Cách Ủ Phân Đạm Cá Không Mùi Hôi Mà Hiệu Quả.

Cách Ủ Phân Đạm Cá Không Mùi

Vì giá cả phân bón ngày càng leo thang, xu hướng tự làm, ủ đang là xu hướng của rất nhiều nhà vườn, Vậy nên nay chúng tôi tổng hợp một số cách làm, Bà con nông dân có thể tự làm, tự ủ phân đạm cá tại nhà nếu có sẵn nguồn phế phẩm cá. Cùng tham khảo cách ủ phân đạm cá vừa nhanh vừa không mùi hôi!

I. Cách chuẩn bị nguyên liệu ủ phân đạm cá

Chuẩn bị một cái thùng 20-100 lít để đựng dịch đạm cá, có nắp đậy để hạn chế mùi hôi.

20-25 kg phế phẩm cá từ các hàng cá ngoài chợ hoặc dùng phế phẩm ở nhà của gia đình (vây cá, xương cá, đầu cá,..) Nếu nguyên liệu là cá nguyên con thì cần 10-15 kg.

500 mL mật rỉ đường là thức ăn cho vi sinh vật trong thời gian ủ, góp phần thúc đẩy thời gian ủ cũng như tăng chất lượng thành phẩm.

200g Trichoderma hoặc các chế phẩm vi sinh vừa giúp tăng tốc độ phân hủy, vừa giúp khử mùi hôi. Khi được phối trộn với cá tươi, các vi sinh này sẽ ức chế và tiêu diệt hoạt động của vi sinh vật gây hại. Các chế phẩm vi sinh còn có vai trò quan trọng cho đất và cây trồng.

2 quả thơm hoặc 2 quả đu đủ xanh để cung cấp thêm enzyme hỗ trợ cắt protein giúp cá phân hủy nhanh.

Tự ủ Đạm cá tại nhà giúp nhà nông tiết kiệm được nhiều chi phí mà cây vẫn năng suất


Tự ủ Đạm cá tại nhà giúp nhà nông tiết kiệm được nhiều chi phí mà cây vẫn năng suất


Nước máy để trong 2-3 ngày để clo bay hơi hoặc nước mưa đã lắng

Lưới lọc lấy dịch cá.

II. Các bước thực hiện, Cách ủ phân đạm cá tại nhà

Trộn đều phế phẩm cá và quả thơm hoặc đu đủ xanh đã cắt nhỏ trong thùng chứa.

Sau đó, thêm 200g chế phẩm sinh và 500 mL mật rỉ đường.

Những lưu ý và quy trình khi tự ủ phân đạm cá tại nhà


Những lưu ý và quy trình khi tự ủ phân đạm cá tại nhà



Đảo đều các nguyên liệu, đậy kín và phủ lớp vật liệu màu đen để hạn chế ánh sáng.

Sau 7-10 ngày ủ thì đổ nước ngập hỗn hợp trên.

Kiểm tra thùng ủ mỗi tuần một lần, giai đoạn sau thì nên kiểm tra vài ngày một lần, để xem liệu khí có tích tụ hay không. Khi nhận thấy hỗn hợp bắt đầu sản sinh nhiều khí, bạn nên khuấy hỗn hợp mỗi tuần một lần.

Ủ khoảng 30-40 ngày, cá phân rã hết, phân cá lắng thành 2 lớp là dùng được.

Để sử dụng dịch đạm cá tự chế, hãy lọc sạch các mẩu cá còn sót. Pha loãng đạm cá cô đặc như hướng dẫn bên trên rồi tiến hành tưới cho vườn.

III. Lưu ý cách khi ủ phân đạm cá, cách ủ phân đạm cá.

Khi dùng cá nước mặn ngâm ủ cần rửa sạch muối tránh ức chế vi sinh vật phân hủy.

Nên chọn cá tươi, vì cá ươn chứa nhiều vi sinh vật lên men thối vừa tạo mùi hôi vừa giảm chất lượng cá thành phẩm

Nguyên liệu chỉ đổ đầy 2/3 bình ủ để phần còn lại chứa hơi sinh ra trong quá trình lên men. Do đó, trên nắp cần có lỗ nhỏ để thoát hơi.

Đừng bỏ đi những mảnh vụn còn sót lại. Đổ thêm nước vào xô và bắt đầu lại quy trình trên. Bạn thường có thể sử dụng vật liệu đã qua sử dụng tới khoảng ba lần.

