Các Bệnh Thường Gặp Khi Trồng Hoa Hồng

36811180911_b5c96f7817_o.jpg


(Trích nguồn : BanCongXanh.com)

Không một cô gái nào có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của hoa hồng và đều mong muốn được sở hữu một vườn hồng thơm ngát. Nhưng với diện tích có hạn ở các khu đô thị mới hiện nay, mọi người thường có xu hướng trồng hoa hồng trong chậu. Qua đó, việc chăm sóc cây hoa luôn đòi hỏi bạn phải bỏ thời gian và công sức hơn.

Chăm sóc hoa hồng đúng cách không hề khó, vấn đề nằm ở chỗ bạn phải biết xử lý cây giống, chọn đất trồng và áp dụng các phương pháp chăm cây, trừ sâu bệnh phù hợp. Thực hiện đủ những thao tác trên, cây sẽ phát triển tốt và cho hoa quanh năm. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những bệnh thường gặp ở hoa hồng và cách xử lí đơn giản nhưng cực hiệu quả.

Bạn sẽ đôi lần lúng túng trước các bệnh hoặc sâu hại tấn công bụi hồng khi chúng đang trải qua quá trình ra hoa. Điều quan trọng ở đây là phải phát hiện bệnh sớm. Xử lí bệnh càng sớm sẽ hạn chế thiệt hại cho cây trồng, đồng thời giảm đi nỗi lo âu của người làm vườn.

Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê những bệnh lí phổ biến thường gặp ở hoa hồng và cách phòng tránh:

1. Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen (còn gọi là Black Spot) là một vấn đề toàn cầu với hầu hết người trồng hoa hồng, đặc biệt khi bạn mới bắt đầu. Với những khu vực thường xảy ra mưa nhiều vào mùa thu, bệnh càng dễ lan nhanh khi hoa đang phát triển trong môi trường mưa nhiều ẩm ướt.

36951011535_d883d04025_o.jpg


Triệu chứng:

Phần trên của lá sẽ xuất hiện các điểm tròn màu đen có đường kính khác nhau từ 1/16 inch đến 1/2 inch. Khi bệnh lan nhanh, các đốm đen sẽ dần tăng kích thước và bắt đầu được bao quanh bởi một quầng vàng.

Với những lá nhiễm bệnh nặng, lá dần chuyển biến thành màu vàng, héo khô và rụng rất nhanh. Những lá này dễ phân biệt hơn khi nhìn vào vì bạn sẽ thấy khu vực đốm đen hiện rất rõ, tấn công xung quanh viền lá, chồi non. Ở các loại cây khác, đốm đen có xu hướng chuyển thành màu đỏ nhạt. Ở nhiều loại hoa hồng David Austin, bệnh cũng gián tiếp làm màu hoa bị nhạt.

Nguyên nhân: Bệnh đốm đen sinh ra do nấm Diplocarpon rosae. Loại nấm bất toàn này phát triển mạnh trong nhiệt độ 22 – 26oC, với độ ẩm >85%. Nấm bắt nguồn từ đất trồng và lan nhanh qua các hoạt động chăm sóc từ con người.

Cách phòng bệnh:

  • Cần làm vệ sinh thường xuyên quanh vườn, tưới cây vào sáng sớm. Tránh để nước đọng lại trên phiến lá
  • Trồng thêm nhiều loài cây giống kháng bệnh như David Thompson, Bebe Lum, Odorata
  • Khi bắt đầu phát hiện bệnh, bạn cần lên kế hoạch diệt nấm càng sớm càng tốt. Khi lá đang phát triển trong điều kiện mưa bão, nên phun thuốc 2 lần / tuần. Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng thấp hơn và lượng mưa ít hơn thường thì phun từ 7 – 10 ngày.

