. 2 Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất. Bên cạch đó dễ trồng và dễ chăm sóc. 3 Cây tre loại bỏ được các chất benzene, trichloroethylene, formaldehyde, tạo cảm giác yên bình, ấm áp cho bất cứ môi trường nào, có sức chịu đựng tốt nhất trước sự tấn công của côn trùng. 4 Cây lá xanh sống tốt trong điều kiện ánh sáng yếu và chịu được nhiệt độ thấp, loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde. 5 Cây huyết dụ dễ trồng trong điều kiện ít ánh sáng, sống tốt kể cả khi thiếu sự chăm sóc thường xuyên, loại bỏ các độc tố hoá học trong môi trường sống. 6 Cây thường xuân sống khoẻ, dễ trồng, thường được trồng ở những nơi công cộng, và có khả năng thích ứng cao, trừ mô trường có nhiệt độ cao. 7 Cây chà là có thể chịu đựng mức độ ánh sáng thấp nhưng cần khoảng không gian rộng, loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là xylene. 8 Cây sung cảnh là một cây trồng lớn, đẹp có thể dùng trang trí trong nhà, dễ chăm sóc và khả năng khử không khí độc. 9 Dương xỉ đẹp, tươi tốt và trồng trong mọi môi trường nhưng cần được chăm sóc thường xuyên. 10 Cây huệ hoà bình với hoa trắng, dễ chăm sóc và mang lại nhiều năng lượng. Bạn nên trồng loại cây này ở nhà và nó sẽ là một người gác cửa tuyệt vời. 11 Ngoài ra còn những loại cây trồng trong nhà nhỏ gọn, tán không quá to, không cần nhiều ánh sáng và không cần tưới nhiều nước. Cây phong lữ. Cây lưỡi hổ Cây lan ý Loa kèn đỏ cây sống đời Cây họ ngũ gia bỉ

Xem thêm: http://www.webtretho.com/forum/f112/nhung-loai-cay-canh-nen-trong-trong-nha-1787960/
Nguồn: Webtretho.com
 
Phải là giống mận An Phước "xịn"

Trong thực tế, giống mận An Phước trên thị trường cành chiết có, cây tháp có nhưng chung cái tên "giống mận An Phước" cần phân biệt theo xuất xứ, cách làm cây ghép. Các nhà vườn thành công ở vào nhóm hộ trồng cành chiết từ cây mận An Phước cho năng suất cao ổn định, trái to, đẹp (có tỉa trái) và chất lượng thịt trái tốt (trong điều kiện đủ nước và bón phân đúng quy trình khuyến cáo), không hột. Hộ trồng cây giống ghép bo của cây mận An Phước tốt trên gốc ghép Hồng đào đá cũng phát triển và cho thu hoạch tốt. Cá biệt có nhà vườn ở Cần Thơ ghép đoạn cành trên gốc trâm cho trái màu tím đen rất ấn tượng nhưng mới ra trái 1-2 năm, chưa xác định rõ năng suất.

Đất trồng mận An Phước: Trồng mận ở đất có tầng dày trên 50cm, độ mùn 2-2,5% trở lên, tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước. Nhiều tài liệu kỹ thuật khuyến cáo đào hố bón phân bón lót kết hợp đắp mô trồng mận, hố sâu 30cm, mô cao 30cm, đường kính mô 50-60 cm. Phân bón mỗi mô 20-25kg phân chuồng hoai + 200g super lân + 100g sun-phat kali + 300g vôi bột, trộn kỹ trộn đều các loại phân với đất trong giữa mô, để 1 tháng sau một vài lần đảo trở mới trồng. Nên trồng chuyên mận, nếu xen canh chỉ 3 năm đầu. Mật độ trồng 550-600 cây/ha tùy liếp đơn hay liếp đôi, mương rộng hay hẹp. Ở ĐBSCL sẵn nước tưới, trồng mận lúc nào cũng được nhưng tốt nhất vào lúc trước mùa mưa 2-3 tháng. Làm đất nhuyễn, đặt ngang mặt bầu, tưới cho đất hố trồng ẩm, nèn chặt đất quanh bầu, đóng cọc kềm giữ không cho cây bị gió lay. Dùng cỏ rác phủ quanh gốc giữ ẩm thường xuyên, cho cây cách gốc 20cm để bộ rễ cây thông thoáng. Nếu có điều kiện nên ươm cây giống trong bầu lớn ít tháng, chăm sóc kỹ lưỡng cho ra bộ rễ mới, cơi lá mới sẽ mang ra trồng. Mùa mưa khai nước mương, cơi mô, chống ngập úng; mùa khô cần xới xáo quanh tán để kích thích rễ ăn ra xa, tưới đủ nước, giữ ẩm cho cây. Nếu phát hiện chồi mọc ra từ gốc ghép hoặc các nhánh xụ xuống đất nên sớm cắt bỏ. Tạo tán cân đối các cành cấp I với thân cây, bấm đọt cành cấp I, năm sau bấm đọt cành cấp II để tạo khung tán cây, hạn chế chiều cao của cây để sau này dễ chăm sóc, bọc trái (chống ruồi đục trái) và thu hái trái.

