Người được vinh danh 'Nông dân Việt Nam xuất sắc, nhân ái nhất'

Anh Đặng Quang Hữu, 42 tuổi, ở thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị vừa được vinh danh là "Nông dân Việt Nam xuất sắc, nhân ái nhất".
Mỗi năm anh cho hơn 600 hộ dân nghèo mượn số tiền hơn 1,5 tỷ đồng không thu lãi để trồng rừng...
Khởi nghiệp từ 1ha rừng
Tôi phải năn nỉ nhiều lần thì cuối cùng anh Hữu mới đồng ý cho tôi viết về anh. Tôi quá đỗi bất ngờ trước người nông dân này. Anh không có thời gian nhàn rỗi vì tôi phải đăng ký nhiều lần anh mới sắp xếp được một buổi để anh em chúng tôi gặp nhau.

Với anh, mỗi công việc của tuần sau đều được anh sắp xếp khoa học từ cuối tuần trước. Ngôi nhà gia đình anh đang sinh sống ở ngay bên cầu Khe Van, bình dị như những ngôi nhà hàng xóm. Chỉ khác chủ nhân của ngôi nhà ấy là con người rất nhân hậu, tháo vát. Sự nhân hậu toát ra trong từng lời nói, việc làm hàng ngày của anh. Ký ức từ những ngày đầu tiên ở miền đất khó ùa về trong câu chuyện của anh.

Mười lăm năm trước, anh từ đồng bằng lên định cư ở miền núi Hướng Hiệp. Anh gặp chị Hồ Thị Hương, người dân tộc Vân Kiều, sống tại bản Khe Van.

FDJovd.jpg

Vợ chồng anh Hữu trước ngôi nhà ở Khe Van
Cuộc tình lãng mạn của họ đẹp nhưng cũng không tránh khỏi những lời ngăn cản vào ra từ bà con bên nội. Rồi tình yêu thương chân thành đã giúp anh vượt qua tất cả để hai người đến với nhau thành vợ thành chồng. Ngày anh chị cưới nhau, nhiều bà con dân bản không được mời dự cũng mang hoa phong lan rừng đến chúc phúc cho đôi uyên ương.

Lập gia đình xong, hai bàn tay trắng bước ra dựng nghiệp, lại sinh sống ở nơi khó khăn, nên anh Hữu bàn với vợ muốn đủ ăn thì chỉ có trồng rừng phát triển kinh tế. Ngày đó đất đai rộng mênh mông, ai có sức nào làm sức đó, chính quyền ủng hộ người dân khai hoang trồng rừng. Nhớ khi trồng ha rừng đầu tiên anh chị phải đi mượn tiền về mua cây giống. Cây vừa giâm xuống đất, anh nín thở chờ cây ra rễ, đâm chồi, nảy lộc. Rồi một ngày ra thăm rẫy, anh nhận thấy những chồi non bắt đầu nhú lên trên ngọn cây con vừa trồng mà trong bụng mừng không kể nổi. Anh biết không lâu nữa mảnh đất này sẽ trở thành rừng lên xanh tốt, khi đó khai thác bán sẽ có tiền trang trải cho cuộc sống.

Sau ha rừng đầu tiên ấy, năm nào anh Hữu cũng trồng rừng, phát triển thêm diện tích nương rẫy cho đến năm năm sau thì anh chị đã có 21ha rừng keo. Có rừng để bán hàng năm, đời sống kinh tế của gia đình anh Hữu thay đổi nhiều. Con cái có tiền để mua sắm áo quần, ăn học.

Với một người rất nhanh nhẹn nên không chỉ trồng rừng, anh Hữu còn có nương rẫy trồng sắn, làm vườn ươm cây giống lâm nghiệp, mở dịch vụ thu mua nông sản cho bà con nên anh thu lãi về gần 1 tỷ đồng mỗi năm. Nhìn thu nhập của gia đình mình so với đời sống khó khăn của bà con dân bản, anh Hữu luôn trăn trở: Tại sao đất rừng còn nhiều mà bà con dân bản không biết làm ăn nên đời sống của họ luôn chật vật, thiếu thốn. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng thiếu ngay trên mảnh đất cha ông họ để lại.