  • 2. Bệnh rỉ sắt

    Bệnh rỉ gây ra bởi nấm là một hiện tượng có hại cho cây hoa hồng vì bệnh sẽ làm hỏng hoa, dẫn đến cây bị chết nếu không được xử lí kịp thời.

    Triệu chứng

    Nấm rỉ nâu thường xuất hiện dưới dạng những chấm màu cam hoặc gỉ sắt trên lá. Bệnh có dấu hiệu phát triển thành các mảng nấm lớn hơn khi hoa nhiễm trùng ngày càng nặng. Các đốm hình thành ở mặt trên và dưới của bụi hồng có màu da cam hoặc màu gỉ sắt, nhưng trở nên đen vào mùa thu và mùa đông.
    Với những cây nhiễm bệnh nặng, lá thường rụng vào mùa xuân và mùa thu, cũng có khi diễn ra ở mùa hè.

    S1PZtk.jpg



    Nguyên nhân:

    Có tất cả chín loại nấm dẫn đến bệnh rỉ sắt, loại thông thường được biết đến với tên Phragmidium mucronatum. Nấm này có bào tử lan truyền trong không khí, độ ẩm – nhiệt độ lí tưởng cho nấm phát triển là 18-21oC. Vì nấm rỉ có xu hướng lan nhanh từ tàn dư cây bệnh sót lại, nên cẩn thận vì nó có thể ảnh hưởng đến các bụi cây trồng cạnh vườn hoa của bạn.

    Cách phòng bệnh:
    • Đối với các cây bệnh, bạn nên thu hoạch đốt các lá rụng cũng như những lá còn lại trên cây để ngăn ngừa bệnh vào năm tới. Tránh tưới quá nhiều nước để giảm bớt mức độ thiệt hại.
    • Nếu nấm bắt đầu tấn công hoa, bạn nên phun thuốc diệt nấm có chứa Sulfur Dust theo lịch trình nhất định. Hãy bảo đảm môi trường không khí khô thoáng, sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh lan nhanh
    • 3. Bệnh nấm mốc (Powdery Mildew)

      Một khi nấm mốc tấn công hoa hồng, nó có thể làm cho các lá non cuộn tròn và dần biến thành màu tím. Đối với các nhánh con, nấm mốc có thể làm chúng bị méo và cong vẹo. Khi mức độ nhiễm bệnh dần nặng, cây hoa hồng sẽ chết.

      Triệu chứng:

      Ở giai đoạn đầu, nấm mốc sẽ hình thành một lớp bột màu trắng trên diện tích bề mặt của lá hoa hồng, dọc các đỉnh và đáy của lá. Nó có thể biến dạng làm nhăn lá. Ngay cả sau khi nấm mốc bị giết và cây được điều trị, bạn sẽ thấy lá vẫn khó có thể trở lại hình dạng bình thường

      Bệnh nấm mốc trên bụi cây hoa hồng có xu hướng tấn công phần non của cây và hạn chế quá trình phát triển nụ hoa, gây ra những hoa bị méo mó. Nếu bạn khôngtheo dõi kiểm soát, loại nấm này có thể ngăn không cho chồi nở.

      Nguyên nhân:

      Gây ra bởi loại nấm Sphaerotheca pannosa var Rosae. Hai yếu tố mát mẻ và ẩm ướt ở khoảng 18oC là những điều kiện hoàn hảo cho sự bùng phát bệnh nấm mốc. Một khi nhiệt độ lên đến 27oC, nấm sẽ chết ngay sau 24 giờ.

      Cách phòng bệnh:
      • Việc cắt tỉa và phá hủy tất cả cành non chết hoặc bệnh sẽ làm giảm số lượng nấm ban đầu. Với những cành con đang tăng trưởng, chúng đặc biệt dễ bị tổn thương. Do đó, cần phải phun sương hoặc che phủ bụi hồng trên cả bề mặt lá dưới và mặt dưới (đặc biệt là các chồi non).
      • Một sản phẩm chúng tôi phát hiện nó hoạt động cực tốt trên bệnh nấm là Kali bicarbonate. Áp dụng loại thuốc diệt nấm chứa thành phần này theo quy trình điều trị đã cho sẵn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Funginex, Orthenex, Vôi lưu huỳnh để ngăn cản dịch bệnh không hoạt động. Baking soda (sodium bicarbonate) cũng có một số khả năng chống lại bệnh nấm.

