HƯỚNG DẪN TOÀN TẬP CHO CÁC BẠN MUỐN TÌM HIỂU VỀ BỒ CÂU

Chào cả nhà!
-Vào đây thấy nhà mình bàn luận về cái anh BC này xôm quá. Mình ngày trước có học thú y vài năm sau đó bỏ ngang học xây dựng, giờ xây dựng khó khăn nên đang tính quay về làm chăn nuôi các bác ạ. Về cái anh BC này thì mình gọi là cũng có ít kinh nghiệm ( mình cũng nuôi CN nhưng số lượng không lớn đc vài năm và có nhiều bạn bè làm thú y có trang trại bồ câu) nên thảo luận chém gió cùng anh em nhà Nông :)

Bài viết này mình có đăng trong một topic về" Chi phí ban đầu nuôi chim bồ câu", thấy trên diễn đàn có nhiều bạn muốn tìm hiểu thêm về Chim bồ câu Pháp nên mình lập thêm 1 topic để mọi người tiện theo dõi, thảo luận và đóng góp ý kiến . Mình viết bài này là vì muốn chia sẻ niềm đam mê với những anh em có cùng hứng thú với chú chim Pháp. Bài viết dựa trên kinh nghiệm bản thân, những kiến thức ngày ngồi ở giảng đường, kiến thức từ bạn bè, các hộ chăn nuôi, trên sách báo, intenet...do mình tổng hợp lại, nếu có gì thiếu xót mong các bạn cùng đóng góp ý kiến thảo luận, chia sẻ kiến thức :)

- Nuôi chim bồ câu theo mình thì có 3 vấn đề lớn chúng ta cần giải quyết
* Chi phí đầu tư ( Nguồn vốn)
* Kỹ Thuật ( Xây dựng chuồng trại, thức ăn, vệ sinh, phòng bệnh, ghép đôi...)
* Nguồn thu ( đầu ra sản phẩm)