Thương bà con dân bản, nhiều hôm liền anh Hữu suy nghĩ không nên làm giàu cho riêng mình, phải tìm cách giúp bà con thoát nghèo, cùng nhau vươn lên trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Nhớ lại hồi đó, anh Hữu nói, nếu anh tiếp tục phát triển diện tích rừng lên 40ha hay 50ha cũng được, vì đất trống còn nhiều, không ai cấm trồng rừng. Nhưng anh không tham, muốn để dành phần đất lại, giúp bà con trồng rừng để cùng nhau thoát nghèo.

Nhân ái nhất Việt Nam
Để bà con trồng được rừng, anh cho họ mượn tiền mua gạo cơm cho người đi trồng rừng có ăn, thuê máy cày đất, đào hố, cho mượn luôn tiền mua giống cây. Anh Hồ Văn Vân ở bản Xa Rúc bồi hồi nhớ lại: "Hồi đó gia đình mình nghèo lắm, đất đai nhiều nhưng không biết làm ăn. Nhờ anh Hữu cho mượn tiền thuê máy cày được 1ha đất rồi cho mượn thêm 3.000 cây giống để trồng rừng. Sau nhiều lần được anh Hữu cho mượn tiền mình trồng được 5ha rừng và 1ha sắn. Bây giờ gia đình mình có thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm".

Không thể nhớ hết những người anh đã cho mượn tiền để phát triển kinh tế, anh Hữu mang quyển số dày ghi chi chít tên tuổi hơn 600 người đã mượn tiền của anh, có người thời gian mượn đã gần 10 năm, chưa trả hết. Tính trung bình mỗi năm anh cho bà con dân bản 3 xã Hướng Hiệp, Đakrông và Mò Ó mượn hơn 1,5 tỷ đồng để trồng rừng, trồng sắn nhưng không thu đồng lãi nào. Tôi hỏi cho mượn tiền nhiều vậy, đến khi nào bà con trả nợ cho anh. Vẫn chất giọng điềm đạm anh Hữu kể rằng, đến mùa thu hoạch sắn, thu hoạch rừng, có tiền bà con mang đến trả, chứ anh không đi đòi. Bà con rất tốt bụng, không ai chạy nợ của anh. Trả năm nay không hết thì họ xin được trả tiếp vào vụ sau. Rồi mỗi khi vào mùa thu hoạch nông sản, bà con không biết bán cho ai, họ lại tới nhờ anh Hữu đi bán giùm. Vậy là vợ chồng anh phải giúp bà con thu mua sản phẩm và trả tiền tươi bằng giá thị trường, không mua thiệt của bà con đồng nào. Anh chị cũng không trừ khoản tiền nợ của bà con dân bản đã mượn. Anh Hữu nói mình sống làm phúc hơn làm giàu nên không vội vàng gì. Tấm lòng cao thượng của vợ chồng anh Hữu đã giúp hơn 600 hộ dân bản của ba xã ấy thoát nghèo vĩnh viễn để vươn lên cuộc sống no đủ hơn. Khi anh Hữu đang chia sẻ câu chuyện nhân ái với tôi thì anh Hồ Văn Nguyên ở bản Xa Vi đến xin khất, không trả khoản tiền năm trước anh mượn của anh Hữu 22 triệu đồng để khai hoang đất trồng 4ha sắn. Bây giờ đã thu hoạch sắn, có tiền nhưng anh Nguyên muốn mượn lại khoản tiền ấy cùng với số vốn của gia đình để mua chiếc máy cày đất, rộng đường làm ăn hơn. Có lẽ, với người khác thì sẽ có câu vào câu ra vì sao trả tiền chậm, song với anh Hữu thì nhắn gửi anh Nguyên về cố gắng làm ăn cho tốt hơn để còn giúp đỡ trở lại cho dân bản.​
2khHCk.jpg

