Đưa 1.000 kỹ sư trẻ về làm giám đốc HTX nông nghiệp

Sáng nay, MTTQ VN cùng Liên minh Hợp tác xã (HTX) VN tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng về đẩy mạnh triển khai thi luật HTX.


Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân

Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, chưa bao giờ thời cơ và áp lực cạnh tranh với nền kinh tế lớn như hiện nay và thực sự đang chi phối mạnh mẽ đến cuộc sống của hơn 60% dân số VN, những người làm nông nghiệp và liên quan đến nông nghiệp

Ông cũng cảnh báo ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán đang làm cho sản xuất nông nghiệp dễ bị tổn thương. Vì vậy cần tái cơ cấu, nâng cao sức cạnh tranh của nền nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Trong đó, hai con đường chủ yếu là hiện thực hóa liên kết của người sản xuất đơn lẻ thông qua liên kết mô hình hợp tác xã và liên kết doanh nghiệp.

“Nếu nông dân không đi theo 2 trục này sẽ không đủ sức đương đầu và những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước không thể đến với nhân dân”, Chủ tịch MTTQ lưu ý.

Theo ông, việc thực hiện mô hình kinh tế tập thể liên kết đã được nhắc đến mấy chục năm, đã đến lúc phải thay đổi về chất trong quản lý nhà nước, liên kết và hành động.

Xóa bỏ nhận thức cố hữu về HTX

Phó chủ tịch MTTQ VN Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, sau 1 năm thực hiện chỉ thị 19 đã từng bước làm thay đổi nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước. Kinh tế tập thể đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét cả về số lượng và chất lượng, có những đóng góp quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh, chính trị trật tự xã hội.

Tuy nhiên, kết quả xây dựng mô hình HTX, liên kết sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thời kỳ hội nhập. Nguyên nhân là do đa phần các thành viên HTX là người lớn tuổi nên khả năng tiếp cận thị trường còn chậm; thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho HTX do đó chưa tạo được động lực ưu tiên phát triển kinh tế hợp tác.

Đặc biệt việc quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, HTX còn manh mún phân tán tách rời từ TƯ đến địa phương.


Phó Ban Kinh tế TƯ Ngô Đông Hải

Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ Ngô Đông Hải cũng nhìn nhận hoạt động của HTX đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Các mô hình HTX kiểu cũ chưa có chuyển biến trong hoạt động, suy nghĩ.

Vì vậy cần tập trung tuyên truyền xóa bỏ định kiến từ cấp ủy chính quyền địa phương về HTX kiểu cũ để thấy được nếu tham gia HTX kiểu mới sẽ mang lại lợi ích thế nào. Nếu không làm rõ điều này khó thu hút người dân tham gia vào các HTX kiểu mới.

“Cần từ bỏ nhận thức suy nghĩ cố hữu HTX như là một tổ chức cứng trong hệ thống chính trị”, Phó Ban Kinh tế TƯ nhấn mạnh.

Theo ông Hải, cần cơ chế chủ trương, hành lang pháp lý tạo sân chơi cho HTX tham gia vào thị trường. Ông cũng đề nghị có cơ chế đặc thù giải quyết các HTX kiểu cũ về vấn đề con người, tài sản, vay vốn, giải quyết nợ đọng để có cơ sở chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới.


Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát

Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cũng cho rằng, phải làm rõ mô hình HTX kiểu mới để có chính sách cụ thể. Từ đó phân định rõ trách nhiệm để cả hệ thống chính trị vào cuộc phát triển khu vực kinh tế hợp tác và coi đây là trụ cột để tái cơ cấu nông nghiệp.

Trong đó, tập trung xây dựng chuỗi chuyên ngành về chăn nuôi, trồng trọt, nghề rừng, thủy lợi… Đặc biệt cần xây dựng các mô hình theo chuỗi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nông dân yếu thế 'toàn thân'

Chủ tịch Liên minh HTX VN Võ Kim Cự cảnh báo: “Sản xuất nông nghiệp nếu không liên kết, tiếp tục để mô hình nhỏ, lẻ, manh mún khó có thể tồn tại”.


Chủ tịch Liên minh HTX VN Võ Kim Cự

Ông Cự cho biết 30 triệu nông dân hiện nay là yếu thế “toàn thân” từ năng lực, khoa học, công nghệ, nguồn lực, tài chính…. Vì vậy phải liên kết lại xây dựng chuỗi giá trị bền vững.