Nếu nhà nông nào đảm bảo được 3 yếu tố trên thì chắc chắn sẽ thành công. Sau đây mình xin phép phân tích từng yếu tố một.
I)Thứ nhất:Chi phí đầu tư
Cái này thì tùy vào điệu kiện nguồn vốn, độ máu và đầu ra của từng người mà sẽ quyết định đầu tư ban đầu khoảng bao nhiêu đôi, từ đó sẽ tính ra được chi phí ban đầu. Theo mình thì nếu bạn nào chưa nuôi bao giờ thì phải tìm hiểu thật kỹ, nuôi thử nghiệm để có thể hiểu rõ về anh bồ câu này ( cái anh này dễ tính, ít bệnh nhưng nếu không nó có làm sao khéo lại đi cả cơ nghiệp đấy :)), sau đó nên nuôi khoảng 50- 100 đôi và tự nhân giống ( làm nông mà không sản xuất được đi mua hết thì còn đâu mà lại các bác nhỉ :)). Sau 1 năm nếu nhân giống tốt thì hoàn toàn có thể tự tăng đàn lên thành 300 cặp.
Chi phí đầu tư được chia ra làm 2 loại: Chi phí đầu tư ban đầu ( Chi phí cứng) và chi phí thường xuyên
1) Chi phí đầu tư ban đầu
- Chi phí đầu tư ban đầu bao gồm:
+ Tiền thuê đất ( nếu thuê)
+ Tiền xây dựng trang trại ( có thể tận dụng các công trình có sẵn để giảm chi phí nhưng cần phải tu bổ để phù hợp cho bồ câu). Chuồng nuôi bồ câu ta có thể chồng tầng lên để tiết kiệm diện tích, tuy nhiên không nên cao quá vì sẽ gây khó khăn trong khâu chăm sóc chim và sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của chuồng, thông thường nên chồng 3 -4 tầng). Nếu sắp xếp và bố trí tốt thì ta có thể nuôi 1000 cặp/200m2
+ Tiền mua chim giống: Đấy có thể là chi phí lớn nhất mà chúng ta cần bỏ ra: Trên thị trường hiện nay giá chim giống từ 2-5 tháng tuổi khoảng 250-300k/ cặp. Chim sinh sản ( trên 6 tháng tuổi) 350-400k/ cặp tùy vào từng vùng, từng trại giống, tùy vào từng thời điểm và tùy vào cả khả năng đàm phán của các bạn :D. Như vậy 100 cặp thì vào khoảng 35-40t.
+ Tiền Lồng Chim: Trên thị trường giờ tùy từng loại lồng và tùy nơi mà giá cả dao đồng như sau ( chuồng kích thước 1000x450x500mm)
+ Lồng chim: 130-150k
+ Máng ăn+ uống :3k-4k ( Mỗi chuồng đôi gồm 2 máng ăn+ 1 máng uống)
+ Máng ăn bổ xung : 600-800VNĐ( Để chứa thức ăn bổ xung như muôi ăn, sỏi, chất khoáng premix)
+ Ổ đẻ : Ổ đẻ nhựa( Dùng sàng nhựa tròn ĐK 200mm)= 4k/ cái. Ổ đẻ thép 5k/ Cái.Tính trung bình 1 lồng đôi cần 3 ổ đẻ
+ Khay phân: Khay tôn kích thước 1000x500 giá 50k, Khay nhựa kích thước 500x500 giá 40k ( khay nhựa thì cần 2 cái cho 1 chuồng đôi)
2) Chi phí thường xuyên
Chi phi thường xuyên bao gồm thức ăn, thuốc men( Thuốc bệnh, thuốc bổ, thuốc vs chuồng trại), công chăm sóc vệ sinh chuồng trại ( Cái này các bác hay bỏ qua theo mình là không chính xác bởi khi tính lợi nhuận thì ta không được gộp cả công chăm sóc vào)
- Thức ăn: Thức ăn cho chim bồ câu gồm 4 thành phần chính : Cám CN, Ngô, gạo xay, đỗ tương. Tùy vào bạn ở vùng nào, có những nguyên liệu nào sẵn có và rẻ mà trộn. tuy nhiên theo mình cám công nghiệp, ngô, thóc xay là dễ kiếm và phổ biến nhất. Trung bình chim bồ câu 1 ngày tiêu tốn lượng thức ăn băng 1/10 trong lượng cơ thể--> 1 đôi chim bồ câu pháp 1 ngày ăn khoảng 1,0-1,2 lạng thức ăn. 1 tháng khoảng 30-36Kg thức ăn. Tỷ lệ trộn hợp lý theo mình có thể là 40% Ngô+ 30% Thóc xay+ 30% Cám công nghiệp ( nhiều bạn có thể có công thức trộn khác nhau- đây chỉ là CT tham khảo của mình). Giá các loại trên thị trường như sau:
Ngô: 6k/KG
Thóc xay: 8,0-8,5k/Kg
Cám CN: 10k/Kg
Tính trung bình 1 ngày 1 đôi chim tiêu tốn mất 800-900VNĐ
-Tiền thuốc: Trung bình 1 đôi chim tiêu tốn 100-200VNĐ/Ngày
-Tiền chăm sóc: Nuôi khoảng 300 đôi cần 1 người chăm sóc: Chi phí khoảng 2.7t/ tháng--->100k/ngày/300 cặp --->300 đồng/ cặp/ ngày
==> Chi phí thường xuyên 1 ngày vào khoảng 1300VNĐ/ cặp--> 300 cặp là 11,7 triệu
II) Kỹ thuật nuôi
I) Chọn Giống
Chọn giống là khâu đầu tiên trong kỹ thuật nuôi BC. Khâu này có thể nói cực kỳ quan trọng, mang quyết quyết định sống còn với các nhà chăn nuôi nói chung và BC nói riêng. Thực tế hầu hết lúc các nhà chăn nuôi mới bước vào nghề lại phải làm công việc khó khăn này ( Nếu các nhà chăn nuôi lâu năm có KN thì họ lại tự nhân giống được :D) Các cụ có câu " Giỏ nhà ai quai nhà lấy", nếu giống mà kém ( ấp vụng, tiền sử bệnh, chim già, còi cọc...) thì gần như các bạn gần như vô phương cứu chữa. ( các bạn mà bị tầm trên 10% giống hỏng là toi rồi :D). Nên với những con giống như vậy các bạn nên thanh lọc luôn ( Đem nhậu hoặc " trả về nơi sản xuất" :D) chứ đừng nên chữa trị mà tiền mất, tật mang hao mòn công sức. Cách chọn giống theo mình nên theo 2 bước:
1) Bước 1: Lựa chọn nhà cung cấp giống ( tầm vĩ mô)
Cái này chắc các bạn làm chăn nuôi đều biết cả rồi đúng không ạ " Khổ lắm nói mãi". Nhưng mình xin phép vẫn trình bầy lại.
- Đầu tiên trước khi quyết định mua con giống bạn nên đi tham quan thật nhiều trang trại ( To nhỏ tham quan hết nếu bạn có điều kiện, vì bạn sẽ so sánh được sự khác biệt của từng trang trại) từ đó sẽ tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân ( khi tham quan thì nên chụp ảnh, hỏi KN của các chủ nuôi---> cái này các bác tùy vào mức độ " cởi mở" của từng người mà hỏi nhá). chứ các bạn đừng có tin 100% lời của chủ chăn nuôi vì ai chẳng muốn quảng bá trang trại mình :D
- Sau khi đã tham quan, quan sát các chuồng nuôi thì các bạn sẽ quyết định chọn cho mình nơi để bắt giống, chúng ta sẽ chọn các trang trại đạt được nhiều tiêu chí sau đây nhất:
+ Trang trại lớn, có uy tín, được nhiều người biết đến ( những người đã mua thực tế chứ không phải tạo nick ảo rồi "con hát mẹ khen" hay trên các diễn đàn.
+ Đàn chim khỏe mạnh, lanh lợi đồng đều, ít con ốm, bệnh ( Theo dõi dễ nhất là lúc cho chim ăn)
+ Trang trại vệ sinh phòng bệnh sạch sẽ-> " Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm", Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấp áp về mùa đông, mật độ nuôi không quá dầy. chuồng trại mà bẩn thì khả năng nhiễm bệnh rất cao, có thể lúc bạn bắt giống chim mới trong thời gian ủ bệnh, chưa phát bệnh ( mình đã đi tham quan nhiều trang trại trong cả nước, đã đến trại của 1 anh nhận là mình có đàn lớn nhất tỉnh BN nhưng vs chuồng trại cực kém, không có hệ thống khay phân hoàn thiện, thức ăn vương vãi khắp nền, ổ đẻ đầy phân...--> Mình không tiện cụ thể nói ra nhưng chắc nhiều bạn trên diễn đàn biết trang trại này)
+ Quy mô đàn chim giống: Quy mô càng lớn thì các bạn càng có nhiều lựa chọn phải không ạ :D
+ Quy trình chăm sóc của trang trại ( Cho uống thuốc bổ, vacxin, vệ sinh định kì ra sao, cho ăn thế nào ) Cái này các bạn nên trao đổi, hỏi khéo chủ trang trại. Nếu trang trại họ nuôi dưỡng theo đúng kỹ thuật thì rất tốt (Cái này thì theo mình chỉ mang tính chất tham khảo, độ tin cậy 60-80%)
