Chuyện Nấm mối

  • Thread starter vô danh1
  • Ngày gửi
Chuyện Nấm mối
# 1985, mẹ tôi: “nấm mọc trắng ngoài bờ tre đó dì ạ”, bà tôi (bà bên họ ngoại): “thời này còn ai ăn nấm nữa”
# 2003: mẹ tôi lấy một giỏ nấm mối về rồi bỏ đi vì không dám ăn, ngoài khi là từng rãy toàn nấm mối trắng xoá.
# 2005: “Chị X đi lấy nấm về ăn đấy à”. Bà X tay cầm cái rổ có vài ba cây nấm xoè trong đó.
# 2007: “Hôm nay con được một ổ nấm này, cũng được nửa ký”, “Có nấm rồi à, chiều ta đi thử coi có được không”
# 2012: “ReengReeeee...”, “Alô”, “Có nấm rồi, khu vực M, được một ký rồi”, 5 phút sau, tiếng xe nổ chạy đi vội vã.
Mọi thứ thay đỏi thật không lường trước được phải không các bác. Từ một thứ không ai dám ăn trở thành món ăn hảo hạng. Từ thứ bán không ai mua thành thứ không có mà mua (đôi khi nó ngược lại sẽ kể sau). Từ thứ đầy vườn thành thứ giành nhau lấy.
Con người là loài hay bắt chước, nên thứ gì có giá trị thì họ sẽ nghĩ cách tạo ra nó. Nấm mối cũng không ngoại lệ, có nhiều người đang nghĩ cách trồng nó.
Bài viết này được trích từ quyển “Sổ điên, ảo tưởng hay điên?, ảo tưởng?” của tác giả Kẻ suy tư.

nam-moi-moc-o-dau.jpg

Chuyện trồng mối:
# 2007: đã hiểu tại sao gọi là nấm mối. Có một loại mối cho nấm với năng suất cao, gọi là “mối nấm”. Cái cục tại đó cây nấm mọc lên tạm gọi là cục đầu lâu (cdl).
# 2010: mối sinh sản nhờ mối cánh.
# 2012: góc nhà, nơi nhà thông với vườn vì tường gỗ mục nát, sàn nhà thủng lỗ chỗ mọc lên một ổ nấm, đây là nơi từng đoàn mối “hạ cánh” hàng năm. Tất nhiên đào lên thấy có “mối nấm”.
Cũng năm ấy: lấy ba lon bia, bỏ nắp, dục lỗ thông khí ngang thân, bỏ đất xốp trộn với lá cây vào, bắt ba cặp mối cánh bỏ bào mỗi lon một cặp, tưới nước vừa đủ giữ ẩm hàng ngày. Một tuần sau, tôi đổ ra xem, một long không có mối, 2 lon mối đã làm thành một “đường hầm” trơn tru bài bản.
# 2013: Trong lúc đi trồng cao su, một mỏ cuốc đã đưa tôi đến một điều thú vị: 2 con mối y như mối cánh, 1 con phình to như mối chúa, hàng chục con li ti như cám, hàng chục con có đầu đuôi, chục con có màu sắc rõ ràng mà có thể khẳng định đây là “mối nấm”.
Tất cả những điều đó, tôi khẳng định có thể “trồng nấm”.
Thế gian đưa đẩy, tôi đến với dự án “điều-nấm”.
Mô tả: một khu vườn tại vùng đất phù hợp, mặt đất dạng sóng, các sóng có biên độ 1 mét với bước sóng 3 mét. dưới các chân sóng là những hàng điều mật độ 50 cm một cây. Trên đỉnh sóng ta sẽ trồng mối, mật độ chưa biết (liên quan với một độ tối ưu, tỷ lệ sống sót), và mối sẽ trồng nấm cho ta. Hay!