Trước mắt tập trung xây dựng các mô hình thí điểm HTX, liên hiệp HTX cung ứng thực phẩm an toàn, ưu tiên trọng điểm tại các khu đô thị lớn vùng đông dân cư.

Trong đó, cần có sự kết nối từ nơi sản xuất đến bảo quản, thu mua, tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo thực phẩm được an toàn trong tình hình thực phẩm bẩn đang hoành hành, mạo danh HTX trà trộn vào thị trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

Liên minh HTX sẽ triển khai xây dựng mô hình HTX trong vòng 2 năm ở 8 khu vực Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời triển khai chương trình đưa 1.000 kỹ sư trẻ về làm giám đốc HTX nông nghiệp trong thời gian thí điểm 5 năm.

Thu Hằng - Ảnh: Hoàng Long
Tin bài: VNN


 


Tôi đang mơ về những ngôi làng như thế này đây. Đây có phải là mô hình HTX mơ ước của chúng ta chăng?
Làng thần kỳ Nhật Bản: Từ nghèo nhất nước tới thu nhập bình quân hơn 200.000 USD/năm nhờ trồng xà lách

Từng là ngôi làng nghèo nhất Nhật Bản thập niên 60, 70 của thế kỷ 20, hiện tại nhờ trồng xà lách, Kawakami được gọi là "làng thần kỳ" bởi những đổi thay mà loại rau này mang lại cho người dân nơi đây
p2-farmers-a-20140309-870x601-1465185356000.jpg


Có một ngôi làng nhỏ bé nằm ở tỉnh Nagano của Nhật Bản mang tên Kawakami - đất đai cằn cỗi, nằm sâu trong vách núi, xa đường lớn, dân số khoảng 3.960 người và là làng nghèo nhất nước Nhật vào thập niên 60 – 70 của thế kỷ 20.

Tuy nhiên, năm 2014, tuần san nổi tiếng của Nhật Bản là Shukan Gendai đã dành hẳn 3 trang giấy đề nói về sự “thần kỳ” của ngôi làng này. Dĩ nhiên có rất nhiều lý do để tờ Shukan Gendai làm như vậy.

Đầu tiên: Hiện tại Kawakami là ngôi làng giàu có nhất Nhật Bản. Thu nhập bình quân hàng năm của các hộ dân ở đây là 25 triệu yên (tương đương hơn 200.000 USD).

Bạn có thể tin được không, 25 triệu yên? Vậy thu nhập này tới từ đâu, chủ yếu là nhờ trồng… rau xà lách.

Thứ 2: Kawakami là một trong những nơi có người dân khỏe mạnh và tuổi thọ cao nhất của Nhật Bản.

Thứ 3: Những người trẻ tuổi tại Kawakami không đổ xô tới những thành phố lớn mà đa phần họ ở lại quê hương và phát triển tương lai ở đây.

Cho tới giờ, làng Kawakami đã trở thành biểu tượng cho tiềm năng nông nghiệp Nhật Bản. Vậy điều gì đã tạo nên sự "thần kỳ" của Kawakami?

Khát vọng đổi đời

Mayor Tadahiko Fujiwara, 76 tuổi một người dân của ngôi làng Kawakami đồng thời là tác giả cuốn sách có tựa để “Farm Village with a ¥25 Million Average Income” (Ngôi làng có thu nhập bình quân hàng năm 25 triệu yên) vẫn còn nhớ rõ thời điểm cả dân làng chìm trong cảnh nghèo khổ.

Bước ngoặt đổi đời của nông dân Kawakimi tới vào trước thời điểm chiến tranh với Mỹ nổ ra. Người Mỹ muốn ăn xà lách và họ nhận ra khí hậu khô, lạnh của Kawakami là môi trường hoàn hảo để trồng loại rau này. Sau khi người Mỹ rời đi, khẩu vị người Nhật cũng dần bị “tây hóa” và họ trở nên ưa thích loại rau này bởi nó có lợi cho sức khỏe và rất ngon.

Nhận thấy nhu cầu cao, năm 1980, một vị trưởng làng đã đứng lên kêu gọi người dân canh tác rau theo tiêu chuẩn chung của làng, những người vi phạm sẽ bị cấm sản xuất. Làng có hẳn một kênh truyền hình để thông tin về thị trường hàng ngày và thông qua hướng dẫn của kênh truyền hình này, kỹ thuật canh tác đảm bảo 100 hộ như một. Rau của làng Kawakami sản xuất ra có thể ăn tươi ngay tại vườn.

lang-than-ky-nhat-ban-tu-ngheo-nhat-nuoc-toi-thu-nhap-binh-quan-hon-200000-usdnam-nho-trong-xa-lach.jpg


Một góc cánh đồng trồng rau tại Kawakami

Ngoài việc áp dụng nghiêm ngặt những kỹ thuật cao vào canh tác, nếu có dịp tới thăm Kawakami, bạn sẽ phải thốt lên kinh ngạc khi chứng kiến những người cao tuổi trong làng vẫn hăng hái làm việc trên các cánh đồng rau.

Theo thống kê, nông dân tại Kawakami có khoảng 10% trong độ tuổi 30 còn 20% khoảng 40 tuổi so với mức trung bình của cả nước lần lượt là 3,2% và 5%.

Tuy nhiên điều đáng nói là 63% người dân địa phương trên 65 tuổi vẫn làm việc và không hề bất ngờ khi chứng kiến những người đã 70 – 80 tuổi vẫn làm việc chăm chỉ, đặc biệt là vào mùa hè.

Các công việc của nông dân Kawakami bao gồm – thu hoạch, vận chuyển, trồng cấy thường diễn ra trong 4 tháng (tháng 6 đến tháng 10), 8 tháng còn lại do nhiệt độ xuống quá thấp (dưới 20 độ C) nên không thể canh tác được.

Một ngày làm việc lúc mùa vụ của nông dân Kawakami thường bắt đầu vào lúc 2 giờ sáng dưới sự trợ giúp của ánh đèn pha. Họ trở về nhà lúc 5 giờ chiều, tắm rửa, ăn tối và đi ngủ.

Dù thời gian canh tác ít là vậy nhưng năng suất cao nên người dân Kawakami có thu nhập đáng ngưỡng mộ. Riêng năm 2014, Kawakami đã cung cấp ra thị trường trong nước được 60.000 tấn rau xà lách, thu về 16 tỉ yên.

Thống kê cho thấy thu nhập bình quân hàng năm của các hộ dân ở Kawakami đạt 25 triệu yen (tương đương hơn 200.000 USD), đưa Kawakami trở thành ngôi làng giàu có nhất Nhật Bản thời điểm hiện tại.

Đến mùa đông khi không phải canh tác, một vài người trong làng chọn cách bay tới Hawaii hoặc Thái Lan để nghỉ dưỡng một số khác không để sự giàu có biến mình trở nên lười biếng, họ tới các resort và nhà máy gần đó để làm thêm.

Mang làng thần kỳ tới Việt Nam

Dựa trên mô hình “làng thần kỳ” Kawakami, ông Hironosi Tsuchiya đã bắt ta hợp tác hiện thực hóa mô hình này tại thôn Đạ Nghịt, Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng trên diện tích 13 ha.

Hiện tại sản phẩm xà lách của liên doanh này được xuất khẩu qua Nhật để phục vụ trước tiên cho nhu cầu tiêu dùng của người dân làng Kawakami trong các tháng không thể canh tác được do thời tiết giá lạnh.

Mục tiêu lớn hơn của họ là sản phẩm này sẽ được phân phối vào hàng chục ngàn siêu thị và cửa hàng tiện lợi của người Nhật ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
 


