Các bước mổ khám gà để có đc các triệu chứng chính xác về bệnh

Do mình thấy còn nhiều bạn chưa biết hết trình tự mổ khám gà nên khi đặc câu hỏi trên 4rum không đưa ra đc các triệu chứng điển hình đủ để ACE chuẩn đoán bệnh, dẩn đến khi thảo luận chuẩn đoán đc bệnh thì gà die gần hết, gây thiệt thòi cho các bạn về mặt kinh tế,và không biết có ACE nào cho là ACE trên 4rum này ko nhiệt tình giúp đỡ? nên mình mạng phép đưa lên cho ACE nào chưa rành về nó tham khảo(có gì sơ sót mong ACE niệm tình tha thứ giơ cao đánh khẻ cho e nhờ)
C
ÁC BƯỚC MỔ KHÁM GÀ ĐỂ CÓ ĐC CÁC TRIỆU CHỨNG CHÍNH XÁC VỀ BỆNH

1. cắt tiết: cắt mạch máu cổ
2. làm ướt lông: cồn hoạc nước
3. lột da ngực đùi:
- xuất huyết dưới da hay ko?
- xuất huyết cơ ngực, cơ đùi?
4. kiểm tra các nội tạng ( trừ hệ tiêu hoá )
+ mổ lật ngược:_túi khí trong hay đục, có Fibrin?
+ tách riêng hệ tiêu hoá
+ kiểm tra:
- khí quản:
+dịch nhày?
+tụ huyết, xuất huyết?
+giun?
- Phổi
+cứng hay mềm?
+tụ huyết, xuất huyết?
-Tim:
+ tích nước xoang bao tim?
+ xuất huyết mô vành tim? Fibrin?
-Gan:
+xuất huyết? hoại tử điểm?
+Fibrin?
-lách:
+sưng?
+hoại tử điểm?
-thận:
+sưng?
+tụ huyết?
+bạc màu?
- Buồng trứng:
+trứng non méo mó,xanh đen?
+hoại tử?
+ống dẩn trứng biến dạng?
-túi Fabricius:
+sưng?
+xuất huyết?
+Fibrin?
+sán lá?
*KIỂM TRA HỆ TIÊU HOÁ*
- THỰC QUẢN:
+xuất huyết?
+giun?
-Diều:
+dị vật?
+xuất huyết?
-dạ dầy tuyến:
+xuất huyết?
+giun, sán lá?
- dạ dầy cơ:
+màng dể bóc?
+giun?
- ruột:
+tụ huyết?
+xuất huyết?
+nốt loét?
+giun, sán lá, sán dây?
- manh tràng:
+van hồi manh tràng xuất huyết?
+phân lẫn máu?
+xuất huyết?
+sán?
-lổ huyệt:
+xuất huyết?
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
-SƯNG: tăng kích thước
-TỤ HUYẾT: máu tụ trong mạch, thâm tím
-XUẤT HUYẾT: mấu xuất khỏi mạch, điểm, đám đỏ tươi.
-HOẠI TỬ: tế bào chết, điểm trắng đục.
-FIBRIN: dịch viêm lâu ngày, màng trắng.



 


Fibrin là sợi máu đông, là thành phần chính làm máu đông lại,
như một búi sợi để bịt kín lỗ mạch máu thủng, làm cầm máu.
*
Còn "túi Fabricius" thì không biết là cái gì, ở đâu, như thế nào?
*
Những từ khó hiểu như "mổ lật ngược:_túi khí" hay "dạ dày tuyến?"
*
Bạn có thể giải thích rõ bằng tiếng Việt, hay có hình minh hoạ
đưỢc không ?
*
 
Nhìn hình bệnh mới sướng :)

Fibrin là sợi máu đông, là thành phần chính làm máu đông lại,
như một búi sợi để bịt kín lỗ mạch máu thủng, làm cầm máu.
*
Còn "túi Fabricius" thì không biết là cái gì, ở đâu, như thế nào?
*
Những từ khó hiểu như "mổ lật ngược:_túi khí" hay "dạ dày tuyến?"
*
Bạn có thể giải thích rõ bằng tiếng Việt, hay có hình minh hoạ
đưỢc không ?
*

Để em giúp bác Trithien 1 tay..B)
Túi Fabricius nè Bác và mọi người. Được mô tả như túi nhỏ nằm dưới cùng hậu môn.
fwffew.jpg


Em chia sẽ một số hình bệnh các bác và mọi người tham khảo chơi hen! ^_^

Thận sưng và túi Brusal chứa casein thường gặp trong bệnh Gumboro,
thansung.jpg


Trường hợp viêm nặng màng bao tim và nội quan thế này dễ thấy trong trường hợp bị nhiễm E.Coli...
Agriviet.Com-firin.jpg




Túi khí đục thường nguyên nhân nhiễm Mycoplasma và kế phát một số bệnh khác như THT, Thương Hàn, E.Coli....
tuikhiduc.jpg


Những hình ảnh mang tính chất tham khảo là chính, việc chuẩn đoán còn phù thuộc vào nhiều yếu tố (triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ chết, ...).
CÁC BÁC NÀO CÓ HÌNH THÌ CHIA SẼ CHO AE NHÁ !