      • 36811180911_b5c96f7817_o.jpg

    4. Bệnh nấm Botrytis

    Đừng cảm thấy ngạc nhiên khi đóa hoa hồng sắp nở của bạn dần trở thành một bụi hoa khô, nâu chết, chúng đã bị nhiễm bệnh nấm Botrytis đấy. Đôi khi các chồi mở sẽ bị tấn công phần nào, và toàn bộ hoa có thể được phủ bởi lớp nấm màu xám.

    Triệu chứng: Nấm Botrytis phát triển thành lớp mờ đục, màu xám đen ngay dưới đầu hoa. Nấm cũng có thể nhiễm vào phần đầu của thân cây và làm phân hủy chồi non. Bệnh nấm này ngăn chặn sự nở hoa và chủ yếu làm cho các cánh hoa chuyển thành màu nâu và co lại.

    BWHeDt.jpg



    Nguyên nhân:

    Bệnh nấm Botrytis gây ra bởi nấm Botrytis cinerea. Botrytis là một loại nấm màu xám thường sống trên mô chết. Khi gặp điều kiện thích hợp, bất kỳ mô thực vật chết nào cũng sẽ giải phóng hàng ngàn bào tử Botrytis. Nhiễm trùng Botrytis thường xảy ra khi nước bạn tưới vẫn còn đọng trên lá hoặc chồi.

    Cách phòng bệnh:
    • Cắt và xử lí tất cả các hoa nhiễm bệnh ngay khi chúng rũ xuống hoặc chết. Để ngăn ngừa các bào tử nấm tấn công, bạn nên dọn dẹp vườn tược thường xuyên, vứt tất cả hoa cỏ chết để tránh tạo ra bào tử Botrytis. Đừng phân huỷ, đốt hoa cỏ chết, vì nấm Botrytis có thể lây lan từ thực vật chết sang cây khác.
    • Thời tiết mưa gió và độ ẩm cao là hai yếu tố giúp nấm Botrytis phát triển. Vậy nên, hãy làm thông thoáng khu vực vườn của bạn và bụi hoa hồng để dẹp bỏ môi trường thuận lợi cho nấm.
    • Phun thuốc diệt nấm có thể làm hạn chế thời gian phát triển tạm thời của bệnh nấm Botrytis; ví dụ như Sulfur Dust và các thành phần khác. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì nấm Botrytis cũng có khả năng chống lại hầu hết các thuốc xịt nấm.

    • 5. Nâu hắc mai
    • Bệnh nấm màu nâu thường gặp trên hoa hồng khi được trồng ngoài trời và những giống được trồng trong nhà kính. Nấm có khả năng tấn công bất kỳ phần nào của hoa hồng và có thể dẫn đến cái chết của toàn bộ thân cây.

      Triệu chứng:
    • Bạn sẽ phát hiện các điểm màu đỏ tím nhỏ xuất hiện trên lá của bụi hoa hồng nhiễm bệnh, những vết này thường phát triển thành những vết thương màu xám trắng trên bề mặt của thân. Bệnh nấm nâu thường tấn công các cây hoa hồng trong khi trải qua mùa đông lạnh, ẩm ướt.
    • Trong thời gian đầu, bệnh hình thành nên những đốm nhỏ. Tuy nhiên, các vùng nhiễm nấm sẽ lan rộng và trải dài khắp thân cây. Có khi lan xuống gốc rễ làm cây hoa bị chết hàng loạt.

