Mảnh vườn nhỏ của Thanh Thao

he he... còn có 6 ngày nữa là đúng ngày 30 tết "thịt treo trong nhà" nên em nó muốn nghỉ tết đấy bác @Thuy-canh à.
Máy bác đang dùng mua được mấy năm rồi ?
Máy của tôi mua từ năm 2008... có 1 lần bị sét đánh, sửa mất 2 triệu rưỡi rồi nó khỏe đến giờ luôn. Diệt Virus thì tôi chỉ dùng của Microsoft thôi.

Trời lạnh quá ghé quán cà phê bụi tre làng, thấy hàng mướp trái Dài Ba Thước... mê quá nhào vô bóp dinh gai tre . Đau quá nằm nghĩ 2 ngày nay mới khỏe nè lequangdata ơi

ha ha... bác @Xuan Vu thấy có mướp ngon thi chờ rủ thêm bác @Thuy-canh với tui. Tui không khoái mướp nhưng thấy gai thì tui chỉ cho có phải đỡ bị đau tay mất 2 ngày không :cool:

vừa thấy dòng này của bác @Thuy-canh :
Tui chỉ xin một vài giây phút nói chuyện riêng với ThanhThao

Tui xin tuân lệnh bác Hai. Bác và cô @Thanh Thao cứ tự nhiên ạ. Thôi mình đi chỗ khác chơi một thời gian bác @Xuan Vu nhỉ.

Chúng tôi lại phải đi xa
Anh Trung, Thanh Thảo thiết tha chuyện vườn
Dù đi tám hướng bốn phương
Vẫn còn thương nhớ vấn vương ao nhà
Ngày qua, rồi lại ngày qua
Xa xôi biết mấy ao nhà nhớ nhung
 


Tui đố bác, dù đã đi xa...
Mà bác luôn, vẫn nhớ cà-phê
cứt Chồn. Cửa hàng gốc tre,
gốc tre trái mướp, răng nhe đớp liền!
Đạo giáo , đạo giáo, Đạo dụ, đạo ù ù /..... :Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang::Bang:


Trời lạnh quá ghé quán cà phê bụi tre làng, thấy hàng mướp trái Dài Ba Thước... mê quá nhào vô bóp dinh gai tre . Đau quá nằm nghĩ 2 ngày nay mới khỏe nè lequangdata ơi
Hì hì...ai bảo bác sớn-sơ sớn-sác, nhào vô rồi lãnh thẹo, đúng không? Anh coi nè, Sư-phụ, à quên, con dê, nhào dô bụi keo gai cũng phải trầy vi tróc vãy như thường! Vậy mà nó khoái ăn keo gai! Nó cắn bằng răng!
Anh XuânVũ, anhh để ý tuyệt-chiêu của Sư-phụ, thì không bị gai. Vậy anh cứ nhào vô mà... cạp!

Còn vụ... Đạo dụ...! Kể anh nghe:
Tụi Ả-rập nó ăn tõi, gia-vị dữ lắm! Người tụi nó hôi rình! Mà vì vậy, tụi nó rất mạnh về tình-dục. Đó là lý-do tụi nó:
- Đàn ông thì có tật gãi háng, rất mất thẩm-mỹ,
- Đàn bà, thì ngoài khăn trùm đầu, còn con gái phải cắt bỏ hết mấy phần nhạy cảm trong bộ-phận sinh-dục.
- Vậy mà tụi nó có luật, phạm tội tình-dục là phải bị ném đá cho tới chết.
Kể anh nghe, bạn tui là một nhân-viên xã-hội. Một lần, cổ chứng-kiến một người chồng vào bịnh-viện thăm vợ chờ sanh. Vậy mà hai người kéo màn... làm tình! Ban giám-đốc quyết-định, không cho bất cứ người chồng nào thăm vợ chờ sanh, không được đi... một mình!
Anh thấy sao?
Em ThanhThao,
Nhân mấy bác và mấy bạn bận rộn ngày Tết, chúng ta tranh-thủ, nói tiếp cho xong những điều chúng ta cần nói. Nhiều chuyện lắm! Chúng ta không để ý, nhưng chính-quyền, thì rõ ràng mỗi nước đối-phó khác nhau. Ví-dụ:
- Nhiều nước Ả-rập: - Cô không kín, để đàn ông thèm muốn, làm đại! Là lỗi cũa ai? Nếu không phải là cô? Thủ-phạm vẫn nhởn-nhơ... Họ không dấu-diếm!
- Ở Ấn-độ: - Cô bị hiếp-dâm. Rồi tố-cáo. Cảnh-sát nhốt cô luôn! Cảnh-sát truy-tố cô nạn-nhân! Họ không dấu-diếm!
- Ở Úc: - Hiếp-dâm là tội rất nặng. Nên cảnh-sát truy-tố tới nơi. Để khỏi bị bắt, tù nặng: Hung-thủ giết luôn nạn-nhân, để không còn tung-tích thủ-phạm!
Đó là chuyện mà mỗi nước, dù đối-phó cách nào, thì cũng phải biết rất rõ, đây là chuyện muôn đời của nhân-loại. Đó là chuyện ngoài xã-hội.
Còn trong gia-đình thân thuộc thì sao? Cảnh-sát biết phần nào. Còn ngoài ra, nạn-nhân và gia-đình hầu hết đều không tiết-lộ!