Chúc mọi người vuii!
 
Last edited:
thank bác đã giúp. mình cũng có hình nhưng mờ quá sợ mọi người nhìn xong đoán ra đc có 1 bệnh duy nhất là(mờ mắt):lol:
 
Hình bệnh cơ bản trong mổ khám trên gà!

Bệnh "mờ mắt:" :lol: :lol:

Up thêm vài hình mổ khám thường gặp và khá đặc trưng một số bệnh

Ruột thường xuất huyết và có một lớp như "khăn " thế này khả năng nhiều là do Clostridium...bào tử này thường có trong mạch nước ngầm!
rut-1.jpg

ruoy-1.jpg


Mổ thấy máu và xuất huyết 2 đoạn manh tràng thường do cầu trùng nha!Tình trạng này khá nặng.
ru.jpg
 
thank bác đã giúp đỡ, hình của bác rất rõ và thiết thực,có đc bộ sưu tập hình đủ các bệnh thì hay quá, giúp cho ACE trong 4rum đỡ vất vã hơn khi chuẩn đoán bệnh, hjhjXem file đính kèm 2981

ảnh xung huyết và phù niêm mạc khí quản( bệnh new)
Xem file đính kèm 2980
Xung huyết và loét niêm mạc ruột non và ảnh lá lách sung to và có những đóm trắng do thoái hoá hoặc hoại tử ( bệnh new)
Xem file đính kèm 2982
Ảnh nang trứng chứa máu trong buồng trứng ( bệnh new)
có gì ACE hổ trợ thêm nha
 
thank bác. cháu chỉ suu tầm đc chứ có phải của cháu tự chụp đâu,nông dân mà chụp đc tấm hình cỡ đó chắc là chỉ có nông dân @ mới có thể thôi.:lol:
 
Một số bệnh tích trên gan, dạ dày tuyến

Em có vài tấm hình bệnh tích, post để mọi người xem.

Gan có những đốm hoại tử thế này và khi nội quan có điểm giống "ung thư" màu trắng. --> nên nghĩ đến Marek's bà con nha!

sss.jpg


Hình gan thứ 2 có những điểm hoại tử, sung huyết nhưng khác so với Marek's ường gặp trong bệnh dịch tả, thêm chuẩn đoán lâm sàng và triệu chứng xuất huyết các cơ quan khác mà định bệnh.


PAST-013A20x4201.jpg
Bức


Bức Tranh thứ 3 nói về dạ dày tuyến xuất huyết điểm, bệnh tích thường thấy trong các bệnh Dịch tả, Gumboro...thỉnh thoảng trong bệnh THT...

daday.png



MỌI NGƯỜI POST BÀI VỚI TINH THẦN :huh::huh:"KẺ CÓ MỒI, NGƯỜI CÓ RƯỢU":huh: ĐỂ TOPIC MANG NHIỀU THÔNG TIN NHÉ !
 
miếng trắng trắng trong ảnh thứ 3 sau thấy giống súc tua mực dữ vậy bác,B) có post nhầm ko vậy? hehe:lol::lol::lol:
 
Bệnh Marek
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->​
Triệu chứng: Trọng lượng giảm, gà bỏ ăn, đi ngoài lỏng và giảm tỷ lệ đẻ trứng. Gà đi lại khó khăn, bại liệt, sã cánh một bên (do viêm dây thần kinh vận động). Tỷ lệ chết 20- 70% ở đàn gà không tiêm vắc -xin. Khi thần kinh mề bị tổn thương, gà có mề và ruột rất nhỏ, gần như vô tác dụng.

Chẩn đoán: Mổ khám thấy các khối u ở gan, thận, phổi, buồng trứng và trong các tổ chức phần mềm khác.

Phòng bệnh: Dùng vắc -xin phòng bệnh và dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho gia cầm.

