Kỹ thuật nuôi cá

  • Thread starter Maymanluondenvoianh0988
  • Ngày gửi
I. Ðiều kiện ao nuôi
- Các ao hồ ở trong làng xóm, do đào ao vật thổ tạo ra; nếu ao bị tù, cơm bùn đóng lại quá nhiều, phải tát cạn, dọn sạch cây que, nếu ao nhỏ phải được cải tạo, phá bờ ao nhỏ làm thành ao có diện tích 360 m2 - 1.500m2; vét (hút) bớt bùn lên vườn, chỉ để lại 1 lớp 20 - 30cm;
- Ao có độ pH - 6,7 không tù cớm, có nguồn nước cấp vào và thoát đi dễ dàng, không bị ô nhiễm;
- Ao có bờ cao hơn mức mưa cao nhất từ 0,4 - 0,5m, cống, đăng dào chắn, giữ cho cá không đi được.

II. Chuẩn bị ao nuôi
- Ao là môi trường sống của cá, để cho cá lớn nhanh đạt năng xuất cao, tránh bệnh tật, cần phải làm tốt việc chuẩn bị ao nuôi;
- Hàng năm, hoặc 2 năm ao nuôi cá phải được tát cạn vào cuối năm hoặc đầu xuân bắt cá lớn, chọn để lại cá nhỏ; bốc bùn ở đáy ao vứt lên quanh bờ, lấp hết hang hốc, cây cỏ, dùng trang trang phẳng đáy và quanh bờ, dùng 10 - 15 kg vôi bột/1000m2 rắc đều quanh bờ và đáy, diệt hết cá tạp, phơi nắng 7 - 10 ngày cho mùn bã hữu cơ đáy ao phân huỷ;
- Lọc nước vào ao qua cống có vật chắn là vải màn hoặc bao trấu, ngăn cá tạp theo vào ăn hại thức ăn; nước tháo vào sâu 0,8 - 1m, dùng 100 - 150 kg phân chuồng/1002, ủ mục rắc đều khắp ao hoặc dùng phân ủ một hố ở góc ao định kỳ múc nước té khắp ao, cho sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển.

III. Ðối tượng nuôi
- Những nơi có tập quán nuôi từ trước chưa có điều kiện thâm canh thì nên sử dụng các đối tượng :
+ Cá trắm cỏ, cá chép, cá mè;
+ Cá trôi ấn Ðộ, cá rô phi;
- Những nơi có điều kiện thâm canh, nuôi năng xuất cao cần sử dụng các đối tượng : Cá chim trắng; cá rô phi đơn tính; cá chép lai; tôm càng xanh.

IV. Kỹ thuật nuôi
1 Thả giống :
- Cá giống thả phải chọn giống cá khoẻ mạnh, vây vẩy hoàn chỉnh không có vết bệnh, cá sáng con, đều con, không còi cọc : Trắm cỏ : 100 - 150 gr/con; cá mè, trôi : từ 12 - 15 cm/con; cá chim trắng, rô phi : 8 - 10 cm/con; tôm càng : 2 - 3 cm/con.
- Tỷ lệ thả :
+ Thả cá trắm cỏ là chủ yếu 50%;
- Các loại cá khác như cá chim trắng, cá chép lai, cá rô phi 50%.
- Mật độ thả :
+ Thả bình thường thì mật độ 1,5 - 2 c/m2;
+ Nếu nuôi bán thâm canh thì thả 2 - 3 con/m2.
- Thời vụ thả :
+ Cuối tháng 3 đầu tháng 4 thả cá giống vào ao đã tẩy dọn sẵn, để thu hoạch tỉa vào tháng 10 - 11;
+ Nếu chuyển cá nhỏ năm trước xang thì thả vào tháng 11 - 12, giữ cá qua đông, chăm sóc nuôi, thu hoạch tỉa vào tháng 8 - tháng 9 năm sau.

