Nuôi động vật hoang dã vì mục đích thương mại và các vấn đề liên quan

Trong thời gian gần đây thì nuôi động vật hoang dã (đvhd) là một nghề đang thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người, nhân nuôi đvhd mang lại lợi nhuận cao vì rất nhiều lý do đầu tiên là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon và lạ miệng, thứ 2 là nhu cầu nuôi pet là đvhd của các bạn trẻ và cuối cùng là đvhd được con người xem như thần dược (không rõ có phải thần dược hay không nhưng tác dụng chữa bệnh thì có ở một số loài) nên động vật hoang dã ngoài tự nhiên đang bị săn lùng ráo riết, tuy nhiên việc săn bắt như vậy làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật ngoài tự nhiên.

Agriviet.Com-Untitled.jpg

Chim trĩ, một loài chim được nhân nuôi thành công ở Việt Nam
Trong khi các hoạt động bảo tồn như tuyên truyền nâng cao ý thức, các hoạt động nghiên cứu đào tạo là những hoạt động lâu dài không chạy đua kịp để nâng cao kịp thời ý thức của người dân trước tình hình săn bắn và buôn bán, nhân nuôi đvhd cũng được xem là một hướng giải quyết vấn đề cung cầu trong nhu cầu thị trường, hiện tại một số loài động vật được nhân giống thành công và trở thành vật nuôi phổ biếm như lợn rừng, cá sấu, nhím, trăn… đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho thị trường.

Tuy nhiên, nhân nuôi đvhd có nhiều vấn đề bất cập, không đúng như bản chất của nó, nguyên nhân chính lại nằm ở chỗ cơ chế của nhà nước và ý thức của người dân, người dân thì dù có được phép nuôi nhưng vẫn thường xuyên mua lại động vật hoang dã từ thợ săn để làm con giống tránh giao phối cận huyết làm thoái hóa giống, một số trang trại lập ra chỉ để hợp thức hóa động vật bắt từ rừng, nuôi đvhd cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như lây lan dịch bệnh mới, thú nuôi tấn công người khi xổng chuồng… còn về phía nhà nước và các tổ chức bảo tồn phần vì ái ngại những mặc xấu đó nên phản đối cho nhân nuôi, khi những người có khả năng và tâm huyết muốn nuôi thì lại gặp khó khăn trong quá trình xin giấy phép từ phía cơ quan chức năng (có nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan trong vấn đề này), nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì bảo tồn cũng không thành công mà người dân cũng không được phép nhân nuôi một cách hợp pháp.

Qua tìm hiểu mình được biết một số trạng trại ở nước ngoài đã gây nuôi đvhd thành công và rất nổi tiếng trên thế giới, xin giới thiệu một trong những trang trại gây nuôi đvhd như vậy:

Chủ trang trại này là ông Tom Crutchfield, ông có 40 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi Lưỡng Cư – Bò Sát chuyên nghiệp, có niềm đam mê tìm hiểu về các loài này từ rất lâu, cho tới thời điểm này ông đã nhân giống thành công rất nhiều loài động vật máu lạnh, trang trại này được công nhận là hợp pháp và cung cấp nhiều loại động vật quý hiếm cho nhu cầu trên toàn thế giới.

Agriviet.Com-Untitled.jpg

Một giang hàng của trang trại tại hội chợ
Họ có 4 khu nhà nuôi động vật bò sát

Agriviet.Com-Untitled.jpg

Hình ảnh tổng thể 4 khu, cùng khám phá từng khu cụ thể
Agriviet.Com-Untitled.jpg

Bên phía tay phải trong khu thứ nhất động vật được nuôi riêng biệt từng con trong hộp nhựa có đánh dấu đực cái và một số ký hiệu thông số kỹ thuật
Agriviet.Com-Untitled.jpg

Bên phái tay trái của khu nhà, nhìn rất chuyên nghiệp, đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc nuôi pet, rất vệ sinh và ngăn nắp
Agriviet.Com-Untitled.jpg