Các loại thuốc để phòng bệnh gồm:

Hanmix-VK4 trộn đều vào thức ăn hỗn hợp với liều 500g/150kg thức ăn đối với gà hậu bị; với gà đẻ trộn 500g/200kg thức ăn
B-Complex pha 1g/1 lít nước uống; ADE pha 100g/200 lít nước hoặc 100kg thức ăn
Hanmix B trộn đều thuốc vào thức ăn hỗn hợp đối với gà con, gà giống 750 -1.500g/250 kg thức ăn. Đối với gà thịt 600 - 1.200g/250 kg thức ăn. Đối với gà dò 500 - 1.000g/250 kg thức ăn.

Điều trị: Dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị vi trùng kế phát, sử dụng một trong các loại thuốc sau:

Gentacostrim pha 1g/2 lít nước uống hoặc trộn vào 3 kg thức ăn. Neotesol 60 - 120 mg/1kg trọng lượng cơ thể
Synavet pha 1g/2 lít nước uống

Hamcoliforte pha 1g/1lít nước uống
Cosmixforte pha 1g/1 lít nước uống.

Đây là căn bệnh thường gặp gà ở mọi lứa tuổi
thêm 1 vài hình ảnh giúp ACE dể chuẩn đoán nè
Xem file đính kèm 2992
Xem file đính kèm 2993
Xem file đính kèm 2994
Xem file đính kèm 2998
 
Last edited by a moderator:
bài thì hay quá.nhưng để tiếp thu hết chắc còn rút kinh nghiệm dài dài.các bác mà nuôi gà thì...tuyệt.nhìn lại mình thấy ....nản.chỉ biết bệnh là....chết.chết là...hết.hihihi​
 