Rừng keo của dân bản được trồng từ vốn anh Hữu cho mượn không lãi
Anh Hữu tâm sự, bà con mượn tiền trồng sắn thì một vụ là thu hoạch, có tiền. Nhưng cho bà con mượn tiền trồng rừng thì sớm nhất sau 5 năm mới trả được. Song đã cho bà con mượn rồi thì đừng có tiếc. Khi họ biết trồng rừng, trồng sắn, bà con không thiếu ăn nữa, mình mới vui. Có lần, vào mùa trồng rừng, rất đông bà con đến mượn tiền anh Hữu, trong khi anh không còn tiền mặt, rừng thì chưa thu hoạch. Anh suy nghĩ nếu bà con thiếu tiền mua giống cây họ sẽ chậm trồng rừng mất một năm. Như thế đồng nghĩa với việc đến khi thu hoạch sẽ chậm mất một năm. Quyết tâm giúp bà con, vậy là anh đến ngân hàng xin vay tiền với lãi suất ưu đãi về cho bà con mượn lại, nhưng anh lại không thu tiền lãi. Việc anh làm khiến nhiều người vô cùng cảm phục. Với người dân ở huyện miền núi Đakrông họ xem anh Hữu là người quan trọng nhất.

Khó để tính hết số tiền anh Hữu đã cho bà con mượn không lãi để phát triển kinh tế. Mỗi gia đình mượn ít thì vài triệu đồng, nhiều thì vài chục triệu đồng. Từ số tiền mượn của gia đình anh Hữu mà bà con dân bản đã trồng được hơn 1.000ha rừng và 500ha sắn. Nhìn những cánh rừng bạt ngàn, người dân luôn biết ơn và họ nới với nhau rằng rừng ấy được anh Hữu tạo lập. Không những cho mượn tiền, anh Hữu còn nhận một cháu bé có hoàn cảnh khó khăn làm con nuôi để cho cháu ăn học. Bây giờ cháu bé đang học lớp 11 trường THPT nội trú của tỉnh Quảng Trị.

Trong chừng mực một bài viết không thể kể hết sự chia sẻ của anh Hữu với bà con dân bản. Nhưng tôi không thể không kể thêm chi tiết này nữa, anh Hữu cho tôi biết anh đã chuẩn bị một số tiền lớn cho dân bản mượn sắm đồ đón tết Đinh Dậu. Chia tay, anh vội vàng nhờ tôi chuyển giúp 2 triệu đồng đến bữa cơm gắn kết yêu thương của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị. Anh nói qua báo chí anh biết ở trường có bữa cơm miễn phí hàng tháng một lần cho học sinh nội trú, anh muốn gửi chút quà nhỏ động viên các cháu dù trong hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng học hành.
Tại chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức vào cuối năm 2016, anh Đặng Quang Hữu được vinh danh là Nông dân Việt Nam xuất sắc nhân ái nhất (chỉ 1 người). Anh cũng vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Bằng khen nông dân có thành tích tốt trong lao động sản xuất.
Trường An
Bài: nongnghiep.vn
 


Anh Đặng Quang Hữu, 42 tuổi, ở thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị vừa được vinh danh là "Nông dân Việt Nam xuất sắc, nhân ái nhất".
Mỗi năm anh cho hơn 600 hộ dân nghèo mượn số tiền hơn 1,5 tỷ đồng không thu lãi để trồng rừng...
Khởi nghiệp từ 1ha rừng
Tôi phải năn nỉ nhiều lần thì cuối cùng anh Hữu mới đồng ý cho tôi viết về anh. Tôi quá đỗi bất ngờ trước người nông dân này. Anh không có thời gian nhàn rỗi vì tôi phải đăng ký nhiều lần anh mới sắp xếp được một buổi để anh em chúng tôi gặp nhau.

Với anh, mỗi công việc của tuần sau đều được anh sắp xếp khoa học từ cuối tuần trước. Ngôi nhà gia đình anh đang sinh sống ở ngay bên cầu Khe Van, bình dị như những ngôi nhà hàng xóm. Chỉ khác chủ nhân của ngôi nhà ấy là con người rất nhân hậu, tháo vát. Sự nhân hậu toát ra trong từng lời nói, việc làm hàng ngày của anh. Ký ức từ những ngày đầu tiên ở miền đất khó ùa về trong câu chuyện của anh.