Làm được sao? Bạn làm chưa chia sẻ cho anh em ít kinh nghệm.
Mình thấy là đếch làm được. Một khi bạn là HTX luật mới TT03/BKH -năm 2014 gọi là Giám đốc HTX. Vác cái mác này mà đi liên hệ giao dịch công việc thì thôi rồi Lượm ơi! 10 người nông dân có đất muốn dồn lại làm cái bìa đỏ đứng tên HTX ư? Địa chính xã, cán bộ trích đo, cán bộ đăng ký quyền sử dụng đất.....---> Bìa đỏ! Ôm được cái bìa thì mừng rồi. chuyển nó ra ngân hàng vay vốn, lại một vòng nữa cũng qua mấy chỗ lòng vòng (bước này dễ thở hơn bước trước). Tóm lại thì phải mất 9 tháng vòng vòng thì mới đến vốn! chậm chạp quá! mất hết cơ hội. Thôi kệ bạn cứ làm, từ ngày bạn lên HTX --> CLB doanh nghiệp địa phương mời bạn dự họp, tổ chức xã hội đến nhà xin ủng hộ, bọn bán sách ngày nào nó cũng gọi, bạn có đăng ký kinh doanh sản xuất tất nhiên là quản lý nhà nước sẽ kiểm tra, bạn có đăng ký thuế tất nhiên thuế sẽ kiểm tra, bạn có sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường tất nhiên Quản lý thị trường sẽ kiểm tra, sản phẩm của bạn là nông nghiệp tất nhiên sẽ có Vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra, bạn là đơn vị kinh tế tư nhân tất nhiên Công an kinh tế sẽ kiểm tra. Híc, bạn nói bạn làm đúng sợ gì! ừ, thôi em về chiều mưa....
không phải vậy đâu!
HTX kiểu mới không phải là nông dân phải góp đất vào cho HTX và HTX đứng tên, mà là nông dân SX theo kế hoạch của HTX. còn việc trưng dụng đất thì có thể là thuê ( đây là hình thức phổ biến hiện nay), việc sx theo kế hoạch là để dể hơn trong quản lý, và kinh doanh của HTX và có thể đăng ký các tiêu chuẩn để bán cho các đơn vị tổ chức khác......
còn cơ hội thì mình thấy không khi nào mất cả, nếu nói mất vài tháng là mất cơ hội vậy thì con cháu chúng ta lấy đâu ra tương lai để phát triển, chúng ta vẫn hay nghe và hay dạy con cháu là:" có hội luôn ở phía trước" đó sao.
những việc mà cơ quan kiểm tra là bình thường thôi. nếu bạn làm ăn đàng hoàng thì không sợ bị kiểm tra đâu. nhưng các cơ quan muốn kiểm tra thì cũng phải có kế hoạch có nội dung chứ kiểm tra bậy bạ doanh nghiệp kiện cho mà về vườn luôn đó.
theo cách nghĩ của bạn rất giống với tư tưởng mà trung quốc đang áp dụng với chúng ta. cái gì hôm nay được giá thì cứ bán và cứ SX đi cơ hội đến rồi đó. và không nhìn xa hơn 5 năm, 10 năm hay xa hơn nữa coi.
bạn có biết có những HTX không có lấy 1 tấc đất nào không, nhưng vẫn hoạt động cực kỳ hiệu quả đó.
thân chào
 
không phải vậy đâu!
HTX kiểu mới không phải là nông dân phải góp đất vào cho HTX và HTX đứng tên, mà là nông dân SX theo kế hoạch của HTX. còn việc trưng dụng đất thì có thể là thuê ( đây là hình thức phổ biến hiện nay), việc sx theo kế hoạch là để dể hơn trong quản lý, và kinh doanh của HTX và có thể đăng ký các tiêu chuẩn để bán cho các đơn vị tổ chức khác......
còn cơ hội thì mình thấy không khi nào mất cả, nếu nói mất vài tháng là mất cơ hội vậy thì con cháu chúng ta lấy đâu ra tương lai để phát triển, chúng ta vẫn hay nghe và hay dạy con cháu là:" có hội luôn ở phía trước" đó sao.
những việc mà cơ quan kiểm tra là bình thường thôi. nếu bạn làm ăn đàng hoàng thì không sợ bị kiểm tra đâu. nhưng các cơ quan muốn kiểm tra thì cũng phải có kế hoạch có nội dung chứ kiểm tra bậy bạ doanh nghiệp kiện cho mà về vườn luôn đó.
theo cách nghĩ của bạn rất giống với tư tưởng mà trung quốc đang áp dụng với chúng ta. cái gì hôm nay được giá thì cứ bán và cứ SX đi cơ hội đến rồi đó. và không nhìn xa hơn 5 năm, 10 năm hay xa hơn nữa coi.
bạn có biết có những HTX không có lấy 1 tấc đất nào không, nhưng vẫn hoạt động cực kỳ hiệu quả đó.
thân chào
Đưa ra kế hoạch tầm bậy .. thế là nông dân đi hái lá ngón nấu canh luôn à ... Có cái HTX nông nghiệp nào hoạt động hiệu quả giới thiệu xem nào .. hay là lên ti vi, báo vài bữa thì lặn mất tiêu.
 
Đưa ra kế hoạch tầm bậy .. thế là nông dân đi hái lá ngón nấu canh luôn à ... Có cái HTX nông nghiệp nào hoạt động hiệu quả giới thiệu xem nào .. hay là lên ti vi, báo vài bữa thì lặn mất tiêu.
nếu bạn muốn thì liên lạc mình dẫn đi cho
tại tiền giang có HTX hoạt động từ năm 1978 đến nay có khoảng 1100 thành viên và hoạt động rất tốt, hay ở đồng tháp có HTX tân cường hoạt động từ năm 2002 và hiện nay vốn điều lệ lên tới 40 tỉ đây là 2 mô hình mình đã đi và thấy thực tế và mình tin chắc còn nhiều cái như vậy nữa. nếu bạn có ý học tập để phát triển thì liên lạc mình dẫn đi nha. chứ kiến thức theo kiểu ếch ngồi đáy giếng khoan mà nói ra là người ta cười chết đó.
còn kế hoạch của HTX là do các thành viên tự ngồi lại bạn bạc và soạn ra chứ nhà nước không có ý kiến trong việc đó nên việc hái lá gì là do nông dân tự chọn,
 
nếu bạn muốn thì liên lạc mình dẫn đi cho
tại tiền giang có HTX hoạt động từ năm 1978 đến nay có khoảng 1100 thành viên và hoạt động rất tốt, hay ở đồng tháp có HTX tân cường hoạt động từ năm 2002 và hiện nay vốn điều lệ lên tới 40 tỉ đây là 2 mô hình mình đã đi và thấy thực tế và mình tin chắc còn nhiều cái như vậy nữa. nếu bạn có ý học tập để phát triển thì liên lạc mình dẫn đi nha. chứ kiến thức theo kiểu ếch ngồi đáy giếng khoan mà nói ra là người ta cười chết đó.
còn kế hoạch của HTX là do các thành viên tự ngồi lại bạn bạc và soạn ra chứ nhà nước không có ý kiến trong việc đó nên việc hái lá gì là do nông dân tự chọn,
Ôi giời .. đảm bảo với thím là mấy cái HTX mà hoạt động tốt ấy ... chỉ là dạng đầu mối đại lý nhận hàng từ người nông dân mà thôi .. Mà như thế khi mà các sản phẩm của người khác cạnh tranh giảm giá .. thì mấy cái HTX ấy chả có ích gì nhé .. HTX là hình thức kinh tế mà thế giới nó dẹp bỏ dần rồi .. nên xóa bỏ nó càng sớm càng tốt.
Cho ví dụ thì đưa ra sản phẩm của HTX xem nào
 
nếu bạn muốn thì liên lạc mình dẫn đi cho
tại tiền giang có HTX hoạt động từ năm 1978 đến nay có khoảng 1100 thành viên và hoạt động rất tốt, hay ở đồng tháp có HTX tân cường hoạt động từ năm 2002 và hiện nay vốn điều lệ lên tới 40 tỉ đây là 2 mô hình mình đã đi và thấy thực tế và mình tin chắc còn nhiều cái như vậy nữa. nếu bạn có ý học tập để phát triển thì liên lạc mình dẫn đi nha. chứ kiến thức theo kiểu ếch ngồi đáy giếng khoan mà nói ra là người ta cười chết đó.
còn kế hoạch của HTX là do các thành viên tự ngồi lại bạn bạc và soạn ra chứ nhà nước không có ý kiến trong việc đó nên việc hái lá gì là do nông dân tự chọn,
Anh ơi. Em đẻ ra từ cái hợp tác xã đươc Hồ Chủ Tịch tặng máy cày. Hợp tác xã...có mấy nghìn xã viên á. Thôi, chuyện chính trị, em nhận là em vẫn chỉ đang ngồi trông đáy giếng
 
chỉ khi nào htx được tự chủ hoàn toàn mới có thể phát triển chứ cứ dính vào mấy ông nhà nước suốt ngày mang chủ trương đường lối này nọ nghe giọng sặc mùi chính trị chỉ chém gió cho xong chứ ko thể thành công, nông dân chỗ tôi chẳng ai tin mấy ông nhà nước, nó không đến phá rối xin tiền là may rồi, tốt nhất là nhà ai thì lo mà giữ lấy tự vận động để tồn tại chứ chờ mấy ông đến tết Congo. Nhỏ mà có võ nhỏ cũng có cách để mà cạnh tranh chứ cứ gì đao to búa lớn
 