em cũng có một tí muốn đóng góp với các bác

Chẩn đoán bệnh
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
1.1.1. Khái niệm
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng và phức tạp. Có những nguyên nhân thuộc về di truyền, nguyên nhân do chăm sóc, nuôi dưỡng, ăn uống không đúng khoa học, hoặc do các nhân tố vật lý, hóa học, vi sinh vật, cũng có trường hợp xảy ra do kế phát các bệnh khác.
1.1.2. Phân loại nguyên nhân
1.1.2.1. Nhóm nguyên nhân do mầm bệnh
a/ Do vi sinh vật
Vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, virus, nấm.
Bệnh gây ra do vi sinh vật thường lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
b/ Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng gồm hai nhóm nội ký sinh và ngoại ký sinh.
1.1.2.2. Nhóm nguyên nhân do các yếu tố khác
a/ Do chất độc
Ăn phải cây, cỏ độc
Bị rắn độc, nhện độc cắn
Do ăn phải hóa chất độc
Do uống phải nguồn nước bị nhiễm độc
b/ Do nuôi dưỡng, chăm sóc và sử dụng
Do nuôi dưỡng kém như thiếu thức ăn hay thành phần dinh dưỡng không cân đối,…
Do chăm sóc kém: chăm sóc không chu đáo, không cẩn thận như chuồng trại chật hẹp, quá dơ hay ẩm ướt, quá nóng hay quá lạnh,…
Do sử dụng không hợp lý: bắt làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ,…
c/ Do thời tiết bất lợi: thời tiết quá lạnh hay quá nóng đều ảnh hưởng đến vật nuôi.
d/ Cơ học
1.2. Triệu chứng bệnh
1.2.1. Khái niệm
Một quá trình bệnh lý có thể gây ra những rối loạn về cơ năng hay làm thay đổi về hình thái của các khí quan, bộ phận trong cơ thể. Những biểu hiện của rối loạn đó được gọi là triệu chứng. Vì vậy có thể hiểu triệu chứng là những rối loạn bệnh lý do nguyên nhân gây bệnh gây ra.
Triệu chứng xuất hiện khi nguyên nhân gây bệnh đủ sức làm rối loạn sự hoạt động bình thường của cơ thể.
1.2.2. Phân loại triệu chứng
1.2.2.1. Triệu chứng đặc thù là triệu chứng chỉ có ở một bệnh nào đó. Khi gặp triệu chứng ấy thì chẩn đoán ngay được bệnh đó. Triệu chứng đặc thù chỉ có ở một số bệnh, không phải bệnh nào cũng có triệu chứng đặc thù.
Ví dụ: các dấu đỏ có hình đa giác ở trên da lợn trong bệnh đóng dấu son là triệu chứng đặc thù.
1.2.2.2. Triệu chứng chủ yếu và triệu chứng thứ yếu: khi con vật bị bệnh có thể có nhiều triệu chứng. Trong đó, một số triệu chứng thường gặp, những triệu chứng này được gọi là triệu chứng chủ yếu. Một số triệu chứng khác ít gặp gọi là triệu chứng thứ yếu.
Ví dụ khi con vật bị bệnh đường hô hấp thường có các triệu chứng chủ yếu là ho, khó thở,… có thể có các triệu chứng thứ yếu là rối loạn tiêu hóa, bỏ ăn,…
1.2.2.3. Triệu chứng điển hình và triệu chứng không điển hình:
Triệu chứng điển hình là triệu chứng phản ánh quá trình phát triển điển hình của bệnh. Thông qua triệu chứng này chúng ta có thể xác định giai đoạn tiến triển của bệnh.
Triệu chứng không điển hình là triệu chứng không hoàn toàn theo quy luật phát triển của bệnh.
1.2.2.4. Triệu chứng cố định và triệu chứng ngẫu nhiên:
Triệu chứng cố định là triệu chứng thường có trong một số bệnh.
Triệu chứng ngẫu nhiên là triệu chứng có lúc xuất hiện, có lúc không xuất hiện trong một số bệnh.
1.2.2.5. Triệu chứng trường diễn và triệu chứng nhất thời:
Triệu chứng trường diễn là triệu chứng xuất hiện trong suốt quá trình bệnh. Ví dụ trong bệnh viêm phế quản, con vật ho suốt quá trình bệnh.
Triệu chứng nhất thời chỉ xuất hiện trong một giai đoạn tiến triển của bệnh.
1.2.2.6. Hội chứng là nhiều triệu chứng xuất hiện chồng lên nhau. Ví dụ chứng urea huyết là hội chứng
1.2.3. Các phương pháp tìm triệu chứng
1.2.3.1. Các phương pháp khám cơ bản
Phương pháp khám cơ bản gồm phương pháp quan sát, sờ nắn, gõ và nghe. Các phương pháp khám này được gọi là phương pháp khám cơ bản vì nó được sử dụng để khám tất cả các loại vật bệnh và chỉ sau khi qua các phương pháp khám này người khám mới quyết định các biện pháp tiếp theo để chẩn đoán bệnh.
