Nuôi lươn

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Nói về nuôi lươn thì có rất nhiều bài đã viết về cách nuôi. và cũng có hiều người nuôi từ thấp bại , rồi thành công. Tôi xin đưa ra hai cách nuôi phổ biến nhất hiện nay.

Hồ nuôi:
!- Nuôi trên hồ xi măng có đất:
Hồ xây tùy theo sở thích, diện tích đất, nhưng tốt nhất là hồ xây theo hình chữ nhật với chiều dài 4mx2m là phổ biến và dễ chăm sóc lươn nhất.
Chiều cao hồ 1 mét, đổ đất vào chiếm 70% thể tích hồ. Đất có thể đổ ở ngay giữa hồ như ốc đảo, hoặc đổ 1 bên theo chiều dài của hồ. Đất tốt nhất là đất sét thịt, không lẩn lộn sỏi đá, vật cứng. Phần đất đổ vào cao tầm 50cm-60cm có độ nghiêng, từ phía thành hồ. Phần đất là nơi lươn làm hang trú ẩn
Phần hồ còn lại ( không có đất) làm chỗ cho lươn ăn và cho nước vào , với mực nước 40cm . Tạo thành nương nước trong hồ và thả lục bình, cỏ, rau nổi trên nương nước, đễ làm mát nước , rút bớt thức ăn thừa, và chỗ cho lươn đeo bám. Cho lươn ăn vào 1 chỗ nhất định.
_Cũng có nơi người ta nuôi bằng cách cho vào hồ 1 lớp đất sét, bùn dầy 40cm, thả nước vào ngập mặt đất 30cm. Trên mặt nước thả lục bình, rau, bèo v v . Với cách này rất đơn giản nhưng dễ ô nhiểm hơn.
- Nuôi với hồ đất có thuận tiện là , lươn ít bị bênh, da lươn vàng, sáng màu, ít hao nước.
- Bất tiện là khó phát hiện con bệnh, mật độ không dầy, tốn diện tích hồ.

2- Nuôi không cần đất, bùn.
- Nuôi không cần bùn như bà con đã biết , nuôi với nhiều cách như nuôi trong vèo, bạt, hồ xây, giá thể nuôi bằng sợi nylon, vĩ tre trúc, gỗ vv .
Hiện nay phổ biến nhất là nuôi bằng vĩ tre, trúc. Hồ nuôi bằng vĩ tre tốt nhất là loại hồ có chiều dài 3métxngang 2métx cao 0,6mét. Với diện tích này dễ chăm sóc, hơn các hồ rộng lớn. Vĩ tre ta đóng như dạt giường, nhưng rất thưa, khoảng cách 10cm 1 cây dạt. Dạt tre phải bào chút cho thật trơn láng, xấp chồng lên nhau vĩ cách vĩ 10cm, lớp vĩ trên cùng đang theo chiều ngang bằng dây nylon, tạo cho các khoảng cách của bề mặt có lỗ hình vuông, và dây nylon cũng làm giảm rớt thức ăn rơi xuống đáy hồ. Phần vĩ tre đặt sát cạnh thành hồ, chiếm 2/3 thể tích hồ.
- Nuôi không cần bùn, có vĩ tre thuận lợi là;
Mật độ rất dầy, 1 hồ 6m2 có thể thả 1.500con giống, đạt 400kg lươn thương phẩm.
Dể kiểm soát con bệnh, dễ quan sát lươn
- Bất lợi là;
Lươn thương phẩm màu da không vàng , không đẹp mắt, hao nước vì thay nước 1 ngày/lần.
- Hồ nuôi lươn it nhiều vì bà con cũng biết, nên tôi chỉ nói sơ qua thôi. Ở đây là tôi muốn nói vè cách nhân giống lươn.
*Nhân giống có 2 cách nhân giống.
1- nhân giống nhân tạo.
Cho lươn đẻ trong ao hồ nuôi, và con người lấy trứng ấp hoặc cho lươn tự ấp, lươn bột mình tự nuôi dưỡng, để thành con giống. Cách này hiện nay ít ai làm vì tốn kém rất cao.
Con lươn là con lưỡng tính, trên đời của con lươn 1 lần đẻ và sau đó sẽ biến thành con đực nhưng không giao phối.
Lươn đẻ vào đầu mùa mưa năm này , đến mùa mưa năm sau mới đẻ . Những con đã được đẻ ra năm trước, tầm này nó được chừng 20-30gram/con. Tất cả những con này đều mang trứng và có cả túi tinh trùng. Nó tự thụ tinh và đẻ trứng , rồi sau đó tất cả đều biến thành con đực và lớn rất nhanh.
Với tầm tăng trưởng chậm năm đầu và cộng với tiền thức ăn, công chăm sóc, nhân giống lươn nhân tạo rất khó . Người nhân giống, bán giống khó mà có lời.
Hồ nuôi lươn đẻ phải có đất cho lươn làm hang và đẻ trong hang. Khi phát hiện lươn đã đẻ xong, bắt con mẹ ra . trứng tự nở nếu giữ cho hang ẩm ướt. Lươn con sẽ được nở ra từ những trứng nằm trên lớp bọt, rồi chui xuống nước theo đường của hang.
Có thể hớt bọt có trứng ra thao, chậu ấp như ấp trứng cá.
Thức ăn của lươn bột và lươn con là tròng đỏ trứng, bo bo, trùng chỉ …
Một năm sau lươn đạt trọng lượng 20gr đếm 50gram/con, và tham gia sinh sản , rồi biến thành lươn đực. Với tầm tăng trưởng chậm của con giống , làm cho người nhân, bán giống không có lời. Vì thế ít ai nhân gióng theo cách này.