Ôi giời .. đảm bảo với thím là mấy cái HTX mà hoạt động tốt ấy ... chỉ là dạng đầu mối đại lý nhận hàng từ người nông dân mà thôi .. Mà như thế khi mà các sản phẩm của người khác cạnh tranh giảm giá .. thì mấy cái HTX ấy chả có ích gì nhé .. HTX là hình thức kinh tế mà thế giới nó dẹp bỏ dần rồi .. nên xóa bỏ nó càng sớm càng tốt.
Cho ví dụ thì đưa ra sản phẩm của HTX xem nào
Bác chém như đúng rồi ý! Bác kể tên xem những nước nào trên thế giới dẹp bỏ dần? Hay chỉ có các nước có mô hình "thiên đường" như nước mình. Ở các nước "giãy chết" HTX của họ vẫn phát triển đó thôi.
theo mình nghĩ nên đưa những người có học vấn về các vấn đề cần thiết của HTX về hỗ trợ cho HTX nếu HTX cần ( KS nông nghiệp, cử nhân kinh tế, KS cơ khí,....), chứ không nên đưa người về làm giám đốc HTX như tiêu đề của bài
Em thì nghĩ đó là việc riêng của HTX, họ sử dụng nhân lực như thế nào là quyền của họ vì họ phải trả lương. Họ có thể thuê người có trình độ cao hơn như bác đề xuất (Thạc sỹ, tiến sỹ) hoặc dùng người có trình độ dưới Đại học... cái này do đòi hỏi của công việc mà hợp tác xã và chủ yếu do các xã viên quyết định. Được việc thì thuê, không được việc thì cắt. Hiệu quả làm việc thực tế sẽ quyết định.

Đã qua lâu lắm rồi cái thời nhìn bằng cấp đánh giá năng lực làm việc.
 
Bác chém như đúng rồi ý! Bác kể tên xem những nước nào trên thế giới dẹp bỏ dần? Hay chỉ có các nước có mô hình "thiên đường" như nước mình. Ở các nước "giãy chết" HTX của họ vẫn phát triển đó thôi.

Em thì nghĩ đó là việc riêng của HTX, họ sử dụng nhân lực như thế nào là quyền của họ vì họ phải trả lương. Họ có thể thuê người có trình độ cao hơn như bác đề xuất (Thạc sỹ, tiến sỹ) hoặc dùng người có trình độ dưới Đại học... cái này do đòi hỏi của công việc mà hợp tác xã và chủ yếu do các xã viên quyết định. Được việc thì thuê, không được việc thì cắt. Hiệu quả làm việc thực tế sẽ quyết định.

Đã qua lâu lắm rồi cái thời nhìn bằng cấp đánh giá năng lực làm việc.
htx chủ yếu là nông dân tự quản thì việc quyết định thuê mướn nhân sự cũng gặp không ít khó khăn.
theo mình biết thì chương trình này nhà nước sẽ hỗ trợ trả lương bước đầu, nếu người đó làm được việc cho HTX thì sẽ tiếp tục trả lương, còn không hiệu quả thì cho nó nghỉ. mình cảm thấy đây cũng là một chính sách khá tốt đó,
 
Bác chém như đúng rồi ý! Bác kể tên xem những nước nào trên thế giới dẹp bỏ dần? Hay chỉ có các nước có mô hình "thiên đường" như nước mình. Ở các nước "giãy chết" HTX của họ vẫn phát triển đó thôi.
Cũng hay xem các chương trình phát triển nông nghiệp của nước ngoài .. chưa nghe họ nhắc đến cái hợp tác xã nào cả. Chỉ thấy ở nước người ta có nông trang, công ty và hội nghề nghiệp. Thím có tài liệu nào giới thiệu về các hợp tác xã ở Mỹ và EU không cho xem tý để mở mang kiến thức quản trị của các nước hiện đại với.
 