a/ Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp khám bệnh đơn giản nhưng hiệu quả cao, được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán lâm sàng. Bằng phương pháp quan sát có thể xác định được trạng thái vật nuôi, cách đi đứng, màu sắc và tình trạng lông, da, niêm mạc, các triệu chứng bệnh. Đồng thời quan sát cũng giúp chúng ta đánh giá chất lượng đàn vật nuôi, sàng lọc những con có nghi vấn mắc bệnh.
Khi quan sát tùy theo mục đích, vị trí nhìn, cần đứng xa hay gần con vật. Tuy nhiên, nên quan sát từ xa tới gần, từ tổng quát tới bộ phận.
Quan sát toàn thân là quan sát trạng thái, thái độ, cử chỉ, cử động, tình trạng dinh dưỡng, dáng điệu,… của vật bệnh.
Quan sát cục bộ là quan sát lần lượt từ trước ra sau, từ trái qua phải, lần lượt các cơ quan bộ phận để phát hiện những thay đổi bất thường nếu có.
Nên quan sát khi đủ ánh sáng. Nếu thiếu ánh sáng có thể sử dụng ánh sáng đèn điện hay đèn chiếu. cần quan sát đối chiếu, so sánh giữa 2 bộ phận tương ứng của con vật và cần so sánh giữa cơ quan tổ chức bệnh với cơ quan tổ chức lành để thấy được những biến đổi bất thường.
b/ Phương pháp sờ nắn
Sờ nắn là phương pháp dùng cảm giác của ngón tay, bàn tay để kiểm tra chổ khám, xác định thân nhiệt, độ ẩm, trạng thái,… và sự mẫn cảm của cơ thể vật nuôi. Sờ nắn cũng biết được cảm giác đau của con vật. Qua sờ nắn người khám còn xác định được tình trạng mạch của gia súc, khám qua trực tràng. Sờ nắn có 2 cách:
Sờ nắn nông là việc sờ nắn những cơ quan bộ phận nông để biết được nhiệt độ, độ ẩm của da, lực căng cơ,…
Sờ nắn sâu là để khám các khí quan, tổ chức sâu bên trong cơ thể vật nuôi.
Khi sờ nắn kiểm tra các cơ quan, tổ chức cơ thể vật nuôi, có thể nhận biết các trạng thái sau:
Dạng rất cứng như sờ nắn xương
Dạng cứng như sờ nắn gan, thận
Dạng bột nhão: cảm giác mềm như bột
Dạng ba động: khi sờ có cảm giác lùng nhùng di động, ấn giữa thì lỏm xuống. Ví dụ các tổ chức mưng mủ.
Dạng khí thủng: sờ vào có cảm giác mềm, chứa đầy khí.
Tuy nhiên, để sờ nắn có hiệu quả cao đòi hỏi người khám phải nắm vững vị trí giải phẫu và có kinh nghiệm trong chẩn đoán.
c/ Phương pháp gõ
Gõ là phương pháp khám bệnh dựa trên cơ sở là âm hưởng, âm thanh do các vật thể chấn động tạo ra. Các vật thể khác nhau, ở trong các trạng thái khác nhau, khi gõ sẽ cho các âm thanh khác nhau. Các cơ quan, tổ chức trong cơ thể có cấu tạo và tính chất khác nhau nên khi gõ sẽ phát ra các âm thanh khác nhau. Trong trạng thái bệnh lý, các cơ quan tổ chức cũng thay đổi về tính chất, do đó âm phát ra khi gõ cũng thay đổi.
Kỹ thuật gõ
Gõ trực tiếp: dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay thuận gõ theo phương vuông góc với bề mặt của cơ quan , tổ chức cần khám. Với cách gõ này lực gõ không lớn, âm phát ra nhỏ, thường áp dụng với gia súc nhỏ.
Gõ gián tiếp: là phương pháp gõ qua một vật trung gian. Gõ qua ngón tay: dùng ngón giữa và ngón trỏ tay trái đặt sát lên bề mặt cơ quan, tổ chức cần khám, ngón giữa và ngón trỏ của tay phải gõ lên vuông góc với 2 ngón của tay trái. Phương pháp này thường áp dụng để khám cho các loài gia súc nhỏ như dê, cừu, chó, mèo. Gõ bằng búa gõ qua bản gõ: búa gõ có khối lượng và kích thước khác nhau tùy theo vóc dáng của gia súc. Gia súc nhỏ dùng loại búa có trọng lượng từ 60-75 gam, gia súc lớn dùng loại búa 120-160 gam. Bản gõ và búa gõ được làm cùng loại vật liệu, có thể bằng gỗ, sừng, nhựa hay kim loại. Bản gõ có dạng hình vuông, hình bầu dục hay hình chữ nhật,…sao cho thuận tiện, dễ thao tác, áp sát được vào thân con vật. Cách gõ: tay trái cầm bản gõ, đặt sát lên bề mặt của cơ quan, tổ chức cần khám. Tay phải cầm búa gõ, gõ dứt khoát từng tiếng một. lực gõ mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào cơ quan, tổ chức gõ lớn hay bé, ở nông hay sâu. Khi gõ mạnh các chấn động có thể lan 4-6cm và sâu đến 7 cm. còn nếu gõ nhẹ các chấn động lan 2-3cm và sâu 4 cm.