Mười lăm năm trước, anh từ đồng bằng lên định cư ở miền núi Hướng Hiệp. Anh gặp chị Hồ Thị Hương, người dân tộc Vân Kiều, sống tại bản Khe Van.

FDJovd.jpg

Vợ chồng anh Hữu trước ngôi nhà ở Khe Van
Cuộc tình lãng mạn của họ đẹp nhưng cũng không tránh khỏi những lời ngăn cản vào ra từ bà con bên nội. Rồi tình yêu thương chân thành đã giúp anh vượt qua tất cả để hai người đến với nhau thành vợ thành chồng. Ngày anh chị cưới nhau, nhiều bà con dân bản không được mời dự cũng mang hoa phong lan rừng đến chúc phúc cho đôi uyên ương.

Lập gia đình xong, hai bàn tay trắng bước ra dựng nghiệp, lại sinh sống ở nơi khó khăn, nên anh Hữu bàn với vợ muốn đủ ăn thì chỉ có trồng rừng phát triển kinh tế. Ngày đó đất đai rộng mênh mông, ai có sức nào làm sức đó, chính quyền ủng hộ người dân khai hoang trồng rừng. Nhớ khi trồng ha rừng đầu tiên anh chị phải đi mượn tiền về mua cây giống. Cây vừa giâm xuống đất, anh nín thở chờ cây ra rễ, đâm chồi, nảy lộc. Rồi một ngày ra thăm rẫy, anh nhận thấy những chồi non bắt đầu nhú lên trên ngọn cây con vừa trồng mà trong bụng mừng không kể nổi. Anh biết không lâu nữa mảnh đất này sẽ trở thành rừng lên xanh tốt, khi đó khai thác bán sẽ có tiền trang trải cho cuộc sống.

Sau ha rừng đầu tiên ấy, năm nào anh Hữu cũng trồng rừng, phát triển thêm diện tích nương rẫy cho đến năm năm sau thì anh chị đã có 21ha rừng keo. Có rừng để bán hàng năm, đời sống kinh tế của gia đình anh Hữu thay đổi nhiều. Con cái có tiền để mua sắm áo quần, ăn học.

Với một người rất nhanh nhẹn nên không chỉ trồng rừng, anh Hữu còn có nương rẫy trồng sắn, làm vườn ươm cây giống lâm nghiệp, mở dịch vụ thu mua nông sản cho bà con nên anh thu lãi về gần 1 tỷ đồng mỗi năm. Nhìn thu nhập của gia đình mình so với đời sống khó khăn của bà con dân bản, anh Hữu luôn trăn trở: Tại sao đất rừng còn nhiều mà bà con dân bản không biết làm ăn nên đời sống của họ luôn chật vật, thiếu thốn. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng thiếu ngay trên mảnh đất cha ông họ để lại.

Thương bà con dân bản, nhiều hôm liền anh Hữu suy nghĩ không nên làm giàu cho riêng mình, phải tìm cách giúp bà con thoát nghèo, cùng nhau vươn lên trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Nhớ lại hồi đó, anh Hữu nói, nếu anh tiếp tục phát triển diện tích rừng lên 40ha hay 50ha cũng được, vì đất trống còn nhiều, không ai cấm trồng rừng. Nhưng anh không tham, muốn để dành phần đất lại, giúp bà con trồng rừng để cùng nhau thoát nghèo.

Nhân ái nhất Việt Nam
Để bà con trồng được rừng, anh cho họ mượn tiền mua gạo cơm cho người đi trồng rừng có ăn, thuê máy cày đất, đào hố, cho mượn luôn tiền mua giống cây. Anh Hồ Văn Vân ở bản Xa Rúc bồi hồi nhớ lại: "Hồi đó gia đình mình nghèo lắm, đất đai nhiều nhưng không biết làm ăn. Nhờ anh Hữu cho mượn tiền thuê máy cày được 1ha đất rồi cho mượn thêm 3.000 cây giống để trồng rừng. Sau nhiều lần được anh Hữu cho mượn tiền mình trồng được 5ha rừng và 1ha sắn. Bây giờ gia đình mình có thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm".