2- Nhân giống chuyển tiếp;
Nhân giống chuyển tiếp là bắt con hoang dã về thuần dưỡng , nuôi thương phẩm.
Cách này tuy giá thành con giống thấp, nhưng rủi ro cao nếu không biết cách làm. Lươn mua về từ người đánh bắt, hay ngoài chợ. Chọn những con khỏe mạnh, da màu vàng, trơn láng, đông đều, không bị xây xác, thương tật. Hiện nay giá lươn zie dưới 200gram/con giá từ 60 ngàn đến 120 ngàn/ 1kg. Đây là tầm con giống mà hiện nay những nơi bán con giống thường bán.
Lươn mua về ngâm với nước muối pha loãng 15 phút, rồi thả vào hồ ,loại hồ không có bùn. Cho vĩ tre hay chùm dây nylon vào cho lươn chui bám . Xả nước liên tục vào hồ, và có lỗ thoát nước để tạo cho dòng chảy nhẹ , nước không ngập cao. Nước lúc ban đầu chỉ lấp sắp mặt lươn trong hồ. Vòi xã nước là 1 ông nước dài, bằng chiều dài của thành hồ, cặp theo thành hồ, ống được đục nhiều lỗ nhỏ để nước được chảy ra theo nhiều chổ . Lươn sẽ bơi ngược dòng nước, và tụ tập ngay chỗ ống xã nước, đóng thành chùm lại với nhau, đó là những con khỏe mạnh. Những con yếu sẽ rơi về phía sau, ngốt đầu lên, không tập trung thành đàn. Loại bỏ những con chết , trầy xước nhiều ra. Giữ mực nước lấp sấp mặt lươn trong thời gian 3 ngày và tăng dần mực nước lên từ từ, cho đến khi mực nước đươc 35cm là được. Trong thời gian dưỡng , phải xã nước liên tục tạo dòng chảy nhẹ. Những con lươn bị đánh bắt bằng thuốc hoặc bị xung điện mạnh nó sẽ chết trong thời gian dưỡng. Lươn bị xung điện khi chết mổ ra, trên xương sống nó tụ máu bầm đen. Lươn bắt bằng thuốc dẩn dụ, khi chết mổ ra , nội tạng bị phân hủy có mùi hôi. Những con ăn ít mồi thuốc, xung điện nhẹ và đánh bắt cách an toàn nó sẽ sống và phát triển bình thường.
Đến ngày thứ 10 mực nước trong hồ có thể cho đến mức ổn định ( 35cm) , mới bắt đầu cho lươn ăn với thức ăn xay nhiểm . Trung bình lươn ăn 3% trọng lượng,nhưng lúc đầu chỉ ăn bằng 1/3 mức bình thường và tăng dần nếu lươn ăn được.
Khi lươn ăn mạnh, tập trung thành đàn chui vào vĩ tre, chùm dây nylon, không còn con lẻ tẻ bên ngoài hay ngốt đầu… Thì đấy là đã thành công trong giai đoạn thuần dưỡng lươn giống, và đem ra nuôi thương phẩm. Thời gian dưỡng khoảng 1 tháng là thành con giống.

