Đôi điều cần suy nghĩ khi quyết định nuôi vật nuôi mới

Trong các bản báo cáo, bản kế hoạch của các cơ quan Nông Nghiệp các cấp, và trong các bài phát biểu của các vị Lãnh đạo, cụm từ “nuôi con gì ,trồng cây gì” thường rất hay được nhắc tới. Có lẽ cụm từ này có sức ám ảnh ghê gớm, nếu không vì thế, bà con nông dân đã không đổ xô đi tìm kiếm những con giống mới về nuôi, những cây trồng mới về trồng. Trên thực tế cũng có nhiều người thành công với những vật nuôi, mô hình mới giúp họ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Vậy số còn lại thì sao, số còn lại chiếm bao nhiêu %?

Với công cụ rất thông dụng là google, tôi bắt đầu tìm kiếm các bài viết về những con vật được coi là hàng hot bây giờ và những vật nuôi truyền thống trong một năm trở về đây. Click enter:
- Vật nuôi “hot”
+ Cụm từ “Chồn nhung đen”: được 1680 kết quả
Và “cung cấp giống chồn nhung đen”: 1 kết quả
+ Cụm từ “nhím giống”: 9880 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp nhím giống”: 1510 kết quả<o:p></o:p>
+ Cụm từ “Gà sao”; 10200 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp gà sao giống”: 4kết quả<o:p></o:p>
+ Cụm từ “Heo rừng”: 40100 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp giống heo rừng”: 6 kết quả<o:p></o:p>
- Vật nuôi truyền thống:<o:p></o:p>
+ Cụm từ “heo giống”: 4080 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp heo giống”: 294 kết quả<o:p></o:p>
+ Cụm từ “ gà giống”: 4730 kết quả<o:p></o:p>
Và “cung cấp gà giống”: 295 kết quả<o:p></o:p>
Như vậy ta thấy những quan tâm về các giống vật nuôi mới rất nhiều, có thể nhiều hơn là các giống vật nuôi truyền thống, nhưng những bài viết có cụm từ “ cung cấp giống thì lại không nhiều, có thể cho thấy người chăn nuôi ít có cơ hội về lựa chọn nhà cung cấp”. Trong khi đó các vật nuôi truyền thống có số môi quan tâm tương đồng và những nơi cung cấp giống cũng nhiều hơn thấy rõ.<o:p></o:p>
Vậy những mối quan tâm đến các vật nuôi mới nói chung thì sao?<o:p></o:p>
- “Giống vật nuôi mới”: 408 kết quả, nếu trả kết quả vào bất cứ thời gian nào ta có:860 kết quả.<o:p></o:p>

Trong đó tôi tìm được một đường link rất quan trọng: http://irv.moit.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=18426
Đường link về Pháp lệnh giống vật nuôi, trong đó những quy định về giống vật nuôi mới cũng được đề cập tới (hình như rất ít người biết đến việc này)
Câu hỏi đặt ra là hình như bà con nông dân đã có thể hình dung hết được các vấn đề có thể xảy ra khi bắt tay vào nuôi một vật nuôi mới nào đó hay không hay là quyết định của họ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đám đông, liệu họ có thực sự hiểu được hết những khó khăn họ sẽ gặp phải. Sự thiếu hiểu biết có thể sẽ là cơ hội cho những người khác trục lợi.
Đây là một topic mở để tât cả mọi người có thể cùng nhìn lại những cơ hộicũng như thách thức của các giống vật nuôi đó đem lại. Tôi mong rằng mọi người có thể đóng góp ý kiến của mình về từng loại vật nuôi mới hiện nay, về con giống, về kỹ thuật, về kinh tế và về thị trường tiêu thụ.:p

Liệu con vật nào phù hợp với người nông dân dể giúp họ vươn lên xóa đói giảm nghèo?
Chúc ACE luôn luôn mạnh khỏe và thành công!
 