Cũng hay xem các chương trình phát triển nông nghiệp của nước ngoài .. chưa nghe họ nhắc đến cái hợp tác xã nào cả. Chỉ thấy ở nước người ta có nông trang, công ty và hội nghề nghiệp. Thím có tài liệu nào giới thiệu về các hợp tác xã ở Mỹ và EU không cho xem tý để mở mang kiến thức quản trị của các nước hiện đại với.
http://www.vca.org.vn/hop-tac-xa/ki...a-hop-tac-xa-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi.html

Nó sẽ hơi khác với cái nhìn của bác 1 tý. Quy mô nó không khiêm tốn đâu bác ạ. Còn mấy nhiều cái nữa nhưng em quên mất link. Bác cứ gõ google là nó ra ý mà
htx chủ yếu là nông dân tự quản thì việc quyết định thuê mướn nhân sự cũng gặp không ít khó khăn.
theo mình biết thì chương trình này nhà nước sẽ hỗ trợ trả lương bước đầu, nếu người đó làm được việc cho HTX thì sẽ tiếp tục trả lương, còn không hiệu quả thì cho nó nghỉ. mình cảm thấy đây cũng là một chính sách khá tốt đó,
Ngành nghề của HTX nó có phải chỉ riêng trong nông nghiệp đâu bác? Tỷ trong HTX hoạt động nông nghiệp đâu có lớn trong tổng số. Còn cá nhân em nếu là một xã viên em sẽ không bỏ phiếu thuận cho ứng cử viên Giám đốc HTX vì vài chục triệu tiền lương HTX không phải trả. Nói thẳng công việc nội bộ của mình mà thằng khác đưa người vào là không chấp nhận
http://www.vca.org.vn/tin-vca/diem-...000-ky-su-tre-ve-lam-giam-doc-hop-tac-xa.html
Quả thật báo chí chính thống mà đưa tin thất thiệt! Đúng là báo lá cải!!!!
 
Tôi thì lại vừa xem 1 clip về nông nghiệp Nhật. Ở nước họ gần như toàn bộ nông dân là làm việc trong HTX. Nông dân sẽ bầu ra ban quản trị. BQT đi thuê quản lý. HTX sẽ lên kế hoạch cho từng hộ để SX sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, chất lượng thế nào... Từ đầu vào là vật tư (giống, phân bón...) HTX tìm nhà cung cấp nên không có chuyện bị phân bón giả hay giống đểu như ở ta, đến HTX lo đầu ra. HTX có thể có các cửa hàng bán nông sản do xã viên làm ra, HTX cũng có thể tìm nhà tiêu thụ.... nên cũng không có chuyện được mùa rớt giá như ở ta. Chính vì HTX hoạt động hiệu quả nên thu nhập của người nông dân cũng cao không thua kém gì thu nhập ở những lĩnh vực khác. Người nông dân có thể gắn bó cả đời với HTX. Ở những lĩnh vực khác 60 tuổi là phải nghỉ hưu, nhưng nông dân Nhật không khó gặp 1 ông lão 70 tuổi vẫn lái máy cày, máy cấy hay một bà lão 80 vẫn là nhân viên bán hàng cho cửa hàng của HTX.
Tôi cho rằng sản xuất nông nghiệp ở hộ gia đình vẫn cần phải có HTX vì đơn giản chỉ là nhiều cái đầu tính toán sẽ tốt hơn 1 cái đầu. Chỉ có vấn đề là....cái đầu chúng ta đang có vấn đề. Cái luật HTX mới kia có thể đem đến hy vọng cho nhiều nông dân thì cái đề án đưa 1000 kỹ sư về làm giám đốc HTX thì lại có vấn đề
 
Last edited:
Trước một số thông tin về việc sẽ đưa 1.000 kỹ sư trẻ về làm giám đốc hợp tác xã nông nghiệp, ngày 7/6, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chính thức bác bỏ thông tin trên và khẳng định, người đứng đầu hợp tác xã phải là tự nguyện và được các thành viên trong hợp tác xã bầu chọn chứ không phải chỉ định.
Nguồn : http://www.vca.org.vn/tin-vca/diem-...000-ky-su-tre-ve-lam-giam-doc-hop-tac-xa.html

Em nghĩ một trang báo lớn như VNN mà cũng đăng tin đồn thất thiệt thì bó tay! Mà cũng chẳng thấy cơ quan chức năng sờ gáy vì vụ việc này nữa. Đạo đức nghề nghiệp chắc bị chó tha mất rồi!
 