+ Giá con giống: Cái này mình đưa xuông dưới vì 2 lí do: Một là đây là phần hướng dẫn kỹ thuật chọn con giống ( thuộc mục kỹ thuật chứ không phải kinh tế), thứ 2 là nhìn chung mặt bằng giá con giống trong vùng ( VD như BN, VP, Hà Tây, Hưng Yên...) tương đương nhau. Trừ trại giống của viện nghiên cứu bên Thụy Phương thì giá quá chát ( thường đắt gấp 2 lần giá thị trường), và nếu ai mà bán giá thấp hơn hẳn thị trường thì các bạn cũng không nên mua " của rẻ là của ôi" mà ( Nhiều bác cứ rao là do nhu cầu này nọ, do không nuôi nữa... nên thanh lý---> các bạn nên tự phân biệt được trắng đen của đường đời--> tránh tiền mất tật mang)
+ Khoảng cách từ trại giống về nhà: Chim khi vận chuyển sẽ phải dánh dấu, dồn vào các sọt nhựa và vận chuyển. Nói chung là trong tình trạng chật hẹp, và chim cũng bị hoảng, nếu vận chuyển bằng xe máy sẽ chịu thêm ảnh hưởng của gió. Vì vậy ta không nên chọn trang trại quá xa, thời gian vận chuyển lâu. Nên chọn các trang trại bán kính không quá 100 Km ( tương đương khoảng 3h vận chuyển), nếu có thể thì tốt nhất dùng ô tô tải có thùng để tránh gió cho chim ( Các bạn thuê con susuki 5 tạ thì tha hồ vận chuyển, đường dài giờ xăng dầu giảm chắc chỉ 6k-7k/Km. Thông thường nếu các bạn mua SLL thì các nhà giống họ sẽ hộ trợ chi phí vận chuyển )
+ Ngoài ra bạn nên quan sát thức ăn vãi của chim: Nếu lượng thức ăn vãi nhiều thì do 2 nguyên nhân: Một là chim vụng, kén ăn. Hai là do máng ăn không phù hợp hoặc cho ăn quá nhiều ( kiểu bận nên xúc 1 lần ăn cả ngày :D, cái này mình gập vài trang trại rồi)
Ngoài ra còn vài yếu tố nhỏ khác, hoặc bạn nào có thêm kinh nghiệm thì góp ý thêm cho mình nhé !
2) Kỹ thuật chọn con giống ( tầm vi mô)
về kỹ thuật chọn từng con giống thì trên rất nhiều website các trang trại, các diễn đàn đã nói rất chính xác và cụ thể. Mình xin phép sẽ chỉ trình bầy những vấn đề mà nhiều bạn còn đang băn khoăn:
a) Nên chọn chim chuẩn bị sinh sản hay đang sinh sản:
-Chim chuẩn bị sinh sản (2-5 tháng tuổi), giá thành 250k-300k/ cặp
+ Ưu điểm: Giá thành rẻ hơn ( không đáng kể vì bạn phải nuôi thêm vài tháng để chim đẻ), thời gian chim sản xuất được lâu hơn ( Trung bình khoảng 4 năm), chim trong giai đoạn thành dục nên không lo các vấn đề về ung trứng, bỏ trứng...)
+ Nhược điểm: Thời gian cho sản phẩm lâu hơn ( phải nuôi một thời gian) mà tâm lí các nhà chăn nuôi là muốn lứa chim thịt đầu tiên). Do chim lúc bắt đang thành dục nên sự phân biệt trống mái sẽ khó khăn hơn dẫn đến ghép đôi nhầm--> phải một thời gian sau ta mời phát hiện được--> đổi chim ( chim mới về thường sẽ khó cùng tuổi, chờ thời gian để chim làm quen, ghép đôi )--> Tốn thời gian, công sức và tiền thức ăn "nuôi báo cô"). Thêm nữa khi cho chim lạ vào trại ( chim ta đem đổi về) còn phải đề phòng các hiện tượng lây lan dịch bệnh cho trại.
- Chim đang sinh sản (trên 6 tháng tuổi) Giá 350-400k/cặp
+Ưu điểm: Độ tin cậy trống mái cao ( có thể đạt tới 99%), chim mua về có thể đẻ luôn (có khi sáng bắt về, chiều đẻ là chuyện BT :D), nhanh có sản phẩm, thời gian thu hồi vốn nhanh.nhanh có SP, thời gian quay vòng vốn lâu hơn ( mất khoảng 3 tháng chim đẻ, lứa đầu trứng so thường hỏng, 10 ngày sau chim đẻ lại, 18 ngày sau chim nở, nuôi khoảng 28 ngày chim ra dàng. Như vậy mất khoảng 5 tháng ta mới xuất được
+ Nhược điểm: Giá thành cao hơn (theo mình không đáng kể), vấn đề lớn nhất là nếu không có kinh nghiệm thì chúng ta sẽ mua phải chim già, chim loại. Trên diễn đàn có 1 bạn đã có bài viết rất rõ ( có hình ảnh) về cách xác định tuổi của chim bằng đếm lông cánh ( cách này mình thấy rất hay- các bạn có thể tìm đọc và tham khảo). Tuy nhiên với chim trên 1 năm tuổi thường đã thay lông hết nên lúc này ta phải kết hợp thêm nhiều yếu tố để xác định tuổi tương đối của chim ( cái này thường bạn nào phải có kinh nghiệm, hoặc phải quan sát tốt, nhạy bén còn không rất khó phân biệt) Chim già thường lông xơ, ố màu, mỏ có những vết thâm xước do thời gian, vảy chân sàn xù hơn, dáng người nặng nề, ì ạch hơn...Nói thế này thì rất khó để các bạn chưa có KN phân biệt, các bạn hãy bắt thử 1 chú chim 3 tháng tuổi với 1 chú khoảng 2 năm tuổi nên và quan sát--> làm vậy nhiều lần, với nhiều chim khác nhau thì mình nghĩ các bạn chắc chắn sẽ phân biệt được.
==>Kết luận: Tùy vào nguồn vốn, mục đích, sở thích... của từng người mà sẽ có phương án chọn loại chim khác nhau cho mình. Tuy nhiên theo bản thân mình thì nên chọn chim đã ghép đôi trên 6 tháng ( đã đẻ) sẽ có lợi hơn
b) Cách quan sát chim để lựa chim
- Cách quan sát dễ nhất là lúc cho chim ăn: Ta sẽ thấy được độ lanh lợi, háu ăn của từng con chim
- Quan sát phân: Bạn sẽ phải quan sát phân dưới khay, chọn những cặp chim có phân bình thường ( không đi ỉa, phân xanh, giun...)
3) Chọn thời điểm bắt chim
Hiện này nhờ các biện pháp về thuốc men, chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc đã được tăng cường nên khả năng chống chọi dịch bệnh của chim đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên để hạn chế tối đa dịch bệnh cho chim thì các bạn nên chọn thời điểm bắt chim phù hợp. Vì khi chim mới bắt về chũng sẽ bị thay đổi môi trường sống đột ngột, nếu cộng thêm thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hướng không tốt đến sức khỏe của chim. Không nên bắt chim vào những thời điểm nóng quá hoặc lạnh quá, khả năng dịch bệnh sẽ cao. Vào mùa đông ( thời điểm Tết) các trại giống thường không nhân giống mà gây chim thịt. Thường gây giống bắt đầu từ hết tháng giêng âm lịch, như vậy các bạn nên chọn thời điểm tháng 7 đến tháng 9 âm lịch để bắt giống ( vừa thời tiết thuận lợi vừa mua được con giống tốt)
II) Kỹ thuật xây dựng, bố trí chuồng trại
1) Tính toán diện tích chuồng trại
Bà xã bắt đi lao động rồi, khi nào rảnh mình sẽ viết tiếp. Hiện mình đã lập gần xong bảng hoạch toán chi phí+ bản vẽ mô hình lồng nuôi, chuồng trại. Bạn nào quan tâm thì có thể để lại lời nhắn nhé!
Dạo này bận quá nên chắc lúc nào rảnh rỗi mình sẽ tranh thủ viết thêm. Mình định khi nào có đủ kiến thức và thời gian sẽ viết hẳn 1 cuốn sách đầy đủ về chim bồ câu ( ngoài kỹ thuật nuôi BC còn có cả bài toán kinh tế, chi phí đầu ra, đầu vào, tính toán xây dựng chuồng trại, tổng hợp tất cả các loại bệnh thường gặp...) để cung cấp cho các bạn nào muốn tham khảo ( mình sẽ tặng file miễn phí cho các bạn :D), mong ae ủng hộ :)