THỨC ĂN:
Thức ăn của lươn rất đa dạng, thịt động vật, rau bèo, cám, côn trùng, v v . Ngoài thiên nhiên con vật nào lươn nuốt vào miệng là ăn, hoặc cắn xé được ăn tất. Lươn ăn cả xác chết, mùn bã hữu cơ, xác động vật thúi rửa v v.
Trong chăn nuôi người ta thường xây cá, tôm, ốc, tép thịt, phế phẩm của động, cám, bèo, côn trùng…. Cho lươn ăn. Lươn nuôi cho ăn 1 lần/ngày, cho ăn một điểm duy nhất để cho lươn dễ tìm chỗ được ăn. Nuôi hồ không có bùn để thức ăn ngay trên giá thể vĩ tre trên cùng, lươn sẽ ngoi đầu lên ăn. Nuôi lươn trong hồ có bùn cho ăn ngay giữa phần không có đất trong hồ, và cũng 1 chỗ duy nhất.

CHĂM SÓC :
Nuôi lươn bằng hồ không bùn sau khi cho ăn phải thay nước , sáng cho ăn, chiều thay nước , loại bỏ những thức ăn thừa. Lươn trong hồ có bùn có thể 2 hoặc nhiều ngày mới thay nước, nếu thấy nước có mùi hôi hay màu xanh bẩn mới thay, vì nuôi trong hồ đất có lục bình, rau, cỏ, bèo rút bớt phần nước dơ. Nuôi có bùn ao phải có nắng chiếu vào để cho cây cỏ, lục sống được. Ngược lại nuôi không có bùn không cần ánh nắng chói vào hồ.
Trong thời gian nuôi nếu thấy con nào chết hoặc ngoi đầu lên thì ta nghĩ ngay là bị bệnh, và loại con đó ra ngay.
Nuôi không có bùn thấy lươn tảng ra không tập trung chui vào giá thể, là triệu chứng không bình thường cho lươn. Đây cũng là dấu hiệu lươn sắp có vấn đề về sức khỏe.
Nuôi lươn hồ có bùn nếu thấy lươn ngoi đầu lên, không chui rút vào bùn hay cây cỏ cũng là dấu hiệu không tốt về sức khỏe.

Lươn ăn ít:
1- là do thời tiết thay đổi,
2- Là vấn đề sức khỏe. người nuôi cần lưu ý

PHÒNG , TRỊ BỆNH:
Con lươn hiện nay chưa có thuốc đặc trị và bác sĩ chuyên khoa. Nếu lươn bị bệnh thì dùng thuốc của thủy sản bên cá da trơn mà trị. Lươn nuôi có 2 bệnh chính là đường ruột, bệnh lở loét da . Ngoài ra còn 1 vài bệnh khác như; nhiễm trùng huyết, tuyến trùng, đốm đỏ ( tuột nhớt) ….
Trong nuôi lươn phòng bệnh là cao nhất còn trị thì rất khó và không hiệu quả. Lươn nuôi rất khó phát hiện bệnh, khi thành bệnh thì rất khó trị . Trị bằng cách trộn thuốc vào thức ăn cho những con chưa phát bệnh nặng ăn.

