Dự định nuôi vật nuôi mới!

  • Thread starter xinloitinhyeu541
  • Ngày gửi
Ngoài công việc nuôi dế và làm lúa ra em còn làm một số loại hoa màu và nuôi thêm gà, vịt, lợn và bò! Mấy năn gần đây em thất bại nặng nề vì gà, vịt gần đến dịp xuất chuồng là lăn đùng ra chết! Nó chết rất mau làm em trở tay không kịp! Còn heo thì chăn nuôi không hiệu quả : giá thức ăn và công chăm sóc nhiều nhưng khi thu về thì lời chẳng bao nhiêu! Còn bò thì vất vả hơn nữa! Trước đây nhà em nuôi vừa thả vừa nhốt ( nhốt một buổi, thả rông một buổi )! Nay các dự án làm KCN và Khu chăn nuôi tập trung đã lấy hết đất trồng cỏ lai và đồng cỏ chăn thả của địa phương nên việc nuôi bò thì cũng chả khả quan gì mấy! Vì vậy nên em muốn chuyển sang hướng chăn nuôi mới nhưng nghĩ mãi mà chẳng thể nào tìm ra loài vật nuôi nào vừa dễ nuôi, vừa có năng suất cao mà thị trường đang ưa chuộng nữa! Bác nào ở Bình Định am hiểu vấn đề này xin chỉ giúp!
Chân thành cảm ơn!:cool:
 


vật nuôi mới!

Hãy học tập (kinh nghiệm),bắt đầu làm việc,kiếm tiền để trả "học phí" nếu còn dư thì coi như thành công!:D
 


Cảm ơn bác tương sinh. Làm gì cũng có cái rủi ro của nó. Ai làm gì thì cũng phải tính toán thiệt hơn và phải nhìn thấy hiệu quả mới dám đầu tư. Trong cuộc đời mỗi con người đề có cho mình những chí hướng riêng và trên đường đời cũng đều có cơ hội có thể thành công, quan trọng nhất là có dám nắm bắt cơ hội ấy mà vuơn lên không hay chỉ lo thất bại mà bỏ phí mất cơ hội.
Chắc các bác đều biết khoảng 1 năm nay giá NHím giống không ngừng tăng. Mặc dù đầu ra còn nhiều trắc trở, vốn đầu tư lớn mà nhu cầu vẫn cao hơn các nguồn cung, tại sao thế? Bởi vì mọi người đều nhìn thấy những cái ưu điểm của con Nhím nên đều đầu tư ồ ạt vào nuôi Nhím. Tôi cũng không ủng hộ kiểu làm ăn chụp giật. Nhưng tôi lấy ví dụ về con Nhím để các bác thấy đấy là một cơ hội, có người thấy đắt không dám làm nhưng nhiều người đầu tư lớn lại thành công lớn.
Tại sao tôi lại chỉ nói về Dúi giống ? Vì phải có giống thì mới có Dúi thịt chứ. Bây giờ Dúi giống còn không đủ cung cấp, nói gì đến Dúi thịt,. Bao giờ giá Dúi giống ổn định, lúc đó lại bàn tiếp đến Dúi thịt cũng chưa muộn vì thịt Dúi ngon lắm, nó lại nhỏ, rất vừa bữa cho 2- 3 người ăn. Chỉ sợ không có Dúi thịt thôi, chứ có bao nhiêu cũng tiêu thụ được hết các bác ạ