Đó là lý-do chúng ta hời-hợt với lưỡi dao bén treo trên đầu mỗi gia-đình, hay liên-hệ. Trừ những người như người Thầy của con.
 
Bác ơi! Con xin kể Bác nghe chuyện này. Là chuyện của những người bạn thân chia sẽ con mới biết. Hai người này cha vợ và ba của hai người bạn con. Hai bác này đều là công chức, gần một đời sống đạo mạo, kinh bỉ thói hư tật xấu, vậy mà về cuối đời gần 60 (có cả cháu nội, cháu ngoại) lại làm những chuyện trước đây mình từng khinh bỉ, hai bác ấy đã gian-díu với những những người cháu của mình.
Một người khi vợ vừa mất được vài tháng, lại đi quan hệ với cháu họ, khi các con họp lại khuyên cha không nên như vậy, nếu có nhu cầu thì tìm người ngoài, không nên đối với người trong dòng họ, tai-tiếng cả nhà. nhưng trước bàn thờ vợ, ông tuyên bố "tụi bay không được đụng chạm đến tình yêu của tao".
Một người bỏ vợ con cùng người cháu đi xây dựng hạnh phúc mới.
Hai người bạn của con thắc mắc lắm, tại sao cha của họ lại thay đổi kinh khủng đến như vậy, từ một người đáng kính chuyển thành người bị phỉ-báng và khinh thường. Con nghe kể chuyện về cuộc sống của hai bác đó, tuy con không nói ra nhưng trong lòng con cũng có nhận định riêng. Theo con hai bác đó là những người đạo-đức-giả, họ cũng có nhu cầu sinh-lý, nhưng họ lại nghĩ những điều đó làm thấp nhân-phẩm họ, họ cố kìm nén cùng các vỏ bọc khác để làm cho mình thanh cao. Đến lúc không kìm chế được nữa thì nó bộc phát thật dữ đội. Con nghĩ nếu họ cứ sống thật với mình, đừng xem sinh-lý là thể hiện của đẳng-cấp thì không có những chuyện đó. Chuyện của hai người bạn con dài lắm, có nhiều chi tiết kinh lắm, con chỉ kể ngắn gọn, nhưng chuyện đó làm hai người bạn con cùng người trong gia-đình bị trầm cảm một thời gian, không dám tiếp xúc với anh em, họ hàng.
Bác ơi! con nghĩ nên xem sinh-lý là một nhu cầu, đừng đề cao cũng đừng hạ thấp nó.
Kính Bác!
 
Con hay lắm! Hai bác cháu nói chuyện nầy, hoàn-toàn không phải để phê-phán. Chúng ta có tư-cách gì để xét đoán người khác? Bác cháu mình nói chuyện chỉ vì một mong muốn trong muôn một, bảo-vệ cho con cho cháu của chính người thân của mình ...con nghĩ nên xem sinh-lý là một nhu cầu, đừng đề cao cũng đừng hạ thấp nó. Con nói đúng, đây là một nhu-cầu của bản-năng, rầt dễ vượt qua khỏi vòng tự kiểm-soát của mỗi người. Đừng đề cao, mà cũng đừng hạ thấp nó. Điều nầy có nghĩa, Thượng-đế ban cho mỗi người một bản-năng về xác thit và một tình-yêu để yêu thương, chúng ta phải đặt cho đúng! Mà chúng ta có đặt đúng không?

Theo bác, đôi khi là không!

Từ ngàn xưa, ông bà mình nói "Nam nữ thọ thọ bất thân", đủ thấy ông bà mình hiểu rõ tường-tận tâm-sinh-lý nầy như thế nào. Tôn-giáo ngăn cấm, luật-pháp ra tay quyết-liệt hơn!
Con, bác hàng xóm của bác ngày xưa. Bác làm nghề đan rỗ... bác gái mất sớm, để lại đứa con gái mà bác rất mực thương yêu. Ngoài giờ học, con gái phụ bác. Trời nóng, ăn mặc phong-phanh cho dễ, quần đùi... rồi bác chợt thấy con gái bác ngồi xổm trước mặt, quần vá không kín... Bác không có phụ-nữ đã lâu... nên bản-năng bác phừng-phừng trổi dậy!
Không được! Đây là con mình! Cái mác vót tre chặt xuống ngay giữa háng, máu phun xối xả... Bác được đưa vô nhà thương... với lòng thương cảm vô bờ mọi người...
 
Tôi định đi chơi với bác @Xuan Vu , nhưng mà bác ấy bận hì hì...
Nên nán lại nghe chuyện chơi.
Tôi nói chuyện, bác Hai và cô @Thanh Thao không thích thì cứ bỏ qua, không cần để ý nhé !
Xin giới thiệu với bác Hai và cô @Thanh Thao . Tôi là người đạo Công Giáo.
Tôi thấy, để bảo vệ con cháu khỏi vấp phạm vào những việc thế này thì bản thân và khuyến khích con cháu theo đạo như tôi sẽ giảm được đáng kể. Bên đạo tôi nói rằng, ma quỷ luôn xúi giục con người làm bậy, trái với Thánh Ý của Thiên Chúa là đấng tạo ra muôn loài...
Bởi vậy, khi thân xác muốn làm những chuyện thế này thì trong tâm trí sẽ xuất hiện một sự đối kháng... "Ma Quỷ nó đang xúi mình làm bậy, mà Ma Quỷ là một tên xấu xa, dối trá, chuyên lừa lọc. Mình không thể làm theo lời thầy dùi của một tên như thế được !"
Vì con người vốn yếu đuối trước những cám dỗ về dục vọng. Nên trong đạo luôn phải cầu nguyện "xin cho tránh xa cám dỗ".
Vậy, không thể chống cự thì phải tránh xa. Yếu đừng ra gió :)...

********
Cha mẹ thì phải lo làm ăn cả ngày, không có thời gian rèn dạy con cái nên cho chúng theo đạo vì trong đạo có nhiều người hiến cả đời ở đấy rèn dạy về đạo đức lối sống một cách vô vị lợi.
Chắc chắn rằng không phải tất cả những người theo đạo đều tốt cả, nhưng đạo là đường hướng dẫn con người đến Chân-Thiện-Mỹ...
Cũng là cùng 1 con đường tốt, tại sao có người đi cẩn thận, chấp hành tốt luật lệ giao thông nên đi đến nơi về đến chốn. Có người thì phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn cho mình và cho người... Có người khi bị nạn rồi thì lại chê trách con đường mà không chịu xét lại cách đi đứng của mình.

Đôi dòng lan man, bà con không thích thì để đó đừng tranh luận :).
 