Không thể nhớ hết những người anh đã cho mượn tiền để phát triển kinh tế, anh Hữu mang quyển số dày ghi chi chít tên tuổi hơn 600 người đã mượn tiền của anh, có người thời gian mượn đã gần 10 năm, chưa trả hết. Tính trung bình mỗi năm anh cho bà con dân bản 3 xã Hướng Hiệp, Đakrông và Mò Ó mượn hơn 1,5 tỷ đồng để trồng rừng, trồng sắn nhưng không thu đồng lãi nào. Tôi hỏi cho mượn tiền nhiều vậy, đến khi nào bà con trả nợ cho anh. Vẫn chất giọng điềm đạm anh Hữu kể rằng, đến mùa thu hoạch sắn, thu hoạch rừng, có tiền bà con mang đến trả, chứ anh không đi đòi. Bà con rất tốt bụng, không ai chạy nợ của anh. Trả năm nay không hết thì họ xin được trả tiếp vào vụ sau. Rồi mỗi khi vào mùa thu hoạch nông sản, bà con không biết bán cho ai, họ lại tới nhờ anh Hữu đi bán giùm. Vậy là vợ chồng anh phải giúp bà con thu mua sản phẩm và trả tiền tươi bằng giá thị trường, không mua thiệt của bà con đồng nào. Anh chị cũng không trừ khoản tiền nợ của bà con dân bản đã mượn. Anh Hữu nói mình sống làm phúc hơn làm giàu nên không vội vàng gì. Tấm lòng cao thượng của vợ chồng anh Hữu đã giúp hơn 600 hộ dân bản của ba xã ấy thoát nghèo vĩnh viễn để vươn lên cuộc sống no đủ hơn. Khi anh Hữu đang chia sẻ câu chuyện nhân ái với tôi thì anh Hồ Văn Nguyên ở bản Xa Vi đến xin khất, không trả khoản tiền năm trước anh mượn của anh Hữu 22 triệu đồng để khai hoang đất trồng 4ha sắn. Bây giờ đã thu hoạch sắn, có tiền nhưng anh Nguyên muốn mượn lại khoản tiền ấy cùng với số vốn của gia đình để mua chiếc máy cày đất, rộng đường làm ăn hơn. Có lẽ, với người khác thì sẽ có câu vào câu ra vì sao trả tiền chậm, song với anh Hữu thì nhắn gửi anh Nguyên về cố gắng làm ăn cho tốt hơn để còn giúp đỡ trở lại cho dân bản.​
2khHCk.jpg

Rừng keo của dân bản được trồng từ vốn anh Hữu cho mượn không lãi
Anh Hữu tâm sự, bà con mượn tiền trồng sắn thì một vụ là thu hoạch, có tiền. Nhưng cho bà con mượn tiền trồng rừng thì sớm nhất sau 5 năm mới trả được. Song đã cho bà con mượn rồi thì đừng có tiếc. Khi họ biết trồng rừng, trồng sắn, bà con không thiếu ăn nữa, mình mới vui. Có lần, vào mùa trồng rừng, rất đông bà con đến mượn tiền anh Hữu, trong khi anh không còn tiền mặt, rừng thì chưa thu hoạch. Anh suy nghĩ nếu bà con thiếu tiền mua giống cây họ sẽ chậm trồng rừng mất một năm. Như thế đồng nghĩa với việc đến khi thu hoạch sẽ chậm mất một năm. Quyết tâm giúp bà con, vậy là anh đến ngân hàng xin vay tiền với lãi suất ưu đãi về cho bà con mượn lại, nhưng anh lại không thu tiền lãi. Việc anh làm khiến nhiều người vô cùng cảm phục. Với người dân ở huyện miền núi Đakrông họ xem anh Hữu là người quan trọng nhất.