Khu thứ 2 chủ yếu để nuôi các loại rắn có độc, mỗi hộp nuôi điều ghi tên loài, ghi chú riêng đối với hộp có rắn độc để bảo đảm an toàn
Agriviet.Com-Untitled.jpg

Một chú rắn hổ mang đã nở trong trang trại
Agriviet.Com-Untitled.jpg

Khu lồng nuôi nhông Cyclura và Iguana
Agriviet.Com-Untitled.jpg

Hình ảnh một chú nhông Cyclura trong trại

Agriviet.Com-Untitled.jpg

Khu nuôi Iguanas có kích thước trung bình, ở mỗi lồng nuôi điều có hệ thống nước và điện ngầm
Agriviet.Com-Untitled.jpg

Lồng thử nghiệm giao phối giữa Albino Iguanas với Red Iguana có thể sẽ sinh ra một thế hệ mới mang hình thái khác sẽ rất thú vị! là Pink hay Red Albino Iguanas? thông thường các loài động vật được lai tạo từ hai loài khác nhau có hình thái lạ và rất được ưa chuộng
Agriviet.Com-Untitled.jpg

Khu nuôi được xây dựng chủ yếu bằng xi măng
Agriviet.Com-Untitled.jpg

Loài trăn Dianond được nuôi trong khu vực lồng bằng xi măng
Agriviet.Com-Untitled.jpg

Đây là khu nuôi rùa albino
Agriviet.Com-Untitled.jpg

Nuôi rùa nước
Agriviet.Com-Untitled.jpg

Rùa cạn
Để hiểu thêm mời mọi người ghé thăng địa chỉ FB và website của trang trại: https://www.facebook.com/pages/Tom-Crutchfield-Reptiles/123333254355554?fref=ts
http://www.tomcrutchfield.com/2009/


Hoạt động nhân nuôi của các trang trại nước ngoài rất khoa học, đảm bảo các yêu cầu chặc chẽ, các trang trại này gây nuôi sinh sản chủ yếu cho mục đích bảo tồn, sưu tầm hoặc làm thú cưng, vì người châu Âu họ không giống như người châu Á họ không hoặc ít khi sử dụng đvhd để ăn uống hoặc làm thuốc, chủ trang trại và người dân có ý thức trong việc bảo tồn đã góp phần không nhỏ trong công tác bảo tồn động vật quý hiếm. Đối với Việt Nam thì khác chúng ta có Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ rất rộng lớn cộng với nhu cầu tiêu thụ trong nước thì cung không đủ cầu, ý thức của cả người chủ trang trại và người dân điều kém, áp lực càng cao hơn đối với công tác bảo tồn, việc bảo tồn gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn.

Để giải quyết vấn đề này thiết nghĩ nhà nước cần cấp phép và hỗ trợ cho những người có đủ năng lực được phép nuôi đvhd, đổi lại người dân cần tuân thủ theo những quy định của nhà nước, cần có những chính sách như tái thả động vật nuôi vào rừng để tăng quần thể ngoài tự nhiên, chỉ chọn lọc cho nhân nuôi sinh sản đối với một số loài phù hợp, nguồn lợi từ nhân nuôi đvhd cần được chia sẻ một phần để cải tạo tự nhiên…hy vọng một ngày nào đó ngành chăn nuôi sẽ góp sức chung cho bảo tồn đvhd, người dân được làm giàu từ đvhd, mọi người được thưởng thức vẻ đẹp của động vật mà thiên nhiên vẫn được bảo vệ.

Agriviet
 


Mình không hiểu "cái này" của bạn là cái gì, bạn nói rõ hơn tí được không?
 
Nếu mình nuối động vật trên có cần có giấy phép củ thú y không
 
Những cơ sở gây nuôi góp phần rất lớn để bảo tồn các loài động vật hoang dã.
Nhà nước mà cấm riết thì chẳng còn con nào hết.
 