Bác lequangdata,
Ở Úc, con với cháu tui đều được cho đi học trường Công-giáo. Ở đây, ai cũng có quyền ghi tên vào một trường Công-giáo. Bạn tui chưa vô nhà trẻ, mà đã ghi danh cho con trước. Bởi đứa trước, khi vừa trước mẫu-giáo, ba má đến trường ghi danh, thì được biết, những phụ-huynh có con đi học, đã ghi danh từ lúc trẻ mới vừa đủ tuổi nhà trẻ! Bây giờ hết chỗ!...
Mà học trường Tư, khác với trường Công như thế nào?
- Trường Tư phải đóng học-phí khá nặng!
- Trường Công tới giờ giáo-lý Tôn-giáo, thì được chia ra nhiều nhóm tùy theo, để dạy riêng cho tôn-giáo đó.
- Trường Tư, như tất cả con tui, cháu tui, học trường Công-giáo, thì tôn-chỉ của một trường Công-giáo, như trường con tui học, trường ghi rất rõ: "Tôn-chỉ của trường, là đào-tạo ra những công-dân tốt, theo đường lối Công-giáo" (hì hì, nôm-na tui tóm gọn cho dễ). Điều nầy có nghĩa, phụ-huynh không có quyền chờ đợi trường dạy giáo-lý nào khác ngoài Công-giáo. Vậy mà học-sinh từ trong gia-đình Hồi-giáo, học rất đông. Mặc dù những đứa trẻ nầy không được phép: Trùm khăn, không được phép cầu-nguyện ngày 5 lần. Rõ-ràng là mấy trường Công-giáo, uốn nắn học-sinh theo tôn-chỉ của họ. Muốn vô trường nầy, thì "Yêu trường là yêu xã-hội chủ-nghĩa" Hì hì, không thích thì đi chỗ khác chơi!
Trong giờ học mà theo thời-khóa-biểu cần đi ra ngoài khỏi sân trường, thì phải đi 3 đứa trở lên, và phải mặc đồng-phục. Trong giờ học, mà bất cứ người dân nào thấy một học-sinh mặc đồng-phục nầy trên phố, là sẽ có người dân nào đó điện-thoại tới. Bởi, nếu có việc cần, thì chính phụ-huynh phải đến trường lãnh ra. Ngoài ra, mỗi năm, các trường Nữ và các trường Nam công giáo, lớp 10 trở lên, được tham-dự một đêm dạ-vũ, để các bạn trẻ có dịp làm quen các học-sinh khác phái...
Còn điều nầy, báo-chí chỉ-trích các trường Tư. Nói ra thì rõ-ràng là "dân oan". Người ta than-phiền, nước Úc chủ-trương không kỳ-thị về bất cứ lãnh-vực nào, trong chợ búa, trong chỗ công-cộng, văn-phòng chính-phủ... ai mà có thái-độ kỳ-thì thi biết thân ngay! Đi xin việc, công-ty tuyển người mới, không bao giờ phân-biệt nam nữ, mập ốm, màu da... vậy mà báo-chí nêu lên một khía cạnh nhức nhối: "Hai người xin việc, hồ-sơ như nhau, phỏng-vấn được nhận xét như nhau... thì tại sao, người ta có khuynh-hướng nhận người xuất thân từ trường Tư?" Hỏi tức trả lời. Học-sinh trường Tư được dạy dỗ theo đạo-giáo. (Dĩ-nhiên không phải đạo Hồi).

Bác lequangdata,
Tui hiều bác. Tui đồng ý với bác. Chúng ta tránh những dịp dễ gây nên tội. Những chuyện tui gặp, xãy ra trong gia-đình Công-giáo cũng có, không Công-giáo cũng có. Lát nữa, tui sẽ kể vài chuyện xãy ra, mà tôn-giáo không giúp được.
Thân.
*
(Mở ngoặc. Bác biết có một họ đạo nào mà không có nhà thờ không? Bác lên mạng tìm xem họ Tân Mỹ. Tui biết họ nầy. Tui cũng là người Công-giáo.
Xin Thánh-Gia hộ-trì gia-đình bác. Tay chưn bác thế nào, có đủ sức múc hèm cho heo ăn không? Thân.)
 