IV. Các vấn đề thường gặp về cách ủ phân đạm cá tại nhà

1) Thời gian ủ lâu, chất lượng kém​

Nếu sản xuất theo phương pháp truyền thống (không sử dụng chế phẩm vi sinh) thì thời gian là khá lâu, thường là phải tới nửa năm mới có thể sử dụng. Thành phẩm thường không đảm bảo lượng chất lượng do lượng axit amin chưa chuyển hóa tối đa.

2) Tạo ra mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt:​

Phương pháp ủ truyền thống tạo ra mùi tanh nồng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt, nguyên nhân là trong phân cá có nhiều khí độc tạo thành trong quá trình phân cá rã như H2S (mùi trứng thối) và các dẫn xuất của ammoniac (có mùi khai).

V. Cách sử dụng đạm cá cho cây trồng, Cách ủ phân đạm cá:

Phân cá phù hợp với hầu hết các loại cây trồng bởi đặc tính giàu dinh dưỡng và an toàn. Đạm cá cũng giúp cây thích ứng tốt với đất bạc màu, đất ngộ độc do phân bón hóa học. Người nông dân nên sử dụng đạm cá cho cây trong giai đoạn bón thúc, ra hoa, tạo trái.

1. Cách bón đạm cá cho cây lương thực

Tưới gốc: pha 50-100 ml/20 lít nước, sử dụng 8-10 lít/ha/lần.

Bón 2-3 lần/vụ: lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau 40-45 ngày, lần 3 sau 65-70 ngày.

Cách Bón, Tưới Phân Đạm Cá Cho Cây Rau Màu


Cách Bón, Tưới Phân Đạm Cá Cho Cây Rau Màu

2. Cách bón đạm cá cho cây công nghiệp

Tưới gốc: pha 1 lít/200 lít nước, sử dụng 10-20 lít/ha/lần

Bón 4-5 lần/năm, mỗi lần cách 2-3 tháng

3. Cách bón đạm cá cho sầu riêng, xoài, cam, quýt,…

Tưới gốc: pha 1 lít/200 lít nước, sử dụng 10-20 lít/ha/lần

Bón 4-5 lần/năm, mỗi lần cách nhau 2-3 tháng

4. Cách bón đạm cá cho rau màu

Tưới gốc: pha 50-100 ml/20 lít nước, sử dụng 5-10 lít/ha/lần.

Bón 2-3 lần/vụ: lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau 20-25 ngày, lần 3 sau 30-50 ngày.

Nhóm rau ăn lá như xà lách, cải bắp mồng tơi, cải xanh, rau muống, cần tây… thì tưới định kỳ 5 đến 7 ngày/lần.

Về một số loại cây lấy trái như bắp, ớt, cà chua, bầu, bí, su su, … tiến hành tưới định kỳ 7 đến 10 ngày/lần.

Đối với các loại cây ăn củ như gừng, củ cải, khoai lang, su hào, khoai tây, cà rốt,… ta tưới định kỳ 15 ngày/lần.

5. Cách bón đạm cá cho lan, hoa hồng, hoa các loại

Tưới gốc: pha 50-100 ml/20 lít nước, sử dụng 5-10 lít/ha/lần.

Bón 2-3 lần/vụ: lần 1 sau khi trồng 3-5 ngày, lần 2 sau 20-25 ngày, lần 3 sau 30-50 ngày.

VI. Bảo quản và lưu ý khi sử dụng phân đạm cá

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thời gian bảo quản: 18 tháng.

Lưu ý sử dụng

Nên sử dụng vào sáng sớm hoặc chiều mát để cây hấp thụ tốt nhất dinh dưỡng có trong chế phẩm đạm cá.

Khi thời tiết nắng nóng tuyệt đối không nên tưới đạm cá. Trong từng giai đoạn phát triển của cây thì nên sử dụng phun lá hoặc bón gốc sao cho phù hợp.

Link Nguồn Bài Viết Đầy Đủ: Cách Ủ Phân Đạm Cá

👉👉👉Xem Thêm : Đạm Cá Viên Hàn Quốc Nhập Khẩu

👉👉👉
Xem Thêm: Cách Bón Phân Đạm Cá Chi Tiết
 


File đính kèm

  • IMG_20190507_170606-min-600x800.jpg
    IMG_20190507_170606-min-600x800.jpg
    109.1 KB · Lượt xem: 10.161


Back
Top