    • Nguyên nhân: Các loại nấm Cryptosporella umbrina và bào tử được lây lan đến những bụi cây khỏe mạnh khi bạn xịt nước, bơm hơi gió, và sử dụng các công cụ tẩy. Tuy nhiên, mầm bệnh chỉ có thể xâm nhập vào mô thực vật thông qua vết thương hở rộng trên thân cây
    • Cách phòng bệnh:
      • Khi phát hiện bệnh nấm, tất cả các cây hoặc phần nhiễm bệnh cần được cắt tỉa và phá hủy. Khi cắt tỉa, chú ý cắt chừa phần thân vùng bệnh. Trước mỗi lần cắt, bạn nên làm vệ sinh cưa, dụng cụ cắt tỉa với thuốc tẩy chlorine pha loãng trong nước (tỉ lệ 1:10).
      • Vì mầm bệnh này xâm nhập vào thân cây qua vết thương, nên cẩn thận để tránh thương tích ở thân. Điều quan trọng là phải cắt từng phần bằng máy tỉa sạch để hạn chế bệnh lây lan sang các mô tốt hoặc những cây được trồng xung quanh.
      Sử dụng loại thuốc diệt nấm có chứa lưu huỳnh sẽ có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh nâu cho cây hoa của bạn. Nhưng tốt nhất là dùng trước khi nảy chồi, vì lưu huỳnh có thể đốt cháy hoặc làm biến màu lá và nụ.
    • 6. Bệnh do nhện đỏ gây hại

      Nhện đỏ là đối tượng gây thiệt hại nặng trên cây hoa hồng. Đặc biệt là hoa được trồng trong nhà kính

      Đặc điểm hình thái

      Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, có tám chân và có hình dáng rất giống loại nhện thông thường. Chúng có màu hơi nâu đỏ hay màu vàng rơm, chủ yếu phá hoại mặt dưới lá gây ra hiện tượng những đốm vàng ở mặt trên của lá. Nếu bị gây hại nghiêm trọng, lá trở nên cực kỳ xấu xí và sẽ rụng đi xuống dưới gốc cây. Một khi bạn không chú ý dọn dẹp và xử lý những lá này, những sinh vật này sẽ làm tổ ở giữa những thân lá khô

      Con cái thường có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài của nhện cái là 0,2mm. Con đực nhỏ hơn, mình hình bầu dục, đuôi nhọn, hai đốt cuối màu đỏ chói.

      Tập tính sinh sống và gây hại

      Nhện thường cư trú ở mặt dưới lá và thường chích hút dịch bào trong các mô lá hoa hồng. Điều này tạo nên các vết hư hại có màu sáng, dần dần các vết chích này liên kết với nhau. Khi bị hại nặng, lá cây hoa hồng chuyển dần thành màu nâu vàng rồi khô và rụng đi.

      Nhện phát triển trong điều kiện khô và nóng. Vòng đời của nhện đỏ thường kéo dài khoảng 15 ngày, mỗi con có thể đẻ hàng trăm trứng.

      Cách phòng trừ

      Bạn có thể dùng các loại thuốc như Abamectin, Hexythiazox (Nissorun 5EC), Dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10%, Propargite (Atamite 73EC. Nhưng nên nhớ phải cân nhắcsử dụng liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo.

      Ở trên là những bệnh phổ biến thường thấy ở cây hoa hồng. Một khi tiến hành trồng trọt, bạn phải tìm hiểu cũng như quan sát cây, để tìm cách xử lí kịp thời cho từng loại bệnh. Với những hiện tượng ngoài cách bệnh trên, hãy tìm hiểu thêm các trang thông tin để trang bị cho mình những kiến thức có lợi khi trồng hoa hồng.