“Mẹ kinh nghiêm là cây điều nào vàng vàng thì hay có nấm”. “vườn điều này ngày càng xơ xác”. Có vấn đề rồi! “Hồ tiêu ngày càng xấu là do khi khai thác ta đã lấy đi một lượng khoáng chất và các chất khác mà đáng lẽ theo chu trình tự nhiên nó phải được trả lại đất”, “Nấm mối rất giàu dinh dưỡng”, “theo định luạt bảo toàn thì vật chất không sinh ra cũng không tự mất đi”.
Giai quyết: bón phân đa dạng và cân bằng các chất.
Mối kỵ “hoá học”. Giai quyết: bón phân tập trung từng vị trí, bón phân “sâu”, bón phân hữu cơ.
“Gốc điều nào lắm lá rụng thì chẳng mấy khi có nấm cả, gốc nào sạch sẽ thì hay có nấm”. tức là mối ăn rất tham. Giair quyết: dùng chất kích thích tăng năng suất tạo sinh khối thực vật, bổ sung thêm từ ngoài.
OK! Chờ kinh phí.
Thế nhưng...
“Cái thứ gì trắng trắng đây nhỉ, chỗ này năm ngoái có một ổ nấm to lắm”. Nó mọc thành từng đám đầy gốc điều, nó cao khoảng 5 cm, như que tăm, gốc đen, ngọn trắng, đụng vào có chất bột bay ra tôi đoán là bào tử. Chỗ đó không bao giờ có nấm nữa. “Mối chết do già? Do mưa? Do bị đào banh tổ? Á, còn có thể do bệnh nữa”. Mật độ cao thì sinh bệnh tật, có thể là nấm bệnh, khuẩn bệnh, ký sinh trùng bệnh, virut bệnh... Trên đời này chẳng có thứ gì dày đặc mà không bệnh cả. Nan giải, nan giải. Vậy: không thể phát triển mật độ cao, không thể bón phân quá nhiều, không thể để hơi người nhiều. Vậy thì “lợi chăng”? Lợi thì có lợi nhưng lợi hổng to bằng thằng tiêu. Nhưng mà nếu thằng tiêu nó tiêu thì thằng nấm cũng được. Gỉa sử năng suất 1 tạ/ha/năm, giá 250 ngàn đôv/kg, tận dụng hết lợi nhuận các khâu đạt lợi nhuận 400 nđv/kg, thì được 40 tđv, cộng với cho rằng năng suất điều là 1 tấn/ha, được 30 tđv, thì cũng được 70 tđv, cũng ổn hơn luẩn quẩn không biết cây gì, con gì.
“Rãy điều này họ rào rồi”, “trèo qua đi, lấy nấm chứ có làm gì đâu”, “nhà này dữ như chó, có lấy nấm thôi mà cũng đuổi, nấm trời cho chứ có phải nuôi trồng gì”, “không cho thì trộm”. Tôi đoán là tiền rào vườn hay thuê người canh cũng khá đấy, mà chưa biết thằng canh nó có hốt vài ký về nấu cháo không nữa.
“Hôm nay nấm có 100 nđv 1 ký à, nấm lên đồng loạt”. Cái tôi hứa kể sau là đây. Tôi dám chắc là nấm trồng không biết né cảnh đồng loạt đâu. “Ta sẽ tìm cách bảo quản, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, liên kết siêu thị, tìm cách xuất khẩu”. Em đi xa quá! Không, là suy nghĩ tầm cao.
Là thế đó, tôi nghĩ nếu không vướng phải cái nghiệp học hành, tôi đã khởi động dự án này.
Trong lúc buông bỏ nhẹ dạ, tôi đã nghĩ đến dự án điên rồ khác: nuôi mối trong thùng và dùng năng lượng mặt trời để điều chỉnh môi trường. Nói chung là nó đáng bỏ.
