nuôi thủy sản trên bể nổi

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
tùy theo diện tích và điều kiện của từng người tôi đưa lên đây mô hình nuôi thúy sản trên bể nổi ít thay nước.
chọn miếng đất trống diện tich10x10m=100m2(lòng trong bao tấn vòng ngoài)thiết kế như lòng chảo trung tâm rún đào sâu hơn(ở đây bạn đặt ống mủ phi 90 cho thoát nước)
chuẩn bị bao cát (bao cimeng vừa nhẹ dể thao tác) vô cát vừa thôi nên may miệng, phía dưới chất mổi lớp 2 bao chất đến đâu đạp cho dẻ đến đó.chất 5 lớp ,đến thứ 6 trở lên chỉ 1 bao theo chiều dọc,chiều cao 1m5.trải bạt cao su cắt và cột chặt vào ống thoát nước(nên quấn bằng ruột xe đạp vừa mềm cột mới chăt) bơm nước từ từ và trải bạt cho thẳng,lúc đầu kg nên bơm nuóc đầy chỉ nên bơm len khoảng 1m nuóc thôi bơm đến đâu cho người đạp bao đến đó tránh sạt .để vậy ngày sau bơm tiếp chỉ nên bơm nuóc từ từ bơm cho đến khi đạt mức nước 1m5.
-như vậy công đoạn thiết kế ao đã hoàn tất ,chỉ còn trang bị và xử lý cách vận hành cho nước chảy nhẹ theo dòng,tạo dòng chảy nhẹ theo vòng vách bao vừa tạo thông thoáng cho cá vừa nhờ sức ly tâm vật lơ lửng(bao gồm bùn,thức ăn thừa,chất thải của cá) sẻ gom về rún.ta chỉ cần mở van khóa(đặt phía ngoài bể)là đã tháo đi nước dơ rồi.(con tiep)
-lời nhắn riêng bạn botienthi,htm333tôi có nhận tin bạn nhưng vì bận chút việc cho con thỏ nên lập topic nầy bạn cứ xem công đoạn nào chưa rỏ ta bàn tiếp
-100m2 nếu nuôi cá lóc đạt sản lượng 3 tấn
 


Last edited by a moderator:
. chi phí cho việc thay nước cao ,cực, ảnh hưởng đến con cá ...................

tanthanh làm thử bài toán cho mổi một ngày bơm 130 khối nước sông ?
còn về cực..không đâu tấn thành chỉ tốn mấy động tác mở van xả và đóng tắc cầu dao điện thôi
còn về ảnh hưởng cho cá sẻ không lớn nếu đúng phương pháp
---------------
Nếu giữ nước sạch luôn bằng cách thay nước, và giữ nước sạch bằng cách thay nước đúng phương-pháp thì cá sẽ tăng-trưởng tốt hơn đánh men vi-sinh.
Thân
thế nào anh trung ?anh cho chút ý kiến.
hoặc nói thêm về đúng phương pháp
 


Last edited by a moderator:
Khi anh Vĩnh đem cá chỗ khác về anh bỏ vô hồ cách nào? Thú vật trên bờ coi vậy mà chịu đựng môi-trường thay đổi đột-ngột giỏi hơn loài thủy-tộc nhiều. Vậy, khi bỏ một con cá vô một bồn mới, chính là giai-đoạn sinh-tử, những yếu-tố nầy cần đặc-biệt quan-tâm :
- Nhiệt-độ
- pH
- Độ cứng
- Phẩm-chất nước. (Nước sông thì không lọ có Chlorine, nhưng hóa-chất, thuốc sát-trùng, các chất thải ra từ cá nuôi bè trên sông...)
Một ao lắng có thể giúp chúng ta thay nước "đúng phương-pháp". Hoặc, anh Vĩnh thay nước 24 giờ 1 lần, nhưng nếu thu xếp để thay nước 1 giờ/1lần thì mới đúng là nuôi cá bể nổi.
Thân.
 
nhất là con cá nếu mang từ nơi khác bỏ vào hồ mới, đúng sẻ có ít nhiều ảnh hưởng.tôi cũng đã nghỉ đến và khắc phục bằng cách thay nước như tôi đã trình bày ở trên.(xin nói lại phương pháp nầy tôi đã áp dụng cho 3 vụ nuôi cá lóc)tập tính cá lóc chịu đựng với môi trường khá giỏi,mới có tên cá lóc không biết có phải không anh trung ?
-nhiệt độ (tôi nghỉ thay nước theo tôi nói trên cá lóc cũng kịp thích nghi )
-ph vùng nước sông nơi tôi luôn nằm ở mức 6.2-6.5 (nếu lệch nhiều thì thêm một ít vôi dolommit)
-độ cứng ???
-phẩm chất nước.sông sâu rộng lưu lượng tốt không có bè cá nên cũng không đáng ngại.
bất đắc dỉ không có diện tích nên không thiết kế thêm ao lắng được(đây là điều tôi rất quan tâm nhưng đành )
điều kiện như thế các bạn góp ý cụ thể thêm như thế nào cho đúng phương pháp
 
