Vừa rồi, đồng tiền Việt Nam đã bị mất giá thêm 5%, do bị ảnh hưởng của vụ phá giá đồng Nhân Dân Tệ. Cho dù Thồng đốc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố cam kết không phá giá thêm nữa, nhưng giới có tiền hầu như không tin tưởng vào cam kết này, vì hồi đầu năm, cũng chính Thống đốc đã tuyên bố không phá giá tiền đồng Việt Nam quá 2% trong năm 2015. Mà thị trường tài chính Trung Quốc trong sắp đến sẽ không ai đoán chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra kế tiếp. Do vậy, từ nay đến cuối năm, sẽ xảy ra tình trạng thay đổi hướng chảy của dòng tiền (tôi đoán MÒ là giá đất sẽ tăng cao, còn giá nhà thì không).
Không nói đến những đại gia. Cư dân sống tại đô thị, hầu hết là đều để dành được ít nhiều. Thường thì họ hay gởi ngân hàng để được:
- (1) an toàn;
- (2) bảo toàn số tiền tiết kiệm được; và
- (3) sinh lợi thêm.
Khi để dành đến một số lượng nhất định, họ sẽ nghĩ đến các phương cách khác, cũng vì 3 mục đích này. Có thể là:
- (4) mua vàng hay USD để tích trữ; hoặc
- (5) đem đều tư vào một lĩnh vực nào đó.
Chính phủ Việt Nam đã biết được điều đó, và đặc biệt với (4) thì chính phủ vẫn đang tìm mọi cách để những đồng vốn đó không nằm "chết dí" trang vàng mà làm trì trệ nền kinh tế quốc nội. Thế nhưng vẫn có nhiều người dân vẫn không tin tưởng vào chính phủ (điều hành kinh tế) hay ngân hàng. Cho nên vàng vẫn nằm trong dân, mà theo dự báo là có đến vài trăm tấn.
Mời xem thêm các bài báo:
- Tiền tiết kiệm bốc hơi sau 30 năm http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141106/tien-tiet-kiem-boc-hoi-sau-30-nam/668059.html
http://news.zing.vn/Nguyen-Thong-doc-ngan-hang-noi-gi-vu-gui-tiet-kiem-20-nam-post520326.html
- Tại Trung Quốc, http://news.zing.vn/Mat-50000-nhan-dan-te-sau-62-nam-gui-tiet-kiem-o-ngan-hang-post573837.html
Khi tích trữ được một lượng vàng nhất định, thì người ta sẽ tiếp tục nghĩ đến nội dung số 5. Đầu tư cái gì luôn là trăn trở của nhiều người có tiền (ít hay nhiều), cũng là vì 3 mục đích trên. Có những người nhanh nhạy, thích "lướt sóng", thì họ đầu tư vào:
- (6) bất động sản - thường là đất ở hay căn hộ; và
- (7) chứng khoán.
Bài học những năm quanh mốc suy sụp 2010 vẫn còn đó. Do vậy mà có nhiều người chọn đầu tư vào lĩnh vực an chắc mặc bền hơn, đó là :
- (8) mua đất nông nghiệp.
Có lẽ, nông nghiệp đã nằm trong máu của dân Việt Nam. Hầu hết người ta đều thích một căn nhà có cây trái, vườn rau - vườn hoa, ao cá, bầy vịt gà ... Thế nhưng đó là chuyện của "dưỡng già".
Khi người ta đầu tư vào đất nông nghiệp (nội dung số 8), thì trước tiên là để mong muốn việc bảo toàn cho đồng vốn kiếm được một cách an toàn nhất (nội dung số 1 và 2). Và khi mua được rồi, thì ai ai cũng muốn nó sinh lợi thêm (nội dung số 3). Và thế là phát sinh cái chuyện:
- (9) "trồng cây gì, nuôi con gì".
Quanh đi, quẫn lại vẫn chỉ là có vốn và đầu tư vào đất. Vốn có thể ít lắm - mà cũng có thể nhiều lắm. Còn đầu tư vào đất, thì hiện nay rõ ràng là chưa có một phương cách đầu tư nào hấp dẫn được niềm tin của những nhà đầu tư đó.
