Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 


Last edited:
Ethephon làm gia lá? K biet qúa trình làm gia the nào, tg de la gia bao lau? Cách sd nó the nào, mình càn thong tin ve thuoc này, mong a Việt giải dap ro dùm, cảm o a truoc
 


Chao cac ae tren dien dan.minh moi dang bat dau lam vuon nen rat muon giao luu cung ae tren dien dan de hoc hoi kinh nghiem rat mong duoc moi nguoi
giup do
 
Ethephon làm gia lá? K biet qúa trình làm gia the nào, tg de la gia bao lau? Cách sd nó the nào, mình càn thong tin ve thuoc này, mong a Việt giải dap ro dùm, cảm o a truoc
Ethephon làm già lá là một con dao 2 lưỡi, tôi chỉ nêu trường phái sử dụng, ngoài ra tôi không nêu thêm về công năng, liều sử dụng, cách sử dụng, trường hợp sử dụng, tầm mắt nào để sử dụng liều nào... bởi khi tôi viết lên đây sẽ có rất nhiều người đọc và lỡ họ làm theo mà không có kinh nghiệp sử dụng thì sẽ rất tai hại.
Vấn đề cụ thể bạn nên hỏi cụ thể Cty đã đăng ký hoạt chất (có ở đại lý VTNN nơi gần bạn ở), tôi có thể nêu một vài Cty cho bạn như Cty An Hưng Phát đăng ký ở cây cao su, Cty Kiên Nam đang ký ở cây ăn trái, và hàng loạt Cty khác cùng có đăng ký.
Đối với tôi, chỉ khi nào tôi nhìn được 3 nhìn "nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây" thì tôi mới đưa ra liều lượng, cách sử dụng, liều sử dụng.
Nếu sử dụng không đúng, đối với cây có múi sẽ rụng lá đồng loạt và không ra hoa, hoặc rụng lá đồng loạt và ra đọt, hoặc chỉ ra hoa đực mà không ra hoa cái.
Tại "Giáo trình ra hoa" đã nêu nồng độ xài cho vài loại cây là từ 150 ppm trở lên, nhưng tôi đảm bảo với bạn rằng nếu xài nồng độ này, đại đa số cây có múi sẽ rụng hết lá và không ra hoa mà ra đọt đồng loạt. (tôi đã kiểm chứng rồi).
Mong bạn thông cảm.
 
Ethephon làm già lá là một con dao 2 lưỡi, tôi chỉ nêu trường phái sử dụng, ngoài ra tôi không nêu thêm về công năng, liều sử dụng, cách sử dụng, trường hợp sử dụng, tầm mắt nào để sử dụng liều nào... bởi khi tôi viết lên đây sẽ có rất nhiều người đọc và lỡ họ làm theo mà không có kinh nghiệp sử dụng thì sẽ rất tai hại.
Vấn đề cụ thể bạn nên hỏi cụ thể Cty đã đăng ký hoạt chất (có ở đại lý VTNN nơi gần bạn ở), tôi có thể nêu một vài Cty cho bạn như Cty An Hưng Phát đăng ký ở cây cao su, Cty Kiên Nam đang ký ở cây ăn trái, và hàng loạt Cty khác cùng có đăng ký.
Đối với tôi, chỉ khi nào tôi nhìn được 3 nhìn "nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây" thì tôi mới đưa ra liều lượng, cách sử dụng, liều sử dụng.
Nếu sử dụng không đúng, đối với cây có múi sẽ rụng lá đồng loạt và không ra hoa, hoặc rụng lá đồng loạt và ra đọt, hoặc chỉ ra hoa đực mà không ra hoa cái.
Tại "Giáo trình ra hoa" đã nêu nồng độ xài cho vài loại cây là từ 150 ppm trở lên, nhưng tôi đảm bảo với bạn rằng nếu xài nồng độ này, đại đa số cây có múi sẽ rụng hết lá và không ra hoa mà ra đọt đồng loạt. (tôi đã kiểm chứng rồi).
Mong bạn thông cảm.
Cảm o bạn, mình muốn sd cho cây chom chom, ở thời ki ra đọt, nếu có cách làm gia la nhanh, hiệu qủa thi chom chom se ra hoa sớm, chi can som hon 1 thang thoi la gia rát cao
 