Last edited:
Tôi định đi chơi với bác @@Xuan Vu , nhưng mà bác ấy bận hì hì...
Nên nán lại nghe chuyện chơi.
Tôi nói chuyện, bác Hai và cô @@Thanh Thao không thích thì cứ bỏ qua, không cần để ý nhé !
Xin giới thiệu với bác Hai và cô @@Thanh Thao . Tôi là người đạo Công Giáo.
Tôi thấy, để bảo vệ con cháu khỏi vấp phạm vào những việc thế này thì bản thân và khuyến khích con cháu theo đạo như tôi sẽ giảm được đáng kể. Bên đạo tôi nói rằng, ma quỷ luôn xúi giục con người làm bậy, trái với Thánh Ý của Thiên Chúa là đấng tạo ra muôn loài...
Bởi vậy, khi thân xác muốn làm những chuyện thế này thì trong tâm trí sẽ xuất hiện một sự đối kháng... "Ma Quỷ nó đang xúi mình làm bậy, mà Ma Quỷ là một tên xấu xa, dối trá, chuyên lừa lọc. Mình không thể làm theo lời thầy dùi của một tên như thế được !"
Vì con người vốn yếu đuối trước những cám dỗ về dục vọng. Nên trong đạo luôn phải cầu nguyện "xin cho tránh xa cám dỗ".
Vậy, không thể chống cự thì phải tránh xa. Yếu đừng ra gió :)...
Hì hì, nhà cháu bán hàng mà hôm nay mưa quá nên rảnh vào hóng chuyện các bác. Bác lequangdata nói chí lý đấy ạ, cháu tuy không theo đạo Công giáo nhưng cháu có học đạo của đạo gia. Theo cháu biết thì mỗi đạo có một pháp để dẫn đạo riêng, không chỉ là mặt tư tưởng tâm lý. Như cháu học pháp bên đạo gia thì cái vấn đề sinh lý đã không còn là mối lo ngại (không phải là diệt dục vì có thể điều chỉnh bằng pháp, luyện tinh hóa khí). Theo cháu biết thì bên phật giáo chính tông cũng có những pháp tương tự. Tuy nhiên cũng như bác Thủy-Canh nói đấy ạ. Khi để cám dỗ chiến thắng, thì có pháp cũng không dùng pháp, nên những người như thế có truyền pháp cũng như không truyền. Trước cháu cũng lắm tật nhưng từ khi học đạo, cháu đã sửa được một ít. Đôi dòng tâm can của cháu. Các bác có thể bỏ qua nếu không hợp ý ạ.
 

Chị @Thanh Thao , song tu của đạo gia yêu cầu 2 bên tự nguyện, 2 bên tu tập đến khí thần hòa hợp vì phải vận hành khí và phải có sự phối hợp nhịp nhàng qua hơi thở. Vận hành khí cần có tâm thanh minh. Em chỉ có thể nói quá trình vận khí vượt hội âm xông qua huyệt vĩ lư lên đốc mạch làm tan đi cảm giác ham muốn, khí xông đến nê hoàn, trí tuệ minh tịnh. Còn bàn về lợi, hại, mục đích của song tu thì em không có trải nghiệm để bàn. Với những điều kiện kể trên thì chắc có được mấy ai đạt đủ. Hì hì, em mới chỉ khập khiễng bước đầu trên đường tu đạo, chị mà hỏi mấy môn cao cấp em không biết gì đâu.
 
Em @Phạm Quang Thắng ! Chị không có ý hỏi để làm khó em đâu, mong em hiểu. Chị nghe em theo con đường tu-đạo chị mừng và cũng có chút lo. Mừng vì em đi theo con đường chánh thiện là phúc cho gia-đình và những người xung quanh, một chút lo vì con đường em đi nhiều thử thách mong em vững tâm đi theo con đường mà em chọn.
Em! theo chị biết thì người tu-đạo cũng không xem nhẹ chuyện giao-hợp. Song-tu là dùng năng lực âm-dương trong lúc giao-hợp để giải phóng bản thân. Người xưa không hề có ý định triệt tiêu tính-dục, em thấy có đúng không?
Thân!
 
Chà chà! Đã lâu rồi, tui nghe chuyện chuyện một người tu, ông đã cứu con gái ông không rơi xuống gềnh đá, bằng cách nào thì không ai biết mà hỏi thì ông không nói. Ông luôn cầm một cây phất trần. Người ta gọi ông là Chân-nhân, bởi ông có một năng-lực huyền-bí, thế nào đó, nhưng vì ông sống khép kín lắm, nên người người trong bản làng cao-nguyên, nơi ông sinh-sống, dân làng không biết gì hơn. Chuyện nầy do người bạn đồng-nghiệp của tui, là người Việt gốc Hoa, đã sống một thời-gian ờ Đài-loan sau khi du-học, anh đã nhập-tịch Đài-loan, đã thi-hành đủ bổn-phận quân-dịch. Điều nầy có thể hiều, anh thấy, nghe, biết nhiều chuyện tu-tập mới ở Đài-loan là mình chưa nghe...
Hai em ThanhThao với em Phạm Quang Thắng, nếu có thể, nói thêm về Song-Tu không?
Thân.
 