Đúng là có những đối tượng nuôi mới khi mới được nuôi thì nhu cầu về giống rất cao, vì vậy giá thành của nó cũng cao theo. Cũng như con heo rừng thôi trước đây giống khan hiếm, nên giá con giống cao ngất ngưỡng lên đến vài chục triệu đồng/con giống. Bây giờ nhà nhà làm giống, ai ai cũng làm giống thì giá lại hạ xuống, vì vậy lợi nhuận cũng giảm theo. Đúng là theo như bác nói là phải nắm bắt được tình hình rồi chớp lấy thời cơ, nhưng cơ hội nó được chia đều cho mọi người. Và nó chỉ ở lại với người nào mà có sự chuẩn bị tốt để đón nhận nó thôi - tức là những ai đã trả phí để có được những kinh nghiệm về đối tượng nuôi mới thì sẽ có được cơ hội tốt hơn những người mới bắt đầu học tập.
Trước đây em cũng nuôi con Dúi nhưng sau một năm không thấy nó đẻ gì hết, mà em cũng không biết rõ nguyên nhân nên chuyển sang nuôi con khác mình biết rõ về nó hơn.
Mong rằng các ACE mới bắt đầu tập nuôi thì không phải mất quá nhiều chi phí để có được kinh nghiệm mà thôi, chứ em luôn muốn tìm ra một đối tượng mới, hướng đi mới để tìm ra mô hình mới hiệu quả hơn.
 
Tôi thuộc loại người thích chậm chắc .
*
Ví dụ tôi không đi tìm nuôi thú lạ như Nhím, Dúi,
mặc dù nếu thành công thì trúng lớn, vì cái công tìm
cho ra kỹ thuật để thành công đó lớn quá.
*
Tôi có thể đi tìm những con bà con đã đi trước
rồi, như Ếch, Hổ Hèo, Trăn, mặc dù chúng khó bán vì
thị trường bão hoà rồi. Những con truyền thống như
Lợn, Bò, Gà thì tôi sẵn sàng, nếu có dịp, nếu có
chỗ trống, nếu có dư vốn, bao giờ tôi cũng nghĩ tới
đầu tiên. Những con chưa mấy người nuôi thành công
như Dúi, tôi có thể nuôi thử 2-3 cặp cho đẻ . Nếu
chưa tìm ra kỹ thuật cho đẻ thành công, cũng coi
như số tiền mất đi uống bia vậy.
*
Như thế thì luôn luôn có thu nhập để đầy cái dạ dày
trước, rồi trả chi phí sau, còn số tiền đi thám hiểm
vật nuôi mới may ra thắng, nhưng trước mắt cứ coi như
mất đã. Không thể để số mất lẹm vào số tiền chi phí,
trở thành chúa chổm được.
*
 
Bác anhmytran vừa có nói "thị-trường bảo-hòa". Đồng ý hướng suy nghĩ nầy của bác.
Việt-nam là xứ nông-nghiệp. Đất nước có tiền là nhờ bán sản-phẩm nông-nghiệp, hiện không đủ bán, vậy mà bây giờ có vài sản-phẩm dư ê-hề đến bảo-hòa là sao?
Các nước mạnh về kinh-tế, người dân họ sản-xuất ra các mặt hàng để làm gì? Nếu không phải là bán ra nước ngoài, làm giàu cho xứ sở. Họ ăn gì? Nếu không phải là những thức ăn lành mạnh, để có năng-lực sản-xuất, vừa đỡ gánh nặng về y-tế.
Tìm ăn những thứ thật độc, nuôi thật công-phu để được ích gì? Cả hai, người nuôi, và người ăn nên dành thời-gian cải-tiến cách nuôi trồng để tăng năng-xuất, thay vì uống máu rắn, đánh tiết canh, thịt tái, nem... hoặc rau trồng bất-chấp các nguyên-tắc vệ-sinh...!