 


36811180911_b5c96f7817_o.jpg


(Trích nguồn : BanCongXanh.com)

Không một cô gái nào có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của hoa hồng và đều mong muốn được sở hữu một vườn hồng thơm ngát. Nhưng với diện tích có hạn ở các khu đô thị mới hiện nay, mọi người thường có xu hướng trồng hoa hồng trong chậu. Qua đó, việc chăm sóc cây hoa luôn đòi hỏi bạn phải bỏ thời gian và công sức hơn.

Chăm sóc hoa hồng đúng cách không hề khó, vấn đề nằm ở chỗ bạn phải biết xử lý cây giống, chọn đất trồng và áp dụng các phương pháp chăm cây, trừ sâu bệnh phù hợp. Thực hiện đủ những thao tác trên, cây sẽ phát triển tốt và cho hoa quanh năm. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những bệnh thường gặp ở hoa hồng và cách xử lí đơn giản nhưng cực hiệu quả.

Bạn sẽ đôi lần lúng túng trước các bệnh hoặc sâu hại tấn công bụi hồng khi chúng đang trải qua quá trình ra hoa. Điều quan trọng ở đây là phải phát hiện bệnh sớm. Xử lí bệnh càng sớm sẽ hạn chế thiệt hại cho cây trồng, đồng thời giảm đi nỗi lo âu của người làm vườn.

Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê những bệnh lí phổ biến thường gặp ở hoa hồng và cách phòng tránh:

1. Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen (còn gọi là Black Spot) là một vấn đề toàn cầu với hầu hết người trồng hoa hồng, đặc biệt khi bạn mới bắt đầu. Với những khu vực thường xảy ra mưa nhiều vào mùa thu, bệnh càng dễ lan nhanh khi hoa đang phát triển trong môi trường mưa nhiều ẩm ướt.

36951011535_d883d04025_o.jpg


Triệu chứng:

Phần trên của lá sẽ xuất hiện các điểm tròn màu đen có đường kính khác nhau từ 1/16 inch đến 1/2 inch. Khi bệnh lan nhanh, các đốm đen sẽ dần tăng kích thước và bắt đầu được bao quanh bởi một quầng vàng.

Với những lá nhiễm bệnh nặng, lá dần chuyển biến thành màu vàng, héo khô và rụng rất nhanh. Những lá này dễ phân biệt hơn khi nhìn vào vì bạn sẽ thấy khu vực đốm đen hiện rất rõ, tấn công xung quanh viền lá, chồi non. Ở các loại cây khác, đốm đen có xu hướng chuyển thành màu đỏ nhạt. Ở nhiều loại hoa hồng David Austin, bệnh cũng gián tiếp làm màu hoa bị nhạt.

Nguyên nhân: Bệnh đốm đen sinh ra do nấm Diplocarpon rosae. Loại nấm bất toàn này phát triển mạnh trong nhiệt độ 22 – 26oC, với độ ẩm >85%. Nấm bắt nguồn từ đất trồng và lan nhanh qua các hoạt động chăm sóc từ con người.

Cách phòng bệnh:

  • Cần làm vệ sinh thường xuyên quanh vườn, tưới cây vào sáng sớm. Tránh để nước đọng lại trên phiến lá
  • Trồng thêm nhiều loài cây giống kháng bệnh như David Thompson, Bebe Lum, Odorata
  • Khi bắt đầu phát hiện bệnh, bạn cần lên kế hoạch diệt nấm càng sớm càng tốt. Khi lá đang phát triển trong điều kiện mưa bão, nên phun thuốc 2 lần / tuần. Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng thấp hơn và lượng mưa ít hơn thường thì phun từ 7 – 10 ngày.

  • 2. Bệnh rỉ sắt

    Bệnh rỉ gây ra bởi nấm là một hiện tượng có hại cho cây hoa hồng vì bệnh sẽ làm hỏng hoa, dẫn đến cây bị chết nếu không được xử lí kịp thời.

    Triệu chứng

    Nấm rỉ nâu thường xuất hiện dưới dạng những chấm màu cam hoặc gỉ sắt trên lá. Bệnh có dấu hiệu phát triển thành các mảng nấm lớn hơn khi hoa nhiễm trùng ngày càng nặng. Các đốm hình thành ở mặt trên và dưới của bụi hồng có màu da cam hoặc màu gỉ sắt, nhưng trở nên đen vào mùa thu và mùa đông.
    Với những cây nhiễm bệnh nặng, lá thường rụng vào mùa xuân và mùa thu, cũng có khi diễn ra ở mùa hè.

    S1PZtk.jpg



    Nguyên nhân:

    Có tất cả chín loại nấm dẫn đến bệnh rỉ sắt, loại thông thường được biết đến với tên Phragmidium mucronatum. Nấm này có bào tử lan truyền trong không khí, độ ẩm – nhiệt độ lí tưởng cho nấm phát triển là 18-21oC. Vì nấm rỉ có xu hướng lan nhanh từ tàn dư cây bệnh sót lại, nên cẩn thận vì nó có thể ảnh hưởng đến các bụi cây trồng cạnh vườn hoa của bạn.

    Cách phòng bệnh:
    • Đối với các cây bệnh, bạn nên thu hoạch đốt các lá rụng cũng như những lá còn lại trên cây để ngăn ngừa bệnh vào năm tới. Tránh tưới quá nhiều nước để giảm bớt mức độ thiệt hại.
    • Nếu nấm bắt đầu tấn công hoa, bạn nên phun thuốc diệt nấm có chứa Sulfur Dust theo lịch trình nhất định. Hãy bảo đảm môi trường không khí khô thoáng, sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh lan nhanh
    • 3. Bệnh nấm mốc (Powdery Mildew)

      Một khi nấm mốc tấn công hoa hồng, nó có thể làm cho các lá non cuộn tròn và dần biến thành màu tím. Đối với các nhánh con, nấm mốc có thể làm chúng bị méo và cong vẹo. Khi mức độ nhiễm bệnh dần nặng, cây hoa hồng sẽ chết.

      Triệu chứng:

      Ở giai đoạn đầu, nấm mốc sẽ hình thành một lớp bột màu trắng trên diện tích bề mặt của lá hoa hồng, dọc các đỉnh và đáy của lá. Nó có thể biến dạng làm nhăn lá. Ngay cả sau khi nấm mốc bị giết và cây được điều trị, bạn sẽ thấy lá vẫn khó có thể trở lại hình dạng bình thường

      Bệnh nấm mốc trên bụi cây hoa hồng có xu hướng tấn công phần non của cây và hạn chế quá trình phát triển nụ hoa, gây ra những hoa bị méo mó. Nếu bạn khôngtheo dõi kiểm soát, loại nấm này có thể ngăn không cho chồi nở.

      Nguyên nhân:

      Gây ra bởi loại nấm Sphaerotheca pannosa var Rosae. Hai yếu tố mát mẻ và ẩm ướt ở khoảng 18oC là những điều kiện hoàn hảo cho sự bùng phát bệnh nấm mốc. Một khi nhiệt độ lên đến 27oC, nấm sẽ chết ngay sau 24 giờ.

      Cách phòng bệnh:
      • Việc cắt tỉa và phá hủy tất cả cành non chết hoặc bệnh sẽ làm giảm số lượng nấm ban đầu. Với những cành con đang tăng trưởng, chúng đặc biệt dễ bị tổn thương. Do đó, cần phải phun sương hoặc che phủ bụi hồng trên cả bề mặt lá dưới và mặt dưới (đặc biệt là các chồi non).
      • Một sản phẩm chúng tôi phát hiện nó hoạt động cực tốt trên bệnh nấm là Kali bicarbonate. Áp dụng loại thuốc diệt nấm chứa thành phần này theo quy trình điều trị đã cho sẵn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Funginex, Orthenex, Vôi lưu huỳnh để ngăn cản dịch bệnh không hoạt động. Baking soda (sodium bicarbonate) cũng có một số khả năng chống lại bệnh nấm.