Hai em ThanhThao với em Phạm Quang Thắng, nếu có thể, nói thêm về Song-Tu không?
Thân.
Thưa Bác! Con không rành về Tu-đạo đâu ạ. Chẳng qua là con đọc sách có nói những người Tu-đạo ngày xưa có dùng chuyện giao-hợp như là một phép tu, ngay cả những tượng cổ cũng có tượng hai người tu-hành đang giao-hợp. Nên con mới nói là những người tu-chân ngày xưa không hề tránh né chuyện này, còn rõ hơn chắc là phải để em @Phạm Quang Thắng trả lời rồi Bác ơi!
Kính Bác!
 
Thưa Bác! Con không rành về Tu-đạo đâu ạ. Chẳng qua là con đọc sách có nói những người Tu-đạo ngày xưa có dùng chuyện giao-hợp như là một phép tu, ngay cả những tượng cổ cũng có tượng hai người tu-hành đang giao-hợp. Nên con mới nói là những người tu-chân ngày xưa không hề tránh né chuyện này, còn rõ hơn chắc là phải để em @Phạm Quang Thắng trả lời rồi Bác ơi!
Kính Bác!
Con,
Bác em Phạm Quang Thắng thấy không tiện thì thôi.
Trở lại. Điều mà bác nghĩ, tôn-giáo không giúp được nhiều về điều bác cháu mình đang nói. Nói đúng ra, bác với con không bao giờ dám nói hỗn, dám đền những chuyện cao xa. Mà chỉ dám nói đến những chuyện quanh-quẩn trong pham-vi đời thường luôn gặp, mà lại do cái lo xa, nên ưu-tư...
Con có nghĩ như bác, hay khác?
Thân.
 
Con có nghĩ như bác, hay khác?
Thân.
Thưa Bác! Con cũng nghĩ như vậy đó Bác. Thời đại bây giờ người ta tuyên truyền tự-do, thế giới phẳng, thông tin được chia sẻ nhanh chóng, mà lớp trẻ tụi con sức đề kháng lại yếu (bản lĩnh thiếu) nên con nghĩ cuộc sống bây giờ trắc trở hơn xưa nhiều.
Bác nghĩ sao khi bây giờ phụ-nữ được trao nhiều quyền hơn, được tự do hơn? Riêng con thấy lo nhiều hơn vui!
Kính Bác!
 
Con,
Con sinh sau bác hơn nửa đời người. Con quen nhìn cuộc sống đời thường ngay tuổi con, vậy mà con biết thông-cảm bác. Bác, với cái nhìn cổ-lổ, nên bác sợ! Theo cái nghĩ của bác, không ai phải vẫn luôn là nhị-đồng, mà phải lớn lên. Mà lớn lên, và trưởng-thành là hai cái khác nhau.

Đó là điều bác cháu mình lo!

Con nghĩ xem: Năm 17 tuổi, bác đã mang trong lòng hoài-bảo giúp đời, nó ngây-thơ mà dễ thương... nên lứa tuổi của bác thật đầy lý-tưởng! Nhớ một lần, bác rất chơi ngông, ngông mà nhiều lần! Anh hai của bác (bác thứ ba) bảo:
- Tui thấy chú như vậy là không được rồi đa!
Tui khựng lại. Từ đó, tui ngưng.

Con, lúc đó, cha mẹ bác không nói nhiều, ông anh lớn hơn bác cũng không nói nhiều, nên chỉ nói gọn, như là một người chỉ đường... không chuyên-nghiệp!

