Bệnh cầu trùng và phát đồ điều trị hiệu quả

  • Thread starter Trại Gà Peru-jap Bạc Liêu
  • Ngày gửi
Theo yêu cầu của bạn mình Hoangphu1088 và muốn chí sẻ 1 ít kinh nghiệm của mình.
Không dám múa rìu qua mắt thợ, chỉ mong góp 1 ít kinh nghiệm chia sẻ lại cho anh em chăn nuôi trên diển đàn thôi.
Ai trong nghiệp chăn nuôi gà thì chắc cũng ít nhất 1 lần gặp phải bệnh cầu trùng và cách xử lý của mổi người là khác nhau dẩn đến hiệu quả chắc chắn cũng khác nhau. Vì vậy mình sẻ lập 1 phát đồ điều trị mà mình đang sử dụng và cảm thấy hiệu quả để chia sẻ với toàn thể anh em trên diển đàn.
Triệu chứng cầu trùng:
- Gà ủ rủ, ăn ít hoặc bỏ ăn;
- Gà xù lông và rụt cổ lại, mắt lim dim;- Mắt gà thụt sâu vô, niêm mạc và mặt gà trắng bệt hoặc trắng vàng;
- Gà ít đi lại, đứng 1 chổ, 2 chân chụm lại và quỵ xuống.
- Phân gà lúc đàu lỏng có ít bọt màu trắng lẩn xanh hoặc phân xanh lá cây. Từ từ phân gà sẻ chuyển hẳn sang màu trắng, đôi khi có lẩn 1 chút xanh. Sau đó từ phân màu trắng sẻ chuyển sang phân sáp màu hơi vàng và phân sống (ăn gì sẻ đi phân đó) và cuối cùng gà sẻ đi phân sáp màu nâu (lẩn máu).
(Triệu chứng dể nhận biết nhất là ủ rủ, xù lông, rụt và xã canh xuống xâu cộng thêm đi phân trắng).
Gà bị bệnh thường rất yếu, đi lại khó khăn, ăn ít và uống nhiều nước dẩn đến gà gầy yếu, xơ xát và sụt cân nhanh...
Đường lây nhiểm: Chủ yếu lây nhiểm qua đường tiêu hóa và phân gà bệnh, do gà ăn chung máng ăn, máng uống với gà bệnh, khi gà khỏe dẩm đạp hoặc mổ lên phân gà bệnh...
Tỷ lệ lây nhiểm: 100% đàn gà nếu không xử lý kịp thời, khi trị hết bệnh thỉnh thoảng sẻ có 1 vài con mắc phải hoặc số ít gà bị mản tính, sẻ mang mầm bệnh truyền sang các lứa gà tiếp theo.
Điều trị bệnh cầu trùng:
Khi đã xác định chính xác là bệnh cầu trùng đều đầu tiên phải xử lý ngay đó là phun thuốc xát trùng, phun toàn bộ diện tích chuồng nuôi, phun cã lên thân gà với liều lượng quy định, 2 ngày phun 1 lần. phun liên tục 2 tuần.
Nếu gà bệnh với số lượng ít thì Tách ngay những con gà bệnh gà nhốt riêng để hạn chế lây lan và dể điều trị, còn đã nhiểm số lượng hơn 50% thì nên bắt những con gà khỏe mạnh ra nhốt riêng.
Sử dụng các sản phẩm đặc trị cầu trùng để chữa bệnh, Đặc biệt hiệu quả phải kể đến đó là Thuốc BIO-COCCI 33, vừa đặc trị Cầu trùng vừa trị các bệnh tiêu chảy cấp. Đối với những con gà bệnh thì Pha thuốc với nước ngày cho uống 2 lần như liều lượng khuyến cáo, cho uống các buổi sáng và tối. Đối với những con gà chung bầy nhưng chưa có triệu chứng bệnh thì cho uống ngày 1 lần vào buổi sáng. trước khi cho uống thuốc nên cho gà nhịn khát 2 giờ. Do gà bệnh nên đi lại khó khăn vì vậy phải phân bố nhiều máng uống đảm bảo cho tất cã gà điều được uống.
Buổi trưa cho gà uống Viatmin C + Vitamin Tổng hợp + Điện giải + Vitamin K (cầm máu).
Buổi tối cho gà uống men tiêu hóa cho uống riêng hoặc chung với thuốc đặc trị cũng được. Để ý thấy phân đi phân sống nhiều thì phải tăng liều lượng men tiêu hóa lên 1,5 lần. Không thì sử dụng men tiêu hóa sống của em bé 1 gói cho 20kg gà cũng được.
Cách 2 ngày nên cho gà uống bổ sung thêm đường Glucose để chống mất nước cấp do gà đi phân lỏng và nước nhiều.
Cho uống thuốc đặc trị liên tục 5 ngày sau đó nghỉ 2 ngày và cho uống tiếp 3 ngày nửa mới nghỉ hẳn.
Sau đó 1 tuần, tiếp tục cho uống thuốc đặt trị để phòng bệnh thêm 3 ngày nửa, ngày uống 1 lần vào buổi tối.
Về mặt ăn uống thì nên cho gà ăn tự do bằng cách phân bổ nhiều máng ăn đảm bảo cho các con gà yếu được ăn. Nếu gà không ăn thức ăn viên thì có 1 cách là trộn thức ăn với cơm cho gà ăn cũng được, nếu trộn nên trộn thức ăn đậm đặc với cơm 200gam cơm + 100 gam đậm đặc để đảm bảo đủ độ đạm cho gà.