Cảm o bạn, mình muốn sd cho cây chom chom, ở thời ki ra đọt, nếu có cách làm gia la nhanh, hiệu qủa thi chom chom se ra hoa sớm, chi can som hon 1 thang thoi la gia rát cao
Ok.
Mình trích nguyên văn "giáo trình ra hoa" để bạn nghiên cứu nhé:
"Ethrel (2-CEPA) hay ethephon (2-chloroetylene phosphonic acid) là một chất lỏng không màu, không mùi, ổn định ở dạng acid và bị phá hủy ở pH >3,5. Hàm lượng họat chất 400 mg/L, tỉ trọng 1,2, pH = 3. Dễ tan trong nước, ít độc với người và gia súc. Ethrel dạng lỏng chứa 50% họat chất, có nhiều màu sắc khác nhau từ không màu đến màu nâu hoặc xanh. Trong cây etylen được phóng thích từ ethrel theo phản ứng sau (Nguyễn Quang Thạch và ctv., 1999):

Ngoài tác dụng làm chín trái, rụng bông, Ethrel còn được dùng để kích thích ra hoa trên một số loại cây ăn trái như khóm, xoài, nhãn, chôm chôm,..Trên cây khóm, ở nồng độ 0,1% với liều dùng 10 mL/cây, xử lý bằng cách nhỏ lên noãn hay phun lên lá đều ra hoa 100% sau 6 tuần (Nguyễn Quang Thạch và ctv., 1999).

Nhằm khắc phục tình trạng ra trái cách năm trên cây xoài Langra, Chacko và ctv. (1974) cho biết phun ethephon ở nồng độ 200 ppm liên tục 4-5 lần, cách nhau 15-20 ngày có thể kích thích ra hoa và trái nhiều trong năm nghịch. Kết quả nghiên cứu sau ba năm liên tục cho thấy việc xử lý ethephon không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng cho năng suất của cây. Tuy nhiên, ở nồng độ từ 500-2.000 ppm sẽ làm rụng lá từ trung bình đến nhiều. Rath và Das (1979) cũng cho biết phun ethephon ở nồng độ 400 mg/L kết hợp với khấc thân làm cho cây xoài ra hoa sớm hơn đối chứng 2 tuần và tỉ lệ ra hoa đạt trên 50%. Bùi Thanh Liêm (1999) khi nghiên cứu biện pháp kích thích ra hoa chôm chôm Java ra hoa sớm bằng cách phun ethephon nhận thấy ở nồng độ 150-200 ppm có thể kích thích chôm chôm ra hoa sớm hơn 1-2 tuần."
 
Cảm on ban, vạy tên thương mai của nó la j, mình có the mua nói ở đau
 
XIN CHÀO TẤT CẢ CÁC ANH CHỊ EM LÀM VƯỜN!
Cho mình nhờ Anh Chi Em tư vấn dùm mảnh đất của mình với.
Mình nói sơ bộ về miếng đất nhé:
 

Last edited by a moderator:
Chào bạn.
Trước hết, mình ko hiểu quy mô trồng cỏ của bạn như thế nào, bạn chỉ làm vui chơi hay là làm quy mô kinh tế gia đình hay là làm kinh doanh theo công thức T = T + t?
Bạn ạ, " vật chất không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ N ở dạng NH3 - NH4 - NO3 thành NH2 (amin), nó chỉ chuyển hóa từ dạng Ca(H2P04)2 (SP Lân) thành dạng NDA..." Nó không chỉ là phân bón nhằm tốt cho cỏ, mà nó còn làm tăng hàm lượng dinh dưỡng đa - trung - vi lượng cho bò, bạn nên thay đổi quan niệm "cân ky lô gan cỏ cho bò ăn, mà thay bằng ăn loại cỏ nào, rau nào, hàm lượng dinh dưỡng bao nhiêu.Bạn cho tôi email, tôi sẽ tặng bạn tài liệu ít nhất là 500 trang A4 của các chuyên gia hàng đầu thế giới về hàm lượng dinh dưỡng của các loại cỏ, ngũ cốc, cá... cho gia súc và gia cầm"
Tại www.cucttrongtrot.gov.vn có đoạn mà tôi vẫn còn nhớ, "phân bón không chỉ là phân bón cho cây trồng, mà nó còn là phân bón cho cả hệ vi sinh vật đất, các thông tin chuyển hóa và năng lượng"
Bạn ạ, đáng tiếc rằng, cho tới hiện nay, ở VN hầu hết tất cả các mặt hàng nông sản chỉ chú trọng làm sao để cân có nhiều Kg.
Tôi có nhìn thấy (chỉ được nhìn và nghe họ ca tụng thôi bạn ạ) một số mô hình tự động trồng cỏ và thu hoạch cỏ của nước ngoài, họ cho bạn tham quan thoải mái, họ cho họ nhìn thấy tất cả, không giấu một điều gì, chỉ trừ một điều: phòng thí nghiệm, phòng phối trộn thức ăn cho cỏ tự động, thời điểm họ cho cỏ ăn...
Hihihi... còn khi cho bò ăn, họ cho tôi xem thoải mái lunnnnnnn...
Bạn ạ, mình xin được nói về lý luận suông, chỉ có thực vật mới chuyển hóa đạm vô cơ (NH4, NO3) thành đạm hữu cơ (NH2), cỏ sẽ làm việc này cho bạn.
Con bò, con cá trắm cỏ, các thầy tu chỉ là những tên cướp thấy thực vật nào có nhiều NH2 liền cướp của nó mà thôi. Còn mình thì cướp của những động vật nào lấy được nhiều NH2 nhất như bò, trâu, heo, chó...
Bạn thử thí nghiệm nhiều công thức dinh dưỡng cho cỏ gồm các yếu N - P và K hợp lý, cộng với các khoáng trung lượng Ca, Mg là chủ yếu, cộng với các lượng Cu, Mn, B, Zn... và thí nghiệm cho bò ăn. Cho tới khi nào bò không còn mặn mà với "đá liếm" nữa xem năng suất của bò có tăng lên không?
A Việt ơi nghe a giải thích về kinh nghiệp trồng trọt e thích lắm. E cũng đang nghiên cứu ngành này và cũng đang trong quá trình lên kế hoạch. Nếu a có thể gửi cho e ít Tài liệu của a thì tốt quá. E cám ơn a rất nhiều
Mail của e: cuongnn@mavietnam.com.vn
 