Còn con, đã là cha mẹ, con làm sao? Con:
- Dắt con của con, như một trẻ muôn đời "nhi-đồng"?
- Dọn sẵn đường cho bằng phẵng, lượm hết sõi đá?
- Nhắc nhở con, rồi để con tự đi?
- Hay để tự-nhiên, nếu lỡ vấp đá, bị thương... thì ôm con đau đớn, băng bó cho con?
Văn-hóa của Việt-nam khác với văn-hóa Úc về tính-dục. Bé dễ thương quá! Bạn bè tới thăm, vuốt "chim" một cái, có khi hai ba cái... Nhưng ở Úc thì biết thân! Ra Tòa, lãnh án không nhẹ, tội lạm-dụng trẻ con! Trẻ con Úc được dạy nói "Không" cho bất cứ ai đụng chạm tới cơ-thể chúng. Rõ-ràng là quan-niệm lạm-dụng tính-dục ở hai nước khác nhau. Báo-chí ở VN và báo-chí ở Úc có mặt giống nhau, có mặt khác nhau:
- Báo VN rất thích đăng chuyện xe cán chó. Kèm theo "lời chia sẻ" của người trong cuộc. Dĩ-nhiên phóng-viên chuyển tin không khách-quan, và thường nhuốm mùi hướng-dẫn dư-luận.
- Báo Úc, đăng tin ngắn gọn. Hết! Chuyện tiếp theo là chuyện nhiệm-vụ của cảnh-sát với Tòa án. Báo nào mà đăng tin trong khi đang điều-tra hay đang xử án, thì bị tội "cầm đèn chạy trước xe", bồi thường không nhỏ!
Nhưng các tin về lạm-dụng trong gia-đình và thân-nhân, thì không đăng hay hiếm khi đăng. Xin cho bác kể vài chuyện báo đăng, không liên-quan đén lạm-dụng tình-dục:
- Chuyện bạn bè thân-hữu: Ba đi làm, mà nội-trợ. Có một đứa trai, con một, học giỏi, trường tuyển. Đùng một cái, cảnh-sát bắt thằng con lớp 10 nầy, tội bán ma-túy. Ba má không thể tin được, phản-đối mạnh. Nhưng thằng con khai : "Con xin lỗi ba má! Chuyện bắt đầu 2 năm trước, má đón con đi học về, mà vì má tới trễ, con chờ ở trạm xe lửa, thì Michael làm quen, rồi tui con trở thành bạn. Nó chia cho con "bột" để thử mỗi ngày. Rồi sau đó, nó không cho nữa, con ghiền chịu không nổi, nên phải theo lời nó, bán "bột" để có mà hút! Đời tàn!
- Chuyện gia-đình bạn bác. Có 2 đứa con gái. Theo tập-quán Úc : Con cái có quyền giữ riêng tư, không ai có thể vi-phạm.
Mỗi đứa có một phòng riêng, cha mẹ không có quyền bước vào mà không gõ cửa trước, hay xin phép trước. Hai cô đi học về rất đúng giờ. Rất ngoan. Rồi đùng mốt cái cảnh-sát bắt. Mà bắt luôn cô em nữa!
 
Last edited:
Hì hì, cháu chưa có thời gian viết, cũng như cháu cũng chưa biết viết gì. Viết về pháp nam nữ song tu thì như cháu đã nhắc đến do chưa có kinh nghiệm nên viết lại cũng chỉ là chép sách vở. Cháu chỉ có thể nói về ý kiến cá nhân của riêng cháu. Theo cháu thì đạo gia không lấy nam nữ song tu là pháp chính mà lấy tính mệnh song tu là hướng đi. Chuyện nam nữ các tổ rất ít khi nói đến, và các tổ của đạo gia cũng rất kính trọng các tổ của phật gia (như tổ Tam Phong...), các bậc tu luyện đến tầng thứ cao khi còn trẻ thường không lập gia thất, đạo gia không diệt dục mà khuyên các đệ tử tiết dục để tu mệnh. Đạo gia tu đức để tìm đạo. Bàn về đạo đức thì đã quá tha hóa, khi mọi người đa số đều bám lấy lễ và nghĩa để đánh giá đạo đức mà không hay lễ nghĩa để giác tỉnh tính nhân. Tu nhân để tích đức, tu đức để tìm đạo. Vì thế mà ngày càng xa rời đạo. Cháu lại lan man rồi, cái tính này mãi vẫn chưa sửa được.
 
Tui ở đây, có 2 lần được mời gia-nhập nhóm tu. Đó là cách tu của Thiền-sư Lương Sĩ Hằng. Thiền-sư dạy nhiều người xuất hồn được. Tui không biết có ích gì không? Mà phép tu nầy phải tiết-dục! Không biết lợi-ích đời sau thế nào, nhưng hiệi tại, nhiều gia-đình đã tan nát về vụ tiết-dục nầy!
Phái nữa, do một nữ-lưu sáng-lập. Khác với Thiền-sư Lương Sĩ Hằng, môn-đệ của bà Thanh-hải Vô-Thượng Sư, có rất nhiều môn-đồ khoa-bảng, và đệ-tử cúng tiền cho bà định-kỳ rất lớn!
Còn điểm chung của hai môn-phái nầy, là 2 người sáng-lập đều người Việt gốc Hoa. Thêm một điểm chung nữa là, hai phái nầy "Tưng bừng khai-trương, nhưng dẹp tiệm thì êm re!"
Người hùn hạp với tui làm ăn, là người Việt gốc Hoa. Trong giờ làm việc, khi rảnh, tui lên mạng "tám" với bà con Agriviet, còn anh ta, mở dĩa nghe giảng-pháp về tu-đạo của anh. Tui không hiểu, vì nói tiếng Hoa.

