Lâm Đồng: Cà chua 500 đến 1.000 đồng/kg, đổ đống khắp đồng

  • Thread starter 4tthanh
  • Ngày gửi
Vào mùa thu hoạch cà chua, tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng giá cà chua chào bán tại vườn với giá từ 500 đến 1.000 đồng/kg, tuy nhiên cũng không kiếm được người mua, nhiều hộ dân phải đổ đầy đồng hoặc mang về cho heo ăn.
ca_chua_rot_gia_the_tham_kinhdoanhnet.jpg

Tại huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) vào thời điểm hiện tại, cà chua rớt thê thảm ngay thời điểm khoảng 3.000ha cà chua (sản lượng khoảng 160.000 tấn/vụ) đã tới mùa thu hoạch.

Hiện tại, giá cà chua mua tại vườn chỉ được chào bán với giá từ 500 đến 1.000 đồng/kg. Tuy nhiên vẫn hiếm người mua. Người dân đang phải đem cà chua đổ bỏ cho bò, heo ăn thay bữa vì thương lái trả giá rẻ không đủ tiền thuê nhân công.
Tại thị trấn Thạnh Mỹ, xã Đạ Ròn (huyện Đơn Dương) dọc những cánh đồng Quảng Lập, thôn 2, suối thông A,...nhiều nông dân không đủ kiên nhẫn đợi thương lái mua đã phải phá bỏ cho kịp vụ nông sản mới. Cà chua chín rụng đỏ khắp đồng, nhiều hộ nuôi heo thì nhặt từng bao về, còn các hộ khác thì đổ đống khắp đồng.



ca_chua_rot_gia_the_tham_2_kinhdoanhnet.jpg

Nhiều hộ sớm phá bỏ ruộng cà chua để trồng cây mới (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Một số địa điểm cách xa vựa thu mua khoảng 15-30km, giá cà chua mua tại vườn (thương lái bỏ công ra hái) chỉ còn 300-500 đồng/ kg do chi phí vận chuyển cao.

Hiện mỗi ngày các chủ vựa mua tối đa 40-70 tấn/ ngày, trong khi đó thời điểm cà chua được giá các vựa xuất bán 150-200 tấn/ngày.

Nhiều người dân cho biết với giá xuống sát đáy như hiện nay thì người dân may mắn bán chỉ hòa vốn mua vật tư... Riêng tiền công chăm sóc bỏ ra coi như mất trắng. Các chủ vựa khẳng định cố gắng lắm chỉ thu mua hết khoảng 50% lượng cà chua của nông dân.
ca_chua_rot_gia_the_tham_kinhdoanhnet.jpg

Nhiều hộ dân đi nhặt cà chua vứt ngoài đồng về cho heo ăn (Ảnh Tuổi Trẻ)


Trái ngược với tình hình trên, một số ít nông dân tham gia chuỗi liên kết nhà sản xuất (nhà nông) - nhà cung ứng - nhà phân phối thì vụ thu hoạch cà chua đến trong sự hồ hởi. Cà chua của những hộ nông dân này có giá gấp 4-6 lần so với những hộ nông dân trồng tự phát.

Tại khu vườn 5 sào cà chua Hà Lan của bà Huỳnh Thị Thanh Nga tại xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng), cà chua hái tới đâu được xe vào chở đi tới đó với giá 5.000 đồng/kg.

Bà Nga cho hay: “Trước đây khoảng một năm tôi trồng 1ha cà chua, dù có lúc giá tăng 4.000 đồng/kg thì tôi vẫn lỗ cả trăm triệu. Nay nhờ liên kết với các công ty nông sản lớn, có ký hợp đồng với giá cả thỏa thuận từ trước nên dù giá cà chua bên ngoài xuống còn 400 đồng/kg thì tôi vẫn không bị ảnh hưởng”.


(Kinhdoanhnet)
 


trời ơi, thật là uổng phí. Sao không có cách chế biến để bán thành phẩm được lâu nhỉ các bác...
 
Đó chính là hậu quả của lối làm ăn chụp giật của bà con, không chịu tham gia vào chuỗi cung ứng, mà giá cao thì bán ồ ạt, giá thấp thì nằm đó kêu ca người ta giúp đỡ!
 