Những cơ sở gây nuôi góp phần rất lớn để bảo tồn các loài động vật hoang dã.
Nhà nước mà cấm riết thì chẳng còn con nào hết.
với việt nam chúng ta vấn đề này còn quá nhiều bất cập.1 khoảng cách rất xa từ văn bản.đến thực tế.nếu bắt tay vào nuôi động vật hoang dã.tùy theo từng địa phương .bạn sẽ gặp từng ông trời khác nhau.cho dù bạn nắm rỏ quy định.chính sách thế nào đi nữa củng thua câu luật vua thua lệ làng cả.
ai đã từng sống ở rừng thì sẽ thấy.động vật hoang dã bị hủy diệt như thế nào.nhưng nếu bắt tay vào nuôi coi chừng bạn sẽ bị hủy diệt đấy.
điều trước tiên để bảo vệ động vật hoang dã là phãi từ phía các nhà chức năng.họ phãi thực thi hửu hiệu các quy định các biện pháp bảo vệ rừng.thứ hai là các nhà khoa học.khuyến cáo giống loài nào nên nuôi nên bảo tồn.và phãi có chính sách cụ thể bảo vệ quyền lợi người nuôi .các vấn đề trên ở việt nam chúng nằm đầy trên giấy.ngoài thực tế bạn có tiền sẽ mua được rất nhiều loại động vật từ rừng....còn nếu bạn nuôi bạn sẽ mua được rất nhiều rắc rối.
 

Vì cái thực tế có tiền sẽ mua được rất nhiều loại động vật từ rừng còn nuôi thì mua được nhiều rắc rối nên người ta thích mua rồi bán hơn là nuôi rồi bán, phép vua thua lệ làng có lẽ là câu nói đúng đối với mọi giai đoạn xã hội của Việt Nam hoặc ít nhất là cho tới thời điểm này!
 
Dạ cũng nhờ gặp được những người như anh Hải em mới ngộ ra được nhiều điều, em còn nhiều cái phải học nữa mới có thể hiểu hết được ạ
 
Dạ cũng nhờ gặp được những người như anh Hải em mới ngộ ra được nhiều điều, em còn nhiều cái phải học nữa mới có thể hiểu hết được ạ

phải nói là nhờ em ăn nhậu nhiều ka ka ..........
 
Em thấy cứ trồng cây thật nhiều trên rừng thì động vật hoang dã mới bảo tồn được, chứ nuôi thế này em thấy sợ sao ấy. Và em thấy trồng rừng mới thực sự là giữ cân bằng sinh thái 1 cách tự nhiên. Còn những loài đv hoang dã bị nuôi có lẽ nó sẽ có gen khác đi, có thể là 1 mối đe dọa, thậm chí có nhiều bệnh hoặc hung hãn hơn, vì môi trường sống của nó bị sai hoàn toàn.
Đã gọi là hoang dã thì nên sống ở nơi hoang dã. Trả lại quy luật tự nhiên cho muôn loài. Đó là những gì em hiểu thôi ạ.
 
Theo quan điểm của em thì..........
Hệ sinh thái không chỉ có rừng, rừng phát triển tốt là cơ sở để động vật phát triển tốt nhưng không phải rừng phát triển tốt là có thể bảo tồn tốt động vật được vì nếu động vật bị săn bắt thì không có cây xanh nào cản con người được hết, động vật hoang dã tất nhiên là phải sống trong môi trường hoang dã mới tốt được.
Thiên nhiên tạo ra nhiều loại động thực vật, chúng có giá trị đối với con người, ví dụ như làm thuốc, thực phẩm dinh dưỡng, làm cảnh thì con người có quyền được hưởng những ưu đãi đó là lẽ đương nhiên, trong khi nhu cầu của con người cao nhưng nguồn cung cấp duy nhất lại ở trong rừng vậy thì họ sẽ vô rừng để khai thác gây ra nhiều tác động cho hệ sinh thái, cho dù cấm cũng không thể cản họ lại được, nhân nuôi động vật hoang dã đơn giản là lấy con giống từ rừng về nhân nuôi cung cấp cho nhu cầu của con người, còn những loài động vật trong rừng chúng vẫn sống vui vẻ và phát triển bình thường mà không bị tác động của con người, nhân nuôi đvhd chỉ nên áp dụng với những loài cụ thể và có tính khả thi, vẫn nên cấm nuôi với những loài đặc biệt nguy cấp hoặc việc sử dụng giá trị của động vật gây đau đớn hoặc bạo hành động vật như khai thác mật gấu
Cho tới giờ vẫn chưa thấy loài động vật hoang dã nào được nhân nuôi mà trở nên hung hãn hơn cả, chỉ khi nào con người đối xử quá tồi tệ chúng mới phản ứng lại thôi
Nếu đã chấp nhận nuôi động vật thì phải chấp nhận những mặt trái của chúng, bệnh tật hoặc biến đổi gen dó là chuyện bình thường, ngay trong các loài sống trong môi trường hoang dã quá trình biến đổi gen và dịch bệnh vẫn xảy ra một cách âm thầm
 