Trong Mảnh Vườn Nhỏ của ThanhThao, nhờ chủ vườn hiểu biết nhiều, lại rất phóng-khoáng, nên chúng ta có dịp biết thêm nhiều điều mới.
Thưa, trước đã có nhiều tôn-giáo rồi. Bây giờ có thêm cũng không sao. Nhưng quan-niệm của tui là: Đạo gì cũng được, miễn là phục-vụ về tinh-thần cũng như thể xác cho loài người. Mà vì con người là tạo-vật có lý-trí, nên vai trò của tôn-giáo trở nên quan-trọng. Con người thì hết sức sinh-động sống theo hợp-quần, mỗi người đều ảnh-hưởng hỗ-tương lẫn nhau. Chúng ta không thể lo cho bản thân mình về tinh-thần cũng như thể xác, mà không cần quan-tâm đến người chung quanh.
Đạo mà xa Đời, thì Đời sẽ bỏ Đạo.
Nhưng chúng ta quá nhỏ nhoi, chỉ mong sao cho con cái mình nên người, là mãn-nguyện!
ThanhThao nghĩ sao?
Thân.
 
Last edited:
Nhưng chúng ta quá nhỏ nhoi, chỉ mong sao cho con cái mình nên người, là mãn-nguyện!
ThanhThao nghĩ sao?
Thân.
Dạ, con thật lòng cũng chỉ mong như vậy thôi ạ. Khi đã có con cái, con mong muốn chúng là người có ích cho xã-hội nhưng cũng đã chấp nhận những điều xấu nhất từ chúng. Mỗi người có một thế giới riêng, và quan điểm riêng nên ngay cả đối với con cái của mình con cũng phải tôn trọng điều đó. Con theo dõi con mình, và hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết nhưng nó phải tự chọn cuộc sống của nó. Con nghĩ một tình yêu con cái chân thành và sáng suốt rất quan trọng, không thể bắt con cái sống theo mình được.
Kính Bác!
 
Mà mình cũng cần có may mắn nữa!
Lúc con bác học lớp 8, đó là tuổi mà bác gọi là "tuổi nước độc"! Một bữa, nó than với bác, bạn bè nó nhiều đứa có bạn trai, ghen tuông, đánh nhau! Bác hết hết hồn! Vậy là con gái bác tuổi còn non, nhưng về thể-chất, đã làm mẹ được... Bác nói chuyện với bạn bè tìm hiểu, thì biết ra vấn-nạn, không phải chỉ con bác. Mà con bác, may-mắn, khi bác nói với con bác: "Ba muốn con sau khi vô đại-học, thì ba cho con có bạn trai, nếu con muốn". Nó cười, bảo ba đừng lo!
Rồi bác âm thầm để ý. Điều may nữa, bác chủ-trương không nói tiếng Anh trong nhà. Bác nói với con: "Đi học về tới nhà, mà con nói tiếng Anh, bác không cho con ăn cơm". Vậy là trong gia-đình bác, vẫn là không-khí Việt-nam.
Rồi đến lớp 10, bạn thân bác, nói cho biết, ảnh mới đập con Hương (con gái ảnh, cùng tuổi con bác), hộc máu, nằm ở nhà. Ảnh không chở đi bệnh-viện, mà cũng không báo cảnh-sát. Ảnh nói:
- Tui đâu có dè! Mười giờ tối thì trong nhà tắt đèn ngủ, thì nó mở cửa sổ leo ra, có xe ngoài đường đón nó đi chơi. Vừa rồi, má nó tình-cờ vô phòng nó, thì không có nó, cửa sổ mở... Tui bàn với má nó, im, chờ đêm sau, thì ra nó đi chơi từ 10 giờ tối, đến 4 giờ sáng mỗi đêm! Mà cái điều kinh-hoàng nữa, là để có tiền chơi, nó ngủ với bất cứ ai... Tui đập nó gần chết. Nó nhứt định không nói tiếng nào!

Rồi anh biết không. Sau đó, sau khi khỏe mạnh lại, nó bỏ nhà đi luôn!...
 
Last edited:


Back
Top