PHÒNG BỆNH:
Thức ăn cho lươn phải sạch, không bị ô nhiểm mầm bệnh, cho ăn đúng giờ, đúng chỗ, đúng liều lượng…. Thay nước thường xuyên, lươn nuôi hồ không bùn không được cho ánh nắng chói vào hồ. Lươn nuôi hồ có bùn cần ánh nắng chói vào hồ , cho cây cỏ sinh sống tạo mát cho hồ và hút bớt chất bẩn trong hồ. trộn kháng sinh, vitamin, thuốc ngừa tiêu hóa vào thức ăn cho lươn với mức độ vừa phải ….
Trên đây là kinh và học hỏi của tôi xin viết lên đây để bà con mình tham khảo. Với giá con giống quá cao bà con nuôi thương phẩm sẽ không có lời. Nếu thức ăn trên 15.000$ 1kg cũng khó có lời. Vì thế bà con nên tự nhân giống cho mình, tìm những nơi thức ăn rẻ tiền, để giảm bớt phần chi phí trong chăn nuôi lươn.
 


tuổi trẻ đừng có mê nuôi lươn, thay nước cực lắm. Nuôi ếch đi không riền mới lạ

khakha, đúng là thay nước mệt thật đó, bận tới 7h30 mới cho gà ăn đc nhưng lươn vẫn chết và đem băm cho gà tiếc y như bằm từng khúc ruột nên bán hết rồi, giờ nghĩ lại cũng chả mặn mà j, để tiền đó tâu thêm vài trăm còn gà nòi lai bình định về chới tới 2th 15 ngày là kịp tết lun
 


khakha, đúng là thay nước mệt thật đó, bận tới 7h30 mới cho gà ăn đc nhưng lươn vẫn chết và đem băm cho gà tiếc y như bằm từng khúc ruột nên bán hết rồi, giờ nghĩ lại cũng chả mặn mà j, để tiền đó tâu thêm vài trăm còn gà nòi lai bình định về chới tới 2th 15 ngày là kịp tết lun
Làm ăn mà cứ xuốt ngày chặt tiêu trồng điều vậy thì anh giầu quá bác ơi
 
Dạ!do lần đầu tiên cháu thuần và nuôi nên cũng gặp k ít khó khăn mặc dù tìm hĩu về nó rất kỹ!một hồ 2m x3m cháu nuôi 30kg,3 vĩ tre mực nước tầm 35cm lươn loại 50con/ky như vậy có ổn k chú?
Với trọng lượng này thì không sao. nhưng với số lượng 50con/kg là vừa và hơi nhiều vì mới nuôi. Số lượng con như trên là lúc thả nuôi, còn dưỡng thì rất đầy, dưỡng là tập cho lươn quen dần với môi trường sống mới, chật hẹp, không nên ép nhiều quá, có thể mật độ dưỡng bằng 1/4 hay 1/3 mật độ nuôi là được. Khi đã dưỡng xong ta dồn lại cho vừa với mật độ vừa nuôi. Làm như vậy lươn không bị sôt với môi trường mới và ít hao hụt. Mực nước lúc đầu dưỡng cần giữ mức lắp xấp mặt lươn trong hồ và tăng dần cho đến 35cm là vừa. Nếu mực nước đạt đến 35cm thì nên để 4 vĩ tre
 
Với trọng lượng này thì không sao. nhưng với số lượng 50con/kg là vừa và hơi nhiều vì mới nuôi. Số lượng con như trên là lúc thả nuôi, còn dưỡng thì rất đầy, dưỡng là tập cho lươn quen dần với môi trường sống mới, chật hẹp, không nên ép nhiều quá, có thể mật độ dưỡng bằng 1/4 hay 1/3 mật độ nuôi là được. Khi đã dưỡng xong ta dồn lại cho vừa với mật độ vừa nuôi. Làm như vậy lươn không bị sôt với môi trường mới và ít hao hụt. Mực nước lúc đầu dưỡng cần giữ mức lắp xấp mặt lươn trong hồ và tăng dần cho đến 35cm là vừa. Nếu mực nước đạt đến 35cm thì nên để 4 vĩ tre
Dạ cháu cám ơn chú nhìu!
 