Khi gõ nên để gia súc nơi yên tĩnh, không có tạp âm bên ngoài để tránh làm lẫn tạp với âm gõ.
Những âm gõ
Âm trong: âm này vang mạnh, âm hưởng kéo dài. Ví dụ khi gia súc khỏe, nếu gõ vùng phổi thì âm phát ra là âm trong.
Âm đục: âm có tiếng vang yếu và ngắn. Ví dụ khi gõ vùng gan hoặc vùng có cơ bắp dày.
Âm đục tương đối là âm phát ra khi gõ vùng rìa phổi, vùng quanh tim,…
Âm trống là những âm to nhưng không vang. Ví dụ khi gõ vào vùng trên dạ cỏ.
d/ Phương pháp nghe
Nghe là phương pháp dùng tai hoặc dụng cụ chuyên dùng để nghe âm phát ra từ các cơ quan, bộ phận của cơ thể để biết được trạng thái và sự hoạt động của các cơ quan, bộ phận đó. Có 2 phương pháp nghe:
Nghe trực tiếp là dùng tai áp sát vào cơ thể vật nuôi để nghe. Người nghe có thể dùng miếng vải hoặc miếng khăn sạch phủ lên vùng cần nghe để giữ vệ sinh. Khi nghe phần ngực vật nuôi thì người khám quay mặt về phía đầu vật nuôi. Còn khi nghe phần bụng của vật nuôi thì ngườ nghe quay mặt về phía sau của con vật. Khi nghe tay phía bên trong của người nghe đặt lên sống lưng của con vật.
Nghe gián tiếp là phương pháp nghe qua ống nghe. Hiện nay người ta thường dùng ống nghe 2 loa, có độ phóng đại âm thanh lớn, sử dụng thuận lợi nhưng dễ lẫn tạp âm, làm tính chất âm thay đổi.
Điều kiện nghe
Để vật nuôi nơi yên tĩnh, tránh gió to, con vật phải đứng ở tư thế thoải mái.
Nghe từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, ở mỗi vị trí nghe đủ lâu để xác định rõ âm thanh nghe được.
Khi nghe phải có sự so sánh đối chiếu giữa 2 bên.
1.2.3.2. Các phương pháp khám đặc biệt
Trong trường hợp các phương pháp khám cơ bản không thể đưa ra những kết luận chẩn đoán chính xác hoặc cần phải có thêm căn cứ để kết luận về bệnh thì việc sử dụng các phương pháp khám đặc biệt là cần thiết.
Xét nghiệm gồm xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, sữa,…
X-quang là những phương pháp dùng tia Rơnghen để khám xét các cơ quan, tổ chức bên trong cơ thể. Gồm có:
Phương pháp chụp X-quang
Phương pháp chiếu X-quang
Siêu âm là những sóng âm có tần số cao hơn 20000Hz.
Nội soi: dùng để chẩn đoán bệnh nhất là bệnh ở đường tiêu hóa. Ngày nay người ta áp dụng nội soi điều trị để thay thế một số phẫu thuật thường quy.
Sinh thiết là phương pháp lấy bệnh phẩm tổ chức trên cơ thể động vật còn sống để tiến hành các biện pháp xét nghiệm cung cấp thêm cơ sở cho chẩn đoán. Sinh thiết thường được áp dụng sau khi đã tiến hành các phương pháp khám khác nhưng chưa đưa ra được kết quả chính xác. Người ta thường tiến hành sinh thiết gan, sinh thiết thận, sinh thiết dạ dày,…
1.2.3.3 Hỏi bệnh
Mục đích
Mục đích giúp người làm công tác thú y định hướng cho công tác khám bệnh và chẩn đoán, giúp chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác.
Nội dung
Hỏi thông tin về con vật bệnh
Nguồn gốc vật nuôi: giống, xuất xứ,..
Tuổi
Tính biệt
Tình trạng hiện tại của vật nuôi: còn ăn hay bỏ ăn,phân, nước tiểu, ói, ho…
Hỏi về biểu hiện của bệnh
Bệnh xảy ra khi nào
Tiến triển của bệnh nhanh hay chậm
Những biểu hiện của vật bệnh
Có con chết không; số lượng chết
Bệnh đã từng xảy ra chưa
Có loài vật nuôi nào khác trong nhà bị bệnh nữa không
Vật nuôi ở những nhà lân cận có bị bệnh này không
Qua đây chúng ta có thể biết được mức độ bệnh nặng hay nhẹ, thể bệnh, mức độ lây lan,…
Hỏi thông tin về môi trường xung quanh
Thức ăn, nước uống: cho vật nuôi ăn thức ăn gì; Có thay đổi thức ăn không; Thức ăn cho ăn có đủ không; Cách cho ăn; Nước uống thế nào,…
Phương thức chăn nuôi
Chuồng nuôi; Mật độ nuôi
Có nhập đàn vật nuôi mới không
Có khách tham quan không
Qua các thông tin trên chúng ta có thể định hướng nguyên nhân gây bệnh,…
Tác động của chủ vật nuôi
Đã tiêm phòng vaccine cho vật nuôi chưa; Tên vaccine; Ai tiêm; Tiêm khi nào