Làm được sao? Bạn làm chưa chia sẻ cho anh em ít kinh nghệm.
Mình thấy là đếch làm được. Một khi bạn là HTX luật mới TT03/BKH -năm 2014 gọi là Giám đốc HTX. Vác cái mác này mà đi liên hệ giao dịch công việc thì thôi rồi Lượm ơi! 10 người nông dân có đất muốn dồn lại làm cái bìa đỏ đứng tên HTX ư? Địa chính xã, cán bộ trích đo, cán bộ đăng ký quyền sử dụng đất.....---> Bìa đỏ! Ôm được cái bìa thì mừng rồi. chuyển nó ra ngân hàng vay vốn, lại một vòng nữa cũng qua mấy chỗ lòng vòng (bước này dễ thở hơn bước trước). Tóm lại thì phải mất 9 tháng vòng vòng thì mới đến vốn! chậm chạp quá! mất hết cơ hội. Thôi kệ bạn cứ làm, từ ngày bạn lên HTX --> CLB doanh nghiệp địa phương mời bạn dự họp, tổ chức xã hội đến nhà xin ủng hộ, bọn bán sách ngày nào nó cũng gọi, bạn có đăng ký kinh doanh sản xuất tất nhiên là quản lý nhà nước sẽ kiểm tra, bạn có đăng ký thuế tất nhiên thuế sẽ kiểm tra, bạn có sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường tất nhiên Quản lý thị trường sẽ kiểm tra, sản phẩm của bạn là nông nghiệp tất nhiên sẽ có Vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra, bạn là đơn vị kinh tế tư nhân tất nhiên Công an kinh tế sẽ kiểm tra. Híc, bạn nói bạn làm đúng sợ gì! ừ, thôi em về chiều mưa....
Đọc bài viết của bạn mà thấy mở mang ra được nhiều thứ quá!
 
Làm được sao? Bạn làm chưa chia sẻ cho anh em ít kinh nghệm.
Mình thấy là đếch làm được. Một khi bạn là HTX luật mới TT03/BKH -năm 2014 gọi là Giám đốc HTX. Vác cái mác này mà đi liên hệ giao dịch công việc thì thôi rồi Lượm ơi! 10 người nông dân có đất muốn dồn lại làm cái bìa đỏ đứng tên HTX ư? Địa chính xã, cán bộ trích đo, cán bộ đăng ký quyền sử dụng đất.....---> Bìa đỏ! Ôm được cái bìa thì mừng rồi. chuyển nó ra ngân hàng vay vốn, lại một vòng nữa cũng qua mấy chỗ lòng vòng (bước này dễ thở hơn bước trước). Tóm lại thì phải mất 9 tháng vòng vòng thì mới đến vốn! chậm chạp quá! mất hết cơ hội. Thôi kệ bạn cứ làm, từ ngày bạn lên HTX --> CLB doanh nghiệp địa phương mời bạn dự họp, tổ chức xã hội đến nhà xin ủng hộ, bọn bán sách ngày nào nó cũng gọi, bạn có đăng ký kinh doanh sản xuất tất nhiên là quản lý nhà nước sẽ kiểm tra, bạn có đăng ký thuế tất nhiên thuế sẽ kiểm tra, bạn có sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường tất nhiên Quản lý thị trường sẽ kiểm tra, sản phẩm của bạn là nông nghiệp tất nhiên sẽ có Vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra, bạn là đơn vị kinh tế tư nhân tất nhiên Công an kinh tế sẽ kiểm tra. Híc, bạn nói bạn làm đúng sợ gì! ừ, thôi em về chiều mưa....
Đã hoạt động dưới mô hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp nào chẳng phải đối mặt với tình trạng như vậy bác? Em thấy chuyện đó quá bình thường. Các doanh nghiệp khác họ cũng bị, họ phải bôi trơn, phải gây dựng quan hệ, phải.... mà vẫn tồn tại và phát triển đó thôi. Họ đâu có được ưu đãi hơn hợp tác xã.

Cái này phải nói là tại HTX yếu kém chứ không phải tại môi trường làm ăn.
 
Không trông mong gì mấy cái HTX kinh doanh kiểu nửa nhà nước quản lý nửa thị trường này đâu. Cái gì làm ăn nửa vời thì sẽ có kết quả nửa vời thôi. Chỉ cần 10 hộ nông dân nếu có đủ đất và họ được quyền tự quyết trên mảnh đất ấy để cùng liên kết với nhau cùng sản xuất 1 nông sản nào đó thì tôi đảm bảo 10 hộ này làm ăn tốt hơn mấy HTX nửa vời kia với hàng nghìn hộ nhưng SX manh mún kia
Em không thích kỹ su đầu.Em thích ông Minh râu cơ
 


Back
Top