Hic, đồng ý là không chỉ mỗi rừng cây bảo vệ dvhd, nhưng mà cái cốt lõi vẫn là ý thức của con người với thiên nhiên.
Mình lại nghĩ theo cách khác. Con người đang vay quá đà của thế hệ tương lai, đang tàn phá tương lai của sinh thái, chứ con người đâu có quyền hưởng cái gì của thiên nhiên. Quy luật cân bằng sinh thái đang bị phá vỡ bởi những việc mà con người cho rằng họ có quyền khai thác. Con người đã làm gì để trả lại thiên nhiên, hay chỉ là khai thác?
Mình thấy không còn cái gì là con người ko làm đc, nhưng mà chính những việc ấy, con người đang hại chính tương lai của mình. Dịch bệnh nguy hiểm cũng là vì sở thích quái đản của con người muốn ăn thịt động vật hoang dã, rồi chế các loại thuốc, các loại làm cảnh từ sừng, từ da,... của dvhd.
Bệnh aids cũng là từ đvhd. Hiện nay còn có dịch ebola, dịch này có thì chắc gì trong tương lai ko có dịch tương tự, thậm chí là tệ hơn. Vì môi trường sống đã tạo ra chúng, có đủ thời cơ cho chúng thích nghi và phát triển. Dẫu có ngăn cản người ngoại quốc đến VN khi mang dịch, thì cũng ko ngăn đc môi trường nước, không khí, gió, mang vi rút đó đến và sinh sôi. Chẳng biết khi nào tất cả chúng ta mới cùng nhìn về 1 sự thật với thiên nhiên và biết yêu thương thiên nhiên.
Có thể mẹ trái đất còn phản ứng mạnh hơn nếu như con người cứ cho mình cái quyền được khai thác.... Dịch bệnh và sự nóng lên của trái đất đang diễn ra.
Nếu như con người biết yêu thiên nhiên, sống và trả lại cho quy luật tự nhiên 1 con đường tự nhiên, thì con người cũng đâu có mắc lắm bệnh quái ác để phải đi tìm dvhd để làm thuốc...Nếu biết ăn uống đúng cách, sạch sẽ, thì đâu có ai có bệnh tật gì quái lạ. Mọi thứ rất logic nhưng mà chúng ta đang đi ngược với logic :((
Chỉ là quan điểm của mình thôi nhé, mình ko có ý gì nói bạn đúng hay sai, vì mình cũng đang phải sống trong cái xã hội phản tự nhiên này, đến 1 lúc nào đó mình mới tìm lối thoát đc, nhưng ko phải là ngay bây giờ.
 