Đó chính là hậu quả của lối làm ăn chụp giật của bà con, không chịu tham gia vào chuỗi cung ứng, mà giá cao thì bán ồ ạt, giá thấp thì nằm đó kêu ca người ta giúp đỡ!
chuỗi cung ứng mà bác nói là như thế nào bác?
 
các nông dân phải tập hợp lại sản xuất chung rồi cùng nhau tìm đau ra cho ổn định chứ trồng nhỏ lẻ là chết
 
Trên HN mua thì 2000 đ quả cà chua. Trong khi ở đây thì k có ai tiêu thụ :( Người dân vẫn là người khổ nhất
 
Chỗ mình -BRVT - mua ăn thì 8000/kg
 

bạn nào ở tỉnh đang sống có đầu ra mình có thể hợp tác. có thể đi chào hang ở các chợ.
vừa có thu nhập cho mình vừa giúp nông dân
 
Vì sao có sự chênh lệch giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ . Vì sao nơi Hà Nội giá 2000 đồng/quả trong khi ở Đơn Dương có gái 500 đồng/kg vẫn không có người mua .Điều này cần nên hỏi ông GTVT , cước vận chuyển xe 3 chân từ Lâm Đồng ra Hà Nội là 55 triệu trong khi chỉ chở được đúng tải chỉ 15 tấn thì nông dân lãnh đủ vì chính sách chở đúng tải trọng vở vẩn . Mấy ông quản lý yếu kém ,tham nhũng làm đường kém chất lượng thì đổ lỗi cho xe chạy chở nông sản quá tải nên đường hỏng . Kể từ khi quyết định cân tải trọng ra đời thì hết dưa hấu ,ớt tươi ,thanh long ,cà chua ,hành tây ,khoai tây đem đỏ rồi đến mặt hàng nào nữa
 
3 Năm trước mình có vào đây trồng thử nghiệm cây ngưu báng cho chất lượng củ rất tốt nhưng đến khi hỏi thuê đất trồng thì giá thuê quá cao nên mình từ bỏ ý định trồng ngưu bàng tại đây đành chuyển ra hà nội trồng cho tiện chăm sóc
 
chuỗi cung ứng mà bác nói là như thế nào bác?
Tôi là nhà xuất khẩu nông sản nên tôi nói luôn. Khi doanh nghiệp kí hợp đồng đầu ra với bà con ( có cam kết, đặt cọc ).. tuy nhiên nếu giá thị trường thấp thì bà con tranh nhau bán, còn giá thị trường cao hơn so với giá kí kết thì bà con sẵn sàng thu hoạch trong đêm để bán cho tiểu thương. Quay trở lại doanh nghiệp không thực hiện được hợp đồng với đối tác, đánh mất thị trường. Bà con tự lấy dao chém vào chân mình thôi. Ở đây phải khẳng định một điều có rất nhiều DN xuất khẩu thiếu nguyên liệu, cần có hợp đồng ổn định, nhưng tư duy của nông dân ta còn chụp giật quá nên chẳng bên nào có hiệu quả.. nói chung còn rất nhiều vấn đề ở đây mà nó sẽ cần rất nhiều thời gian để giải quyết!
 
Tôi là nhà xuất khẩu nông sản nên tôi nói luôn. Khi doanh nghiệp kí hợp đồng đầu ra với bà con ( có cam kết, đặt cọc ).. tuy nhiên nếu giá thị trường thấp thì bà con tranh nhau bán, còn giá thị trường cao hơn so với giá kí kết thì bà con sẵn sàng thu hoạch trong đêm để bán cho tiểu thương. Quay trở lại doanh nghiệp không thực hiện được hợp đồng với đối tác, đánh mất thị trường. Bà con tự lấy dao chém vào chân mình thôi. Ở đây phải khẳng định một điều có rất nhiều DN xuất khẩu thiếu nguyên liệu, cần có hợp đồng ổn định, nhưng tư duy của nông dân ta còn chụp giật quá nên chẳng bên nào có hiệu quả.. nói chung còn rất nhiều vấn đề ở đây mà nó sẽ cần rất nhiều thời gian để giải quyết!
Nông nghiệp việt nam vẫn đang còn mang tính chất tự phát của ba con nông dân là chủ yếu, nhà nước mình vẫn chưa có chính sách đâu tư và bao tiêu sản phâm cụ thể
 


Back
Top