Chế phẩm SS'99 phòng bệnh đốm trắng cho tôm

  • Thread starter Vo Viet
  • Ngày gửi
--------------------------------------------------------------------------------

Chế phẩm SH'99

Phòng bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm sú


--------------------------------------------------------------------------------

SH'99 da thanh cong de ngan chan dich benh dom trang do virus (WSSV)

Hua Quyet Chien, 22/5/2004 - Vien Sinh Hoc Nhiet Doi - 1 Mac Dinh Chi Q1 Tp Ho Chi Minh

SH'99 da thanh cong de ngan chan dich benh dom trang do virus (WSSV)

San pham SH'99 da duoc dang trong website VietLinh, trong thoi gian qua duoc su ho tro kinh phi­ cua Bo Khoa Hoc & Cong Nghe, chung toi da thu nghiem thanh cong o dien rong phong benh dom trang, cu the tai Can gio xa Ly Nhon Trai nuoi tom Kim Gam (ngay gan ben pha Vam Sat).


--------------------------------------------------------------------------------

De tai nay da duoc cong bo mot phan tai hoi nghi lan thu 18 cua cac tinh dong bang song cuu Long

do Bo Khoa Hoc Cong Nghe to chuc tai Kien Giang thang 12 nam 2002



BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ THỬ NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SH’99 ĐẾN KHẢ NĂNG PHÒNG BỆNH VIRUS (WSSV & MBV) CHO TÔM SÚ

Hứa Quyết Chiến - Vien Sinh Hoc Nhiet Doi



1. Tình hình bệnh tôm trên thế giới và Việt Nam

1.1- Trên thế giới

Việc gia tăng hoạt động nuôi trồng thủy sản đã đi kèm với tốc độ bùng nổ bệnh gây ra do vi khuẩn và virus trên tôm. gây tổn thất lớn về kinh tế trong ngành thủy sản. Bệnh trên tôm. nhất là bệnh do virus. luôn là nỗi ám ảnh của người nuôi trồng và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học. Mặc dù virus gây bệnh trên tôm không hề có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người nhưng nó có thể làm tổn hại đến kế sinh nhai của các hộ nuôi tôm.

Tổng thiệt hại do virus gây ra trung bình hàng năm cho thế giới khoảng hơn 1 tỷ USD. Tỷ lệ gây chết do virus có thể lên đến 100% trong vòng từ 3 – 10 ngày kể từ khi có dấu hiệu bệnh đầu tiên.

1.2- Ở Việt Nam

Ngay từ những năm đầu thập niên 90. cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm công nghiệp. "dịch bệnh" tôm ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện. Theo thống kê của Bộ Thủy sản (1995). từ năm 1993 – 1995. dịch bệnh tôm đã báo động trên toàn quốc. làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Trong năm 1994 tổng diện tích nuôi tôm có dịch bệnh là 84.558ha với sản lượng thiệt hại ước tính là 5225 tấn. trị giá khoảng 294 tỷ đồng. Đến nay. dịch bệnh vãn tồn tại và lây lan ngày càng rộng gây tổn thất nghiêm trọng. Thiệt hại lớn nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôm dễ mắc bệnh và thường bị chết vào khoảng 1.5 – 2 tháng tuổi.
Công dụng : SH’99 (chất có hoạt tính sinh học), có khả năng phòng bệnh virus hội chứng đốm trắng, đầu vàng và vi khuẩn gây ra, tăng tỷ lệ tôm sống, tăng trọng lượng và chắc thịt.

CHUYÊN DÙNG CHO NUÔI TÔM THỊT

CÁCH DÙNG :

- SH’99 được sử dụng ngay từ khi thả tôm (Post 15) và cho ăn liên tục đến khi thu hoạch. Tùy từng tuổi của tôm sẽ sử dụng các loại SH’99 khác nhau.

- Liều lượng : 1kg SH’99 dùng cho 50kg thức ăn

- Cách pha : 2 giờ trước khi cho tôm ăn hòa tan 20g SH’99 trong 100 ml nước trộn đều với 1kg thức ăn, sau đó hong khô. Trước khi cho ăn dùng dầu mực bao viên thức ăn như dùng với các loại vitamine và dinh dưỡng khác.

CHÚ Ý : Luôn luôn quậy đều trước khi pha trộn.