Kể từ sau cuộc "cách-mạng xanh", người ta trồng phân hóa-học thì thế-giới có bớt đói. Nhưng rồi người ta lại đang lo cái đói chung đang lấp ló trước cửa. Vậy mà nhìn thoáng qua thôi, cũng thấy một số-lương lớn người mình :
- Nuôi thú quý hiếm, cùng với món ăn "độc-đáo".
- Trồng cây không nhắm vào lương-thực.
Tui xin thưa ngay, tui không có ý gì với các bạn dư ăn, dư để. Các bạn suốt đời cực nhọc, nay về già thư-giản. Đó là một việc hết sức chính-đáng. Nhưng chạy theo các mốt quy hiếm mà gia-đình nheo nhóc, tương-lai bấp-bênh thì không nên.
Cứ cho là bạn may-mắn bán chạy được hết. Bán trong vòng anh em trong nhà, trong xóm, trong nước. Biết bao lần tui nghe lời bà con khuyên nhau :
- Bán nhanh đi! Sắp xuống giá rồi đó!
Người bán nhanh, lượm một số tiền to.
Người bán chậm, lời ít. Cũng lời.
Người bán chậm hơn, hoặc người mua giống mắc, theo đuôi nuôi sau, sẽ "cứu vãn" bằng cách :
- Dỗ ngon, dỗ ngọt cho người "đi sau nữa" mua về. Lãnh dùm học của nợ. Những nạn-nhân nầy, nếu không muốn mình là nạn-nhân sau cùng thì họ không còn cách nào khác hơn là tìm người thế mạng họ.
Vậy khi nhào vào lãnh-vực "Chăn nuôi, nhưng không nhắm vào sản-xuất lương-thực", bạn thử nhìn lại xem : Bạn là ai?
- Bán nhanh, bán chậm hay mới theo đòi?
- Bạn ứng-xử ra sao khi số-lượng đến mức bảo-hòa?
- Hay bạn cư-xử như một bạn của Diễn-đàn chúng ta, mà tui hết sức ngưỡng-mộ : Chấp-nhận chịu lỗ, không cường-điệu, quảng-cáo theo cái bài bản mà trước đây mình đã bị lừa. (Xin xem chuyện "Chồn nhung đen").

Thưa, đây là ý-kiến cá-nhân của tui, rõ-ràng là chủ-quan, nên không chắc là đúng với ý quý bạn. Vậy xin đọc như là một ý-kiến đơn lẻ của một nông-dân mộc-mạc, yêu ngay chính "cái công việc làm nông, sản-xuất lương-thực", chứ không phải "xem nuôi trồng là một phương-tiện làm giàu bằng bất cứ cách nào, không cần biết đến cái hệ-lụy của nó". Nên nói ra ý mình thì vẫn muốn nói và cũng biết rằng mình đang làm phiền lòng nhiều bạn diễn đàn, chỉ biết tạ tội mà thôi.
Thân.
 