Có cách ly vật bệnh không
Có điều trị bằng thuốc chưa; Thuốc gì; Ai thực hiện; Liều lượng, liệu trình thế nào,…
Qua đây có thể định hướng cho việc chẩn đoán và điều trị
1.3. Chẩn đoán bệnh
1.3.1. Khái niệm
Chẩn đoán là phán đoán bệnh thông qua các triệu chứng.
Một chẩn đoán phải chú ý đến các nội dung như:
Vị trí bệnh biến trong cơ thể: bệnh ở gan, tim, phổi hay thận ...
Tính chất của những thay đổi đó: viêm, áp xe, phù hay hoại tử; xung huyết, xuất huyết, tụ huyết, nhồi huyết, bệnh kế phát, bội nhiễm hay tái phát.
Hình thức, mức độ những rối loạn chức năng: phổi viêm ở các thời kỳ gan hóa hay nhục hóa, ổ viêm thuộc dạng viêm loét hay viêm tăng sinh...
Nguyên nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, độc chất, chấn thương, môi trường.
Một quá trình bệnh lý thường rất phức tạp. Do vậy, để kết quả chẩn đoán chính xác và hoàn thiện, khi tiến hành chẩn đoán cần khám kỹ càng, phân tích nhiều mặt, tiến hành nhiều khâu. Kết hợp khám cơ bản và xét nghiệm chuyên biệt. Kết luận chẩn đoán không phải là bất di bất dịch mà có thể thay đổi theo quá trình bệnh vì chẩn đoán nhiều mặt, nhiều giai đoạn mới phản ánh đầy đủ quá trình bệnh.
1.3.2. Phân loại chẩn đoán
Dựa vào phương pháp hay thời gian chẩn đoán mà ta có các loại chẩn đoán sau:
1.3.2.1. Theo phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán trực tiếp
Là chẩn đoán căn cứ vào các triệu chứng điển hình của bệnh. Nghĩa là cách này chỉ có kết quả khi quá trình bệnh lý của một bệnh nào đó xuất hiện triệu chứng điển hình. Ví dụ, tiếng thổi tâm thu trong bệnh hẹp lỗ nhĩ thất tim, xuất huyết trên da lợn hình vuông tròn trong bệnh đóng dấu.
Chẩn đoán phân biệt
Với những triệu chứng phát hiện thấy trên con vật bệnh, liên hệ đến các bệnh khác có cùng một số triệu chứng, rồi loại dần các điểm không phù hợp. Cuối cùng còn lại một bệnh có nhiều khả năng nhất là bệnh mà gia súc đang mắc. Ví dụ: chẩn đoán phân biệt các bệnh sau:
Bệnh xung huyết phổi và viêm phổi: hai bệnh trên đều có triệu chứng giống nhau là khó thở nhưng trong bệnh xung huyết phổi thì con vật không sốt. Ngược lại trong bệnh viêm phổi thì con vật sốt.
Bệnh viêm ruột thể cata và viêm ruột: viêm ruột thể cata thì con vật không sốt. Nhưng viêm ruột thì con vật sốt cao.
Viêm phổi thùy và viêm phổi - phế quản: viêm phổi phế quản sốt theo kiểu lên xuống, còn viêm phổi thùy thì sốt liên miên.
Chẩn đoán phân biệt 4 bệnh đỏ của lợn (học trong bệnh truyền nhiễm).
Chẩn đoán sau một thời gian theo dõi
Có nhiều bệnh triệu chứng không điển hình, sau khi khám không thể kết luận được bệnh
và phải tiếp tục theo dõi, phát hiện thêm các triệu chứng mới đủ căn cứ để chẩn đoán bệnh.
Chẩn đoán theo kết quả điều trị
Với những trường hợp mà triệu chứng lâm sàng gần giống nhau, sau khi khám rất khó kết luận bệnh này hay bệnh khác. Do đó cần điều trị một trong số bệnh đó và theo kết quả mà rút ra chẩn đoán. Ví dụ chẩn đoán bệnh dịch tả lợn và tụ huyết trùng lợn sau khi điều trị; chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn và tụ huyết trùng lợn sau khi điều trị.
1.3.2.2. Theo thời gian chẩn đoán
Chẩn đoán sớm
Là chẩn đoán mà kết luận bệnh thực hiện được ở ngay thời kỳ đầu của quá trình bệnh lý. Chẩn đoán sớm là mục đích của người làm công tác thú y vì nó sẽ giải quyết được các vấn đề về phòng và điều trị bệnh hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế.
Chẩn đoán muộn
Là chẩn đoán mà ta chỉ có thể kết luận được bệnh ở giai đoạn cuối của quá trình bệnh, thậm chí khi gia súc đã chết, mổ khám mới có kết luận bệnh.
1.3.2.3. Chẩn đoán theo mức độ chính xác
Chẩn đoán sơ bộ
Là kết luận bệnh sau khi khám sơ bộ. Đây là cơ sở cho những phương pháp điều trị. Chẩn đoán sơ bộ còn nhiều nghi vấn, phải tiếp tục theo dõi để bổ sung thêm để chẩn đoán được chính xác.
Chẩn đoán cuối cùng