Khó để tính hết số tiền anh Hữu đã cho bà con mượn không lãi để phát triển kinh tế. Mỗi gia đình mượn ít thì vài triệu đồng, nhiều thì vài chục triệu đồng. Từ số tiền mượn của gia đình anh Hữu mà bà con dân bản đã trồng được hơn 1.000ha rừng và 500ha sắn. Nhìn những cánh rừng bạt ngàn, người dân luôn biết ơn và họ nới với nhau rằng rừng ấy được anh Hữu tạo lập. Không những cho mượn tiền, anh Hữu còn nhận một cháu bé có hoàn cảnh khó khăn làm con nuôi để cho cháu ăn học. Bây giờ cháu bé đang học lớp 11 trường THPT nội trú của tỉnh Quảng Trị.

Trong chừng mực một bài viết không thể kể hết sự chia sẻ của anh Hữu với bà con dân bản. Nhưng tôi không thể không kể thêm chi tiết này nữa, anh Hữu cho tôi biết anh đã chuẩn bị một số tiền lớn cho dân bản mượn sắm đồ đón tết Đinh Dậu. Chia tay, anh vội vàng nhờ tôi chuyển giúp 2 triệu đồng đến bữa cơm gắn kết yêu thương của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị. Anh nói qua báo chí anh biết ở trường có bữa cơm miễn phí hàng tháng một lần cho học sinh nội trú, anh muốn gửi chút quà nhỏ động viên các cháu dù trong hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng học hành.

Trường An
Bài: nongnghiep.vn
Bác này nhiều tiền quá trông keo nhìn cũng đẹp
 
Anh Đặng Quang Hữu, 42 tuổi, ở thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị vừa được vinh danh là "Nông dân Việt Nam xuất sắc, nhân ái nhất".
Mỗi năm anh cho hơn 600 hộ dân nghèo mượn số tiền hơn 1,5 tỷ đồng không thu lãi để trồng rừng...
Khởi nghiệp từ 1ha rừng
Tôi phải năn nỉ nhiều lần thì cuối cùng anh Hữu mới đồng ý cho tôi viết về anh. Tôi quá đỗi bất ngờ trước người nông dân này. Anh không có thời gian nhàn rỗi vì tôi phải đăng ký nhiều lần anh mới sắp xếp được một buổi để anh em chúng tôi gặp nhau.

Với anh, mỗi công việc của tuần sau đều được anh sắp xếp khoa học từ cuối tuần trước. Ngôi nhà gia đình anh đang sinh sống ở ngay bên cầu Khe Van, bình dị như những ngôi nhà hàng xóm. Chỉ khác chủ nhân của ngôi nhà ấy là con người rất nhân hậu, tháo vát. Sự nhân hậu toát ra trong từng lời nói, việc làm hàng ngày của anh. Ký ức từ những ngày đầu tiên ở miền đất khó ùa về trong câu chuyện của anh.

Mười lăm năm trước, anh từ đồng bằng lên định cư ở miền núi Hướng Hiệp. Anh gặp chị Hồ Thị Hương, người dân tộc Vân Kiều, sống tại bản Khe Van.

FDJovd.jpg

Vợ chồng anh Hữu trước ngôi nhà ở Khe Van
Cuộc tình lãng mạn của họ đẹp nhưng cũng không tránh khỏi những lời ngăn cản vào ra từ bà con bên nội. Rồi tình yêu thương chân thành đã giúp anh vượt qua tất cả để hai người đến với nhau thành vợ thành chồng. Ngày anh chị cưới nhau, nhiều bà con dân bản không được mời dự cũng mang hoa phong lan rừng đến chúc phúc cho đôi uyên ương.

Lập gia đình xong, hai bàn tay trắng bước ra dựng nghiệp, lại sinh sống ở nơi khó khăn, nên anh Hữu bàn với vợ muốn đủ ăn thì chỉ có trồng rừng phát triển kinh tế. Ngày đó đất đai rộng mênh mông, ai có sức nào làm sức đó, chính quyền ủng hộ người dân khai hoang trồng rừng. Nhớ khi trồng ha rừng đầu tiên anh chị phải đi mượn tiền về mua cây giống. Cây vừa giâm xuống đất, anh nín thở chờ cây ra rễ, đâm chồi, nảy lộc. Rồi một ngày ra thăm rẫy, anh nhận thấy những chồi non bắt đầu nhú lên trên ngọn cây con vừa trồng mà trong bụng mừng không kể nổi. Anh biết không lâu nữa mảnh đất này sẽ trở thành rừng lên xanh tốt, khi đó khai thác bán sẽ có tiền trang trải cho cuộc sống.