@ Nguyễn Hiệp! Bạn cho tôi xin SĐT để hôm nào tôi ghé tham quan và học hỏi nghề nuôi lươn được không? Cám ơn trước nhé!
 
Bài rất hay, em có 1 thắc mắc cần hỏi.
Em đang nuôi tử ngiệm 1 hồ lươn, nhưng mấy bữa nay lươn qu gối, nữa thân lươn nằm dưới sàn, nữa nằm thẳng đứng lên nước,, sau đó có vài con chết
Mình cũng nuôi 1o kg lươn đồng trong hồ xinang chết sạch ,lần hai thà lại 10 kg chết 3 kg mình rút được kinh nghiệm khi mua lươn về thì cho ăn ,vệ sinh làm dúng theo chỉ dẩn trong sách vở , nhưng còn môt điều ban nên chú ý đó là thay nước hàng ngày l úc 7 giờ phài sả hết nước dơ trong hồ sau đó bơm nước
nới vào , vê sinh hồ bằng muối hạt 7ngày một lần cho nước vào hồ cở 3cm rải muối vào để ngân khoảng 5phút sả nước ra . Bào đảm lươn sống khẻo re..
 

Mình cũng nuôi 1o kg lươn đồng trong hồ xinang chết sạch ,lần hai thà lại 10 kg chết 3 kg mình rút được kinh nghiệm khi mua lươn về thì cho ăn ,vệ sinh làm dúng theo chỉ dẩn trong sách vở , nhưng còn môt điều ban nên chú ý đó là thay nước hàng ngày l úc 7 giờ phài sả hết nước dơ trong hồ sau đó bơm nước
nới vào , vê sinh hồ bằng muối hạt 7ngày một lần cho nước vào hồ cở 3cm rải muối vào để ngân khoảng 5phút sả nước ra . Bào đảm lươn sống khẻo re..

như bác nói thì lại phải bắt lươn gia rôi vệ sinh bể à.sao k mua thuôccs gì về hoà vs nước ấy
 
Mình cũng nuôi 1o kg lươn đồng trong hồ xinang chết sạch ,lần hai thà lại 10 kg chết 3 kg mình rút được kinh nghiệm khi mua lươn về thì cho ăn ,vệ sinh làm dúng theo chỉ dẩn trong sách vở , nhưng còn môt điều ban nên chú ý đó là thay nước hàng ngày l úc 7 giờ phài sả hết nước dơ trong hồ sau đó bơm nước
nới vào , vê sinh hồ bằng muối hạt 7ngày một lần cho nước vào hồ cở 3cm rải muối vào để ngân khoảng 5phút sả nước ra . Bào đảm lươn sống khẻo re..

cho em hỏi lươn mới bắt về là mình cho ăn liền hả anh.mong anh pm sớm em đang cần
 
cho em hỏi lươn mới bắt về là mình cho ăn liền hả anh.mong anh pm sớm em đang cần
Lươn mua ở trại giống về cho ăn liền, vì trong thời gian dưỡng người ta không cho ăn. Còn lươn ở chợ về dưỡng khi nào thấy lươn thật khỏe tập trung vào chỗ có vòi nước xã ra, rồi mới cho ăn
 
Lươn tự nhiên bắt về ít nhất 4 ngày mới cho ăn a ak!cho ăn liền nó cũng k ăn đâu!mà thuần lươn cho ăn chiều tối là ok nhất!
Mình nghĩ 4-5 ngày lươn chưa ăn bạn a. nhanh nhất cũng ngoài tuần 10 ngày nó mới bắt đầu ăn
 