Last edited by a moderator:
chào bác Hiệp

Tôi cũng thử cách làm của bác khi tìm hình ảnh của Chồn nhung đen qua google, chỉ thấy được có 6 ảnh của con chồn này( không biết có phải chồn không nữa). Hình ảnh được chụp từ trên xuống, không có ảnh cận cảnh. Điều đó cho thấy người dân mình biết rất ít về giống "chồn "nnày, chỉ nghe nói thôi.
 
chăn nuôi con vật mới

Topic anh Quản Hiệp đưa ra rất hay. Hiện nay bà con nông dân đang có phong trào nuôi những con vật nuôi mới. Thử hỏi có ai đặt câu hỏi: tại sao loài người chúng ta chỉ nuôi nhũng con vật như con heo, bò, dê, thỏ, gà vịt,... để phục vụ nhu cầu lương thực của con chứ không phải là nhím , chồn, cáo... có phải là tổ tiên loài người không có khả năng thuần hoá những loài này hay là hiểu quả của những loài này không cao? Chúng tôi đặc biệt khó hiểu hiện nay các bác làm ở các trung tâm khuyến nông lại xem những con vật này là vật nếu giúp xoá đối giảm nghèo.

Lấy ví dụ con nhím, hiện nay com mhím được xem là con vật giúp người nông dân làm giàu( trên các báo về nông nghiệp và cả trên Web của VCN). Thử hỏi chúng ta nuôi con nhím để làm gì? con nhím chỉ để cung cấp giống nuôi hay là thị trường sau cùng của con nhím là cung cấp thịt? hiện tất cả các họ chăn nuôi trở nên giàu có đều là do cung cấp giống. Chúng ta thử làm một bài toán về hiệu quả cung cấp thịt nhím: với giá nhím 120-150 ngàn đồng/kg nhím thịt(giá này do ông Chương ở Tây ninh cung cấp được đăng trên trang web của VCN và chúng tôi cũng đã mua được nhím thịt với giá này ở Đắc Lắc), một cặp nhím 1 năm đẻ 4 con, 1con nhím nuôi 1năm được 8-10kg, nếu thuận lợi thì người nuôi nhím 1 năm thu 6 triệu đồng với giá giống hiện nay thì người nuôi phải 2 năm mới có thể hoàn vốn( giá thịt nhím có giá vì nó hiếm khi nó được nuôi đại trà thì sao?).

Chúng tôi đưa thêm 1 ví dụ khác về con Đà Điểu, những năm thập niên 90 trứng Đà Điểu vài trăm USD/quả, Đà Điểu giống vài ngàn USD/con và con Đà Điểu được quảng bá là con vật nuôi cực kỳ hiệu quả(thịt, da, lông... đều có giá bán rất cao), thử hỏi hiện một ký Đà Điểu hơi bao nhiêu? Trại nuôi Đà Điểu An Bình(thuộc Vietnam airline) đang chào bán với giá 60.000đồng/kg hơi(chào tư giữa năm 2008 đến nay) vẫn bán chưa được( còn nhiều đơn vị khác như Khánh việt, vườn xoài....).

Do vậy bà con nông dân phải rất là tỉnh táo khi đầu tư chăn nuôi ( ngay cả những vật nuôi truyền thống: như phong trào nuôi dê, nuôi bò lai sin..). Chúng tôi đưa ra những thông tin này để bà con tham khảo. Mong bà con tỉnh táo trong quyết định đầu tư của mình, đừng chạy theo phong trào. Chúc bà con vạn sự như ý.
 