Đây là cách điều trị thực tế của mình đã và đang áp dụng cho đàn gà. Tuy bệnh này tỷ lệ chết cao và khã năng lây nhiểm rộng nhưng nếu biết cách điều trị và xử lý kịp thời thì tỷ lệ chết là không cao. Từ trước tới giờ gà mình chưa bao giờ chết về bệnh Cầu trùng cã. Tuy nhiên gà sẻ gầy yếu và xơ xát rất nhiều.
Tùy theo triệu chứng thực tế của đàn gà mà mình sẻ có hướng điều trị thích hợp. cho nên anh em mình có ai gặp phải bệnh này thì nên vào đây hỏi và nêu triệu chứng nếu đủ khả năng mình sẻ giải đáp hết mình. Còn anh em nào đã có kinh nghiệm điều trị bệnh này rồi thì xin chia sẻ cho các anh em khác biết để có hướng điều trị thích hợp.
 


Thời gian dùng thử miễn phí vừa hết rồi, giờ người ta bắt đầu bán, nhưng chưa có giá cụ thể
 
Thời gian dùng thử miễn phí cũng lâu, ban đầu mình ko dám giới thiệu rộng rãi vì ko dám chắc chất lượng, sau này thấy tốt thì mới cho vài người quen dùng dc mấy lần, giờ thì hết mp rồi hihi
 
Như mình noi đó..Esp3 của đúng hãng thụy sĩ..gói 20g.25k 1 goi..vì là thuốc nhập khẩu nên hơi đắt.muỗg càfê lít nước.uong ngay đầu là thấy kết qua thoi
 
Mình muốn thắc mắc là liệu khi con gà bị mắc bệnh này, phân đi ra sẽ có noãn của cầu trùng. Mình cũng nuôi trên sàn, vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng đầy đủ. Tuy nhiên khi phân đi ra thì vẫn có một ít dính trên các cây tre. Sau đó gà lại đi qua và ăn lại thì vẫn bị đúng không?
Mình cũng đang gặp vấn đề này, ai có cách nào hay chỉ giúp với. Thanks mọi người.
 
Gà của bác bị ỉa phân sáp nhưng bác điều trị bệnh cầu trùng nhưng không triệt để do các nguyên nhân:
- Do bác cho gà uống thuốc điều trị không đủ liều lượng
- Do bác đã sử dụng loại thuốc cầu trùng mà trong quá trình nuôi trước đó thường dùng để phòng.
- Trong quá trình điều trị bác vệ sinh chuồng trại không tốt (ví dụ: điều trị xong 3 ngày Bác phải dọn sạch phân, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng…)
- Do bác không kết hợp dùng cùng thuốc điều trị tiêu chảy như (Ampi-coli, Amox-coli…) nên bệnh tiêu chảy kế phát làm giảm hiệu quả điều trị bệnh cầu trùng.
Như vậy chúng tôi xin trả lời câu hỏi của Bác như sau :
- Điều trị thuốc cầu trùng hoàn toàn hết phân sáp nhưng bác cần lưu ý các vấn đề (nên đổi thuốc cầu trùng khác, cho gà uống đủ hàm lượng, kết hợp cùng thuốc điều trị tiêu chảy, liệu trình điều trị 3-4 ngày. Xong liệu trình thì tiến hành dọn phân, phun sát trùng). Ví dụ bác có thể dùng Seoul- coxizero để điều trị cầu trùng và kết hợp Amoxcoli để điều trị bệnh kế phát ( sản phẩm do công ty VMC Việt Nam phân phối) cùng với các thuốc bổ trợ Herbavita giúp giải độc gan, men Acidlactoway cải thiện khả năng tiêu hóa cho đàn gà.
- Nếu uống thuốc cầu trùng hoặc bất cứ loại thuốc kháng sinh nào thường xuyên đều làm ảnh hưởng sức khỏe của gà và làm vi sinh vật nhờn thuốc.
- Cá thể những con nhiễm phân sáp có thể nhiễm cầu trùng hoặc cũng có thể nhiễm bệnh khác( ví dụ: phân sáp màu vàng nhạt, hơi đặc thì do cầu trùng. Nhưng phân sáp vàng nhạt mà loãng có thể do E.coli. nếu phân sáp màu nâu đặc có thể do Tụ Huyết Trùng…). Và có mang lây lan trong đàn. Nếu không điều trị triệt để sẽ xẩy ra lây lan bệnh trên toàn đàn gà.
 



Back
Top