      • 36811180911_b5c96f7817_o.jpg
    4. Bệnh nấm Botrytis

    Đừng cảm thấy ngạc nhiên khi đóa hoa hồng sắp nở của bạn dần trở thành một bụi hoa khô, nâu chết, chúng đã bị nhiễm bệnh nấm Botrytis đấy. Đôi khi các chồi mở sẽ bị tấn công phần nào, và toàn bộ hoa có thể được phủ bởi lớp nấm màu xám.

    Triệu chứng: Nấm Botrytis phát triển thành lớp mờ đục, màu xám đen ngay dưới đầu hoa. Nấm cũng có thể nhiễm vào phần đầu của thân cây và làm phân hủy chồi non. Bệnh nấm này ngăn chặn sự nở hoa và chủ yếu làm cho các cánh hoa chuyển thành màu nâu và co lại.

    BWHeDt.jpg



    Nguyên nhân:

    Bệnh nấm Botrytis gây ra bởi nấm Botrytis cinerea. Botrytis là một loại nấm màu xám thường sống trên mô chết. Khi gặp điều kiện thích hợp, bất kỳ mô thực vật chết nào cũng sẽ giải phóng hàng ngàn bào tử Botrytis. Nhiễm trùng Botrytis thường xảy ra khi nước bạn tưới vẫn còn đọng trên lá hoặc chồi.

    Cách phòng bệnh:
    • Cắt và xử lí tất cả các hoa nhiễm bệnh ngay khi chúng rũ xuống hoặc chết. Để ngăn ngừa các bào tử nấm tấn công, bạn nên dọn dẹp vườn tược thường xuyên, vứt tất cả hoa cỏ chết để tránh tạo ra bào tử Botrytis. Đừng phân huỷ, đốt hoa cỏ chết, vì nấm Botrytis có thể lây lan từ thực vật chết sang cây khác.
    • Thời tiết mưa gió và độ ẩm cao là hai yếu tố giúp nấm Botrytis phát triển. Vậy nên, hãy làm thông thoáng khu vực vườn của bạn và bụi hoa hồng để dẹp bỏ môi trường thuận lợi cho nấm.
    • Phun thuốc diệt nấm có thể làm hạn chế thời gian phát triển tạm thời của bệnh nấm Botrytis; ví dụ như Sulfur Dust và các thành phần khác. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì nấm Botrytis cũng có khả năng chống lại hầu hết các thuốc xịt nấm.

    • 5. Nâu hắc mai
    • Bệnh nấm màu nâu thường gặp trên hoa hồng khi được trồng ngoài trời và những giống được trồng trong nhà kính. Nấm có khả năng tấn công bất kỳ phần nào của hoa hồng và có thể dẫn đến cái chết của toàn bộ thân cây.

      Triệu chứng:
    • Bạn sẽ phát hiện các điểm màu đỏ tím nhỏ xuất hiện trên lá của bụi hoa hồng nhiễm bệnh, những vết này thường phát triển thành những vết thương màu xám trắng trên bề mặt của thân. Bệnh nấm nâu thường tấn công các cây hoa hồng trong khi trải qua mùa đông lạnh, ẩm ướt.
    • Trong thời gian đầu, bệnh hình thành nên những đốm nhỏ. Tuy nhiên, các vùng nhiễm nấm sẽ lan rộng và trải dài khắp thân cây. Có khi lan xuống gốc rễ làm cây hoa bị chết hàng loạt.