Last edited:
Trong cuộc sống của dân chúng tất cả các Quốc gia trên Thế Giới, người ta đã đúc rút ra hai vấn đề không thể thiếu trong cuộc sống đó là : Dược Phẩm và Lương thực.
Có nghèo đói đến mấy ,khi ốm đâu, bệnh tật kể cả bán nhà đi để chữa bệnh, ai cũng phải bán. Chẳng ai chịu chờ chết cả, kể cả bệnh nan y , còn nước còn tát mà, đúng không các bác.
Hằng ngày ta vẫn phải ăn để duy trì cuộc sống. Giàu có thì ăn ngon còn nghèo túng thì ăn không được ngon lắm cứ cố nhét đầy bao tử là được. Như vậy lương thực càng không thể thiếu đúng không các bác.
Không biết hai Bác Thủy canh và bác anhmytran có hay về VN không ? Các bác đều khuyền mọi người đều trồng cây lương thực, cái này em cũng biết lắm nhưng các bác có biết là như G Đ Em tất cả lớn bé, già trẻ có 6 người mà có 2 sào Bắc bộ tức là tổng diện tích để làm nông nghiệp có vẻn vẹn 720 m2 mà chia ra thành 5 mảnh nhỏ chứ có phải dồn được vào 1 chỗ đâu, thử hỏi các bác liệu có đủ lương thực cho 6 người ăn hay không khi mà cấy hai vụ lúa và trồng một vụ màu. Ăn còn không đủ nói chi đến làm giầu. Em xem Ti vi thấy nói ở Mỹ, Canada, một nông dân sử dụng hàng trăm ha đất nông nghiệp để trồng trọt. Chứ ở VN muốn có đất rộng chỉ lên rừng thôi, mà đất rừng bây giờ Nhà nước cũng quản lý chặt lắm rồi. Nếu tính bình quân đầu người / 1 km2 ở MỸ mà so sánh với diện tích của VN thì dân số sống trên đất VN chỉ khoảng 6 triệu người, mà các bác biết không VN bây giờ có hơn 86 triệu rồi . Đất làm nhà ở, khu CN, đường GT đang ngày càng chiếm vào đất nông nghiệp rồi. Đất mỗi ngày một hẹp lấy gì mà trồng luơng thực mà nông sản VN còn mãi điệp khúc : được mùa thì mất giá , mà được giá vì mất mùa , các bác lạ gì.
Không có đất đai để trồng trọt thì bọn Em phải xoay sở để chăn nuôi, nuôi lợn , nuôi gà không hiệu quả thì bọn Em phải chuyển hướng sang nuôi hàng " độc" để phục vụ các đại gia giàu lên nhờ thu đất nông nghiệp của chúng Em với giá rẻ, rồi quy hoạch, rồi chia lô để bán với giá cắt cổ chứ. Chả lẽ không dám làm gì vì chỉ sợ thất bại thôi ạ. Nếu làm mà thất bại còn hơn là ngồi chờ để chết đói. Trên đây là thiển ý của Em, cũng có những nỗi lòng bức xúc vì xã hội. Có chỗ nào mạo phạm mong các bác bỏ quá cho Em.:1^::1^::1^::1^::1^::1^:
 
Last edited:
Tôi không khuyên trồng lương thực.
Tôi có khuynh hướng chăn nuôi, vì tôi không nhìn sự việc
với con mắt nhà nông, mà là với con mắt kinh doanh . Mắt
kinh doanh nhận định tình hình bằng thu nhập, bằng lời lãi.
*
Trong tình hình bây giờ ở ViệtNam, lương thực vẫn còn rẻ lắm,
nhưng thịt cá sữa trứng, nhất là thịt thì đắt quá, và đó là
dịp may cho nhà nông . Chúng ta có thể đổi lương thực ra thịt
để kiếm lời, hay nói cách khác là để có tiền công cao. Cụ thể
thì ta có thể nuôi những con vật cổ truyền là Bò, Lợn, và Gà .
Những con này đã bão hoà từ lâu, và trên khắp thế giới, chứ
không phải bây giờ, và ở ViệtNam . Vì vậy, nuôi những con này
chắc là vẫn bán được, tuy không giá cao . Nuôi những con này
thì ta kiếm đủ cơm ăn, và mới có khả năng mạo hiểm nuôi những
con không truyền thống, như ếch, ba ba, rắn, là những con đã
nhiều người nuôi thành công ở mọi miền . Sau đó, mới đến những
con khó khăn như Dúi, Nhím.
*
Nếu ai đó chắc chắn khả năng kỹ thuật của mình, lại có tài buôn
bán với nước ngoài, thì cứ dốc hết túi ra nuôi những loại đặc
sản này, chắc chắn lời to, bõ tài năng của mình . Những ai không
tự tin vào kỹ thuật, và chỉ biết bán cho người buôn đến tận nhà
tận xã mình thôi, thì không dại gì mà đầu tư vào chỉ 1 con vật
nuôi như thế . Nói riêng tôi, nếu tôi về ViệtNam kinh doanh,
mọi thứ đều cần tiền, nên vốn rất có hạn, không thể đầu tư ồ ạt
vào một con vật mình chưa từng nuôi bao giờ . Vì thế bài viết
trên của tôi nói đến cách tính toán kinh doanh của tôi là chăn
nuôi những con cổ truyền trên hết như Bò, Lợn, Gà, rồi một số
vốn nuôi ếch, cóc, hay rắn . Tôi cũng nuôi dế, và không bỏ nhiều
vốn vào nuôi dế, chỉ để làm vitamin cho gà, lợn, cóc, rắn thôi .
Tôi nhất định không dám nuôi Dúi hay Nhím . Kể cả Thỏ là con vật
tôi đã từng nuôi, tôi cũng không nuôi, vì tỷ lệ thịt và thức ăn
của nó không cao, kỹ thuật không dễ . À quên, tôi nhất định phải
nuôi cá, và trang trại phải ở gần sông chảy, như ở miền núi,
hay gần cửa biển để nước triều lên xuống thay nước ao cá cho tôi.
Cá, và ếch có thể chỉ là thức ăn cho rắn, là vật nuôi tôi nhắm
có thể học được đủ kỹ thuật chăn nuôi chúng .
*
Đó là cách suy nghĩ nặng về chắc chắn cẩn thận rụt rè, chỉ có đôi
chút mạo hiểm thôi. Đó cũng là cách suy nghĩ kinh doanh, không
phải thuần tuý nông nghiệp gói gọn trong luỹ tre xanh của làng .
Tôi nhớ những ngày còn ở ViệtNam, nuôi bò là ước mơ của tôi, nhưng
lúc ấy chính sách rất ngặt, buôn bán bò bị đi tù rất dễ, và lãi
cũng rất cao . Bây giờ nếu tôi về ViệtNam, bò là con vật tôi nhắm
nuôi trước nhất .
*
 

Không có đất đai để trồng trọt thì bọn Em phải xoay sở để chăn nuôi, nuôi lợn , nuôi gà không hiệu quả thì bọn Em phải chuyển hướng sang nuôi hàng " độc" để phục vụ các đại gia giàu lên nhờ thu đất nông nghiệp của chúng Em với giá rẻ, rồi quy hoạch, rồi chia lô để bán với giá cắt cổ chứ. Chả lẽ không dám làm gì vì chỉ sợ thất bại thôi ạ. Nếu làm mà thất bại còn hơn là ngồi chờ để chết đói. Trên đây là thiển ý của Em, cũng có những nỗi lòng bức xúc vì xã hội. Có chỗ nào mạo phạm mong các bác bỏ quá cho Em.:1^::1^::1^::1^::1^::1^:

Vâng! Vấn đề hiện nay là đất làm cây lương thực đã nhường cho các dự án làm khu công nghiệp và khu đô thị mới hết rồi! Nuôi con gì trồng cay gì trên mảnh vườn chưa dầy 100m2 mà có thu nhập đủ nuôi sống gia đình quả là môt câu hỏi lớn đối với bà con nông dân! Vì vậy bà con phải nghĩ đến chăn nuôi! Và nuôi những con gì trên diện tích bé nhỏ ấy! Có nhiều người lựa chọn nuôi nhím, chồn hương, kì đà, dế! Vì những con này không cần diện tích quá lớn và công chăm sóc cũng không cần nhiều!Họ lựa chọn những vật nuôi này cũng là một mong muốn chính đáng của họ : muốn thoát nghèo nhanh! Mong muốn đó không phải là tội, lỗi là họ chưa lường trước được nhiều vấn đề phát sinh như kĩ thuật chăm sóc, tìm đầu ra cho sản phẩm! Thay vì chúng ta trách họ chúng ta nên giúp họ am hiểu hơn về kĩ thuật nuôi và giúp họ tìm đầu ra cho những con này! Đó mới là điều chúng tôi - những người nông dân suốt ngày chỉ biết nuôi với trồng mong muốn và rất mong muốn!
Thân!
 