Em thì đồng ý với ý kiến của chị, bản thân em cũng muốn bảo tồn theo một cách khác nhưng đến khi con người ý thức được những điều chị nói thì chẳng còn con động vật nào còn để bảo tồn đâu ạ, xã hội bây giờ không lý tưởng như vậy, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời nhằm kéo dài sự tồn tại của đvhd trong tự nhiên cho đến khi mà các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức phi chính phủ, nhà nước làm cho nhận thức con người nâng cao thì việc nuôi đvhd sẽ không còn tồn tại
Quy luật tự nhiên là luôn luôn thay đổi và vận hành, dân số phát triển tất yếu phải kéo theo quá trình đô thị hóa ô nhiễm môi trường và nhiều vấn đề khác, chúng ta không thể thay đổi được điều này chỉ có thể hạn chế tác động và sống chung với chúng
Một vấn đề khác là các chế phẩm, thuốc men, thực phẩm con người đang dùng hiện nay điều xuất phát từ động thực vật trong tự nhiên không thể nói là không khai thác được mà phải nói là khai thác một cách hợp lý và hiệu quả có lẽ sẽ hay hơn
Nếu đơn giản chỉ ăn uống đúng cách sạch sẽ thì con người không bị bệnh quáy lạ có lẽ đó là một sai lầm, các yếu tố tác động đến sức khỏe con người không chỉ có thực phẩm, các nguồn bệnh không chỉ đến từ động vật hoang dã.
 
Oh... Từ xa xưa con người đã dựa vào thiên nhiên để tồn tại .
Nuôi dvhd cũng là một cách bảo vệ thiên nhiên đó thôi.
 
Có một tài liệu của Mỹ rất dài nhưng tóm gọn lại
một điều là động vật hoang dã mà nuôi từ đời thứ
3 trở đi, thì không còn hoang dã nữa. Nó đã mất
gien hoang dã kể cả hình thể lẫn tính tình.

Trước kia tôi cũng nghĩ rằng nuôi động vật hoang
dã để giữ giống nguồn gien khỏi mất đi, nhưng sau
khi đọc tài liệu đó, thì hiểu rằng nuôi động vật
hoang dã là tạo giống vật nuôi mới, chứ không giữ
giống nguồn gien hoang dã.

Ở Mỹ, chính phủ để dành những nơi hoang dã rộng lớn
để giữ gien hoang dã, chứ không bắt nhốt chúng để
nuôi. Có nhiều phim tài liệu của Mỹ nói về động vật
hoang dã ở Châu Phi bị săn bắt lậu. Các phim đó đều
nói, một khi dân làng quanh đấy còn đói, thì làm sao
cấm người ta săn lậu được? Đó là nói về dân làng,
chứ chưa nói đến bọn săn lậu chuyên nghiệp. Chúng đã
bán cho cán bộ Việt Nam hàng trăm ký ngà voi, hàng chục
ký sừng Tê kia mà.\
 
Bác anhmytran nói rất đúng, động vật hoang dã nếu được nuôi quá lâu thì gen sẽ biến đổi, tạo ra loại vật nuôi mới, Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ có bảo tồn loài mà còn bảo tồn nguồn gen, ngay trong một loài rùa ở những quần thể khác nhau (các khu vực sống khác nhau) thì ngồn gen khác nhau đó là đa dạng gen, trong bản thân các loài dộng vật hoang dã thì gen vẫn luôn biến đổi không ngừng nhưng có điều sự biến đổi đó là chậm chúng ta không nhìn thấy được, nếu nuôi đvhd hình thành nên loại vật nuôi mới vậy những biến đổi về gen đó là biến đổi như thế nào, đvhd hiếm vì giá trị của chúng, biến đổi gen có làm biến đổi những giá trị đó hay ko, nếu những giá trị đó ko thay đổi hoặc thay đổi mộ chút ít mà chúng lại trở thành loài vật nuôi phổ biến, con người sẽ chọn mua loại nào, động vật nuôi hay hoang dã trong khi đvhd thì khó khăn để sở hữu còn đvhd được nuôi thì dễ dàng hơn? nuôi đvhd để bảo tồn nguồn gen là một việc làm hoàn toàn sai mà nó chỉ góp phần bảo tồn thôi, động vật nuôi thì phát triển cung cấp cho con người, con người vẫn không đụng gì tới đvhd trong các khu bảo tồn, số lượng con giống ban đầu mới lấy từ rừng thôi
Việc người dân sống quanh rừng thì lại là một vấn đề khác của bảo tồn, trong bảo tồn có nhiều đối tượng liên quan và những trại nuôi đvhd chỉ là một trong những đối tượng đó mà thôi
 
Last edited by a moderator:


Back
Top