đâu là hiệu quả của việc nuôi nhím

em thử tính toán việc đầu tư lợi nhuận vào nuôi nhím nhé:<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Để sản xuất ra 4 con nhím thịt trong vòng một năm cần;<o:p></o:p>
- Giá giống nhím: 8tr đồng một đôi nuôi nuôi 14 tháng sau mới có khả năg sinh sản, thời gian mang thai là 3 tháng, một năm nhím đẻ 2 lứa, . Trung bình một con nhím ăn hết một ngày 2kg thức ăn. 1kg giá 3000 (vì thức ăn kiếm được nên giá rẻ. Vậy để có được 4 con nhím giống/ năm, số tiền đầu tư vào giống là: 8tr(mua giống)+1.260tr(nuôi nhím đến khi giao phối)+ 1080tr(nuôi nhím mẹ)=10.340tr. Trung bình sản xuất một con nhím hết 2.585tr. Nếu tính ra giá thành thu được từ việc bán nhím mẹ nữa (120*25kg=3 trung bình 0.750tr/con) thì tiền giống còn 1.835tr<o:p></o:p>
- Chuồng trai 20 triệu. Khấu hao trong 10 năm trung bình 2 tr một năm. khấu hao trên đầu nhím thịt là 0.5tr/ con<o:p></o:p>
- Chi phí thuốc thú y: 0.050 triệu /con<o:p></o:p>
- Chi phí thức ăn: 0.3 kg (3 tháng đầu)+ 0.7kg( 3 tháng sau)+1.3 kg( 3thangs sau nữa) + 2.2 kg( 3 tháng cuối= 0.003*30*(0.3+0.7+1.3+2.2)*3=1.215tr<o:p></o:p>
Vậy để sản xuất ra 10kg nhím thịt cần :<o:p></o:p>
Giống+ chuồng trại+ thuốc thú y+ thức ăn= 3.600tr<o:p></o:p>
Với giá thành này thì không thể sản xuất nhím thịt được. Muốn có lời thì chỉ có thể đi bán giống.<o:p></o:p>
Những tình toán trên chỉ mang tính tham khảo, thời gian nuôi và giá thành con giống tôi dựa vào những bài viết trước trong diễn đàn. Giá thành nhím thịt dựa vào số liệu của anh Newsam đưa ra.<o:p></o:p>
Xét về hiệu quả kinh tế thì nuôi nhím không hoàn toàn có lợi (nếu nuôi lấy thịt) vì : <o:p></o:p>
- Giá thành giống quá cao<o:p></o:p>
- Số con sinh sản ra thấp: 4 con<o:p></o:p>
- Thời gian nuôi nhím thịt quá dà:1 năm (trong khi heo chỉ 5 tháng). Số kg thức ăn nhím sử dụng thậm chí còn nhiều hơn của heo (1 con nhims an het 405kg, heo hết 250kg)<o:p></o:p>
- Thời gian nuôi nhím mẹ nuôi con và chờ phối quá dài: 6thangs/ năm do đó lãng phí thức ăn<o:p></o:p>
- Thị trường tiêu thụ không ổn định.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 
cũng chính vì nuôi nhím trong thời gan dài như vậy nên người dân không biết mình đang bị lỗ. Điều này có thể chấp nhận được trong chăn nuôi nhỏ lẻ
Nếu để sản xuất hàng hóa cần người nông dân phải có một chiến lược dài hơi hơn, tính toán kỹ càng, chủ động tong việc tự sản xuất con giống và tìm kiếm nguồn thức ăn cũng như thị trường tiêu thụ
 
Topic anh Quản Hiệp đưa ra rất hay. Hiện nay bà con nông dân đang có phong trào nuôi những con vật nuôi mới. Thử hỏi có ai đặt câu hỏi: tại sao loài người chúng ta chỉ nuôi nhũng con vật như con heo, bò, dê, thỏ, gà vịt,... để phục vụ nhu cầu lương thực của con chứ không phải là nhím , chồn, cáo... có phải là tổ tiên loài người không có khả năng thuần hoá những loài này hay là hiểu quả của những loài này không cao? Chúng tôi đặc biệt khó hiểu hiện nay các bác làm ở các trung tâm khuyến nông lại xem những con vật này là vật nếu giúp xoá đối giảm nghèo.

Ha ha !! Đó cũng là điều tôi từng suy nghĩ :lol:
Thời gian dần đây ruoter bị sét đánh nên ở nhà ko có adsl nên ko ó điều kiện tham gia diễn đàn thường xuyên .Chờ về SG rồi sắm lại .Nên mọi ng thông cảm về sự vắng bóng .
Gặp topic của anh Hiệp cũng là điều tôi và nhiều người cùng suy nghĩ. Cái vấn đề ở đây không phủ nhận những hướng đi mới, những vật nuôi mới . Mà là bàn nên hay không, điều kiện phù hợp ủa từng thổ nhưỡng ,cá nhân mà mình làm. Những ý kiến cá anh trình bày đã rất rõ, đủ để tham khảo nên tôi không nhắc lại ,kể lể hi nữa . Tôi hỉ nói rằng , tôi là người chăn nuôi .Tôi cần gì? Tôi ần sự thực dụng . Cái thực dụng ở đây nghĩa là tôi nuôi con xxx , bán được ,bán dễ ,bán có lời , đủ trang trải tiền thức ăn,nhân công...Thế thôi !
Khi quyết định nuôi con gì , thì hãy khoan nghĩ giá thịt của nó đc vài trăm nghìn 1 kg mà hay nghĩ nuôi nó, nó bệnh gì? Mình có biết hay không ? Và có thuốc chữa hay không? Địa phương mình có bán hãy không? Và nuôi thành phẩm bán cho ai? Xong rồi tính đến con giống, kỹ thuật, chuồng trại , thời gian xoay vòng vốn.
Xin nhắc lại lời nói của anh Hiệp "Sự thiếu hiểu biết có thể sẽ là cơ hội cho những người khác trục lợi." Sự thành công đối với 1 vật nuôi đều trải đều cho mọi người, nhưng không có nghĩa ai cũng thắng...
Một topic có giá trị, xứng đáng được Sticky :cool: .Xin cám ơn anh
 