Gần đây tôi có nghe nói về việc người này phân lập được giống, người kia nuôi được phôi nấm. Nghe cũng buồn cười, bởi các nhà khoa học việt nam toàn ngồi trong phòng thí nghiệm và trên bàn giấy thôi. Gỉa như họ trồng lên được cây nấm thì đó cũng chỉ là nấm thôi chứ không phải là nấm mối. Nhưng cũng đáng mừng, bởi ít ra tạo phôi nấm là quy trình bắt buộc khi trồng một loại nấm nào đó, và biết đâu họ sẽ tạo ra cách nhân giống để bổ sung cho vườn điều- nấm của mình.
Cuối cùng: Nấm là thứ ít thì đắt mà thêm tí lại thừa, bởi thị trường quá hẹp, lại thêm chỗ tôi mấy năm nay cao su nhiều vô kể, phải đến hàng ngàn hecta, lại thêm hàng trăm hecta điều tơ, nấm vô kể. Dự là sẽ không cần trồng nấm trong thời gian dài.
Lấy nấm vui lắm các bác ạ, đông như trẩy hội, tính ra công thì chắc được bằng lương hưu rồi, nấm nhiều nhưng người còn nhiều hơn, như đạp lên chân nhau mà đi vậy.
Nay lên dăng bài này đọc được một bình luận của một bạn trong bài trước của mình:"Lạy thánh, nấm mối mọc từ tầng ấu trùng chứ không ở các tầng sinh sống của mối. Hiểu rằng khi mối cánh bay ra, đực và cái gặp nhau tạo ra tổ mới thì mới có nấm mối. Còn ở các tổ cũ, chưa mọc nó đã ăn mất rồi. Mình ở Tây Nguyên, mối nhiều, khỏi bàn cãi. Người chết, an táng 2 năm thôi chẳng còn gì. Chỉ riêng trấu cà phê (vỏ xay tươi) hay mọc nấm ngọt hơn nhưng dai hơn nấm mối, mình đang nghiên cứu phân lập để nuôi trồng nè." thấy có điều cần suy nghĩ.
 


Last edited by a moderator:
D
Chuyện Nấm mối
# 1985, mẹ tôi: “nấm mọc trắng ngoài bờ tre đó dì ạ”, bà tôi (bà bên họ ngoại): “thời này còn ai ăn nấm nữa”
# 2003: mẹ tôi lấy một giỏ nấm mối về rồi bỏ đi vì không dám ăn, ngoài khi là từng rãy toàn nấm mối trắng xoá.
# 2005: “Chị X đi lấy nấm về ăn đấy à”. Bà X tay cầm cái rổ có vài ba cây nấm xoè trong đó.
# 2007: “Hôm nay con được một ổ nấm này, cũng được nửa ký”, “Có nấm rồi à, chiều ta đi thử coi có được không”
# 2012: “ReengReeeee...”, “Alô”, “Có nấm rồi, khu vực M, được một ký rồi”, 5 phút sau, tiếng xe nổ chạy đi vội vã.
Mọi thứ thay đỏi thật không lường trước được phải không các bác. Từ một thứ không ai dám ăn trở thành món ăn hảo hạng. Từ thứ bán không ai mua thành thứ không có mà mua (đôi khi nó ngược lại sẽ kể sau). Từ thứ đầy vườn thành thứ giành nhau lấy.
Con người là loài hay bắt chước, nên thứ gì có giá trị thì họ sẽ nghĩ cách tạo ra nó. Nấm mối cũng không ngoại lệ, có nhiều người đang nghĩ cách trồng nó.
Bài viết này được trích từ quyển “Sổ điên, ảo tưởng hay điên?, ảo tưởng?” của tác giả Kẻ suy tư.
Chuyện trồng mối:
# 2007: đã hiểu tại sao gọi là nấm mối. Có một loại mối cho nấm với năng suất cao, gọi là “mối nấm”. Cái cục tại đó cây nấm mọc lên tạm gọi là cục đầu lâu (cdl).