Sau ha rừng đầu tiên ấy, năm nào anh Hữu cũng trồng rừng, phát triển thêm diện tích nương rẫy cho đến năm năm sau thì anh chị đã có 21ha rừng keo. Có rừng để bán hàng năm, đời sống kinh tế của gia đình anh Hữu thay đổi nhiều. Con cái có tiền để mua sắm áo quần, ăn học.

Với một người rất nhanh nhẹn nên không chỉ trồng rừng, anh Hữu còn có nương rẫy trồng sắn, làm vườn ươm cây giống lâm nghiệp, mở dịch vụ thu mua nông sản cho bà con nên anh thu lãi về gần 1 tỷ đồng mỗi năm. Nhìn thu nhập của gia đình mình so với đời sống khó khăn của bà con dân bản, anh Hữu luôn trăn trở: Tại sao đất rừng còn nhiều mà bà con dân bản không biết làm ăn nên đời sống của họ luôn chật vật, thiếu thốn. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng thiếu ngay trên mảnh đất cha ông họ để lại.

Thương bà con dân bản, nhiều hôm liền anh Hữu suy nghĩ không nên làm giàu cho riêng mình, phải tìm cách giúp bà con thoát nghèo, cùng nhau vươn lên trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Nhớ lại hồi đó, anh Hữu nói, nếu anh tiếp tục phát triển diện tích rừng lên 40ha hay 50ha cũng được, vì đất trống còn nhiều, không ai cấm trồng rừng. Nhưng anh không tham, muốn để dành phần đất lại, giúp bà con trồng rừng để cùng nhau thoát nghèo.

Nhân ái nhất Việt Nam
Để bà con trồng được rừng, anh cho họ mượn tiền mua gạo cơm cho người đi trồng rừng có ăn, thuê máy cày đất, đào hố, cho mượn luôn tiền mua giống cây. Anh Hồ Văn Vân ở bản Xa Rúc bồi hồi nhớ lại: "Hồi đó gia đình mình nghèo lắm, đất đai nhiều nhưng không biết làm ăn. Nhờ anh Hữu cho mượn tiền thuê máy cày được 1ha đất rồi cho mượn thêm 3.000 cây giống để trồng rừng. Sau nhiều lần được anh Hữu cho mượn tiền mình trồng được 5ha rừng và 1ha sắn. Bây giờ gia đình mình có thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm".

Không thể nhớ hết những người anh đã cho mượn tiền để phát triển kinh tế, anh Hữu mang quyển số dày ghi chi chít tên tuổi hơn 600 người đã mượn tiền của anh, có người thời gian mượn đã gần 10 năm, chưa trả hết. Tính trung bình mỗi năm anh cho bà con dân bản 3 xã Hướng Hiệp, Đakrông và Mò Ó mượn hơn 1,5 tỷ đồng để trồng rừng, trồng sắn nhưng không thu đồng lãi nào. Tôi hỏi cho mượn tiền nhiều vậy, đến khi nào bà con trả nợ cho anh. Vẫn chất giọng điềm đạm anh Hữu kể rằng, đến mùa thu hoạch sắn, thu hoạch rừng, có tiền bà con mang đến trả, chứ anh không đi đòi. Bà con rất tốt bụng, không ai chạy nợ của anh. Trả năm nay không hết thì họ xin được trả tiếp vào vụ sau. Rồi mỗi khi vào mùa thu hoạch nông sản, bà con không biết bán cho ai, họ lại tới nhờ anh Hữu đi bán giùm. Vậy là vợ chồng anh phải giúp bà con thu mua sản phẩm và trả tiền tươi bằng giá thị trường, không mua thiệt của bà con đồng nào. Anh chị cũng không trừ khoản tiền nợ của bà con dân bản đã mượn. Anh Hữu nói mình sống làm phúc hơn làm giàu nên không vội vàng gì. Tấm lòng cao thượng của vợ chồng anh Hữu đã giúp hơn 600 hộ dân bản của ba xã ấy thoát nghèo vĩnh viễn để vươn lên cuộc sống no đủ hơn. Khi anh Hữu đang chia sẻ câu chuyện nhân ái với tôi thì anh Hồ Văn Nguyên ở bản Xa Vi đến xin khất, không trả khoản tiền năm trước anh mượn của anh Hữu 22 triệu đồng để khai hoang đất trồng 4ha sắn. Bây giờ đã thu hoạch sắn, có tiền nhưng anh Nguyên muốn mượn lại khoản tiền ấy cùng với số vốn của gia đình để mua chiếc máy cày đất, rộng đường làm ăn hơn. Có lẽ, với người khác thì sẽ có câu vào câu ra vì sao trả tiền chậm, song với anh Hữu thì nhắn gửi anh Nguyên về cố gắng làm ăn cho tốt hơn để còn giúp đỡ trở lại cho dân bản.​
2khHCk.jpg