Last edited by a moderator:
Em chào các Bác.
Các Bác làm ơn giúp em với. Em đang chuẩn bị đầu tư chăn nuôi khoảng 100 lợn nái móng cái. Chăn nuôi theo phương thức dùng đàn nái móng cái để làm nền. Em sử dụng đực ngoại để tạo con lai F1 và xuất bán.
Vậy mong các bác tư vấn giúp em việc xây dựng chuồng trại như thế nào cho hợp lý nhất.
Mọi góp ý xin gửi về Email: conghuong83@gmail.com Yahoo Chat: nchvp
Chân thành cảm ơn!
 

Mình thì không có nhất trí nhiều lắm cho vấn đề này bới vì sao:
 
Last edited by a moderator:
Nói chung là tạo 1 cuộc thăm dò nho nhỏ , mọi ng bỏ phiếu cho vui cửa vui nhà, mà lại đằm thắm, trực quan.
 
Theo tôi thì không thể có một công thức chung cho mọi người tham gia chăn nuôi, trồng trọt được. Tôi cũng nghĩ đơn giản như thế này:
vttgiang đã viết:
tôi là người chăn nuôi .Tôi cần gì? Tôi ần sự thực dụng . Cái thực dụng ở đây nghĩa là tôi nuôi con xxx , bán được ,bán dễ ,bán có lời , đủ trang trải tiền thức ăn,nhân công...Thế thôi !
Khi quyết định nuôi con gì , thì hãy khoan nghĩ giá thịt của nó đc vài trăm nghìn 1 kg mà hay nghĩ nuôi nó, nó bệnh gì? Mình có biết hay không ? Và có thuốc chữa hay không? Địa phương mình có bán hãy không? Và nuôi thành phẩm bán cho ai? Xong rồi tính đến con giống, kỹ thuật, chuồng trại , thời gian xoay vòng vốn
Cũng có người nói: "Heo,bò, gà,vịt thì ai cũng biết nuôi rồi..." Không hẳn là vì ai cũng "biết nuôi" thì không có cơ hội cho một số người tham gia. Nhà nông cũng cần sự chuyên nghiệp như các "nhà" khác thôi. Nếu trong 100 người nuôi, bạn nằm trong top những người có chi phí thấp nhất cho cùng đơn vị sản phẩm thì bạn sẽ chiến thắng (top nào thì phụ thuộc vào thị trường và chênh lệch khả năng trong số đông ấy).
Cũng xin nhắc lại ý của bác newsam : Nông dân mình rất hay chạy theo phong trào, thấy người ta nuôi gì, trồng gì cho lợi nhuận cao là đổ xô đi theo ngay,và thường là gặp ngay phải lúc thị trường bị dội--> thua lỗ --> bỏ nghề luôn do chán (hay do hết vốn).
Vừa nhâm nhi cà phê,vừa đọc toàn bộ ý kiến trong topic này cũng thú vị lắm :))
 
Tôi rất tán thành và cũng rất băn khoăn là nuôi con gì? tuy nhiên trên các phương tiện thông tin đại chúng lại có quá nhiều thông tin bà con ta rất khó đánh giá đúng sai vì vậy bà con nông dân ta càng rất khó đi đến một quyết định hoàn hỏa và chính xác được . Theo tôi thì âu đó cũng là những học phí của sự tìm tòi vậy thôi( ta phải tự an ủi nhau bằng câu nói của
các cụ vậy đấy là " Mỗi lần ngã là một lần bớt dại " - Chúc mọi người vui , khỏe thành công trong đầu tư vật nuôi.
 
NGhề nào cũng có người thành công, nghề nào cũng có người thất bại. Người thành công trong hoàn cảnh hiện nay là người biết tạo ra chuổi giá trị cho sản phẩm của mình với giá thành tốt nhất. Theo mình biết không nghề gì là dễ đâu: nhím, heo rtừng, kỳ đà, chồn.. nếu chúng ta thiếu niềm đam mê và biến niềm đam mê thành giá trị.
 
