Bực mình tham dự Hội chợ Nông nghiệp - Thương mại khu vực Tây Bắc 2016

Bực mình tham dự Hội chợ Nông nghiệp - Thương mại khu vực Tây Bắc 2016
Cập nhật: 09:23, Thứ 3, 22/11/2016

Từ 18 - 25/11, tại TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai, diễn ra Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp - Thương mại các tỉnh khu vực Tây Bắc năm 2016. Trái ngược với không khí sôi nổi ngày khai mạc...

Trái ngược với không khí sôi nổi ngày khai mạc, đại diện doanh nghiệp nhiều tỉnh tỏ ra chán nản, ngao ngán cách sắp xếp vị trí, tổ chức của đơn vị điều hành. Hội chợ mở cửa tới nửa đêm, nhưng ngay từ chập tối, một loạt gian hàng nông nghiệp đã đóng cửa.

Doanh nghiệp ngao ngán
Trước đó, tối 18/11, hội chợ đã được long trọng khai mạc dưới sự chủ trì phối hợp của UBND tỉnh Lào Cai và TW Hội Nông dân Việt Nam. Hội chợ được quảng bá với chủ đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững” với quy mô 300 gian hàng của hơn 250 đơn vị và cá nhân. Trong đó, có 70 gian trưng bày sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh, thành phố; 150 gian hàng thương mại tổng hợp; 80 gian hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực. Các mặt hàng được trưng bày chủ yếu là giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, vật tư, thiết bị máy móc...

Đại diện TW Hội Nông dân Việt Nam tin tưởng, đây sẽ là hoạt động khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết SX, gắn với tiêu thụ nông sản. Đồng thời, tuyên truyền người dân thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Vậy vì sao các doanh nghiệp tham gia lại tỏ ra ngao ngán, không hề thiết tha hội chợ?

Trên thực tế, toàn bộ các gian hàng từ nông sản, vật tư nông nghiệp cho tới thiết bị máy móc đều được bố trí tại một khu riêng biệt. Điều đáng nói, cửa chính của khu này gần như bị bịt kín bởi một sân khấu hoành tráng dành cho biểu diễn ca nhạc.

14-58-14_1.jpg

Cửa chính gần như bị bịt kín bởi một sân khấu hoành tráng dành cho biểu diễn ca nhạc


Chủ một doanh nghiệp kinh doanh giống cây trồng đến từ tỉnh Phú Thọ bức xúc, lần đầu tiên tham gia hội chợ, anh đã cảm thấy chán. Thứ nhất, dù gì đây cũng là hội chợ nông nghiệp, việc “nhét” các doanh nghiệp nông nghiệp vào một chỗ kín như bưng là điều bất hợp lý. Cả buổi ngồi chỉ được vài vị khách ghé qua xem hàng. Nhiều người phải chen lấn, luồn lách mãi mới tìm ra những gian hàng nông nghiệp. Thứ hai, hội chợ đông người, hàng trăm gian hàng nhưng không có lấy một bảng chỉ dẫn hay sơ đồ bố trí. Vị này cho biết, lần sau có được mời cũng chẳng dám tham gia.

Đại diện doanh nghiệp mỳ Chũ Nam Thể (Bắc Giang) chia sẻ, việc bố trí của ban tổ chức là hoàn toàn bất hợp lý. Khách tìm đến các gian hàng nông nghiệp còn khó chứ đừng nói đến mua hàng. Khi tham gia, mỗi doanh nghiệp được tỉnh hỗ trợ 2 triệu đồng tiền xe đi lại. Còn lại tiền ăn, ở phải tự túc.

Trong khi, tiền thuê một chuyến xe tải chở hàng từ Bắc Giang lên Lào Cai đã hết 5 triệu đồng. “Tham gia hội chợ mà bán không bằng bán lẻ ở cửa hàng dưới Bắc Giang. Quả này khéo lỗ vốn. Có mỗi cửa chính thì làm sân khấu bịt lại, chúng tôi biết nhưng thấy chán hẳn chẳng buồn kiến nghị. Lên rồi thì đành phải ở, chứ bọn tôi ngán lắm rồi. Xin được về sớm mà tỉnh không cho”, chủ doanh nghiệp này ngao ngán.

14-58-14_2.jpg

14-58-14_3.jpg

Hội chợ mở cửa tới nửa đêm, nhưng ngay từ chập tối, một loạt gian hàng nông nghiệp đã đóng cửa


Dù hội chợ mở cửa tới tận 12h đêm, tuy nhiên, khi chúng tôi có mặt tại đây lúc 8h tối, nhiều gian hàng nông nghiệp của các tỉnh như Lai Châu, Vĩnh Phúc, Hà Nội… đã đóng cửa, phủ bạt. Đại diện gian hàng TP Hà Nội cho biết, ban ngày còn lác đác khách, tối thì vắng tanh như chùa bà đanh vì các lối đều bị bịt kín nên dọn hàng sớm về nghỉ cho khỏe.