Một cách hay là lên miền rừng núi mà ở .
Ngày xưa những năm 1960s, Đảng và Nhà nước đã đưa người miền xuôi
lên miền núi . Bà con nói "mang con bỏ chợ" nhưng trên rừng núi
đâu có chợ? Hầu hết bà con bỏ về, lang thang kiếm sống trở lại
Hà Nội, Hưng Yên. Cũng có một số bà con nghèo quá, cắn răng ở lại,
vừa làm thuê kiếm sống, vừa phá rừng làm rẫy, bây giờ giàu có .
Tôi đang ở Mỹ, nếu có về ViệtNam, cũng lên rừng làm rẫy, chứ đâu
có định về Hà nội, Sài gon, là những nơi ông bà tôi đã từng ở?
*
Sau năm 1975, tôi có vào thăm bà con ở SaiGon, thì nghe một ông
xe lam bàn về chính sách khai hoang cúa nhà nước lúc ấy với những
gia đình "nguỵ" là: khai hoang phải là nhà giàu, chứ người nghèo
làm sao khai hoang được? Tôi hỏi ông ta, thì ông ta giải thích,
nghèo thì phải đi làm thuê mới có cơm ăn, làm sao trường vốn mà
đi khai hoang được? Ngẫm ra thì thấy đúng.
*
 
lên rừng ở!

Nhân tiện Bác nói lên rừng ở, Cháu thấy có mấy vấn đề cần nói vì cháu là thế hệ được đưa lên rừng sau 1975.
- Thiếu thốn đủ điều!:1^::1^::1^::1^::1^::1^::1^:/1 tuần....52 tuần/1 năm....30 năm/đời người....chỉ nói được như thế.(vì nói ra thì rất dài và không phù hợp đề tài)
- Hiện nay, Cháu sống ở tp HCM và tự nghĩ là mình phải cố gắng để cho con cái không phải như cha-ông của chúng.Bố cháu đang làm nông,cháu cũng tham gia chăn nuôi lẻ tẻ...tất cả cũng sống ổn(so với nông thôn Việt Nam!:D)
 
các bác bàn tán son xao quá ,theo em thấy hiện nay lương thực đang thiếu thốn nên việc trồng trọt hay chăn nuôi bất cứ thứ gì cũng có hiệu quả cả vấn để là đầu tư ít hay nhiều thôi !!!
 
Chào bác Thanhnhon77 mình muốn tìm hiểu về dúi. xin phép được liên hệ với bác.
Cảm ơn bác tương sinh. Làm gì cũng có cái rủi ro của nó. Ai làm gì thì cũng phải tính toán thiệt hơn và phải nhìn thấy hiệu quả mới dám đầu tư. Trong cuộc đời mỗi con người đề có cho mình những chí hướng riêng và trên đường đời cũng đều có cơ hội có thể thành công, quan trọng nhất là có dám nắm bắt cơ hội ấy mà vuơn lên không hay chỉ lo thất bại mà bỏ phí mất cơ hội.
Chắc các bác đều biết khoảng 1 năm nay giá NHím giống không ngừng tăng. Mặc dù đầu ra còn nhiều trắc trở, vốn đầu tư lớn mà nhu cầu vẫn cao hơn các nguồn cung, tại sao thế? Bởi vì mọi người đều nhìn thấy những cái ưu điểm của con Nhím nên đều đầu tư ồ ạt vào nuôi Nhím. Tôi cũng không ủng hộ kiểu làm ăn chụp giật. Nhưng tôi lấy ví dụ về con Nhím để các bác thấy đấy là một cơ hội, có người thấy đắt không dám làm nhưng nhiều người đầu tư lớn lại thành công lớn.
Tại sao tôi lại chỉ nói về Dúi giống ? Vì phải có giống thì mới có Dúi thịt chứ. Bây giờ Dúi giống còn không đủ cung cấp, nói gì đến Dúi thịt,. Bao giờ giá Dúi giống ổn định, lúc đó lại bàn tiếp đến Dúi thịt cũng chưa muộn vì thịt Dúi ngon lắm, nó lại nhỏ, rất vừa bữa cho 2- 3 người ăn. Chỉ sợ không có Dúi thịt thôi, chứ có bao nhiêu cũng tiêu thụ được hết các bác ạ
 