XIN CHÀO TẤT CẢ CÁC ANH CHỊ EM LÀM VƯỜN!
Cho mình nhờ Anh Chi Em tư vấn dùm mảnh đất của mình với.
Mình nói sơ bộ về miếng đất nhé:
Diện tích khoảng 2.3 công. lúc trước cho ông anh thuê nuôi cá điêu hồng đẻ, nhưng vì ổng bị cá điêu hồng làm ổng điêu đứng nên đã trả lại cho gia đình tôi. Mình lên liếp trồng cây đã hơn 2 năm: trồng dừa xen bưởi, bờ bao có trồng 20 cây dừa xiêm được 5 tuổi(đang cho trái):
Em đích kèm 1 số ảnh: Anh chi em xem rồi tư vấn cho mình.
Bưởi đang bị bệnh gì mà vàng lá Anh Việt khám dùm nhé.
Ao quá rộng mà không nuôi cá có uổng lắm không (đất xa nhà và không có hàng rào kiên cố)
Nói tóm lại đã làm hơn 2 năm mà chưa có thu nhập gì hết, nhờ anh chị em giúp cải tạo hướng đi dùm
Hihihi... vườn nhà em gần giống với vườn nhà bà ngoại anh ngày trước quá a, nhưng ko đẹp bằng vườn nhà ngoại anh, vườn ngoại anh còn có thêm mấy cây chanh, mấy caay cam, mất cây mít, mấy cây ổi, mấy cây sapoche.... và còn nhiều nữa.....
Nói chơi thôi, vườn của em thuốc loại vườn tạp. Dừa trồng xem với bưởi sẽ dẫn tới kết quả trước tiên là bưởi bị cạnh tranh ánh sáng không tích lũy được cacbonhydrat nên bưởi không tốt được, và có tốt cũng không có bao nhiêu trái.
Thứ đến nữa là dừa hút dinh dưỡng rất mạnh, ngưỡng tới hạn dinh dưỡng của dừa rất thấp, và ngưỡng quá hạn dinh dưỡng của dừa rất cao. Do đó, nó sẽ hút dinh dưỡng đến cạn kiệt độ phì của đất nên bưởi không thể tốt được.
Cây bưởi của em bị thối rễ, nhưng em không nên điều trị tốn tiền, vì em có điều trị đi nữa thì cây bưởi cũng bị cây dừa cạnh tranh dinh dưỡng nên cây bưởi không mạnh khỏe, sức đề kháng yếu và lại tiếp tục tái nhiễm bệnh.
Diện tích của em quá nhỏ, chỉ 2.300 m2 mà lại phải lên líp nữa (mà thực tế em có đào ao) thì đây không đủ diện tích để chuyên canh nhằm thu lợi về cây ăn trái.
Em nên làm mô hình VAC để cải thiện bữa ăn trong gia đình sẽ hay hơn là nghĩ đến trồng cây gì để bán thu lợi nhuận.
Nếu có trồng để bán thu lợi nhuận thì em nên nghĩ đến cây gì có hạng mức đầu tư cao, cầu kỳ, trên 1 đơn vị diện tích như gừng nếu trồng và chăm sóc đúng 1.000 m2 sẽ cho năng suất tới 10 tấn hoặc hơn nữa; xà lách son... nhìn chung em nên nghĩ đến những mô hình khác sẽ hay hơn là nghĩ tới mô hình tìm lợi nhuận trong cây ăn trái.
A Việt ơi nghe a giải thích về kinh nghiệp trồng trọt e thích lắm. E cũng đang nghiên cứu ngành này và cũng đang trong quá trình lên kế hoạch. Nếu a có thể gửi cho e ít Tài liệu của a thì tốt quá. E cám ơn a rất nhiều
Mail của e: cuongnn@mavietnam.com.vn
Uh... những tài liệu mà anh đọc anh cũng chỉ mượn lại của mấy em sinh viên thôi... Còn anh viết trên diễn đàn là viết qua kinh nghiệm phá phách của anh.... phá nhiều kiểu quá nên anh mới hiểu được từng ý, từng từ của những người đã tốn bao nhiêu công sức đi "phá phách" trước anh và họ viết lại thành sách mà thôi.
Cảm on ban, vạy tên thương mai của nó la j, mình có the mua nói ở đau
Ở đại lý VTNN nơi em sinh sống sẽ có rất nhiều sản phẩm này, và các sản phẩm khác để em làm trái nghịch vụ.
Anh nghĩ rằng ở tại nơi em đang ở, em chịu khó tìm hiểu sẽ nghe danh tiếng của một vài đại lý có bản lĩnh bán thuốc làm bông và nuôi trái.
 