Như trường hợp chính bản thân tôi. Sau gần 20 năm làm việc, tôi để dành được một số tiền. Vốn dĩ chỉ là một cư dân đô thị, chỉ đi làm công ăn lương, cho nên số tiền không được nhiều. Tôi đã mua được một mảnh đất ở phía bắc huyện Bến Lức (nhờ trời mà có cuộc suy giảm kinh tế 2010 nên đất đai không còn bị thổi giá, và còn giảm giá, nên tôi mới mua nổi). Sau khi đồng tiền đã đươc (1), thì tôi nghĩ đến (2) và (3). Thế là đi thực tế, lên mạng dò hỏi - và trở thành thành viên của Agri Việt này, để rồi cùng các anh em "sáng tạo" ra được một mô hình hợp tác đầu tư vào nông nghiệp (10). Cùng hợp tác với tôi, có vài anh em nữa. Hầu hết là những thành viên có tuổi gia nhập nhiều hơn tôi. Họ cũng trăn trở suốt cách đó từ nhiều năm mà chưa tìm được lối ra thích hợp.
Việc hợp tác này chỉ mới chập chững, đích đến chưa rõ là thành công, hay thất bại. Và song song đó, cũng có vài thành viên trên diễn đàn, lập ra những mô hình hợp tác khác, nhằm thu hút những người có vốn và thích quan tâm đến nông nghiệp. Nhưng tất cả hình như chỉ mới dừng lại ở việc dự tính, hoặc chỉ vừa mới khai triển mà thôi. Nhưng việc những mô hình đó ra đời là sự tất yếu của xã hội, trong thời đoạn chính trị kinh tế như hiện nay.
Trên diễn đàn này, có nhiều thành viên là những chuyên gia nông nghiệp. Hầu hết các vị chỉ nghĩ đến việc phát huy sở trường của mình trong những cuộc canh tác nông nghiệp sở trường. Cho dù có thể là trên những mảnh đất đến hàng chục, hàng trăm héc-ta. Nhưng nó chỉ phù hợp với những người đã có đất, và có nhiều tiền. Các chuyên gia nông nghiệp thì nhiều chứ không ít, và những người có đất kia thì
(a) nếu nhiều đất và/hoặc nhiều vốn - họ thuê hẳn chuyên gia riêng, cho nên các chuyên gia trên diễn đàn ít có cơ hội tham gia vào
(b) nếu ít đất và/hoặc ít vốn - thì người ta chỉ hỏi kinh nghiệm rồi tự làm mà thôi. Cho nên các chuyên gia cũng không có cơ hội nào luôn.
Nếu các chuyên gia của diễn đàn thu hút được những dòng vốn nhàn rỗi vào đầu tư nông nghiệp, thì đúng là một vận hạnh lớn lao cho nền nông nghiệp nước nhà, và là một niềm hy vọng cho những cư dân đô thị làm ăn chăm chỉ kia.
Muốn được vậy, phải tạo được một mô hình mẫu, đạt được những thành quả nhất định - mang tính bền vững; và chúng phải được công khai, minh bạch, dễ hiểu đối với những nhà đầu tư tương lai, thì mới mong thu hút được những thành phần cư dân đô thị nói trên.
Mời ... "ném đá" !
Không nói đến những đại gia. Cư dân sống tại đô thị, hầu hết là đều để dành được ít nhiều. Thường thì họ hay gởi ngân hàng để được:
- (1) an toàn;
- (2) bảo toàn số tiền tiết kiệm được; và
- (3) sinh lợi thêm.
Khi để dành đến một số lượng nhất định, họ sẽ nghĩ đến các phương cách khác, cũng vì 3 mục đích này. Có thể là:
- (4) mua vàng hay USD để tích trữ; hoặc
- (5) đem đều tư vào một lĩnh vực nào đó.
Chính phủ Việt Nam đã biết được điều đó, và đặc biệt với (4) thì chính phủ vẫn đang tìm mọi cách để những đồng vốn đó không nằm "chết dí" trang vàng mà làm trì trệ nền kinh tế quốc nội. Thế nhưng vẫn có nhiều người dân vẫn không tin tưởng vào chính phủ (điều hành kinh tế) hay ngân hàng. Cho nên vàng vẫn nằm trong dân, mà theo dự báo là có đến vài trăm tấn.
Mời xem thêm các bài báo:
- Tiền tiết kiệm bốc hơi sau 30 năm http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141106/tien-tiet-kiem-boc-hoi-sau-30-nam/668059.html
http://news.zing.vn/Nguyen-Thong-doc-ngan-hang-noi-gi-vu-gui-tiet-kiem-20-nam-post520326.html
- Tại Trung Quốc, http://news.zing.vn/Mat-50000-nhan-dan-te-sau-62-nam-gui-tiet-kiem-o-ngan-hang-post573837.html
Khi tích trữ được một lượng vàng nhất định, thì người ta sẽ tiếp tục nghĩ đến nội dung số 5. Đầu tư cái gì luôn là trăn trở của nhiều người có tiền (ít hay nhiều), cũng là vì 3 mục đích trên. Có những người nhanh nhạy, thích "lướt sóng", thì họ đầu tư vào:
- (6) bất động sản - thường là đất ở hay căn hộ; và
- (7) chứng khoán.