 


Dạo này a có nhân đàn thêm k? Có nhiều chim thịt k? mấy hôm nữa e cần chim nè
Không, a bán cho nhà hàng, không bán cho chú đâu. Chú mua gà con, khoảng 4-5 lạng chú có mua không, làm gà giả chim cũng dc mà.
 


Cam on anh da gop y.e con van de nua la dau ra cua con chim bo cau.e o nb k biet nuoi sau nay dau ra se the nao
Theo thực tế mình đang nuôi và quan sát thị trường thì hiện nay hầu hết các nhà hàng đã chuyển sang sử dụng chim pháp, vì chất lượng thịt cũng giống như thịt chim ta trong khi trọng lượng lớn gần gấp đôi, mà giá chỉ cao hơn 1 chút. Còn xét trên phương diện người chăn nuôi, thứ nhất chúng ta cũng nên điều chỉnh theo nhu cầu thị trường để có đc sự phù hợp, thứ 2 xét về hiệu quả kinh tế thì chắc chắn chim Pháp sẽ hơn chim ta vì : chi phí cho chim pháp chỉ cao hơn khoảng 10% trong khi năng suất (Sản lượng chim x giá bán) lại cao hơn đến 30-40% so với chim ta !.....
Một vài góp ý cùng bạn !
 
Cam on anh da gop y.e con van de nua la dau ra cua con chim bo cau.e o nb k biet nuoi sau nay dau ra se the nao
cái này thì bác nên đi tìm hiểu thực tế sẽ hay hơn, Tuy nhiên, theo mình thì nếu nuôi Quy mô nhỏ (200 cặp trở xuống thì hầu như chỉ bán cho lái buôn, mà giá lái buôn bắt ở Khu vực Ninh bình thì dao động 100-115k/ cặp. Hơi thấp. Còn nếu muốn cung cấp cho nhà Hàng ở đó hoặc trên Hà Nội thì có lẽ phải mở rộng quy mô
 
Chào cả nhà!
-Vào đây thấy nhà mình bàn luận về cái anh BC này xôm quá. Mình ngày trước có học thú y vài năm sau đó bỏ ngang học xây dựng, giờ xây dựng khó khăn nên đang tính quay về làm chăn nuôi các bác ạ. Về cái anh BC này thì mình gọi là cũng có ít kinh nghiệm ( mình cũng nuôi CN nhưng số lượng không lớn đc vài năm và có nhiều bạn bè làm thú y có trang trại bồ câu) nên thảo luận chém gió cùng anh em nhà Nông :)
Bài viết này mình có đăng trong một topic về" Chi phí ban đầu nuôi chim bồ câu", thấy trên diễn đàn có nhiều bạn muốn tìm hiểu thêm về Chim bồ câu Pháp nên mình lập thêm 1 topic để mọi người tiện theo dõi, thảo luận và đóng góp ý kiến . Mình viết bài này là vì muốn chia sẻ niềm đam mê với những anh em có cùng hứng thú với chú chim Pháp. Bài viết dựa trên kinh nghiệm bản thân, những kiến thức ngày ngồi ở giảng đường, kiến thức từ bạn bè, các hộ chăn nuôi, trên sách báo, intenet...do mình tổng hợp lại, nếu có gì thiếu xót mong các bạn cùng đóng góp ý kiến thảo luận, chia sẻ kiến thức :)

- Nuôi chim bồ câu theo mình thì có 3 vấn đề lớn chúng ta cần giải quyết
* Chi phí đầu tư ( Nguồn vốn)
* Kỹ Thuật ( Xây dựng chuồng trại, thức ăn, vệ sinh, phòng bệnh, ghép đôi...)
* Nguồn thu ( đầu ra sản phẩm)