Bón phân:

Thời kỳ kiến thiết cơ bản tính từ sau khi xuống giống và 3-4 năm sau khi trồng rất cần thiết cho tốc độ phát triển, độ đồng đều và là tiền đề cho năng suất, sản lượng suốt thời kỳ kinh doanh hàng chục năm sau của vườn mận. Mỗi năm của thời kỳ kiến thiết cơ bản bón 15kg phân hữu cơ + 0,4kg supe lân + 0,3kg clorua kali, 0,5kg urê. Phân hữu cơ, lân và kali bón trong vùng tán, cách gốc 20-30cm và lấp đất. Phân urê nên chọn phương án hòa tan phân vào thùng tưới để tưới nhiều lần, mỗi lần cách nhau 1-2 tháng.

Thời kỳ kinh doanh (từ năm thứ 4 hoặc năm thứ 5 sau khi trồng đến năm thứ 15 hoặc lâu hơn): Bón phân cần thiết cho cây tạo lá mới, trổ hoa, nuôi trái chất lượng tốt nhất. Vườn mận 4-10 năm tuổi bón hoặc tưới phân 3 lần/năm, vào tháng 2-3, 6-7 và 11-12, với lượng phân: Đầu năm bón 0,4 kg urê + 0,2 kg clorua kali để cây đâm tượt, ra hoa và quả; giữa năm bón 0,4 kg urê + 0,25 kg clorua kali để cây hồi sức sau thu hoạch; cuối năm bón 20- 30 kg phân chuồng + 0,7 kg supe lân + 0,15 kg clorua kali (rắc đều và chôn lấp trong tán), tưới nước ẩm cho tan phân, giúp cây chuẩn bị ra hoa tốt và đồng loạt hơn. Vườn mận trên 10 năm cũng bón mỗi năm 3 lần, với lượng phân tăng gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần, tùy thực trạng vườn; vườn tươi tốt bón ít, vườn yếu sức bón nhiều.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây mận thường bị các loại sâu bệnh như: Bọ cánh cứng ăn lá, sâu đục cành, rệp sáp, rệp muội, bọ xít, sâu non, bọ cánh vẩy hại đọt non, bệnh phấn trắng, bệnh chảy nhựa. Việc chăm sóc, bón phân đồng loạt để chủ động bảo vệ bộ lá, hoa, quả. Vệ sinh vườn, quét vôi gốc có tác dụng hạn chế tác hại của sâu bệnh cho vườn mận. Nên thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và nhà sản xuất về sử dụng các loại thuốc như BVTV như: Selecron 500ND, Trebon 10EC để diệt côn trùng. Dùng Ortus 5SC diệt nhện, phun Supracid 20EC trừ rệp sáp. Dùng Tilt super 300ND trừ bệnh phấn trắng. Với bệnh chảy nhựa cần cạo vỏ chỗ vết bệnh và phun Aliette 80WP hoặc quét Bordeaux đặc lên vết bệnh.