Em có thấy Anh Việt nhắc đến việc kích thích cho cây ra hoa trái vụ, hiện tại nhà em có mấy chục gốc bơ nhưng toàn bộ là ra chính vụ vậy theo anh có cách nào để kích thích cho cây ra hoa trái vụ được không ạ, em chỉ biết có cắt ghép mắt bơ trái vụ vào nhưng mà thời gian cho thu hoạch thì lâu, bằng thời gian mình trồng cây con ban đầu.
 
bạn nên thay đổi quan niệm "cân ky lô gan cỏ cho bò ăn, mà thay bằng ăn loại cỏ nào, rau nào, hàm lượng dinh dưỡng bao nhiêu.Bạn cho tôi email, tôi sẽ tặng bạn tài liệu ít nhất là 500 trang A4 của các chuyên gia hàng đầu thế giới về hàm lượng dinh dưỡng của các loại cỏ, ngũ cốc, cá... cho gia súc và gia cầm"
Hì hì, em đọc đến đoạn này mới thấy phần em quan tâm, mấy mục trước chỉ hóng để biết chứ chưa có cơ hội phá nên chưa quan tâm lắm. Anh cho em hỏi cái thành phần của từng loại cây khác nhau, nhưng mà mỗi loại cây nếu dưới chế độ chăm sóc, thu hoạch, bảo quản khác nhau thì thành phần cũng khác đi, mình xử lý cái khác này như thế nào khi ốp công thức trộn thức ăn ạ. (Nhân tiện anh gửi tài liệu cho anh ở trên, anh có thể cho em xin một bản được không, email của em quangthang1312@gmail.com). xin cám ơn.
 
Hì hì, em đọc đến đoạn này mới thấy phần em quan tâm, mấy mục trước chỉ hóng để biết chứ chưa có cơ hội phá nên chưa quan tâm lắm. Anh cho em hỏi cái thành phần của từng loại cây khác nhau, nhưng mà mỗi loại cây nếu dưới chế độ chăm sóc, thu hoạch, bảo quản khác nhau thì thành phần cũng khác đi, mình xử lý cái khác này như thế nào khi ốp công thức trộn thức ăn ạ. (Nhân tiện anh gửi tài liệu cho anh ở trên, anh có thể cho em xin một bản được không, email của em quangthang1312@gmail.com). xin cám ơn.
Chào em.
Anh đã mail cho em tài liệu về thức ăn chăn nuôi.
Cây lúa, cây khoai lang, cây có múi... cây cỏ.... cây rừng... mỗi cây đều là nhà máy hóa chất tối tân nhất thế giới. Căn cứ vào nguyên liệu đầu vào C, H, O, N, K, ánh sáng.... mà nó tổng hợp ra chất ngọt nhiều hay ít, chất đắng nhiều hay ít, chất cay nhiều hay ít... như kiểu muốn cho ớt cay thì bón phân gà ấy mà...
Em thử thí nghiệm thử bón NH4 - NO3 cho cỏ xem nó có tạo ra NH2 được không nhé. Anh tin chắc chắn là được, sẽ cải thiện được chất lượng thực phẩm cho bò đấy.
Nếu tài liệu anh mail là hữu ích thì khi nào có kết quả nhớ mời anh ăn một con... gia cầm nhé.
Chúc em vui vẻ.
 