Nếu nhà nông nào đảm bảo được 3 yếu tố trên thì chắc chắn sẽ thành công. Sau đây mình xin phép phân tích từng yếu tố một.
I)Thứ nhất:Chi phí đầu tư
Cái này thì tùy vào điệu kiện nguồn vốn, độ máu và đầu ra của từng người mà sẽ quyết định đầu tư ban đầu khoảng bao nhiêu đôi, từ đó sẽ tính ra được chi phí ban đầu. Theo mình thì nếu bạn nào chưa nuôi bao giờ thì phải tìm hiểu thật kỹ, nuôi thử nghiệm để có thể hiểu rõ về anh bồ câu này ( cái anh này dễ tính, ít bệnh nhưng nếu không nó có làm sao khéo lại đi cả cơ nghiệp đấy :)), sau đó nên nuôi khoảng 50- 100 đôi và tự nhân giống ( làm nông mà không sản xuất được đi mua hết thì còn đâu mà lại các bác nhỉ :)). Sau 1 năm nếu nhân giống tốt thì hoàn toàn có thể tự tăng đàn lên thành 300 cặp.
Chi phí đầu tư được chia ra làm 2 loại: Chi phí đầu tư ban đầu ( Chi phí cứng) và chi phí thường xuyên
1) Chi phí đầu tư ban đầu
- Chi phí đầu tư ban đầu bao gồm:
+ Tiền thuê đất ( nếu thuê)
+ Tiền xây dựng trang trại ( có thể tận dụng các công trình có sẵn để giảm chi phí nhưng cần phải tu bổ để phù hợp cho bồ câu). Chuồng nuôi bồ câu ta có thể chồng tầng lên để tiết kiệm diện tích, tuy nhiên không nên cao quá vì sẽ gây khó khăn trong khâu chăm sóc chim và sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của chuồng, thông thường nên chồng 3 -4 tầng). Nếu sắp xếp và bố trí tốt thì ta có thể nuôi 1000 cặp/200m2
+ Tiền mua chim giống: Đấy có thể là chi phí lớn nhất mà chúng ta cần bỏ ra: Trên thị trường hiện nay giá chim giống từ 2-5 tháng tuổi khoảng 250-300k/ cặp. Chim sinh sản ( trên 6 tháng tuổi) 350-400k/ cặp tùy vào từng vùng, từng trại giống, tùy vào từng thời điểm và tùy vào cả khả năng đàm phán của các bạn :D. Như vậy 100 cặp thì vào khoảng 35-40t.
+ Tiền Lồng Chim: Trên thị trường giờ tùy từng loại lồng và tùy nơi mà giá cả dao đồng như sau ( chuồng kích thước 1000x450x500mm)
+ Lồng chim: 130-150k
+ Máng ăn+ uống :3k-4k ( Mỗi chuồng đôi gồm 2 máng ăn+ 1 máng uống)
+ Máng ăn bổ xung : 600-800VNĐ( Để chứa thức ăn bổ xung như muôi ăn, sỏi, chất khoáng premix)
+ Ổ đẻ : Ổ đẻ nhựa( Dùng sàng nhựa tròn ĐK 200mm)= 4k/ cái. Ổ đẻ thép 5k/ Cái.Tính trung bình 1 lồng đôi cần 3 ổ đẻ
+ Khay phân: Khay tôn kích thước 1000x500 giá 50k, Khay nhựa kích thước 500x500 giá 40k ( khay nhựa thì cần 2 cái cho 1 chuồng đôi)
2) Chi phí thường xuyên
Chi phi thường xuyên bao gồm thức ăn, thuốc men( Thuốc bệnh, thuốc bổ, thuốc vs chuồng trại), công chăm sóc vệ sinh chuồng trại ( Cái này các bác hay bỏ qua theo mình là không chính xác bởi khi tính lợi nhuận thì ta không được gộp cả công chăm sóc vào)
- Thức ăn: Thức ăn cho chim bồ câu gồm 4 thành phần chính : Cám CN, Ngô, gạo xay, đỗ tương. Tùy vào bạn ở vùng nào, có những nguyên liệu nào sẵn có và rẻ mà trộn. tuy nhiên theo mình cám công nghiệp, ngô, thóc xay là dễ kiếm và phổ biến nhất. Trung bình chim bồ câu 1 ngày tiêu tốn lượng thức ăn băng 1/10 trong lượng cơ thể--> 1 đôi chim bồ câu pháp 1 ngày ăn khoảng 1,0-1,2 lạng thức ăn. 1 tháng khoảng 30-36Kg thức ăn. Tỷ lệ trộn hợp lý theo mình có thể là 40% Ngô+ 30% Thóc xay+ 30% Cám công nghiệp ( nhiều bạn có thể có công thức trộn khác nhau- đây chỉ là CT tham khảo của mình). Giá các loại trên thị trường như sau:
Ngô: 6k/KG
Thóc xay: 8,0-8,5k/Kg
Cám CN: 10k/Kg
Tính trung bình 1 ngày 1 đôi chim tiêu tốn mất 800-900VNĐ
-Tiền thuốc: Trung bình 1 đôi chim tiêu tốn 100-200VNĐ/Ngày
-Tiền chăm sóc: Nuôi khoảng 300 đôi cần 1 người chăm sóc: Chi phí khoảng 2.7t/ tháng--->100k/ngày/300 cặp --->300 đồng/ cặp/ ngày
==> Chi phí thường xuyên 1 ngày vào khoảng 1300VNĐ/ cặp--> 300 cặp là 11,7 triệu
II) Kỹ thuật nuôi
I) Chọn Giống
Chọn giống là khâu đầu tiên trong kỹ thuật nuôi BC. Khâu này có thể nói cực kỳ quan trọng, mang quyết quyết định sống còn với các nhà chăn nuôi nói chung và BC nói riêng. Thực tế hầu hết lúc các nhà chăn nuôi mới bước vào nghề lại phải làm công việc khó khăn này ( Nếu các nhà chăn nuôi lâu năm có KN thì họ lại tự nhân giống được :D) Các cụ có câu " Giỏ nhà ai quai nhà lấy", nếu giống mà kém ( ấp vụng, tiền sử bệnh, chim già, còi cọc...) thì gần như các bạn gần như vô phương cứu chữa. ( các bạn mà bị tầm trên 10% giống hỏng là toi rồi :D). Nên với những con giống như vậy các bạn nên thanh lọc luôn ( Đem nhậu hoặc " trả về nơi sản xuất" :D) chứ đừng nên chữa trị mà tiền mất, tật mang hao mòn công sức. Cách chọn giống theo mình nên theo 2 bước:
1) Bước 1: Lựa chọn nhà cung cấp giống ( tầm vĩ mô)
Cái này chắc các bạn làm chăn nuôi đều biết cả rồi đúng không ạ " Khổ lắm nói mãi". Nhưng mình xin phép vẫn trình bầy lại.
- Đầu tiên trước khi quyết định mua con giống bạn nên đi tham quan thật nhiều trang trại ( To nhỏ tham quan hết nếu bạn có điều kiện, vì bạn sẽ so sánh được sự khác biệt của từng trang trại) từ đó sẽ tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân ( khi tham quan thì nên chụp ảnh, hỏi KN của các chủ nuôi---> cái này các bác tùy vào mức độ " cởi mở" của từng người mà hỏi nhá). chứ các bạn đừng có tin 100% lời của chủ chăn nuôi vì ai chẳng muốn quảng bá trang trại mình :D
- Sau khi đã tham quan, quan sát các chuồng nuôi thì các bạn sẽ quyết định chọn cho mình nơi để bắt giống, chúng ta sẽ chọn các trang trại đạt được nhiều tiêu chí sau đây nhất:
+ Trang trại lớn, có uy tín, được nhiều người biết đến ( những người đã mua thực tế chứ không phải tạo nick ảo rồi "con hát mẹ khen" hay trên các diễn đàn.
+ Đàn chim khỏe mạnh, lanh lợi đồng đều, ít con ốm, bệnh ( Theo dõi dễ nhất là lúc cho chim ăn)
+ Trang trại vệ sinh phòng bệnh sạch sẽ-> " Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm", Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấp áp về mùa đông, mật độ nuôi không quá dầy. chuồng trại mà bẩn thì khả năng nhiễm bệnh rất cao, có thể lúc bạn bắt giống chim mới trong thời gian ủ bệnh, chưa phát bệnh ( mình đã đi tham quan nhiều trang trại trong cả nước, đã đến trại của 1 anh nhận là mình có đàn lớn nhất tỉnh BN nhưng vs chuồng trại cực kém, không có hệ thống khay phân hoàn thiện, thức ăn vương vãi khắp nền, ổ đẻ đầy phân...--> Mình không tiện cụ thể nói ra nhưng chắc nhiều bạn trên diễn đàn biết trang trại này)
+ Quy mô đàn chim giống: Quy mô càng lớn thì các bạn càng có nhiều lựa chọn phải không ạ :D
+ Quy trình chăm sóc của trang trại ( Cho uống thuốc bổ, vacxin, vệ sinh định kì ra sao, cho ăn thế nào ) Cái này các bạn nên trao đổi, hỏi khéo chủ trang trại. Nếu trang trại họ nuôi dưỡng theo đúng kỹ thuật thì rất tốt (Cái này thì theo mình chỉ mang tính chất tham khảo, độ tin cậy 60-80%)