Để chắc chắn có sản phẩm an toàn và công bố chất lượng sản xuất, đăng ký chất lượng hàng hóa xuất khẩu, bán vào siêu thị…, cần có quy trình chăm sóc vườn, định mức phân bón và thuốc trừ sâu bệnh, giảm thuốc BVTV nếu có thể hoặc sử dụng đúng liều lượng ghi trên bao bì, cách ly (ngưng sử dụng phân, thuốc) đúng quy định khi thu hái mận. Cần được dùng ít loại thuốc để dễ dàng và giảm chi phí trong kiểm tra xét nghiệm mức dư lượng trong trái mận. Dùng phân bón thống nhất chủng loại, liều lượng trong nhóm nông dân sản xuất mận để tạo ra khối lượng mận chất lượng cao và đồng nhất thuận lợi trong tiêu thụ.

Thu hái và bảo quản

Thu hái khi quả đã đủ độ chín phù hợp nhất cho vận chuyển đến nơi tiêu thụ mà không ảnh hưởng chất lượng. Mận có vỏ mỏng, rất dễ tổn thương sây xát, khi thu hái cần nhẹ tay, có dụng cụ chứa đựng phù hợp để tránh giập nát khi thu hái và vận chuyển. Trước đây do thiếu ý thức, thiếu dụng cụ thu hái chứa đựng nên mận hư hao rất nhiều. Nếu làm tốt khâu bảo quản mận, giảm tối thiểu trái bị giập nát trong và sau thu hoạch sẽ nâng cao giá trị sản lượng lên hơn 30% so với cách thu hái thông thường.

Thị trường. Do sản lượng rất thấp, mận An Phước hiện tiêu thụ trong không nhiều minishop, quầy trái cây tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang… Thị trường trong nước còn nhiều trong khi mận An Phước dễ thắng trong cạnh tranh chất lượng với các loại mận khác. Trung Quốc là thị trường trái cây xuất khẩu tiềm năng của ta. Trung Quốc có rất ít quả gioi (mận) trái rất nhỏ, hình thức và chất lượng kém. Nếu bảo quản, vận chuyển tốt, mận An Phước có màu sắc đỏ đẹp chắc chắn có thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nguồn: Báo Ấp Bắc
 
có mai giảo thủ đức 8 đến 10 cánh , thân = đường kính 8cm - nhiều chi , cao khoảng 6 dến 8 tấc - hoành chừng 6 đến 7 tấc kg bạn ? giá bi nhiu 1 cây ? có hàng xin gửi inbox giá và hình thật luôn nhe - lấy khoảng 4 cây - chậu bình thường thôi , loại màu đỏ rẻ tiền hay bán ở mấy điểm hoa kiểng ngoài dường đó . nếu OK sẽ tiến hành giao dịch !!
- cám ơn !!
 
Chế biến phân hữu cơ

Phân hữu cơ (phân chuồng, phân bắc, phân xanh) hoai mục cho cây trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người và hạn chế được sự lây lan của một số bệnh hại nguy hiểm qua tàn dư thực vật. Phân hữu cơ được ủ theo 2 phương pháp:

[sửa] Kỹ thuật ủ nổi

Đối với phân chuồng, phân bắc, tốt nhất là ủ kết hợp với 1 trong 3 loại phân sau: Super lân Lâm Thao hoặc phân vi sinh Sông Gianh (tỷ lệ 2-3%), hoặc chế phẩm EM thứ cấp (tỷ lệ 1-1,5 lít dung dịch nồng độ 1-5% tưới cho 1-2 tạ phân chuồng), có bổ sung thêm chế phẩm Penac P (gói màu vàng, 1-2 gói/tấn phân, có tác dụng kích thích vi sinh vật có ích phát triển, hạn chế vi sinh vật có hại). Trộn đều các loại phân với nhau, chất thành đống có độ cao 1,5-2m, đường kính tuỳ số lượng phân đem ủ. Nén chặt, trát một lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân, trên đỉnh đống phân để chừa một lỗ hình tròn có đường kính 20-25cm để đổ nước tiểu, nước phân bổ sung (15-20 ngày/lần), làm mái che mưa cho đống phân ủ. Sau 40-50 ngày (vụ hè) hoặc 50-60 ngày (vụ đông) đống phân chuồng hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, đem bón cho cây trồng rất tốt.