# 2010: mối sinh sản nhờ mối cánh.
# 2012: góc nhà, nơi nhà thông với vườn vì tường gỗ mục nát, sàn nhà thủng lỗ chỗ mọc lên một ổ nấm, đây là nơi từng đoàn mối “hạ cánh” hàng năm. Tất nhiên đào lên thấy có “mối nấm”.
Cũng năm ấy: lấy ba lon bia, bỏ nắp, dục lỗ thông khí ngang thân, bỏ đất xốp trộn với lá cây vào, bắt ba cặp mối cánh bỏ bào mỗi lon một cặp, tưới nước vừa đủ giữ ẩm hàng ngày. Một tuần sau, tôi đổ ra xem, một long không có mối, 2 lon mối đã làm thành một “đường hầm” trơn tru bài bản.
# 2013: Trong lúc đi trồng cao su, một mỏ cuốc đã đưa tôi đến một điều thú vị: 2 con mối y như mối cánh, 1 con phình to như mối chúa, hàng chục con li ti như cám, hàng chục con có đầu đuôi, chục con có màu sắc rõ ràng mà có thể khẳng định đây là “mối nấm”.
Tất cả những điều đó, tôi khẳng định có thể “trồng nấm”.
Thế gian đưa đẩy, tôi đến với dự án “điều-nấm”.
Mô tả: một khu vườn tại vùng đất phù hợp, mặt đất dạng sóng, các sóng có biên độ 1 mét với bước sóng 3 mét. dưới các chân sóng là những hàng điều mật độ 50 cm một cây. Trên đỉnh sóng ta sẽ trồng mối, mật độ chưa biết (liên quan với một độ tối ưu, tỷ lệ sống sót), và mối sẽ trồng nấm cho ta. Hay!
“Mẹ kinh nghiêm là cây điều nào vàng vàng thì hay có nấm”. “vườn điều này ngày càng xơ xác”. Có vấn đề rồi! “Hồ tiêu ngày càng xấu là do khi khai thác ta đã lấy đi một lượng khoáng chất và các chất khác mà đáng lẽ theo chu trình tự nhiên nó phải được trả lại đất”, “Nấm mối rất giàu dinh dưỡng”, “theo định luạt bảo toàn thì vật chất không sinh ra cũng không tự mất đi”.
Giai quyết: bón phân đa dạng và cân bằng các chất.
Mối kỵ “hoá học”. Giai quyết: bón phân tập trung từng vị trí, bón phân “sâu”, bón phân hữu cơ.
“Gốc điều nào lắm lá rụng thì chẳng mấy khi có nấm cả, gốc nào sạch sẽ thì hay có nấm”. tức là mối ăn rất tham. Giair quyết: dùng chất kích thích tăng năng suất tạo sinh khối thực vật, bổ sung thêm từ ngoài.
OK! Chờ kinh phí.
Thế nhưng...
“Cái thứ gì trắng trắng đây nhỉ, chỗ này năm ngoái có một ổ nấm to lắm”. Nó mọc thành từng đám đầy gốc điều, nó cao khoảng 5 cm, như que tăm, gốc đen, ngọn trắng, đụng vào có chất bột bay ra tôi đoán là bào tử. Chỗ đó không bao giờ có nấm nữa. “Mối chết do già? Do mưa? Do bị đào banh tổ? Á, còn có thể do bệnh nữa”. Mật độ cao thì sinh bệnh tật, có thể là nấm bệnh, khuẩn bệnh, ký sinh trùng bệnh, virut bệnh... Trên đời này chẳng có thứ gì dày đặc mà không bệnh cả. Nan giải, nan giải. Vậy: không thể phát triển mật độ cao, không thể bón phân quá nhiều, không thể để hơi người nhiều. Vậy thì “lợi chăng”? Lợi thì có lợi nhưng lợi hổng to bằng thằng tiêu. Nhưng mà nếu thằng tiêu nó tiêu thì thằng nấm cũng được. Gỉa sử năng suất 1 tạ/ha/năm, giá 250 ngàn đôv/kg, tận dụng hết lợi nhuận các khâu đạt lợi nhuận 400 nđv/kg, thì được 40 tđv, cộng với cho rằng năng suất điều là 1 tấn/ha, được 30 tđv, thì cũng được 70 tđv, cũng ổn hơn luẩn quẩn không biết cây gì, con gì.