+ Giá con giống: Cái này mình đưa xuông dưới vì 2 lí do: Một là đây là phần hướng dẫn kỹ thuật chọn con giống ( thuộc mục kỹ thuật chứ không phải kinh tế), thứ 2 là nhìn chung mặt bằng giá con giống trong vùng ( VD như BN, VP, Hà Tây, Hưng Yên...) tương đương nhau. Trừ trại giống của viện nghiên cứu bên Thụy Phương thì giá quá chát ( thường đắt gấp 2 lần giá thị trường), và nếu ai mà bán giá thấp hơn hẳn thị trường thì các bạn cũng không nên mua " của rẻ là của ôi" mà ( Nhiều bác cứ rao là do nhu cầu này nọ, do không nuôi nữa... nên thanh lý---> các bạn nên tự phân biệt được trắng đen của đường đời--> tránh tiền mất tật mang)
+ Khoảng cách từ trại giống về nhà: Chim khi vận chuyển sẽ phải dánh dấu, dồn vào các sọt nhựa và vận chuyển. Nói chung là trong tình trạng chật hẹp, và chim cũng bị hoảng, nếu vận chuyển bằng xe máy sẽ chịu thêm ảnh hưởng của gió. Vì vậy ta không nên chọn trang trại quá xa, thời gian vận chuyển lâu. Nên chọn các trang trại bán kính không quá 100 Km ( tương đương khoảng 3h vận chuyển), nếu có thể thì tốt nhất dùng ô tô tải có thùng để tránh gió cho chim ( Các bạn thuê con susuki 5 tạ thì tha hồ vận chuyển, đường dài giờ xăng dầu giảm chắc chỉ 6k-7k/Km. Thông thường nếu các bạn mua SLL thì các nhà giống họ sẽ hộ trợ chi phí vận chuyển )
+ Ngoài ra bạn nên quan sát thức ăn vãi của chim: Nếu lượng thức ăn vãi nhiều thì do 2 nguyên nhân: Một là chim vụng, kén ăn. Hai là do máng ăn không phù hợp hoặc cho ăn quá nhiều ( kiểu bận nên xúc 1 lần ăn cả ngày :D, cái này mình gập vài trang trại rồi)
Ngoài ra còn vài yếu tố nhỏ khác, hoặc bạn nào có thêm kinh nghiệm thì góp ý thêm cho mình nhé !
2) Kỹ thuật chọn con giống ( tầm vi mô)
về kỹ thuật chọn từng con giống thì trên rất nhiều website các trang trại, các diễn đàn đã nói rất chính xác và cụ thể. Mình xin phép sẽ chỉ trình bầy những vấn đề mà nhiều bạn còn đang băn khoăn:
a) Nên chọn chim chuẩn bị sinh sản hay đang sinh sản:
-Chim chuẩn bị sinh sản (2-5 tháng tuổi), giá thành 250k-300k/ cặp
+ Ưu điểm: Giá thành rẻ hơn ( không đáng kể vì bạn phải nuôi thêm vài tháng để chim đẻ), thời gian chim sản xuất được lâu hơn ( Trung bình khoảng 4 năm), chim trong giai đoạn thành dục nên không lo các vấn đề về ung trứng, bỏ trứng...)
+ Nhược điểm: Thời gian cho sản phẩm lâu hơn ( phải nuôi một thời gian) mà tâm lí các nhà chăn nuôi là muốn lứa chim thịt đầu tiên). Do chim lúc bắt đang thành dục nên sự phân biệt trống mái sẽ khó khăn hơn dẫn đến ghép đôi nhầm--> phải một thời gian sau ta mời phát hiện được--> đổi chim ( chim mới về thường sẽ khó cùng tuổi, chờ thời gian để chim làm quen, ghép đôi )--> Tốn thời gian, công sức và tiền thức ăn "nuôi báo cô"). Thêm nữa khi cho chim lạ vào trại ( chim ta đem đổi về) còn phải đề phòng các hiện tượng lây lan dịch bệnh cho trại.
- Chim đang sinh sản (trên 6 tháng tuổi) Giá 350-400k/cặp
+Ưu điểm: Độ tin cậy trống mái cao ( có thể đạt tới 99%), chim mua về có thể đẻ luôn (có khi sáng bắt về, chiều đẻ là chuyện BT :D), nhanh có sản phẩm, thời gian thu hồi vốn nhanh.nhanh có SP, thời gian quay vòng vốn lâu hơn ( mất khoảng 3 tháng chim đẻ, lứa đầu trứng so thường hỏng, 10 ngày sau chim đẻ lại, 18 ngày sau chim nở, nuôi khoảng 28 ngày chim ra dàng. Như vậy mất khoảng 5 tháng ta mới xuất được
+ Nhược điểm: Giá thành cao hơn (theo mình không đáng kể), vấn đề lớn nhất là nếu không có kinh nghiệm thì chúng ta sẽ mua phải chim già, chim loại. Trên diễn đàn có 1 bạn đã có bài viết rất rõ ( có hình ảnh) về cách xác định tuổi của chim bằng đếm lông cánh ( cách này mình thấy rất hay- các bạn có thể tìm đọc và tham khảo). Tuy nhiên với chim trên 1 năm tuổi thường đã thay lông hết nên lúc này ta phải kết hợp thêm nhiều yếu tố để xác định tuổi tương đối của chim ( cái này thường bạn nào phải có kinh nghiệm, hoặc phải quan sát tốt, nhạy bén còn không rất khó phân biệt) Chim già thường lông xơ, ố màu, mỏ có những vết thâm xước do thời gian, vảy chân sàn xù hơn, dáng người nặng nề, ì ạch hơn...Nói thế này thì rất khó để các bạn chưa có KN phân biệt, các bạn hãy bắt thử 1 chú chim 3 tháng tuổi với 1 chú khoảng 2 năm tuổi nên và quan sát--> làm vậy nhiều lần, với nhiều chim khác nhau thì mình nghĩ các bạn chắc chắn sẽ phân biệt được.
==>Kết luận: Tùy vào nguồn vốn, mục đích, sở thích... của từng người mà sẽ có phương án chọn loại chim khác nhau cho mình. Tuy nhiên theo bản thân mình thì nên chọn chim đã ghép đôi trên 6 tháng ( đã đẻ) sẽ có lợi hơn
b) Cách quan sát chim để lựa chim
- Cách quan sát dễ nhất là lúc cho chim ăn: Ta sẽ thấy được độ lanh lợi, háu ăn của từng con chim
- Quan sát phân: Bạn sẽ phải quan sát phân dưới khay, chọn những cặp chim có phân bình thường ( không đi ỉa, phân xanh, giun...)
3) Chọn thời điểm bắt chim
Hiện này nhờ các biện pháp về thuốc men, chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc đã được tăng cường nên khả năng chống chọi dịch bệnh của chim đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên để hạn chế tối đa dịch bệnh cho chim thì các bạn nên chọn thời điểm bắt chim phù hợp. Vì khi chim mới bắt về chũng sẽ bị thay đổi môi trường sống đột ngột, nếu cộng thêm thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hướng không tốt đến sức khỏe của chim. Không nên bắt chim vào những thời điểm nóng quá hoặc lạnh quá, khả năng dịch bệnh sẽ cao. Vào mùa đông ( thời điểm Tết) các trại giống thường không nhân giống mà gây chim thịt. Thường gây giống bắt đầu từ hết tháng giêng âm lịch, như vậy các bạn nên chọn thời điểm tháng 7 đến tháng 9 âm lịch để bắt giống ( vừa thời tiết thuận lợi vừa mua được con giống tốt)
II) Kỹ thuật xây dựng, bố trí chuồng trại
1) Tính toán diện tích chuồng trại
Bà xã bắt đi lao động rồi, khi nào rảnh mình sẽ viết tiếp. Hiện mình đã lập gần xong bảng hoạch toán chi phí+ bản vẽ mô hình lồng nuôi, chuồng trại. Bạn nào quan tâm thì có thể để lại lời nhắn nhé!
Dạo này bận quá nên chắc lúc nào rảnh rỗi mình sẽ tranh thủ viết thêm. Mình định khi nào có đủ kiến thức và thời gian sẽ viết hẳn 1 cuốn sách đầy đủ về chim bồ câu ( ngoài kỹ thuật nuôi BC còn có cả bài toán kinh tế, chi phí đầu ra, đầu vào, tính toán xây dựng chuồng trại, tổng hợp tất cả các loại bệnh thường gặp...) để cung cấp cho các bạn nào muốn tham khảo ( mình sẽ tặng file miễn phí cho các bạn :D), mong ae ủng hộ :)