[sửa] Kỹ thuật ủ chìm

Chọn đất nơi cao ráo, đào hố ủ sâu: 1,0-1,5m, đường kính hố ủ: 1,5-3m (tuỳ lượng phân cần ủ). Đáy và phần chìm của hố ủ được lót bằng nilon hay lá chuối tươi để chống nước ngầm xâm nhập hoặc nước phân chảy đi, rồi tiến hành ủ phân chuồng, phân bắc, phân xanh vào hố đã chuẩn bị, như đã trình bày ở phần trên.

[sửa] Kỹ thuật ủ phân xanh

Cần có phân men là phân chuồng tươi (tỷ lệ 15-20%)+ phân vi sinh Sông Gianh hoặc supe lân (tỷ lệ 3-5%), có bổ sung thêm chế phẩm EM, Penac P (tỷ lệ như phần trên). Thân lá cây xanh được chặt ngắn thành đoạn dài 30-40cm, chất thành từng lớp dày 0,5-0,6m lại rắc một lớp phân men, tưới thêm nước dải, nước phân chuồng đảm bảo độ ẩm đống phân 75-80%, nén chặt. Sau đó trát kín toàn bộ đống phân bằng một lớp bùn nhão, để lỗ tưới nước ở đỉnh đống phân, cứ khoảng 15-20 ngày lại tưới bổ sung nước để duy trì độ ẩm sau đó trát kín lại. Khoảng 35-40 ngày sau ủ, ta tiến hành đảo đều đống phân, bổ sung nước cho đủ ẩm, lại nén chặt, trát bùn kín, sau khoảng 25-30 ngày là phân hoàn toàn hoai mục, sử dụng được.

[sửa] Ủ hoai mục

Ủ hoai mục là phương pháp chuyển phân từ trạng thái hữu cơ thành vô cơ cây mới hấp thụ được. Phân trước khi mang ủ là các chất hữu cơ nếu bón cho cây thì cây khó hấp thụ mà trong phân mang mầm bệnh, cỏ dại cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Nếu được ủ hoai mục các chất hữu cơ sẽ phân huỷ và chuyển thành dạng vô cơ khi đó phân sẽ "sạch" hơn. Có 2 phương pháp ủ phân

[sửa] Ủ nóng

Với dạng phân ít chất xơ như phân lợn phân trâu bò nên ủ theo phương pháp ủ nóng: Trộn đều phân với lân hoặc vôi, vun thánh đống cao 0,5 – 0,6 m to chừng 0,8 – 1m sau đó dùng xẻng nén phân và dùng rơm rạ phủ lên trên

[sửa] Ủ nguội

Với phân nhiều chất xơ nên dùng phương pháp ủ nguội: Rải một lớp phân 10 – 15 cm rắc một lớp lân hoặc vôi bột nén chặt đống phân rồi trát một lớp bùn dày 1 – 2cm chỉ chừa một lỗ ở đỉnh. Ủ 3- 4 tháng hoai là dùng được.

[sửa] Sản xuất phân ủ tại hộ gia đình

Sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân ủ thay thế một phần phân hóa học để bón cho cây trồng, vừa giúp tăng năng suất cây trồng, đồng thời góp phần cải tạo đất, giải quyết được vấn đề rác thải sinh hoạt, bảo vệ được môi trường sinh thái rất tốt. Sản xuất phân ủ tại chỗ sẽ tận dụng được nguồn nguyên vật liệu rẻ tiền của địa phương, giảm được chi phí trong sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất phân ủ gồm có 2 giai đoạn: Sản xuất đất men và sau đó sử dụng đất men để sản xuất phân ủ.

[sửa] Sản xuất đất men

Để sản xuất 1 tấn đất men cần chuẩn bị một số nguyên liệu theo tỷ lệ sau: 50 kg vi khuẩn gốc. Vi khuẩn gốc là những vi sinh vật có ích có khả năng phân giải các phế thải động, thực vật thành mùn. Vi kuẩn gốc có thể liên hệ mua tại phòng thí nghiệm phân bón vi sinh, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội (đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội), 10 kg cám gạo, 900 kg đất khô đập nhỏ hoặc than bùn. Để sản xuất 1 tấn đất men cần bổ sung 3 kg đường và đủ nước để tạo độ ẩm 25-30%.