Chào em.
Anh đã mail cho em tài liệu về thức ăn chăn nuôi.
Cây lúa, cây khoai lang, cây có múi... cây cỏ.... cây rừng... mỗi cây đều là nhà máy hóa chất tối tân nhất thế giới. Căn cứ vào nguyên liệu đầu vào C, H, O, N, K, ánh sáng.... mà nó tổng hợp ra chất ngọt nhiều hay ít, chất đắng nhiều hay ít, chất cay nhiều hay ít... như kiểu muốn cho ớt cay thì bón phân gà ấy mà...
Em thử thí nghiệm thử bón NH4 - NO3 cho cỏ xem nó có tạo ra NH2 được không nhé. Anh tin chắc chắn là được, sẽ cải thiện được chất lượng thực phẩm cho đấy.
Nếu tài liệu anh mail là hữu ích thì khi nào có kết quả nhớ mời anh ăn một con... gia cầm nhé.
Chúc em vui vẻ.
Cám ơn anh. Không cần biết hữu ích hay không, anh mà ra đến Quảng Ninh thì mời anh là chuyện nhỏ.hì hì
 
Em có thấy Anh Việt nhắc đến việc kích thích cho cây ra hoa trái vụ, hiện tại nhà em có mấy chục gốc bơ nhưng toàn bộ là ra chính vụ vậy theo anh có cách nào để kích thích cho cây ra hoa trái vụ được không ạ, em chỉ biết có cắt ghép mắt bơ trái vụ vào nhưng mà thời gian cho thu hoạch thì lâu, bằng thời gian mình trồng cây con ban đầu.
Theo anh nghĩ, cây bơ em chỉ cần làm sao cho nó chín sớm là ăn tiền rồi. Em ĐT anh tìm hiểu thêm về vườn bơ nhà em đang canh tác như thế nào rồi anh em mình trao đổi thêm nhé.
 
Theo anh nghĩ, cây bơ em chỉ cần làm sao cho nó chín sớm là ăn tiền rồi. Em ĐT anh tìm hiểu thêm về vườn bơ nhà em đang canh tác như thế nào rồi anh em mình trao đổi thêm nhé.
Dạ vâng Em cám ơn Anh Việ Em sẽ liên lạc với anh, giờ trễ quá rồi không dám làm phiền Anh nữa
 
Mong rằng các sản phẩm trái có múi ở VN có thể xuất ra ngoài nhiều hơn thay vì nhập hàng từ các nguồn không đảm bảo.
 
Có anh em nào bình luận được 3 chế độ ra hoa khác nhau không nhỉ?


54be6dc2a46f4.jpg


upload_2015-1-20_22-23-21.png


upload_2015-1-20_22-23-53.png


3 vườn trên có 3 kiểu điều khiển ra hoa khác nhau đó, mỗi một kiểu ra hoa có ưu và nhược khác nhau. Mời anh em bình luận xem.
 

File đính kèm

  • upload_2015-1-20_22-20-25.png
    upload_2015-1-20_22-20-25.png
    179.4 KB · Lượt xem: 44
Qúa trình ra hoa của chôm chôm trai qua 3 làn đọt, lần 3 la đọt bông. Nếu o giai đoạn ra đọt 2 ma k cat nuoc thi làn 3 se là đọt lá. Đó là sinh li của cay cc vay mình hỏi a Việt, ở từng giai đoạn ra đọt có the sd ethephon de lam già la nhanh hay k? Và dk đe ra hoa là gì, co phai kích thích cho no ra re cám hay k? Mình vãn k hieu ván de này. Mình k tim duoc cuoc giáo trình ra hoa nên fai hoi a, thong cảm hen
 
Em có vườn dừa xiêm khảng 400cây.dừa dc 20thag,do đổ đất cất nhà nên chưa làm lại đường thoát nước mùa mưa rồi bị ngập nc dừa bị thối đọt,e đã xịt eliette một số đã fục hồi ra đọt non mới bình thường,h còn khoảng 20 cây,còi đọt ko ra đọt non mới,a có cách nào chữa jùm e.e cám ơn ạ
 


Back
Top