Xin chào mọi người​
Mình vừa mua 100 đôi chim giống về dc 20ngay hom nay. Cách đây mấy ngày thi dan chim cua m bi bệnh nhjeu chu thj gật gù đi ngoai phan xanh lá cây. con 1 số thi phân toàn nc. Bjo lai thêm thở khò khè miệng thi có như bã đâụ ấy. M hoi nhiều ng nuôi chim nhug mỗi ng nói mỗi bệnh chẳng biết chưã thế nào. M thấy diễn đàn có nhiều ng nuôi nên muốn hỏi moi ng co ai biết bc của m bệnh j k? Xin giúp m với bjo dan chim của m đã hi sinh 20 đôi rui. Va còn nhiều chim bc ốm nua? Mọi ng giúp m với vừa nuôi mà nan wa. Moi ng xem do la benh j va fai dung loai thuốc nào và điều trị ntn nhe! Chân thành cảm ơn!
 
Xin chào mọi người​
Mình vừa mua 100 đôi chim giống về dc 20ngay hom nay. Cách đây mấy ngày thi dan chim cua m bi bệnh nhjeu chu thj gật gù đi ngoai phan xanh lá cây. con 1 số thi phân toàn nc. Bjo lai thêm thở khò khè miệng thi có như bã đâụ ấy. M hoi nhiều ng nuôi chim nhug mỗi ng nói mỗi bệnh chẳng biết chưã thế nào. M thấy diễn đàn có nhiều ng nuôi nên muốn hỏi moi ng co ai biết bc của m bệnh j k? Xin giúp m với bjo dan chim của m đã hi sinh 20 đôi rui. Va còn nhiều chim bc ốm nua? Mọi ng giúp m với vừa nuôi mà nan wa. Moi ng xem do la benh j va fai dung loai thuốc nào và điều trị ntn nhe! Chân thành cảm ơn!
Bạn có kinh nghiệm chưa mà làm phát 100 đôi thế, hoành tráng ghê.
Ngày xửa ngày xưa tôi bắt đầu nuôi, cứ tưởng như trên mạng, trên báo nói là bồ câu sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh nên cũng mua phát 100 đôi ở sóc sơn về, ai ngờ vài hôm sau phát bệnh ngay, đến lúc ghép cặp thì còn có hơn 60 đôi nữa. Bây giờ có chút kinh nghiệm rồi, vài chục đôi để giống chỉ mất 1-2 con thôi.
Nói chung là không đơn giản như mọi người nói đâu, hi, vạn sự khởi đầu nan mà.
Theo tôi bạn nên nuôi nhốt riêng vào đôi một đi, chọn những con khỏe tách ra cùng nhau, mua lồng sắt đó, mỗi ô 50x50x50 nuôi được 3-4 con hậu bị. Làm cách này để tránh con ốm lây con khỏe và tiện theo dõi, chữa bệnh.
Của bạn là nó nhiều bệnh tổng hợp, theo tôi bạn nên ra hiệu mua kháng sinh tiêm sẽ tốt hơn uống, bảo họ là kháng sinh tổng hợp đường ruột và hô hấp đó.
Kèm theo đó là tăng cám, giảm ngô để chim tiêu hóa dễ hơn.
 
Mình nuôi 10 đôi bc hiện nay đều đã đẻ. Chỉ duy nhất 1 đôi mình để ý đã đẻ 3 lần, mỗi lần chỉ được 1 trứng, ấp sau 7 ngày mình soi đều hỏng.
Hôm nay mình đổi con trống khác. Như vậy có đc không các bác?
 
Mình nuôi 10 đôi bc hiện nay đều đã đẻ. Chỉ duy nhất 1 đôi mình để ý đã đẻ 3 lần, mỗi lần chỉ được 1 trứng, ấp sau 7 ngày mình soi đều hỏng.
Hôm nay mình đổi con trống khác. Như vậy có đc không các bác?
được đó bạn.
Mình có 1 đôi sáng nay kiểm tra xem nó đẻ 2 quả chưa vì mình thấy nó nằm ấp chứ ko phải giữ trứng, thật ngạc nhiên khi mình nhìn thấy tới 4 quả trứng liền, ko phải là 2 con mái vì nó đã đẻ gần 1 năm trời rồi, cũng ko phải mình bỏ trứng con khác vào cho nó ấp mà ko nhớ. Lần đầu tiên thấy chim đẻ 4 trứng đó bạn. thi thoảng cũng có đôi đẻ 1 trứng.
Bạn cứ đổi trống xem ntn, nên tách con cái ra vào ngày thì gép con trống khác vào sẽ nhanh hơn và chúng hạn chế chiến đấu hơn.
 

được đó bạn.
Mình có 1 đôi sáng nay kiểm tra xem nó đẻ 2 quả chưa vì mình thấy nó nằm ấp chứ ko phải giữ trứng, thật ngạc nhiên khi mình nhìn thấy tới 4 quả trứng liền, ko phải là 2 con mái vì nó đã đẻ gần 1 năm trời rồi, cũng ko phải mình bỏ trứng con khác vào cho nó ấp mà ko nhớ. Lần đầu tiên thấy chim đẻ 4 trứng đó bạn. thi thoảng cũng có đôi đẻ 1 trứng.
Bạn cứ đổi trống xem ntn, nên tách con cái ra vào ngày thì gép con trống khác vào sẽ nhanh hơn và chúng hạn chế chiến đấu hơn.
Lần đầu mới nghe thấy đẻ 4 quả mà vẫn đủ 1 trống 1 mái. Như vậy thì ấp làm sao nổi
 
Lần đầu mới nghe thấy đẻ 4 quả mà vẫn đủ 1 trống 1 mái. Như vậy thì ấp làm sao nổi
uh, thì mình lấy 1 quả ra cho đôi khác ấp, 2 đôi ấp 6 quả. Thi thoảng mình cũng thấy có tổ 4 quả trứng nên nghi ngờ là mình ghép nên ko chắc chắn, nhưng lần này thì chắc chắn vì mình chưa ghép gì hết.
 
Nhà mình bữa 1 cặp đánh nhau , mình đổi trống nên nó bỏ ấp , đem hết 2 trứng cho cặp kia ấp . Cặp ấp 4 trứng , trứng nào cũng có đực , bữa hay 2 bữa nữa nở . Chỉ lo 4 con nó đông quá , mẹ có đạp chết con hay k thôi
 
các bác cho e hỏi. e đã làm xong chuồng đang định bắt 10 cặp bc về nuôi. e nuôi theo kiểu làm chuồng riêng ấy nhưng e đang k hiếu là bắt chim mấy tháng tuổi là tốt? và nếu bắt chim bố mẹ nó có ở k? và có phải đánh đấu từng cặp k ạ?
 
các bác cho e hỏi. e đã làm xong chuồng đang định bắt 10 cặp bc về nuôi. e nuôi theo kiểu làm chuồng riêng ấy nhưng e đang k hiếu là bắt chim mấy tháng tuổi là tốt? và nếu bắt chim bố mẹ nó có ở k? và có phải đánh đấu từng cặp k ạ?

Bắt chim thì tùy bạn thôi , kiên trì thì nuôi chim bắt đầu bắt cặp với nhau , k kiên trì thì mua chim đẻ sẵn . Cái nào cũng có giá của nó . Mua chim của trại nào đang nuôi ấy , ng ta phòng bệnh đầy đủ rồi . Nên đánh dấu từng cặp về cho nó khỏi đánh nhau. Mới tập nuôi thì nuôi chim ta hoặc chim pháp chứ đừng nuôi chim bc gà
 
Bắt chim thì tùy bạn thôi , kiên trì thì nuôi chim bắt đầu bắt cặp với nhau , k kiên trì thì mua chim đẻ sẵn . Cái nào cũng có giá của nó . Mua chim của trại nào đang nuôi ấy , ng ta phòng bệnh đầy đủ rồi . Nên đánh dấu từng cặp về cho nó khỏi đánh nhau. Mới tập nuôi thì nuôi chim ta hoặc chim pháp chứ đừng nuôi chim bc gà
vâng cám ơn bác mình nuôi bc ta mà. vậy bắt bc về thì nhốt mấy ngày trong chuồng thì thả đc ạ?
 
Vâng thưa các bác tình hình là 100 đôi bc của e đã ra đi 1nua rồi hôm qua e đi mua kTG về tiêm thi hom nay thấy co rat nhiều e bị xã cánh va may e bi thần kinh các bác có cach tri nào hiệu quả giúp e với
 
Vâng thưa các bác tình hình là 100 đôi bc của e đã ra đi 1nua rồi hôm qua e đi mua kTG về tiêm thi hom nay thấy co rat nhiều e bị xã cánh va may e bi thần kinh các bác có cach tri nào hiệu quả giúp e với
UI, có dấu hiệu của bệnh thần kinh là bị New rồi, bạn tiêm kháng thể là đúng đó. Cách ngày tiêm 1 lần, bạn tiêm khoảng 3 lần là tốt nhất vì còn mầm bệnh trong môi trường nên nhiều khi tiêm 1 lần chim vẫn vị tái nhiễm.
Bệnh new mà ko phát hiện kịp thời, bạn đang ở giai đoạn cuối rồi thì mới bị new nên thiệt hại trên 50% là hiển nhiên mà.\
Theo tôi bạn cứ tiêm vài lần, sau đó thì dùng kháng sinh thông thường để trị bệnh kế phát. Dần dần sẽ ổn thôi, những con bị new rồi thì nó sẽ có kháng thể và ko bị lần 2 nữa, những con bị đến thần kinh rồi thì ko có khả năng phục hồi đâu, tuy nó không chết nhưng sinh sản rất kém, bạn nên thịt, thanh lý bỏ những con này vì ko chữa được.
Mới mua về lần đầu tôi cũng bị mất 40% là do bệnh này đó. Dần dần sẽ có kinh nghiệm, sau này để giống con thì bạn phải cho uống, tiêm new theo quy định (như lịch đối với nuôi gà).
 
Vâng Cảm ơn bác. Bjo e chi chug chug uong dien giai va ket hop men tieu Bcomnec thoi nhug van chua thay kha hon. Bac oh dau ha noi day bac nuoi lau chua co nhju kinh nghiệm chuyen cho e it voi chu moi nuoi da the nay thj nan wa.
 
Vâng Cảm ơn bác. Bjo e chi chug chug uong dien giai va ket hop men tieu Bcomnec thoi nhug van chua thay kha hon. Bac oh dau ha noi day bac nuoi lau chua co nhju kinh nghiệm chuyen cho e it voi chu moi nuoi da the nay thj nan wa.
Mình ở Thạch Thất (gần rặng nhãn-đan phượng). Nói chung là trước lạ sau quen mà. Bạn nên tích cực học hỏi từ trên mạng, nhiều điều bổ ích lắm, mỗi thầy học 1 ít là tốt nhất, không có ai là chuẩn mực hết cả vì mỗi người đều có cái tôi riêng của mình.
Nguyên tắc là sau khi điều trị bằng kháng sinh, chim khỏe thì bổ sung men vi sinh để lợi tiêu hóa.
Chăn nuôi gia cầm thì thường có nhiều bệnh cùng 1 lúc chứ không có 1 bệnh đâu, vì lúc chim ốm yếu là lúc các bệnh tiềm ẩn mới hoành hành, bạn nên kèm theo kháng sinh trị vi khuẩn phổ rộng nữa.
 
Vay ah. Cung thay kho khan that tai dag lam cty nhug ap luc wa bo ve muon lam chan nuoi nhug vua moi bat dau ma da bi nhu vay roi chac nan wa. Ben say ban nuoi nhjeu k?
 
Nuôi bc mình nghĩ còn 1 vài vấn đề mà mọi ng cũng nên suy nghĩ trc khi nuôi.
Thứ nhất hiện nay đầu ra của chim chủ yếu là chim ra ràng.chim thịt thì ngay tai dp mình chẳng mấy ai thèm.mà nói thật cũng chẳng ai ăn
Thứ hai nếu chỉ là chim ra ràng không thì 1c chim đẻ dc bn lứa trog đời rồi khi đã già năng suất kém đi.thì ta phải làm sao.nấu cho lợn ăn hả? Chứ nói như các bạn thì tiếp tục nuôi sẽ lỗ chứ không lời vì tốn thức ăn mà sản lượng không có.
Thư ba giả sử bạn có đầu ra ổn định đi nhưng giá quá thấp như hiện nay tại địa phương e giá 1c bc ra ràng là 45k còn nếu bán cho thương lái là 30-35k.z thì lời ở đâu ra hả bạn?chẳng lẻ đi bán giống cho những ng ND mình rồi họ lại bán cho nhưg ng khac sao
 


Back
Top