chào anh xinloitinhyeu541. cho em tham gia góp ý kiến với nhé. theo em nghĩ thì khi chuyển sang nuôi vật nuôi mới thì mình nên nghĩ đến phương án an toàn, ít rủi ro (hi hi có lẽ là tại vì em không có gan làm giàu như mọi ngươi), nhất là khi mình chưa có kinh nghiệm thực tiễn về vật nuôi mới này và đã từng gặp rủi ro khi nuôi những vật nuôi trước (cảnh báo là sẽ có rủi ro ở những lần nuôi tiếp theo... hii). em thấy nuôi thỏ vốn đầu tư ban đầu ít, con thỏ lại dễ nuôi và ít bênh tật, lợi nhuận cũng kha khá, nếu thất bại thì thiệt hại không đáng kể (tại số anh nó lận đận đó), ngoài ra anh cũng có thể kết hợp nuôi trùn quế từ phân thỏ... nếu có suy nghĩ về ý kiến của em thì hãy đọc topic của bác nguyenhungdung nhé. chúc anh thành công với dự định mới của mình!
 
xin anh Phonglanrung huong dẫn cụ thể cách nuôi trùng quế = phân thỏ em dang tìm hiểu vụ này mấy tháng trời nay chưa ra nè. xin anh hướng da74n cụ thể dùm .thanks
 
xin anh Phonglanrung huong dẫn cụ thể cách nuôi trùng quế = phân thỏ em dang tìm hiểu vụ này mấy tháng trời nay chưa ra nè. xin anh hướng da74n cụ thể dùm .thanks

chào anh! nếu chưa ra thì anh cứ tiếp tục tìm hiểu đi (rồi sẽ ra mà :D ), khi nào ra rồi thì anh c­ứ nuôi như bình thường, chỉ có điều thức ăn cho trùn được sử dụng từ phân thỏ thôi. hii... anh có thể nhờ mọi người trên diễn đàn tư vấn thêm nha. em chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi trùn quế, chỉ nói dựa trên lý thuyết thôi à (xấu hổ quá :wub: )
 
Dạo này bon chen tìm hiểu về con trùn quế, thấy con này ở Bình Định bán giống rất chạy.
Vừa tận dụng nguồn thức ăn là phân bò sẵn có vừa cung cấp thêm thức ăn giàu đạm cho gà và vịt ở nhà vừa có thêm phân chất lượng cao bón cho cây cảnh! Nếu nuôi tầm 30m2 và nuôi thêm vài trăm con gà thả vườn + vài chục con vịt xiêm thì có vẻ khả quan đây?
 
Phân thỏ có nhiều khí amoniac rất có hại cho trùn quế, vì vậy khi làm chuồng thỏ phải nghiên cứu thiết kế chuồng sao cho khi rửa quét chuổng rửa bớt nước tiểu của thỏ đi (hố phân thỏ làm bằng lưới ).
 
Bạn cần tìm con vật dễ nuôi, năng suất cao, thị trường đang ưa chuộng? Có đó bạn: CON NHÍM!
- Dễ nuôi: Không có con gì dễ nuôi như con nhím;
- Năng suất cao: HIện nay, khó có con vật nào lời nhiều như con nhím;
- Thị trường đang ưa chuộng: Chắc chắn rồi, nhím hiện đang rất hút hàng. Song, về lâu về dài thì khó ai có thể đoán được chuyện gì sẽ xảy ra. Các cụ vẫn thường nói " có phước làm quan, có gan làm giàu" mà.
18/02/2011 Lúc đó ai mà nghe lời ông này lấy sổ đỏ vay ngân hàng nuôi nhím là ra đường ở rồi. Hôm nay là 11/07/2012
 


Back
Top