Là kết luận chẩn đoán sau khi áp dụng nhiều phương pháp như khám, xét nghiệm hoặc thông qua kết quả điều trị.
Chẩn đoán nghi vấn
Là kết luận chẩn đoán tạm thời, đưa ra khả năng có thể khi gặp các trường hợp bệnh lý có triệu chứng mập mờ, diễn biến phức tạp. Cần phải theo dõi kỹ diễn biến của bệnh và kết quả điều trị để có kết luận chính xác hơn.
1.4. Các thời kỳ của một bệnh
Điển hình một bệnh cụ thể gồm 5 thời kỳ, mặc dù nhiều khi thiếu một thời kỳ nào đó.
- Thời kỳ ủ bệnh (tiềm tàng): thời kỳ ủ bệnh dài hay ngắn tùy thuộc từng mầm bệnh và sức khỏe của vật nuôi. Ở giai đoạn này không có biểu hiện lâm sàng nào nhưng ngày nay bằng
các biện pháp hiện đại, nhiều bệnh đã được chẩn đoán ngay từ thời kỳ này. Nhiều bệnh quá cấp tính do các tác nhân quá mạnh, có thể không có thời kỳ này (chết do bỏng, điện giật, mất máu quá lớn, các bệnh ở thể quá cấp tính,...). Hiểu biết về giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng trong việc cách ly, nhập đàn; tiêm chủng vaccine,…
- Thời kỳ tiền phát: xuất hiện một số triệu chứng đầu tiên (khó chẩn đoán chính xác). Ở thời kỳ này xét nghiệm có vai trò rất lớn.
- Thời kỳ toàn phát: xuất hiện triệu chứng đầy đủ và điển hình nhất. Tuy nhiên vẫn có những thể không điển hình.
- Thời kỳ bệnh lui: mầm bệnh trong cơ thể dần tới không.
- Thời kỳ hồi phục: thời kỳ này cơ thể rất yếu, cần nhiều nguyên liệu để xây dưng và hồi phục lại cơ thể. Chú ý trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và cách cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi.
Tuy nhiên, nhiều bệnh hoặc nhiều thể bệnh có thể thiếu một hay hai thời kỳ nào đó.
1.5. Các thể bệnh
1.5.1. Thể quá cấp tính
Bệnh diễn tiến rất nhanh, có khi chỉ trong vài giờ là vật nuôi đá chết. Thường do mầm bệnh có độc lực cao, con vật mới tiếp xúc với bệnh nên chưa có miễn dịch về bệnh. Ở thể này không có giá trị về chẩn đoán hay điều trị.
1.5.2. Thể cấp tính
Bệnh diễn tiến nhanh, nhưng diễn tiến qua các giai đoạn tiến triển của bệnh, bệnh kéo dài vài ngày đến vài tuần. Ở thể này bệnh thể hiện rõ triệu chứng ra bên ngoài, kể cả triệu chứng không điển hình.
1.5.3. Thể mạn tính
Do con vật mắc thể cấp tính chuyển sang hay mầm bệnh có độc lực yếu. bệnh thường kéo dài, triệu chứng chung không thể hiện rõ. Ở thể này thường khó chẩn đoán và điều trị.
1.6. Tiên lượng
1.6.1. Khái niệm
Tiên lượng là sự phán đoán về tương lai của bệnh như: bệnh còn kéo dài bao lâu, những bệnh nào có thể kế phát, con vật sống hay chết, có khỏi hoàn toàn không, khả năng khai thác, sản xuất của con vật sau khi khỏi như thế nào (giá trị kinh tế).
Một tiên lượng chính xác đòi hỏi phải suy xét nhiều yếu tố, kết hợp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phòng thí nghiệm. Chẩn đoán là kết luận hiện tại, tiên lượng là kết luận cho tương lai.
1.6.2. Phân loại tiên lượng
Có thể có 3 kết luận về tiên lượng:
Tiên lượng tốt: là con vật khỏi bệnh, có khả năng phục hồi hoàn toàn về chức năng, vẫn còn giá trị về kinh tế.
Tiên lượng xấu: là gia súc sẽ chết, hoặc có thể sống nhưng không khỏi hoàn toàn, mất khả năng sản xuất và sinh sản nếu điều trị khỏi cũng tốn kém, mất nhiều thời gian.
Tiên lượng nghi ngờ: là trường hợp bệnh biến phức tạp, triệu chứng rất mập mờ không thể kết luận được bệnh và xác định tiên lượng.
..cái này cộng với tài liệu của các bác nữa thì nông dân càng rễ chuẩn đoán bệnh
 
chà chà bài hay quá, học thêm được nhiều ghê cảm ơn các bác:huh:
 
đọc xong muống tẩu hoả nhập ma.B) muống nhớ hết chắc mình phải luyện thêm 10 năm nữa wá:lol:.trong phần phân loại nguyên nhân nếu có thêm phân loại bệnh? do? gây ra luôn thì hây wá.
 
Một số hình ảnh bệnh nhiểm khuẩn tụ cầu ở gà
khuantucau1copy.jpg

khuantucau2.jpg

khuantucau3.jpg

khuantucau4.jpg

khuantucau5.jpg

khuantucau6.jpg

khuantucau7.jpg

 
Last edited by a moderator:


Back
Top