Trộn đều các nguyên liệu nói trên với vi khuẩn gốc, cám gạo, đất khô. Đối với đường thì hòa tan trong nước, rải đều vào hỗn hợp và đảo đều thành nhiều lớp, nhiều lần. Đường và cám là những chất dinh dưỡng để nuôi sống vi sinh vật; cung cấp nước nhằm tạo đủ độ ẩm thuận lợi để vi sinh vật tồn tại và phát triển. Để kiểm tra độ ẩm đạt khoảng 25-30% làm như sau: Lấy một nắm hỗn hợp nắm chặt tay, khi thả ra mà hỗn hợp vẫn giữ được nguyên hình của nó, nhưng nếu đụng nhẹ vào thì tơi ra là độ ẩm đạt yêu cầu. Sau khi trộn đều dùng nilon phủ kín đống ủ trong vòng 48 giờ. Trong thời gian này cần đảo đống ủ 2-3 lần để cung cấp ôxy và tưới thêm nước, nhằm giúp vi sinh vật hoạt động, sinh sôi nẩy nở.

Sau 48 giờ ủ, người ta được sản phẩm đất men. Quá trình sản xuất đất men được hiểu như quá trình nhân giống vi sinh vật dùng để sản xuất phân ủ cho bước tiếp theo.

[sửa] Sản xuất phân ủ

Khác với làm đất men, sản xuất phân ủ cần có các nguyên liệu như: Đất men, phế thải thực vật, cám gạo, phân gia súc. Để sản xuất 1 tấn phân ủ cần các nguyên liệu kể trên với khối lượng và tỷ lệ như sau: 50 kg đất men, 600 kg phế thải thực vật, 250 kg phân gia súc, 60 kg cám gạo. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm 3 kg đường được hòa tan vào nước để tạo độ ẩm 30-35%. Cũng giống như quá trình làm đất men ta tiến hành trộn đều đất men, cám gạo, lá cây khô hoặc có thể sử dụng lá rau già, hoa quả hư thối cũng được. Sau đó tiếp tục bổ sung phân gia súc vào và rắc đường đã được hòa tan trong nước. Đảo đều và dùng bao tải nilon phủ kín. Quá trình tạo phân ủ kéo dài khoảng 2 tháng. Trong quá trình ủ phải đảo thường xuyên, khoảng 1 tuần/lần để bổ sung thêm oxy và nước cho các vi sinh vật trong đống ủ tồn tại và phát triển. Nên bố trí ủ phân nơi cao ráo gần nơi trồng trọt để đỡ công vận chuyển và tiện sử dụng, tránh được mùi hôi trong quá trình phân ủ đang phân giải.

[sửa] Cách sử dụng phân ủ

Loại phân ủ này dùng bón cho các cây trồng rất tốt vì có đầy đủ chất dinh dưỡng có tỷ lệ C/N cân đối, hợp lý từ 20 đến 25%. Cũng có thể phối trộn thêm lượng lân, kali theo yêu cầu của từng loại cây trồng để bón lót hoặc bón thúc cho rau, màu, cây ăn quả đều rất tốt, cho hiệu quả cao.

[sửa] Sản xuất phân xanh từ cây lục bình ở hộ gia đình

Phân bón từ lục bình dễ làm và thường được áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Cách ủ phân hữu cơ với nấm Trichoderma: nguyên liệu gồm rơm, cỏ, lục bình, lá cây, các chất thải hữu cơ khác...và phân chuồng hoai (đã mất mùi hôi). Phân hữu cơ gom thành đống: đáy 2x2m, cao 1-1,5m ; tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước), dùng chân đạp cho đống hữu cơ nén dẻ xuống. Chủng nấm Trichoderma với liều lượng khoảng 1kg/m3, sau đó dùng bạt ni lông đậy kín lại để giữ ẩm và tưới nước bổ sung hàng tuần. Khoảng 3 tuần giở bạt và đảo ngược đống ủ, đậy kín lại. Trung bình thì ủ từ 1,5 - 2 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi đống phân ủ có thể bón cho khoảng 10-20 cây ăn trái trưởng thành. Ngoài ra, khi ủ có thể bổ sung thêm 1% vôi hay 1,5% lân để làm giúp hữu cơ phân hủy nhanh, rút ngắn thời gian ủ.
Source:
http://vi.wikipedia.org
 


Back
Top