    • Nguyên nhân: Các loại nấm Cryptosporella umbrina và bào tử được lây lan đến những bụi cây khỏe mạnh khi bạn xịt nước, bơm hơi gió, và sử dụng các công cụ tẩy. Tuy nhiên, mầm bệnh chỉ có thể xâm nhập vào mô thực vật thông qua vết thương hở rộng trên thân cây
    • Cách phòng bệnh:
      • Khi phát hiện bệnh nấm, tất cả các cây hoặc phần nhiễm bệnh cần được cắt tỉa và phá hủy. Khi cắt tỉa, chú ý cắt chừa phần thân vùng bệnh. Trước mỗi lần cắt, bạn nên làm vệ sinh cưa, dụng cụ cắt tỉa với thuốc tẩy chlorine pha loãng trong nước (tỉ lệ 1:10).
      • Vì mầm bệnh này xâm nhập vào thân cây qua vết thương, nên cẩn thận để tránh thương tích ở thân. Điều quan trọng là phải cắt từng phần bằng máy tỉa sạch để hạn chế bệnh lây lan sang các mô tốt hoặc những cây được trồng xung quanh.
      Sử dụng loại thuốc diệt nấm có chứa lưu huỳnh sẽ có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh nâu cho cây hoa của bạn. Nhưng tốt nhất là dùng trước khi nảy chồi, vì lưu huỳnh có thể đốt cháy hoặc làm biến màu lá và nụ.
    • 6. Bệnh do nhện đỏ gây hại

      Nhện đỏ là đối tượng gây thiệt hại nặng trên cây hoa hồng. Đặc biệt là hoa được trồng trong nhà kính

      Đặc điểm hình thái

      Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, có tám chân và có hình dáng rất giống loại nhện thông thường. Chúng có màu hơi nâu đỏ hay màu vàng rơm, chủ yếu phá hoại mặt dưới lá gây ra hiện tượng những đốm vàng ở mặt trên của lá. Nếu bị gây hại nghiêm trọng, lá trở nên cực kỳ xấu xí và sẽ rụng đi xuống dưới gốc cây. Một khi bạn không chú ý dọn dẹp và xử lý những lá này, những sinh vật này sẽ làm tổ ở giữa những thân lá khô

      Con cái thường có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài của nhện cái là 0,2mm. Con đực nhỏ hơn, mình hình bầu dục, đuôi nhọn, hai đốt cuối màu đỏ chói.

      Tập tính sinh sống và gây hại

      Nhện thường cư trú ở mặt dưới lá và thường chích hút dịch bào trong các mô lá hoa hồng. Điều này tạo nên các vết hư hại có màu sáng, dần dần các vết chích này liên kết với nhau. Khi bị hại nặng, lá cây hoa hồng chuyển dần thành màu nâu vàng rồi khô và rụng đi.

      Nhện phát triển trong điều kiện khô và nóng. Vòng đời của nhện đỏ thường kéo dài khoảng 15 ngày, mỗi con có thể đẻ hàng trăm trứng.

      Cách phòng trừ

      Bạn có thể dùng các loại thuốc như Abamectin, Hexythiazox (Nissorun 5EC), Dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10%, Propargite (Atamite 73EC. Nhưng nên nhớ phải cân nhắcsử dụng liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo.

      Ở trên là những bệnh phổ biến thường thấy ở cây hoa hồng. Một khi tiến hành trồng trọt, bạn phải tìm hiểu cũng như quan sát cây, để tìm cách xử lí kịp thời cho từng loại bệnh. Với những hiện tượng ngoài cách bệnh trên, hãy tìm hiểu thêm các trang thông tin để trang bị cho mình những kiến thức có lợi khi trồng hoa hồng.


Cảm ơn bạn. Hãy tiếp tục chia sẻ nhiều bài viết hay như vậy nữa bạn nhé <3
 
Cảm ơn bạn. Hãy tiếp tục chia sẻ nhiều bài viết hay như vậy nữa bạn nhé <3
Bài viết hữu ích cho những người trồng hoa hồng nói chung và vườn hồng gần 1000 gốc của mình. Cảm ơn tác giả đã chia sẽ thông tin này.
 


Back
Top