Rừng keo của dân bản được trồng từ vốn anh Hữu cho mượn không lãi
Anh Hữu tâm sự, bà con mượn tiền trồng sắn thì một vụ là thu hoạch, có tiền. Nhưng cho bà con mượn tiền trồng rừng thì sớm nhất sau 5 năm mới trả được. Song đã cho bà con mượn rồi thì đừng có tiếc. Khi họ biết trồng rừng, trồng sắn, bà con không thiếu ăn nữa, mình mới vui. Có lần, vào mùa trồng rừng, rất đông bà con đến mượn tiền anh Hữu, trong khi anh không còn tiền mặt, rừng thì chưa thu hoạch. Anh suy nghĩ nếu bà con thiếu tiền mua giống cây họ sẽ chậm trồng rừng mất một năm. Như thế đồng nghĩa với việc đến khi thu hoạch sẽ chậm mất một năm. Quyết tâm giúp bà con, vậy là anh đến ngân hàng xin vay tiền với lãi suất ưu đãi về cho bà con mượn lại, nhưng anh lại không thu tiền lãi. Việc anh làm khiến nhiều người vô cùng cảm phục. Với người dân ở huyện miền núi Đakrông họ xem anh Hữu là người quan trọng nhất.

Khó để tính hết số tiền anh Hữu đã cho bà con mượn không lãi để phát triển kinh tế. Mỗi gia đình mượn ít thì vài triệu đồng, nhiều thì vài chục triệu đồng. Từ số tiền mượn của gia đình anh Hữu mà bà con dân bản đã trồng được hơn 1.000ha rừng và 500ha sắn. Nhìn những cánh rừng bạt ngàn, người dân luôn biết ơn và họ nới với nhau rằng rừng ấy được anh Hữu tạo lập. Không những cho mượn tiền, anh Hữu còn nhận một cháu bé có hoàn cảnh khó khăn làm con nuôi để cho cháu ăn học. Bây giờ cháu bé đang học lớp 11 trường THPT nội trú của tỉnh Quảng Trị.

Trong chừng mực một bài viết không thể kể hết sự chia sẻ của anh Hữu với bà con dân bản. Nhưng tôi không thể không kể thêm chi tiết này nữa, anh Hữu cho tôi biết anh đã chuẩn bị một số tiền lớn cho dân bản mượn sắm đồ đón tết Đinh Dậu. Chia tay, anh vội vàng nhờ tôi chuyển giúp 2 triệu đồng đến bữa cơm gắn kết yêu thương của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị. Anh nói qua báo chí anh biết ở trường có bữa cơm miễn phí hàng tháng một lần cho học sinh nội trú, anh muốn gửi chút quà nhỏ động viên các cháu dù trong hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng học hành.

Trường An
Bài: nongnghiep.vn
Cảm ơn bài viết rất thấm thía và luôn là cái đích để mọi người cùng nhìn để thấm cái tâm trong đó!
Many thanks!
 
Liệu có phải trừ hao nhiều k nhỉ ???
 

Cảm ơn vì đã chia sẽ bài viết này! một kinh nghiệm học tập quý báu
 


Back
Top