Người Việt… dùng hàng Tàu
Trái ngược với những gian hàng nông nghiệp, các mặt hàng khác lại được bày bán ngay tại khu mặt tiền của hội chợ. Điều đáng bàn, mặc dù khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được treo khắp nơi, nhưng thực tế, có đến quá nửa các gian hàng công khai bày bán hàng xuất xứ Trung Quốc, hàng giả, nhái tràn ngập.

Một gian hàng ngay lối vào hội chợ, ông ổng loa thùng mời chào khách mua sản phẩm da chính hiệu Việt Nam. Các sản phẩm túi, cặp chào giá từ 100 - 160 nghìn đồng, nhái hầu hết các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Chanel, D&G, Gucci, Zara.

Xung quanh, tràn ngập các cửa hàng giày dép có xuất xứ Trung Quốc, cũng nhái nhiều thương hiệu nổi tiếng với cái tên ná ná kiểu Adidas thành Odidas, Nike thành Nkie. Ngay dưới tấm biển “Hàng Việt mang giá rẻ đến cho mọi nhà” là hàng trăm đôi tất, quần, áo có tem mác Trung Quốc.

14-58-14_6.jpg

Ngay dưới tấm biển “Hàng Việt mang giá rẻ đến cho mọi nhà” là hàng trăm đôi tất, quần, áo có tem mác Trung Quốc


14-58-14_5.jpg

Tràn ngập các cửa hàng giày dép có xuất xứ Trung Quốc, cũng nhái nhiều thương hiệu nổi tiếng với cái tên ná ná kiểu Adidas thành Odidas, Nike thành Nkie


Bên cạnh đó, không thể thiếu các gian hàng đồ chơi trẻ em mà đa phần có nguồn gốc từ bên kia biên giới. Đây là những mặt hàng nhiều lần cơ quan chức năng lên tiếng cảnh báo về mức độ độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em do dư lượng chì có trong nhựa công nghiệp.

14-58-14_7.jpg

Các gian hàng đồ chơi trẻ em mà đa phần có nguồn gốc từ bên kia biên giới



Điều làm các du khách bất ngờ, ngao ngán nhất là nạn chặt chém giá cả từ các bãi gửi xe cho tới hàng ăn, quán nước. Nhân viên các bãi gửi xe đua nhau chèo kéo khách, thu mỗi xe máy gửi với giá 20 nghìn đồng. Trên vé xe hoàn toàn không ghi ngày tháng hay dấu của ban tổ chức. Các quán ăn, hàng nước mặc sức hét giá mà theo quy định phải niêm yết giá ngay từ đầu.

14-58-14_9.jpg



Đặc biệt, khi vào cổng, du khách bị ép phải mua vé xem ca nhạc với giá 40 nghìn đồng/vé, kể cả chỉ vào khu mua hàng, nếu không bảo vệ hội chợ sẽ chặn và đuổi thẳng tay.

Nhiều người dân tại TP Lào Cai cho biết, tình trạng kể trên không phải chuyện lạ mà dịp nào diễn ra hội chợ cũng xuất hiện. Hầu hết những người được hỏi đều tỏ ra ngao ngán, mất niềm tin vào uy tín, cách tổ chức hội chợ của ban tổ chức. Thậm chí, có người còn khẳng định, những hội chợ kiểu này thực chất là “Treo đầu dê, bán thịt chó” và “Người Việt ưu tiên… dùng hàng Tàu” mà thôi.

Không chỉ gian hàng nông nghiệp các tỉnh, ngay cả gian hàng các huyện của tỉnh Lào Cai cũng vắng lặng. Nhiều chủ gian hàng bỏ ra ngoài, khách đến tìm mua hàng đành lắc đầu bỏ đi.


NGHĨA
 


Việc tham dự các gian hàng triển lãm, ngoài việc bán hàng, thì đây còn là cơ hội để tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng, cơ hội để giao thuong với những đơn vị có khả năng tiêu thụ lớn.
Do vậy trong những dịp này, nhiều DN còn bán rẻ hơn, hoặc khuyến mại cho khách hàng để họ dùng thử SP. Mình nghĩ đây mới chính là mục tiêu của hội chợ triển lãm
 
Ai có quyền thì có xiền , đạo đức với nguyên tắc là đéo gì . Lừa nhau chết bớt 40 triệu dân thì vẫn còn 40tr dân thì lo gì chứ . Cùng lắm thì 15 năm xây dựng rồi 20 năm đổi mới
 
18247_869370153134476_8044379487936697921_n.jpg

Năm 2015 em mang gạo đi bán chẳng ai mua, phải ăn đến tận năm nay mới hết
10982453_866281103443381_2184307362756034893_n.jpg

Cơ bản là bán được mặt hàng thủ công mỹ nghệ - chỗ bàn ghế tủ giường này không phải mang về bộ nào
11221365_868562889881869_1034574518105170610_n.jpg

Mấy cái bình gốm thì vỡ mất 10%. Cuối cùng được cái bằng khen hơn ba triệu coi như huề!
 
Chú có lối kể chuyện hài hước lôi cuốn quá thức ơi. Đọc cười toác cả mồm, minh họa hấp dẫn, tài năng như vậy sao nhà xuất bản kim đồng ko mời chú hợp tác nhỉ?
 

Khi nào mới chạm đến giá trị đích thực chứ chưa nói đến là đạt được giá trị của nó!
Mong mọi người chia sẻ, san sẻ và giãi bài với nhau để cùng giải quyết, cùng lựa chọn cách thức phù hợp nhất đối với mỗi người!!!
GL!
 
Khi nào mới chạm đến giá trị đích thực chứ chưa nói đến là đạt được giá trị của nó!
Mong mọi người chia sẻ, san sẻ và giãi bài với nhau để cùng giải quyết, cùng lựa chọn cách thức phù hợp nhất đối với mỗi người!!!
GL!
Buồn nhất là hôm cuối của hội chợ chuẩn bị dọn hàng về thì thấy một anh doanh nghiệp chạy sang hàng em hỏi "Chú mua ủng hộ anh một bộ bàn đào 7 món, anh bán với giá 1/2 niêm yết để lấy tiền thuê cẩu thuê xe đưa hàng về chứ thật sự là anh em hết sạch tiền" - Anh này mang những khối gỗ nguyên khối dài cả chục m rộng bản 5 đến 6 m đi trưng bày. - Kỳ vọng quá nhiều vào các hội chợ như thế này - một số doanh nghiệp đã bị móm!
 
Năm 2015 em mang gạo đi bán chẳng ai mua, phải ăn đến tận năm nay mới hết

Vì hội chợ nông nghiệp cấp phép dễ, dẫn đến chất lượng kém. Nông dân đến đó toàn thấy dây nịt với áo quần, nên lần sau họ ko đi, và doanh nghiệp thấy ko hiệu quả, năm kế tiếp lại ko đăng ký
==> Càng ngày càng ko muốn đi bất kỳ cái hội chợ nông nghiệp nào.
 
Vì hội chợ nông nghiệp cấp phép dễ, dẫn đến chất lượng kém. Nông dân đến đó toàn thấy dây nịt với áo quần, nên lần sau họ ko đi, và doanh nghiệp thấy ko hiệu quả, năm kế tiếp lại ko đăng ký
==> Càng ngày càng ko muốn đi bất kỳ cái hội chợ nông nghiệp nào.
Chuẩn đấy bác! Các nhà tổ chức thường hay có kiểu lồng ghép thương mại vào hội chợ nông nghiệp. Mà lồng hơi quá tay thành ra cái chợ nông nghiệp thành cái chợ giời. Năm ngoái em được giao nhiệm vụ dẫn đoàn đi tham dự, năm nay Hội nông dân tỉnh cũng gọi nhưng em kiếm mỏi mắt chẳng có đơn vị nào chịu tham gia- các doanh nghiệp các HTX họ khiếp vía thật rồi, một số đơn vị vì nể chính quyền nên họ chọn phương án là "thôi anh gửi ít hàng - coi như quảng bá sản phẩm bán cũng được cho biếu tặng cũng được Tùy!".
 
Các bác cứ bỏ không tham gia là sẽ có cải tiến hết, và bài viết này của bác cũng rất hữu dụng để mọi người tham khảo lần sau còn né. Đợt rồi em dự hội chợ Nông nghiệp ở trung tâm triển lãm Nông nghiệp dưới Hà Nội thấy cũng quy mô và chuyên nghiệp lắm, chẳng hiểu sở NN Lào Cai tính toán thế nào.
 
Đọc mà thấy quá ngao ngán luôn. Cảm ơn bác đã chia sẻ để cho anh em biết và lấy kinh nghiệm hạn chế tham gia những hội chợ được tổ chức thiếu chuyên nghiệp như thế này.
 
Sợ!!! 4 năm bị lừa không biết. Đi hội chợ NN TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) mua 10 cây dừa dứa, mang về trồng thì hết 9 cây dừa dâu, cây còn lại thì có mùi dứa mà không có quả.
 


Back
Top