Bài học những năm quanh mốc suy sụp 2010 vẫn còn đó. Do vậy mà có nhiều người chọn đầu tư vào lĩnh vực an chắc mặc bền hơn, đó là :
- (8) mua đất nông nghiệp.
Có lẽ, nông nghiệp đã nằm trong máu của dân Việt Nam. Hầu hết người ta đều thích một căn nhà có cây trái, vườn rau - vườn hoa, ao cá, bầy vịt gà ... Thế nhưng đó là chuyện của "dưỡng già".
Khi người ta đầu tư vào đất nông nghiệp (nội dung số 8), thì trước tiên là để mong muốn việc bảo toàn cho đồng vốn kiếm được một cách an toàn nhất (nội dung số 1 và 2). Và khi mua được rồi, thì ai ai cũng muốn nó sinh lợi thêm (nội dung số 3). Và thế là phát sinh cái chuyện:
- (9) "trồng cây gì, nuôi con gì".
Quanh đi, quẫn lại vẫn chỉ là có vốn và đầu tư vào đất. Vốn có thể ít lắm - mà cũng có thể nhiều lắm. Còn đầu tư vào đất, thì hiện nay rõ ràng là chưa có một phương cách đầu tư nào hấp dẫn được niềm tin của những nhà đầu tư đó.
Như trường hợp chính bản thân tôi. Sau gần 20 năm làm việc, tôi để dành được một số tiền. Vốn dĩ chỉ là một cư dân đô thị, chỉ đi làm công ăn lương, cho nên số tiền không được nhiều. Tôi đã mua được một mảnh đất ở phía bắc huyện Bến Lức (nhờ trời mà có cuộc suy giảm kinh tế 2010 nên đất đai không còn bị thổi giá, và còn giảm giá, nên tôi mới mua nổi). Sau khi đồng tiền đã đươc (1), thì tôi nghĩ đến (2) và (3). Thế là đi thực tế, lên mạng dò hỏi - và trở thành thành viên của Agri Việt này, để rồi cùng các anh em "sáng tạo" ra được một mô hình hợp tác đầu tư vào nông nghiệp (10). Cùng hợp tác với tôi, có vài anh em nữa. Hầu hết là những thành viên có tuổi gia nhập nhiều hơn tôi. Họ cũng trăn trở suốt cách đó từ nhiều năm mà chưa tìm được lối ra thích hợp.
Việc hợp tác này chỉ mới chập chững, đích đến chưa rõ là thành công, hay thất bại. Và song song đó, cũng có vài thành viên trên diễn đàn, lập ra những mô hình hợp tác khác, nhằm thu hút những người có vốn và thích quan tâm đến nông nghiệp. Nhưng tất cả hình như chỉ mới dừng lại ở việc dự tính, hoặc chỉ vừa mới khai triển mà thôi. Nhưng việc những mô hình đó ra đời là sự tất yếu của xã hội, trong thời đoạn chính trị kinh tế như hiện nay.
Trên diễn đàn này, có nhiều thành viên là những chuyên gia nông nghiệp. Hầu hết các vị chỉ nghĩ đến việc phát huy sở trường của mình trong những cuộc canh tác nông nghiệp sở trường. Cho dù có thể là trên những mảnh đất đến hàng chục, hàng trăm héc-ta. Nhưng nó chỉ phù hợp với những người đã có đất, và có nhiều tiền. Các chuyên gia nông nghiệp thì nhiều chứ không ít, và những người có đất kia thì
(a) nếu nhiều đất và/hoặc nhiều vốn - họ thuê hẳn chuyên gia riêng, cho nên các chuyên gia trên diễn đàn ít có cơ hội tham gia vào
(b) nếu ít đất và/hoặc ít vốn - thì người ta chỉ hỏi kinh nghiệm rồi tự làm mà thôi. Cho nên các chuyên gia cũng không có cơ hội nào luôn.
Nếu các chuyên gia của diễn đàn thu hút được những dòng vốn nhàn rỗi vào đầu tư nông nghiệp, thì đúng là một vận hạnh lớn lao cho nền nông nghiệp nước nhà, và là một niềm hy vọng cho những cư dân đô thị làm ăn chăm chỉ kia.
Muốn được vậy, phải tạo được một mô hình mẫu, đạt được những thành quả nhất định - mang tính bền vững; và chúng phải được công khai, minh bạch, dễ hiểu đối với những nhà đầu tư tương lai, thì mới mong thu hút được những thành phần cư dân đô thị nói trên.
Mời ... "ném đá" !
Last edited by a moderator: