Newcastle biến chủng!??? Vấn đề đáng lo ngại cho bà con chăn nuôi.

  • Thread starter leminhthanh_th
  • Ngày gửi
Chào cả nhà!
Hiện nay bệnh Newcastle (ND) diễn biến khá phức tạp, bệnh xảy ra khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi của gà. Các BSTY và người chăn nuôi đã tăng cường nhiều khâu phòng bệnh để mang lại hiệu quả phòng bệnh cao hơn như làm đúng lịch vaccine, rút ngắn thời gian nhắc lại, thay vì làm vaccine sống người ta làm vaccine chết (nhũ dầu) hoặc làm cả 2 loại cùng lúc, tăng cường phun thuốc sát trùng, cách ly, .... Gần như đã làm tất cả các biện pháp có thể nhưng bệnh vẫn xảy ra. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu có thể chất lượng vaccine có vấn đề hay cách làm chưa đúng? ...
- Về chất lượng vaccine: Theo tôi được biết thì cho dù làm vaccine của hãng nào bệnh vẫn có thể xảy xảy ra ..................................................:wub:. Như vậy chất lượng vaccine không phải là nguyên nhân chính.
- Về Phương pháp làm vaccine: Vấn đề này thì càng không phải nghi ngờ, các c.ty và cơ sở phân phối vaccine đều khuyến cáo phương pháp làm vaccine theo đúng cách mà nhà SX khuyến cáo, thậm chí chúng tôi trực tiếp giám sát và cùng làm nhưng bệnh vẫn có thể xảy ra.
- Về lịch chủng ngừa: Hiện tại một số vùng vẫn đang áp dụng lịch chủng ngừa cũ và bệnh không xảy ra (tạm thời yên tâm) nhưng cũng có vùng xảy ra bệnh. Trong thời gian gần đây các c.ty chăn nuôi gia công (CP, Japfa) đã thay đổi lịch vaccine: làm dày hơn (tăng số lần làm vaccine), tiêm phòng vaccine chết, vaccine 3 bệnh ngay từ những ngày đầu, thế nhưng bệnh vẫn xảy ra, thậm chí có đàn xoá sổ.
- Kháng thể: Một điều làm cho chúng ta phải đau đầu nữa đó chính là bệnh ND xảy ra khi hàm lượng kháng thể vẫn cao hơn mức bảo hộ rất nhiều. Tức là về lý thuyết, gà hoàn toàn được bảo hộ khỏi bệnh ND.
Vậy vấn đề ở đây là gì?
Sau khi đưa ra nhiều biện pháp để khống chế nhưng chưa thành công lắm thì một câu hỏi được đặt ra đó là "liệu có phải virus gây bệnh ND đã biến chủng?". Hiện tại câu hỏi này chưa có lời giải đáp.
Được quyền nghi ngờ???
Theo các chuyên gia đến từ c.ty Medion-Indonesia, Hiện nay virus ND phân lập được tại các ổ dịch ở Indonesia qua các năm 2009, 2010, 2011 phần đa thuộc Genotype VIIB (NDG7) và đây là một Genotype hoàn toàn mới, nó có cấu trúc di truyền khác khá sa so với loại virus ND chủng lasota (chủng virus hiện có trong vaccine, thuốc Genotype II). Do vậy mà hiệu quả bảo hộ của chủng virus lasota với NDG7 là không cao. Cũng theo chuyên gia này thì NDG7 là một kết quả phát triển theo thời gian của loại virus này.
Ở Việt Nam, theo các tài liệu mà chúng tôi cập nhật được thì hiện tại chưa có nghiên cứu nào công bố về sự xuất hiện của Genotype mới này. Nếu theo qui luật phát triển của virus ND thì ở Việt Nam hoàn toàn có thể đã có loại virus này, đồng thời căn cứ vào tình hình dịch tễ bệnh ND trong thời gian gần đây các BSTY đều nghi ngờ đã xuất hiện chủng virus ND mới.
Vậy câu trả lời là gì cần phải có sự nghiên cứu của các nhà khoa học. Hy vọng sẽ sớm có câu trả lời.

Có nên tiếp tục nuôi gà???
Câu trả lời là có.
Tuy bệnh diễn biến khá phức tạp, vaccine phòng bệnh nhưng vẫn có thể xảy ra nhưng không phải là không phòng được.
Cũng theo các nghiên cứu của chuyên gia Medion thì vaccine chứa Lasota vẫn có thể bảo hộ được gà khi bị NDG7 (nhưng không cao, làm vaccine vẫn bị bệnh nhưng không nhiều).
Theo sơ đồ di truyền virus ND thì ở việt nam đã có vaccine chứa kháng nguyên là virus ND thuộc Genotype VI - chủng Mukteswar (Myvac ND "S" của Malaysia). Loại này có cấu trúc gen phù hợp nhất với NDG7 nên sẽ có hiệu quả hơn.
Ở Indonesia hiện nay họ đã có vaccine phòng bệnh ND chủng NDG7, C.ty Thú Y Xanh đang làm các thủ tục để nhập về Việt Nam, hy vọng sẽ sớm có mặt để đáp ứng với tình hình bệnh.
Tạm kết: Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi ngày càng diễn biến phức tạp làm cho người chăn nuôi và kể cả các BSTY phần nào lúng túng trong cách phòng bệnh. Vì sự phát triển của ngành chăn nuôi rất mong các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn tăng cường nghiên cứu để giúp đỡ bà con nhiều hơn nữa.
Bài viết còn nhiều thiếu sót về thực tế cũng như thông tin khoa học, rất mong các bạn góp ý thêm.
 


Last edited by a moderator:
em mơi cho gà uống vacxin lasota ngày hôm qua.thấy yên tâm đã xong phần vacxin.bữa nay đọc đc sao e thấy lo quá hic mới nuôi gà chưa bit j rành đọc mà thấy lo.cảm ơn a đã cung cấp thông tin nhé.
 
Anh em có chuyên môn cố gắng cung cấp thêm thông tin rất quan trọng này cho anh em trong hội tham khảo. Chân thành cảm ơn chủ thớt đã góp một câu hỏi quan trọng.
 
em mơi cho gà uống vacxin lasota ngày hôm qua.thấy yên tâm đã xong phần vacxin.bữa nay đọc đc sao e thấy lo quá hic mới nuôi gà chưa bit j rành đọc mà thấy lo.cảm ơn a đã cung cấp thông tin nhé.
Hi, cứ coi như yên tâm đi, vì lâu nay vẫn thế mà, nếu có cũng phải chấp nhận thôi.B)
 
Dùng kháng vô tội vạ , pha kháng sinh vào thức ăn để phòng ngừa bệnh ...phải chăng đây là 1 trong nguyên nhân gây biến chủng ???
 
Anh leminhthanh-th nghiên cứu thêm thật kỹ vấn đề "nóng" này. Chọn lọc xem hội nuôi gà chúng nên dùng vaccine của hãng nào, dùng chủng gì cho loại dịch bệnh nào rồi "công bố" kết quả nghiên cứu càng sớm càng tốt nhé! Đúng là các virus dường như đã biến thể rồi, tác dụng bảo hộ của các loại cũ đã không còn tác dụng tốt nữa.

Chờ tin anh nhé!!!!
 

Anh leminhthanh-th nghiên cứu thêm thật kỹ vấn đề "nóng" này. Chọn lọc xem hội nuôi gà chúng nên dùng vaccine của hãng nào, dùng chủng gì cho loại dịch bệnh nào rồi "công bố" kết quả nghiên cứu càng sớm càng tốt nhé! Đúng là các virus dường như đã biến thể rồi, tác dụng bảo hộ của các loại cũ đã không còn tác dụng tốt nữa.

Chờ tin anh nhé!!!!
Nghiên cứu thì khó vì chưa đủ trình độ cũng như trang thiết bị và kinh phí. Tuy nhiên trên lâm sàng mình vẫn đang theo dõi, có gì mới sẽ thông tin lại cho cả nhà.
 
Các BSTY và người chăn nuôi đã tăng cường nhiều khâu phòng bệnh để mang lại hiệu quả phòng bệnh cao hơn như làm đúng lịch vaccine, rút ngắn thời gian nhắc lại, thay vì làm vaccine sống người ta làm vaccine chết (nhũ dầu) hoặc làm cả 2 loại cùng lúc, tăng cường phun thuốc sát trùng, cách ly, .... Gần như đã làm tất cả các biện pháp có thể nhưng bệnh vẫn xảy ra.

Cảm ơn bài viết trao đổi thông tin của leminhthanh_th.
Tuy nhiên khi chúng ta lập luận mở đầu cho bài viết thế này thì khá gây hoang mang cho người chăn nuôi.
Vì thực tế ở đây, chúng ta dựa trên nguyên tắc thay đổi serotype thì mức độ có thể trầm trọng tuy nhiên chúng ta không phủ phủ định các phương pháp khác không hiệu quả được.
Nhìn nhận vấn đề theo một cách khác, trong những năm gần đây chúng ta đang "đối phó với tai xanh". Tai Xanh ở Việt Nam không đúng chủng nhưng những biện pháp như phun sát trùng, làm tất cả những bệnh khác, hay tăng sức đề kháng toàn đàn, cách ly....đem lại những hiệu quả tích cực..Có những trại cách ly tốt và khi sức đề kháng toàn đàn cao thì khả năng chống lại mầm bệnh và sinh kháng thể để đáp ứng đủ miễn dịch là điều có thể.

leminhthanh_th đã viết:
Về chất lượng vaccine: Theo tôi được biết thì cho dù làm vaccine của hãng nào bệnh vẫn có thể xảy xảy ra (cả Medion, Intervet, MVP, Ceva, HQ, các loại vaccine nội

Câu này thì mấy công ty khác phải "nhảy cửng " lên đây...:lol:

Tôi chắc rằng những gì bạn viết có thể sẽ xảy ra tại VN trong thời gian không xa.. Tuy nhiên, về phương thức chăn nuôi chúng ta sẽ khác nhiều ở Indo, mình nghĩ họ có nhiều trại lạnh hơn và khi phát bệnh như thế hẳn là xảy ra nhiều trên gà trắng công nghiệp do sức đề kháng và mật độ nuôi cao.

Như bạn thấy đó, do thời gian nuôi mà nếu có xem xét chút xíu thì thấy gà công nghiệp sợ Gumboro hơn gà ta thả vườn.
Gà công nghiệp sợ IB và gần đây là IB hướng thận .. nhưng trên gà ta người ta còn không làm IB nói chi đến chủng mới "đắt đỏ" thế kia. Thiển ý!

"Cúng cùi" ..ủa! Cuối cùng..
Vì bài viết bạn có câu này nên tui làm đại...hi hi Xin lượng thứ..:6^:

leminhthanh_th đã viết:
Bài viết còn nhiều thiếu sót về thực tế cũng như thông tin khoa học, rất mong các bạn góp ý thêm.

 
Last edited:
Cảm ơn bài viết trao đổi thông tin của leminhthanh_th.
Tuy nhiên khi chúng ta lập luận mở đầu cho bài viết thế này thì khá gây hoang mang cho người chăn nuôi.
Vì thực tế ở đây, chúng ta dựa trên nguyên tắc thay đổi serotype thì mức độ có thể trầm trọng tuy nhiên chúng ta không phủ phủ định các phương pháp khác không hiệu quả được.
Nhìn nhận vấn đề theo một cách khác, trong những năm gần đây chúng ta đang "đối phó với tai xanh". Tai Xanh ở Việt Nam không đúng chủng nhưng những biện pháp như phun sát trùng, làm tất cả những bệnh khác, hay tăng sức đề kháng toàn đàn, cách ly....đem lại những hiệu quả tích cực..Có những trại cách ly tốt và khi sức đề kháng toàn đàn cao thì khả năng chống lại mầm bệnh và sinh kháng thể để đáp ứng đủ miễn dịch là điều có thể.



Câu này thì mấy công ty khác phải "nhảy cửng " lên đây...:lol:

Tôi chắc rằng những gì bạn viết có thể sẽ xảy ra tại VN trong thời gian không xa.. Tuy nhiên, về phương thức chăn nuôi chúng ta sẽ khác nhiều ở Indo, mình nghĩ họ có nhiều trại lạnh hơn và khi phát bệnh như thế hẳn là xảy ra nhiều trên gà trắng công nghiệp do sức đề kháng và mật độ nuôi cao.

Như bạn thấy đó, do thời gian nuôi mà nếu có xem xét chút xíu thì thấy gà công nghiệp sợ Gumboro hơn gà ta thả vườn.
Gà công nghiệp sợ IB và gần đây là IB hướng thận.. nhưng trên gà ta người ta còn không làm IB nói chi đến chủng mới "đắt đỏ" thế kia.

"Cúng cùi" ..ủa! Cuối cùng..
Vì bài viết bạn có câu này nên tui làm đại...hi hi Xin lượng thứ..:6^:


Cảm ơn hoangtucantho đã góp ý.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không trù dập hay trục lợi cho cá nhân hoặc c.ty nào cả, nó chỉ nhằm cung cấp thêm thông tin và nâng cao ý nghĩa của việc phòng bệnh tổng hợp cho anh em trong Hội nuôi gà.
Cũng giống như Cúm gia cầm, tuy vaccine Trung Quốc chỉ đáp ứng được 50% khả năng bảo hộ ở Miền Nam nhưng chúng ta vẫn phải dùng, dùng mà biết bệnh vẫn có thể xảy ra nhưng vẫn phải dùng.
NDG7 là Genotype mới thật nhưng nó có cấu trúc gen giống tới 80% so với Lasota. Nếu làm Lasota tốt, đúng lịch vẫn có khả năng bảo hộ khỏi NDG7 (khoảng >80%), huống chi chúng ta còn có chủng M có cấu trúc giống NDG7 tới >90% thì khả năng bảo hộ còn cao hơn.
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn hoangtucantho đã góp ý.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không trù dập hay trục lợi cho cá nhân hoặc c.ty nào cả, nó chỉ nhằm cung cấp thêm thông tin và nâng cao ý nghĩa của việc phòng bệnh tổng hợp cho anh em trong Hội nuôi gà.
Cũng giống như Cúm gia cầm, tuy vaccine Trung Quốc chỉ đáp ứng được 50% khả năng bảo hộ ở Miền Nam nhưng chúng ta vẫn phải dùng, dùng mà biết bệnh vẫn có thể xảy ra nhưng vẫn phải dùng.
NDG7 là Genotype mới thật nhưng nó có cấu trúc gen giống tới 80% so với Lasota. Nếu làm Lasota tốt, đúng lịch vẫn có khả năng bảo hộ khỏi NDG7 (khoảng >80%), huống chi chúng ta còn có chủng M có cấu trúc giống NDG7 tới >90% thì khả năng bảo hộ còn cao hơn.

Mình chờ thông tin này của leminhthanh_th đấy...Cùng tôi và mọi người giúp nông dân của mình nhé.
Mình vừa tạo một topic đại loại như giúp đở bà con một cách trực tiếp...Nếu trong này mình làm thành công thì mong rằng miền Bắc sẽ do Thanh...alo ..alo...bà con ơi! nhé. . .:6^:
 
Mình chờ thông tin này của leminhthanh_th đấy...Cùng tôi và mọi người giúp nông dân của mình nhé.
Mình vừa tạo một topic đại loại như giúp đở bà con một cách trực tiếp...Nếu trong này mình làm thành công thì mong rằng miền Bắc sẽ do Thanh...alo ..alo...bà con ơi! nhé. . .:6^:
Hy vọng bà con chăn nuôi thành công để mình còn có rượu mà uống chứ......
Chúc hoangtucantho sẽ thành công với kế hoạch của mình nhé.
 
Mọi người đừng cuống lên thế, công ty mình cũng đang làm thủ tục nhập nhiều loại văcxin lắm. Đã kiểm nghiệm, và đang cho một số nơi dùng thử. Có gì cứ liên lạc với mình, mail của mình là leichson@gmail.com, bên công ty mình sẽ cố gắng tìm câu trả lời cho anh em. Bên mình có người chuyên về gia cầm mà. Mình tin rằng mọi người sẽ đặt niềm tin đúng chỗ. Chúc mọi người thắng lợi:D

--------

Cảm ơn bác leminhthanh đã cập nhật những thông tin bổ ích cho mọi người.
 
Last edited by a moderator:
chẳng biết bị gì mà uống thuốc gì cũng chết :( , gà vẫn ăn bình thường nhưng gầy từ từ rồi kiệt sức ngỏe từ từ... buồn não ruột . có nên đi bắt đền bọn bán thuốc ko nhỉ??
 
Mình mới tiêm NDG7 của medion-indonesia xong. Hết 1tr1 cho 1000 gà chứ ít j.
 


Back
Top