ĐÓNG GÓI : 1kg /1 hộp dùng cho 50 kg thức ăn (S1 : tôm nhỏ < 70 ngày; S2 : tôm lớn > 70 ngày)

BẢO QUẢN : nơi khô mát

Ngày sản xuất :

Hạn sử dụng : 2 năm

Địa chỉ liên hệ :

Cty TNHH Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học

(Applied Bio-Technology Co., Ltd)

290/1 Nam Kỳ Khởi nghĩa, P.8, Q.3, Tp.HCM

ĐT : (848) 8435851 – 0908190384 – 0903834176 E-mail : exin@hcm.fpt.vn






1.3- Tình hình điều trị bệnh tôm

Hiện nay, vì chưa có phương pháp điều trị bệnh tôm có hiệu quả nên công tác chẩn đoán bệnh virus và phòng ngừa được sử dụng chủ yếu ở các trại nuôi tôm nhằm kiểm soát nghiêm ngặt tác nhân bệnh từ tôm giống, tôm nhập khẩu và tôm nuôi. Bên cạnh đó. công tác nghiên cứu các loại thuốc điều trị bệnh do virus cũng đang được tiến hành khắp nơi trên thế giới ở cả lĩnh vực hóa học cũng như sinh học.

Kể từ năm 1993 trở đi. các phương pháp chẩn đoán nhanh có hiệu quả lần lượt ra đời như phương pháp chẩn đoán sinh học dùng AND probe. phương pháp Western blot. sử dụng kỹ thuật PCR.

Các chẩn đoán nêu trên là các công cụ rất hiệu quả để chỉ thị các virus gây bệnh trên tôm. Tuy nhiên. việc ứng dụng rộng rãi kỹ thuật này thực sự không dễ dàng do các thiết bị. hoá chất sử dụng đắt tiền và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của người phân tích.



1.4- Hiện trạng nghề nuôi tôm ở nước ta

Hiện nay trình độ kỹ thuật nuôi tôm ở nước ta còn thô sơ. tự phát. ít chú trọng về kỹ thuật và không có kinh nghiệm về lĩnh vực bệnh. đặc biệt là bệnh do virus gây ra. Vì vậy. giải pháp cho vấn đề bệnh tôm ở nước ta hiện nay là cần phải tiến hành đồng bộ từ khâu kiểm soát môi trường. tôm bó mẹ. kỹ thuật nuôi… trong đó quan trọnh nhất là kiểm soát môi trường nuôi.

Thực tế, virus chỉ có biểu hiện gây bệnh trong điều kiện nhất định nào đó ví dụ như pH. nhiệt độ. độ mặn… và khi virus hoạt động gây bệnh. sẽ liên tiếp theo sau là ảnh hưởng của vô số tác nhân gây bệnh khác đang rình rập như vi khuẩn. tảo. nấm… có trong môi trường nuôi.

Hiện nay. để hạn chế sự xuất hiện bệnh trên tôm. người ta thường thực hiện nghiêm túc các công việc như sử dụng nguồn nước sạch để nuôi tôm. không gây các điều kiện bất lợi cho tôm.

2. Cơ sở khoa học hình thành của chế phẩm SH’99

SH’99 –1999 là năm chế phẩm sinh học bắt đầu được thử nghiệm trên tế bào Sf9 và trên tôm sú.

2.1- Quan hệ giữa tế bào và virus

Sự hấp phụ của virus trên bề mặt tế bào

- Tính chất

+ Khác nhau về điện tích (lực tĩnh điện)

+ Thông qua ẩm bào

- Điều kiện

+ Phụ thuộc vào các thụ thể có mặt trên tế bào ký chủ (mucoprotein. mucopolyshacharid. lypoprotein. glycoprotein)

+ Nồng độ các ion có nhiều hóa trị như Mg. Ca…(nồng độ thấp tăng cường hấp phụ và ngược lại)

+ pH dịch tế bào (acid – ngăn cản hấp phụ và ngược lại)

Sự xâm nhập virus vào tế bào

Sự tổng hợp của các thành phần của virus trong tế bào vật chủ

Tổng hợp AND

Tổng hợp ARN

Tổng hợp protein của virus

Sự phóng thích virus khỏi tế bào

Cơ chế vỡ tung của tế bào

2.2- Quan hệ giữa ký chủ (tôm sú) và virus

- Sơ đồ phát triển của tôm sú

1. Egg --- 2. Nauplius --- 3. Protozoea ---- 4. Mysis ----5. Postlarvar ----6. Juvenile ---7. Sub-adult --- 8. Adult --- 1. Egg

Qua các tài liệu nghiên cứu về bệnh virus trên tôm sú của Việt Nam và nước ngoài cho thấy rất hiếm có trường hợp tôm bị chết do virus ở những giai đoạn sớm. mà thường xuất hiện triệu chứng tôm bệnh ở giai đoạn postlarvar muộn đến juvenile. mặc dù nguồn virus có thể được truyền từ tôm bố mẹ. Như vậy. ở guai đoạn 1 – 5 tôm sú đã mang mầm bệnh nhưng virus không có khả năng phát triển hoặc phát triển rất chậm. Ngoài ra những nghiên cứu về sinh lý tôm cũng cho thấy từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 6 dịch tế bào tôm cũng chuyển dịch dần dần từ acid sang kiềm (nếu không có sự chuyển dịch này tôm không lột xác được. không lớn – chết).

Nếu lồng hai mối quan hệ tế bào – virus. ký chủ – virus vào với nhau sẽ xuất hiện một mâu thuẫn.

Virus sẽ không xâm nhập được vào tế bào khi:

pH dịch tế bào thấp (acid)

Protein thụ cảm không tương thích

Nồng độ một số cation hóa trị nhiều cao

Trong trường hợp này tôm không phát triển được – chết. ngược lại nếu tôm phát triển bình thường thì khả năng bùng nổ dịch bệnh lại cao.

Vấn đề cần được đặt ra là làm sao cho tôm vẫn phát triển được bình thường và tỷ lệ chết do virus là thấp nhất.

Theo quan điểm bệnh học – ký chủ không bị ảnh hưởng nhiềudo sự có mặt của ký sinh mà bị ảnh hưởng do mật độ của ký sinh đó gây ra.

Như vậy. nếu có cách nào đó làm cho virus phát triển chậm thì tỷ lệ tôm sống sẽ cao. khả năng cho năng suất thu hoạch cao và không có dư lượng của kháng sinh, chloramphenicol.

Đó cũng chính làvai trò của SH’99 và mục đích nghiên cứu của chúng tôi.

Thành phần chính của SH’99 là một số acid hữu cơ



3. Kết quả thử nghiệm in vitro

3.1 Ảnh hưởng của SH’99 đến sinh trưởng và phát triển của tế bào sơ phôi gà

Ở pH thấp số lượng tế bào tất cả các công thức đều có số lượng tế bào thấp hơn có ý nghĩa so với các công thức có pH 7 &7.5. So sánh với công thức đối chứng hầu hết ở các nồng độ SH’99 số luợng tế bào không có sự khác biệt. Nói một cách khác SH’99 hoàn toàn không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tế bào sơ phôi gà.

3.2 Ảnh hưởng của SH’99 đến khả năng ức chế virus đốm trắng (WSSV)

3.2.1 Hình thái tế bào

Virus đốm trắng được lây nhiễm vào tế bào sơ phôi gà đã được sử lý SH’99 ở các nồng độ khác nhau. Sau 24 giờ quan sát hình thái tế bào.

Ở công thức V (đối chứng) sau 24 giờ sau khi lây nhiễm toàn bộ tế bào đã bị nhiễm sưng phồng và vỡ. Trong khi đó công thức SH’99 2% và 1% tế bào vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu, ở hai công thức còn lại tế bào bị chết toàn bộ, tuy nhiên khác với kiểu chết của tế bào đối chứng, các tế bào này chết quắt lại và bong lên (không có hiện tượng sưng phồng và vỡ).

Như vậy, qua hình thái tế bào sau khi được lây nhiễm virus , thấy rằng hai nồng độ SH’99 2% và 1% có thể virus không xâm nhập được vào trong tế bào , còn hai nồng độ còn lại thì virus đóng vai trò cảm ứng hình thành phản ứng tự hoại của tế bào

3.2.2 Bước đầu xác định hàm lượng ADN tương đối ở các công thức (phương pháp đo tử ngoại khả kiến)

Ở công thức đối chứng các pH 5.5; 6; 6.5 chỉ số Y là cao nhất (Y = AU 260nm / AU 280nm) còn hai pH 7; 7.5 có chỉ số Y thấp hơn. So sánh với công thức đối chứng ở tất cả các nồng độ SH’99 đều có chỉ số Y thấp hơn có ý nghĩa và sự gia tăng chỉ số này tương quan nghịch với nồng độ SH’99 (biểu đồ 2).

Bằng phương pháp đo quang phổ hồng ngoại (biểu đồ 3). Khi bị nhiễm virus công thức đối chứng và hai công thức 0.5% và 0.25% gia tăng đáng kể hàm lượng C và N, trong khi đó ở công thức đối chứng không bị nhiễm virus và hai công thức 2% và 1% SH’99 lây nhiễm virus không xuất hiện mũi C&N(độ nhạy 3%). Hình ảnh tương tự cũng nhận thấy ở hai công thức đối chứng và SH’99 0.25% bị nhiễm virus khi xét các mũi có nguồn gốc mạch vòng. Ở công thức Đối chứng +virus và 0.25% SH’99 đều thấy xuất hiện cả ba mũi (bước sóng 1630; 1527; và 532 cm -1) Công thức SH’99 0.5 % có sự gia tăng rõ rệt ở hai mũi 1630 cm -1và 532 cm -1 so sánh với các công thức còn lại.

Riêng hai công thức SH’99 2% và 1% có những phản ứng tương tự giống với công thức đối chứng không lây nhiễm virus.

4. Thử nghiệm trên đồng ruộng tại hai tỉnh Bạc Liêu và Thái Bình

4.1 Thí nghiệm tại HTX Đông Minh Tiền Hải Thái Bình

- Thí Nghiệm lây nhiễm nhân tạo

Điều kiện

- Tôm bệnh đốm trắng được xay nhuyễn đưa xuống ao khi tôm được 50 ngày tuổi

Ao tôm có diện tích 300 m2 được chia làm ba phần bằng lưới dày mật độ thả 10 con/ m2

Công thức 1 đối chứng (không dùng thức ăn có SH’99); công thức 2 ( dùng thức ăn có SH’99), thức ăn được cho ăn trong suốt quá trình nuôi tôm

Không thay nước trong suốt quá trình nuôi tôm

Bảng 1 Kết quả thí nghiệm đồng ruộng






Chỉ tiêu
HTX Đông Minh Tiền Hải Thái Bình
Trung Tâm Khuyến Ngư Bạc Liêu

TN lây nhiễm nhân tạo
TN không lây mhiễm nhân tạo
TN không lây mhiễm nhân tạo

ĐC
SH’99
ĐC
SH’99
ĐC
SH’99

1
Tỷ lệ tôm sống (%)
10
60
40
90
25
75

2
Tỷ lệ tôm 20-30 con/kg (%)
-
30
10
25



3
Tỷ lệ tôm 40-50 con/kg (%)
10
30
30
35



4
Tỷ lệ tôm 120-140 con/kg (%)
90
40
60
40



5
Năng xuất thu hoạch kg/ha
250
1166
850
2188
950
3500





Thí nghiệm thu hoạch ngày 16/8/2002 kết quả cho thấykhi sử dụng thức ăn có SH’99 tỷ lệ tôm sống cao hơn rất nhiều so với công thức đối chứng, tỷ lệ tôm lớn cũng có khác biệt rõ rệt

Thí nghiệm tại Thái Bình và Bạc Liêu (không lây nhiễm nhân tạo)

Kết quả bảng 1 cũng cho thấy khi sử dụng thức ăn có SH’99 năng xuất và tỷ lệ tôm to cao hơn rất nhiều so với công thức sử dụng thức ăn bình thường (có xác nhận của TT Khuyến Ngư tỉnh Bạc Liêu và UBNN xã Đông Minh Tiền Hải Thái Bình.

5. Nhận xét

Những kết quả thí nghiệm trên đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu về một hướng mới trong việc phòng bệnh virus cho tôm sú. làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện chế phẩm và chúng minh khả năng sử dụng thức ăn có SH’99 phòng bệnh cho tôm sú trên thực tế.

(Sưu tầm từ web vietlinh.com.vn)
.
.
.
Khi đọc được topic này em chợt thấy rất vui mừng nhưng pha lẫn cảm giác ngạc nhiên và chưa thông suốt lắm! Thế nên đành nêu thắc mắc đến diễn đàn hy vọng là có được lời giải đáp.
Trong bài viết có nói chế phẩm SH'99 bao gồm các axit hữu cơ nhằm mục đích giảm pH trong dịch tế bào để hạn chế sự phát triển của virut. Trong cơ thể sinh vật luôn có cơ chế tự điều hòa các đặc tính lý hóa như pH, nhiệt độ, nồng độ các chất...và pH là một trong những yếu tố quyết định cho sự hấp thu các chất, trao đổi ion của tế bào thế nên sự biến động của độ pH trong cơ thể sinh vật rất thấp nếu có thì chỉ trong một thời gian nhất định (cơ thể bị bệnh). Như vậy nguồn axit hữu cơ đó dù có vào được trong cơ thể thì cũng được cơ thể tự điều hòa nên chuyện cơ thể giảm pH mà vẫn hoạt động bình thường và còn có khả năng chống lại virut thật sự là như thế nào??? Bạn nào hiểu vấn đề này có thể giải thích giúp mọi người cùng hiểu được không?
 


Giống như là...dù có cố ăn thật nhiều chanh thì cơ thể mình cũng không thể bị chua được.
 
Bạn có thể cho biết thêm về Đề tài này được không: Đề tài được công nhận chưa? Cơ quan nào công nhận, Và nếu đã được công nhận, áp dụng, thì Loại dược liệu này sản xuất ở đâu?? Giá cả.
Cảm ơn và gửi lời chào trân trọng đến Bạn ^^
 


Back
Top