Tôi rất tán thành và cũng rất băn khoăn là nuôi con gì? tuy nhiên trên các phương tiện thông tin đại chúng lại có quá nhiều thông tin bà con ta rất khó đánh giá đúng sai vì vậy bà con nông dân ta càng rất khó đi đến một quyết định hoàn hỏa và chính xác được . Theo tôi thì âu đó cũng là những học phí của sự tìm tòi vậy thôi( ta phải tự an ủi nhau bằng câu nói của
các cụ vậy đấy là " Mỗi lần ngã là một lần bớt dại " - Chúc mọi người vui , khỏe thành công trong đầu tư vật nuôi.

Cái học phí đó không hề rẻ đâu bạn . "Mỗi lần ngã là mỗi lần chết 1 ít" Cuộc sống cầu mong... đừng ngã nhiều . Tự an ủi kiểu đó không khoa học tí nào đâu.
 
mình thấy bác sake nói cũng đúng. những ai có ý định nuôi nhím vào thời điểm này thì hơi mạo hiểm, vì vào thời điểm này giá nhím giống cao, nhưng theo tôi nghĩ thì thị trường gần như bảo hòa rồi. nếu anh em lên diễn đàn thì sẽ thấy ít người quan tâm đến con nhím nhiều rồi. nếu mua thời điểm này thì đến khi có nhím bán thì có thể giá nhím xuống rất thấp đấy, giống như con bò sữa, con dê lúc trước vậy, mình chỉ đưa ra ý kiến thôi. vì người nông dân chúng ta hay chạy theo phong trào. thấy cái gì người ta nói tốt thì đổ xô vào. đến khi xuống giá thì té ngữa ra. lúc đó thì chỉ có than trời thôi. đây chỉ là ý kiến của mình thôi. có gì sai anh em bỏ qua cho nhé.
 
hic mới monmen vào diển đàn học hỏi kiến thức nuôi nhím nhưng mà sau khi nghe các bạn phân tích mình tim quá chắc bãi bỏ dự định nuôi nhím luôn quá :blink: đau lòng quá đi
 
Chào các Bác!
Vừa vay tiền đầu tư chuồng trại, nhím giống; người bán đảm bảo một tháng đẻ, một tháng trôi qua rồi mà không thấy hiện tượng gì cả!...Bây giờ đọc được Topic này thì mất hết hứng thú, giảm sút đam mê!...
 
Theo tôi con nhím không kinh tế.Tôi xem nhiều mô hình nuôi nhím rồi,mô hình nào cũng nói là kinh tế,nhưng thực chất là bán nhím giống mới lời thế,chứ nuôi bán thịt thử.Không chắc là hiệu quả.Hầu hết anh em mình khi làm nông thường không suy sét.Không cần nuôi con gì quý hiếm mới có lời.Tôi ví dụ con gà ta(giống gà địa phương),nuôi theo mô hình thả vườn,chi phí tối đa cho 1 con gà là 50 000.Với giá bán như hiên nay là 65 000/kg.Thì các bạn cũng tính được hiệu quả kinh tế của con gà là bao nhiêu rồi chứ.Lợi nhuận tùy thuộc số lượng gà nhiều hay ít.Hiện nay ở quê tôi người dân toàn nuôi gà ta thả vườn thay cho trồng lúa.Chúc anh em chọn được con vật nuôi thích hợp và hiệu quả cao.
 
Em cũng mới bước vào diễn đàn nhằm học hỏi kinh nghiệm của các anh chị thôi. Em cũng đã từng nuôi nhím, với giá nhím lúc em mua thì tính ra nuôi xong bán nhím thịt thì trong vòng 1 năm thì có lời nhưng tại thời điểm này mà mua nhím giống về nuôi thì chỉ bán giá giống mới có lời chứ tính theo giá thịt thì lỗ chắc, chính vì vậy mà em bám nhím lấy vốn đầu tư con vật nuôi khác anh chị ạ.
Một phần em nghĩ do thông tin đại chúng như: báo, đài, internet... nói về lợi nhuận của con nhím nhiều nhưng chỉ đưa ra ví dụ điển hình của một vài người thành công vì bán giá nhím giống chứ không dự báo tìêm năng của chúng sau này vì vậy mà giá nhím "sốt" làm cho một bộ phận nhỏ có lợi cao nhưng gây hậu quả cho rất nhiều người nông dân (theo em là vậy) đang và sẽ đầu tư vào con vật này, chưa nói đến sự viến thăm thường xuyên của mấy anh kiểm lâm sở tại nữa chứ... !
 


Back
Top