2 Chăm sóc quản lý :
- Cá nuôi từ tháng 4 chăm sóc cho ăn; nếu ao nuôi thông thường thì 7 - 10 ngày phải bón phân 1 lần, mỗi lần từ 50 - 70 kg/100m2; phân ủ mục rắc khắp ao, cũng có thể dùng phân cỏ, rắc ủ vào 1 tháng ở góc ao, định kỳ hoà nước phân té khắp mặt ao, lượng té nhiều hay ít là căn cứ quan sát mầu nước, lá chuối non là tốt, nếu nhạt thì tăng phân và ngược lại;
- Nếu nuôi cá trắm cỏ là chính thì tăng cường cho cá trắm cỏ ăn mỗi ngày 40 - 100 kg/100m2 rắc vào khung cho cá trắm cỏ ăn, cá trắm cỏ thải ra phân, phân tan ra nước sinh vật phát triển nuôi được các loại mè, trôi, chép, rô phi;
- Nếu nuôi thâm canh thả mật độ dày 2 - 3 c/m2 thì phải cho ăn thức ăn tổng hợp chế biến như ngô, khoai và 25% đạm cho cá chóng lớn;
- Tất cả các trường hợp ao nuôi thông thường đến thời kỳ vỗ béo chuẩn bị thu hoạch trước 1 - 2 tháng đều phải dùng thức ăn tinh cho ăn thêm hàng ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối với lượng 7 - 8% trọng lượng cá trong ao.
Cá nuôi : Hàng ngày phải kiểm tra bờ cống tránh để rò rỉ cá đi mất; thường xuyên vệ sinh dọn sạch cỏ rác thừa nơi cá ăn, định kỳ 10 - 15 ngày đùa ao 1 lần, đề phòng cá bị bệnh, khí độc bốc đi, cá hoạt động khoẻ phòng độc bệnh cho cá.
Trước tháng 3 và tháng 9 hằng năm, cần cho cá ăn thuốc Triên Ðắc 1 của Trung Quốc mỗi ngày 1 lần. Mỗi lần dùng 10 gr thuốc trộn với thức ăn đã nấu chín cho 50 kg cá ăn cho 3 ngày liền đề phòng cá mắc bệnh.
Nếu cá đã mắc bệnh đốm đỏ thì sử dụng thuốc Triên Ðắc 50g trộn với thức ăn là cám nấu cho 50 kg cá ăn, cho ăn 3 ngày liền.

3 Thu hoạch :
Cá nuôi được 6 - 8 tháng đạt cỡ thu hoạch nên tiến hành thu hoạch theo 2 cách :
- Ðánh tỉa - Thả bù : Cuối hàng năm khi thu hoạch cá, chọn để lại các loại cá giống lớn, đối với trắm 150 - 200 g/con; trôi 15 - 20 cm/con.
Thả cá vào ao đã tẩy dọn, tháng 3 nuôi tích cực, đến tháng 8, tháng 9 kéo lưới thu tỉa các loại cá to, thả tiếp loại cá giống để nuôi. Cuối năm thu 1 lần nữa 2 năm tát cạn thu hoạch và tẩy dọn vệ sinh ao.
- Thu hoạch hằng năm : Cá nuôi tích cực 1 năm đạt cỡ như cá trắm 1,5 - 2 kg/con; cá mè, cá trôi 0,4 - 0,5 kg/con, thì kéo lưới thu hoạch bớt và tát cạn bắt hết, tẩy dọn nuôi tiếp năm sau.

 


rất cám ơn các bạn đã chia sẽ kiến thức hiểu biết của mình cho mọi người
 
các bạn cho mình hỏi tìm tài liệu các đề thi về ngành thủy sản tìm ở đâu xin các bạn giúp dùm mình, rất cảm ơn !
 
kính chào bác khucthuydu chúc bác và đại gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc và giúp đỡ đc nhiều nông dân hơn. em muốn hỏi bác là em có phụ phẩm là cơm dừa(tức là dừa em đã ép lấy hết nc rồi) mỗi ngày ra khoảng 100-150 kg vậy em có thể tận dụng để nuôi đc loại cá gì ko hả bác? em ở hanoi và có 2 cái hồ mỗi cái rộng 3000m3 rất mong đc sự hướng dẫn của bác hoặc tài liệu bác có thể mail cho em theo đc haicuong.le@gmail.com hoặc đt 0904483888. rất mong hỗi âm của bác
 


Back
Top