Mình nghĩ 4-5 ngày lươn chưa ăn bạn a. nhanh nhất cũng ngoài tuần 10 ngày nó mới bắt đầu ăn
Dạ!e có thuần rồi chiều thay nước xong khoản nữa tiếng rồi cho ăn lúc đầu cho ăn khoản 1% trọng lượng của lươn rồi tăng dần từ từ lên..!thấy bọn nó sống khỏe ghe!hihi
 
Last edited by a moderator:
Con lươn nhịn đói rất lâu, không nên cho ăn sớm quá. Trong lúc thuần thấy lươn khỏe thì mới cho ăn ( lươn khỏe là lươn tập trung vào chỗ xã nước vào, không còn ngoi đầu lên, không nằm lẻ tẻ, lờ đờ, lươn bơi nhanh lẹ, da trơn bóng...). Lúc đó mới bắt đầu cho ăn. Cho ăn rất ít và tăng dần khi đến 3,5% trọng lượng của lươn là được. Lươn ăn ít dần vào tháng thứ tư, thứ năm trở đi ăn bằng 3% trọng lượng
 
Vào đây mới thấy toàn kao thủ nuôi lươn, khâm phục, khâm phục. Ủa mà thức ăn của lươn là cá vậy ta trộn thức ăn công nghiệp vào bao nhjêu % vậy các bác
 
Vào đây mới thấy toàn kao thủ nuôi lươn, khâm phục, khâm phục. Ủa mà thức ăn của lươn là cá vậy ta trộn thức ăn công nghiệp vào bao nhjêu % vậy các bác
khoảng 50/50. hoặc 30cn/ 70 cá, thức ăn đã chộn tỷ lệ nào giữ nguyên tỷ lệ đó tốt nhất chọn thức ăn của cagrill loại hạt nhỏ dùng cho cá da trơn
 
Con lươn nhịn đói rất lâu, không nên cho ăn sớm quá. Trong lúc thuần thấy lươn khỏe thì mới cho ăn ( lươn khỏe là lươn tập trung vào chỗ xã nước vào, không còn ngoi đầu lên, không nằm lẻ tẻ, lờ đờ, lươn bơi nhanh lẹ, da trơn bóng...). Lúc đó mới bắt đầu cho ăn. Cho ăn rất ít và tăng dần khi đến 3,5% trọng lượng của lươn là được. Lươn ăn ít dần vào tháng thứ tư, thứ năm trở đi ăn bằng 3% trọng lượng

cho em hỏi lươn khi mình mua chợ về thì em đã tắm cho lươn bằng muối và thuốc tím rồi nhưng lươn vẫn chết toàn bị đứng cọc và mình lươn có hoa văn trắng trắng có con thì bị xuất huyết chết.em hỏi có cách nào phòng trị nữa hông mặc dù có khi thay nước ngày 2 lần khi thấy chết nhiều nhưng không giảm được số lượng chết của lươn.em thử dùng sunfat đồng và tetra nhưng không ăn thua xin anh tư vấn dùm có cách nào để giảm hao hụt
em nuôi mô hình dùng dây lát làm giá thể
 
cho em hỏi lươn khi mình mua chợ về thì em đã tắm cho lươn bằng muối và thuốc tím rồi nhưng lươn vẫn chết toàn bị đứng cọc và mình lươn có hoa văn trắng trắng có con thì bị xuất huyết chết.em hỏi có cách nào phòng trị nữa hông mặc dù có khi thay nước ngày 2 lần khi thấy chết nhiều nhưng không giảm được số lượng chết của lươn.em thử dùng sunfat đồng và tetra nhưng không ăn thua xin anh tư vấn dùm có cách nào để giảm hao hụt
em nuôi mô hình dùng dây lát làm giá thể

mình cũng vậy, chết hoài, chả biết làm sao cho lươn hết quỳ gối,,,,
Cuối cũng phải dỡ bạc để phơi bắp
 


Back
Top