KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MẠCH MÔN

Đặc điểm của giống Mạch môn:

Cây Mạch Môn là cây thuốc quý thân thảo, sống lâu năm. Thân cây cao từ 10 - 40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ. Củ Mạch môn có tác dụng phòng trừ bệnh thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim. Củ Mạch môn phối hợp các vị thuốc khác chữa táo bón, ho ra máu, ho lâu ngày, ho có đờm… Cây Mạch môn còn đuợc trồng thành thảm trong sân vườn giúp tạo cảnh quan đẹp và thoáng mát. Cây có tác dụng cải thiện không khí trong lành, bảo vệ môi trường và thường được trồng nhiều trong các resor, khu đô thị, công viên… Rễ cây có khả năng cải tạo đất, cố định đạm nên có thể trồng được trên những nền đất xấu.
1590157237-cay-mach-mon-450.jpg

CÂY MẠCH MÔN​

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mạch môn:

Chọn đất và làm đất trồng Mạch môn:

Cây Mạch môn là loại cây có thể trồng ở nhiều nơi có độ cao từ 100m - 2000m so với mặt nước biển, như: đồi núi, đất vườn, sân bãi bạc màu, đất cớm nắng… Nhưng trên đất xốp, nhiều mùn, nơi đủ ẩm, có nắng thì Mạch môn phát triển mạnh, cho năng suất củ cao, chất lượng tốt. Vì vậy, các vùng đất bãi, phù sa ven sông rất thích hợp nhất. Mạch môn phát triển rễ củ theo chiều ngang, rễ cây ăn nông do vậy làm đất phải chú ý bừa kỹ, nhặt sạch cỏ.
+ Trồng Mạch môn trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc rộng khoảng 15 x 20cm rồi trồng. Đất hót ra để phía trên dốc, gặp mưa, màu dồn xuống hố, bổ xung thêm dinh dưỡng cho cây.
+ Nếu trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 1,5 - 2m.

Chọn giống cây Mạch môn:

Chọn giống mạch môn trồng lấy củ là loại lá to, bản lá dày và dài. Giống mạch môn được trồng bằng phương pháp tách chồi gốc. Gốc mạch môn sau khi thu hoạch củ được cắt bỏ lá, lấy gốc có chiều cao 20cm. Tiến hành tách cụm gốc, mỗi cụm gốc có 3 - 4 cây. Khi tách cụm giống để trồng cần chú ý không để bị dập ngọn hoặc vỡ thân ngầm ở gốc cây.
Thời vụ trồng: Mạch môn được trồng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, tốt nhất là từ 5/12 đến 15/2.
trong cay mach mon_Fotor.jpg

TRỒNG CÂY MẠCH MÔN​

Mật độ và khoảng cách trồng Mạch môn: Khoảng cách trồng 30 x 40cm. Mật độ trồng khoảng 80.000-82.500 cây/ha (tùy theo địa hình đất và điều kiện trồng thâm canh hay xen canh).

Cách trồng: Sau khi bổ hốc hoặc xẻ rãnh xong, có thể tiến hành trồng cây ngay hoặc bón phân hữu cơ đã trộn với lân vào đất. Cây giống được trồng sâu 12 - 15cm, mầm ngọn hướng lên trên và nẹn đất chặt xung quanh gốc. Sau khi trồng nếu có thể phủ rơm rạ giữ ẩm cho cây hoặc trồng xen cây ngắn ngày như ngô, lạc, đậu đỗ.

Kỹ thuật chăm sóc cây Mạch môn:

Mạch môn là cây dễ trồng nhưng do thời gian sinh trưởng phát triển dài nên lượng phân cung cấp cho cây cần bón rải và hợp lý theo từng đợt thì sẽ cho năng suất cao. Là loại cây cho củ nên mạch môn cần bón thêm phân lân và các nguyên tố vi lượng khác, tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng để bón.
cham soc cay mach mon_Fotor.jpg

CHĂM SÓC CÂY MẠCH MÔN​

- Làm cỏ, xới xáo và vun luống: Làm cỏ, bón phân và vun xới thường là những công việc kết hợp với nhau và tiến hành làm cùng đợt chăm sóc.
+ Chăm sóc đợt 1: Khi cây 5 - 6 tháng tuổi tiến hành xới xáo nhẹ, kết hợp bón thúc đợt 1. Bón phân NPK, lượng bón 150 - 200kg/ha. Khi bón phân thúc thì bón cách gốc 10 - 15 cm hoặc bón giữa 2 khóm. Không bón phân trực tiếp vào gốc cây sẽ làm cây chết.
+ Chăm sóc đợt 2: Sau chăm sóc đợt 1 từ 5 - 6 tháng ngày làm cỏ, xới xáo, vun gốc và bón phân. Bón NPK, kết hợp phân đạm để tăng khả năng đẻ nhánh cho cây. Lượng bón 200kg NPK + 50kg Đạm/ha.
cay mach mon.jpg

VƯỜN TRỒNG CÂY MẠCH MÔN​

+ Chăm sóc đợt cuối: Sau chăm sóc đợt 2 khoảng 10 tháng, làm cỏ bón phân NPK kết hợp với phân lân. Lượng bón 200 - 250kg NPK + 50kg phân lân/ha.
Mỗi lần vun xới xong, nếu có mùn rác mục hoặc trấu đem phủ vào gốc làm đất xốp thêm thì cây cho củ càng to và năng suất càng cao.
- Tạo độ che phủ cho cây: Mạch môn sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện có độ che bóng 48% nên thích hợp trồng xen dưới tán rừng, dưới bóng cây ăn quả. Nếu trồng trên ruộng hoặc đất bãi nên chủ động trồng xen cây tạo bóng thích hợp cho mạch môn.
- Tưới nước: Cây Mạch môn được trồng trong hệ thống canh tác sử dụng nước trời nên thời vụ trồng thường bắt đầu khi vào xuân, có mưa phùn để mầm mọc nhanh. Nếu trồng trong điều kiện tưới tiêu chủ động thì nên tưới nước cho cây sau khi bón phân định kì để cây phát triển nhánh và phình to củ.

Thu hoạch củ Mạch môn:

+ Mạch môn là cây ít sâu bệnh nên trong quá trình trồng không phải phòng trừ nhiều.
thu hoach cu mach mon.jpg

THU HOẠCH CỦ MẠCH MÔN​
+ Cây Mạch môn sau khi trồng 2 - 3 năm là có thể thu hoạch củ. Trước khi thu hoạch toàn bộ vườn nên đào thử 2 - 3 khóm để kiểm tra độ già của củ. Khi củ đã già, vỏ củ chuyển sang màu vàng đậm hoặc màu nâu xám là thu hoạch có dược tính cao nhất. Dùng xà beng đào vòng quanh gốc, là có thể nhổ khóm mạch môn lên thu hoạch được. Rũ sạch đất, dùng dao cắt lấy củ mạch môn chế biến dược liệu. Lá cây cắt cho trâu bò ăn hoặc băm làm phân bón, gốc cây mẹ để tách nhánh trồng cho vụ sau.
 




Back
Top