“Rãy điều này họ rào rồi”, “trèo qua đi, lấy nấm chứ có làm gì đâu”, “nhà này dữ như chó, có lấy nấm thôi mà cũng đuổi, nấm trời cho chứ có phải nuôi trồng gì”, “không cho thì trộm”. Tôi đoán là tiền rào vườn hay thuê người canh cũng khá đấy, mà chưa biết thằng canh nó có hốt vài ký về nấu cháo không nữa.
“Hôm nay nấm có 100 nđv 1 ký à, nấm lên đồng loạt”. Cái tôi hứa kể sau là đây. Tôi dám chắc là nấm trồng không biết né cảnh đồng loạt đâu. “Ta sẽ tìm cách bảo quản, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, liên kết siêu thị, tìm cách xuất khẩu”. Em đi xa quá! Không, là suy nghĩ tầm cao.
Là thế đó, tôi nghĩ nếu không vướng phải cái nghiệp học hành, tôi đã khởi động dự án này.
Trong lúc buông bỏ nhẹ dạ, tôi đã nghĩ đến dự án điên rồ khác: nuôi mối trong thùng và dùng năng lượng mặt trời để điều chỉnh môi trường. Nói chung là nó đáng bỏ.
Gần đây tôi có nghe nói về việc người này phân lập được giống, người kia nuôi được phôi nấm. Nghe cũng buồn cười, bởi các nhà khoa học việt nam toàn ngồi trong phòng thí nghiệm và trên bàn giấy thôi. Gỉa như họ trồng lên được cây nấm thì đó cũng chỉ là nấm thôi chứ không phải là nấm mối. Nhưng cũng đáng mừng, bởi ít ra tạo phôi nấm là quy trình bắt buộc khi trồng một loại nấm nào đó, và biết đâu họ sẽ tạo ra cách nhân giống để bổ sung cho vườn điều- nấm của mình.
Cuối cùng: Nấm là thứ ít thì đắt mà thêm tí lại thừa, bởi thị trường quá hẹp, lại thêm chỗ tôi mấy năm nay cao su nhiều vô kể, phải đến hàng ngàn hecta, lại thêm hàng trăm hecta điều tơ, nấm vô kể. Dự là sẽ không cần trồng nấm trong thời gian dài.
Lấy nấm vui lắm các bác ạ, đông như trẩy hội, tính ra công thì chắc được bằng lương hưu rồi, nấm nhiều nhưng người còn nhiều hơn, như đạp lên chân nhau mà đi vậy.
Nay lên dăng bài này đọc được một bình luận của một bạn trong bài trước của mình:"Lạy thánh, nấm mối mọc từ tầng ấu trùng chứ không ở các tầng sinh sống của mối. Hiểu rằng khi mối cánh bay ra, đực và cái gặp nhau tạo ra tổ mới thì mới có nấm mối. Còn ở các tổ cũ, chưa mọc nó đã ăn mất rồi. Mình ở Tây Nguyên, mối nhiều, khỏi bàn cãi. Người chết, an táng 2 năm thôi chẳng còn gì. Chỉ riêng trấu cà phê (vỏ xay tươi) hay mọc nấm ngọt hơn nhưng dai hơn nấm mối, mình đang nghiên cứu phân lập để nuôi trồng nè." thấy có điều cần suy nghĩ.
Cảm ơn anh.
 
P
Bạn nào ở khu vực Đồng Nai hợp tác trồng nấm mối không? Tiềm năng lắm.
 



Back
Top