Dậm dịch mãi, bây giờ tôi mới có thời gian làm bể nổi. Trong vòng một tuần nữa sẽ bắt tay vào làm. Lý thuyết thì đọc đi đọc lại rồi. Còn thực tế thì...Lúc đó bí đâu hỏi đấy, mong mọi người, nhất là bác Maquemau chịu khó hướng dẫn, góp ý.
Trước mắt , vụ thay nước như bác Maquemau thì tôi không có điều kiện rồi. Vì tôi dùng nước giếng khoan bơm lên. Mỗi ngày bơm thay vài chục mét khối nước là không khả thi.
Tôi định thiết kế để thay mỗi ngày 1/10 nước ( chủ yếu là hút bỏ cặn) dùng tưới vườn. Liệu có khả thi không?
 
Dậm dịch mãi, bây giờ tôi mới có thời gian làm bể nổi. Trong vòng một tuần nữa sẽ bắt tay vào làm. Lý thuyết thì đọc đi đọc lại rồi. Còn thực tế thì...Lúc đó bí đâu hỏi đấy, mong mọi người, nhất là bác Maquemau chịu khó hướng dẫn, góp ý.
Trước mắt , vụ thay nước như bác Maquemau thì tôi không có điều kiện rồi. Vì tôi dùng nước giếng khoan bơm lên. Mỗi ngày bơm thay vài chục mét khối nước là không khả thi.
Tôi định thiết kế để thay mỗi ngày 1/10 nước ( chủ yếu là hút bỏ cặn) dùng tưới vườn. Liệu có khả thi không?

nếu như nơi bạn gặp khó vì phải lấy nước từ giếng ? đang thiết kế thay mổi ngày chỉ khoảng 10o/o.
để tiết kiệm nước (việc nầy tôi vừa nghỉ đến thôi )bạn cố gắng đáp ứng 2 điều kiện :
-thứ nhất: chắc phải cần sự can thiệp của con vi sinh (hay thủy canh ,mưa nhân tạo...bó chổi chà)
-thứ hai: phải có bể lắng để thu hồi nước (tái sử dụng )
---------------
- @ xin chú lượng phép cháu .vụ chú vừa nói cháu phải cho chú điểm kém thôi

. chi phí cho việc thay nước cao ,cực, ảnh hưởng đến con cá ...................

mượn lời ..................................................................................................he...he
Dạ thưa:

- Tiền nào của đó!

- Muốn có hiệu quả thành công thì phải đầu tư.

- Muốn trúng số mà không muốn bỏ tiền ra mua vé số

- Nuôi mà không chịu đầu tư
nói nhỏ nghe tôi biết lâu rồi ! vì sao ???hi
 
Last edited by a moderator:
hi chú Vĩnh, hôm nay vô tình đọc bài này. thấy rất khả thi với điều kiện chỗ con. Chắc phải nghiên cứu thử nghiệm 2 cái bể trước.
Đọc kỹ lại hai ba lần rồi, cũng nắm sơ sơ mà chưa hình dung thế nào ?
Chú có thể up một số hình lên được ko ? về cái bể hiện tại của chú

Thanks chú nhiều
 
hi chú Vĩnh, hôm nay vô tình đọc bài này. thấy rất khả thi với điều kiện chỗ con. Chắc phải nghiên cứu thử nghiệm 2 cái bể trước.
Đọc kỹ lại hai ba lần rồi, cũng nắm sơ sơ mà chưa hình dung thế nào ?
Chú có thể up một số hình lên được ko ? về cái bể hiện tại của chú

Thanks chú nhiều
yêu cầu không khả thi rồi bạn ơi !
đất đã "bị" quy hoạch thu rồi !
những bài viết gần như đã minh họa rồi.nói chung cũng đơn giản thôi.bạn chịu khó đọc lại vướng chổ nào cứ hỏi ?tôi sẻ nói những gì tôi biết. đồng ý chứ !
thân ái
 

<table width="100%" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr><td class="black_text" style="font-family: Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 11px; font-weight: normal; color: rgb(0, 0, 0); text-decoration: none; line-height: 16px; " valign="top" align="left">1. Cách xây dựng bồn nuôi cá lóc bằng bể lót bạt:

Tùy theo điều kiện cụ thể của gia đình mà xây dựng bể với quy mô khác nhau.
Bể nuôi trên nền đất chắc, cao ráo thuận lợi cho việc thay nước sau này. Bể được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật, chiều rộng không nhỏ hơn 2/3 chiều dài, để tiện cho việc chăm sóc và tạo không gian tốt cho hoạt động sinh sống của cá.
- Xung quanh bể có thể được rào bằng đăng tre, có các trụ lớn cố định cách khoảng hoặc chất các bao cát làm thành bể. Bên trong bể, lót bạt cao su. Chú ý ở các góc bể nên được bo tròn, tiện cho việc vệ sinh bể sau này. Bạt làm bể nên chọn bạt có màu sắc tối không nên chọn bạt có màu sáng. Vì bạt màu sáng sẽ làm cá mất cảm giác an toàn trong khi nuôi, làm cá bị nhát, bắt mồi kém.
- Đáy bể thiết kế sao cho nghiêng về phía cống thoát với độ dốc vừa phải. Cống thoát được đặt nằm sát dưới đáy bể, đầu cống có lưới chắn ngăn không cho cá ra ngoài lúc thay nước. Độ lớn của cống phụ thuộc vào quy mô của bể nuôi. Đối với bể lớn thì cống thoát sẽ lớn. Ngược lại, bể nhỏ cống thoát sẽ nhỏ. Chọn độ lớn của cống sao cho thời gian tháo nước trong bể không quá lâu đồng thời cũng không quá mau làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của cá.
- Chiều cao của bể nuôi khoảng 1,2m là vừa. Mực nước trung bình trong bể từ 0,8-1m.
- Trên miệng bể, lấy lưới cước rào toàn bộ mặt bể, vì cá lóc hay nhảy cao ra ngoài khi thay nước mới vào bể.
- Bể xây dựng trên cao nên có hệ thống máy bơm nước với công suất đủ lớn để cấp nước cho bể nuôi trong những trường hợp cần thiết.
2. Xử lý môi trường nước trong bể nuôi:
Đối với cá lóc nuôi trên bồn, thì lượng nước ít hơn nhiều so với nuôi ao do đó phải thường xuyên thay nước cho bồn nuôi. Lúc cá còn nhỏ thì tần suất thay nước sẽ ít hơn cá lớn, đối với cá đến thời điểm gần thu hoạch thì tần suất thay nước là 1-2 ngày/lần.
Định kỳ xử lý vôi cho nguồn nước trong bể nuôi từ 7-10 ngày/lần với 2-3kg vôi/100 m<sup>3</sup> nước bể, bằng cách hòa vào nước lấy nước trong tạc đều khắp bể.
Trong quá trình nuôi, nếu thấy cá có hiện tượng bị nấm, ký sinh trùng ký sinh nên dùng các hóa chất xử lý môi trường nước với các thành phần như Iod, CuSO<sub>4</sub>, Formol…Liều lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, muối ăn có tác dụng rất tốt trong việc trị ký sinh trùng ngoài da trên cá lóc.
</td></tr><tr><td height="10">
</td></tr><tr><td class="black_text" style="font-family: Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 11px; font-weight: normal; color: rgb(0, 0, 0); text-decoration: none; line-height: 16px; " align="right" height="10">Theo Kỹ thuật nuôi trồng - Ngày 18/5/2010</td></tr></tbody></table>
 
Ao nổi nè

2011abioflocsystem.jpg
 
Theo em thì độ cứng mà bác Thủy Canh nói chính là định nghĩa:
Nước cứng là nước chứa ion có hoá trị 2 như Ca2+, Mg2+, ... Cụ thể nước tự nhiên được coi là cứng nếu chứa trên ba miligam cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong một lít. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ đặc trưng cho tính chất cứng của nước. Ngày nay, người ta còn tính cả ion Fe2+ và Na+ vào độ cứng. Độ cứng của nước thiên nhiên dao động rất nhiều và là đặc trưng lớn ở nước ngầm.
Nước cứng có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của con người và cả nuôi trồng. Điều này nước ngoài họ đã nghiên cứu từ rất lâu và người dân của họ cũng có những kiến thức nhất định về nước cứng. Nhưng không hiểu sao ở vn chẵng mấy khi nghe nói tới. Không biết có phải nước ở vn lúc nào cũng tinh khiết hơn của người ta không?! Chỉ biết khi baby mở ra thay đồng hồ nước thì thấy ống cấp nước bằng kim loại bị đóng 1 lớp cặn trong thành ống.
Để loại trừ nước cứng thì có rất nhiều cách nhưng chung quy lại thì có 2 cách chính:
- Tách hoàn toàn Ca2+, Mg2+, ... ra khỏi nước (dùng hóa chất hấp thụ hoặc đun sôi rồi ngưng tụ như nước cất, ...)
- Xử lý tạm thời (Đun sôi nước rồi để nguội hoặc phương pháp mới nhất mà baby biết là dùng từ tính phân cực nước)

Nếu bác Thủy-canh đã lỡ hỏi độ cứng của nước sao không hỏi thành phần asen luôn cho đủ bộ :unsure:
 
(trích) Nếu bác Thủy-canh đã lỡ hỏi độ cứng của nước sao không hỏi thành phần asen luôn cho đủ bộ .baby_plm.
một câu hỏi đã đi vào chuyên môn.tôi thấy "rục rịch" rồi đó.
thân
 
Hic! Bân việc quá nên làm ao nổi không nhanh được. Giờ vẫn đang ngổn ngang. (Dạo này thuê nhân công khó quá!)



Uploaded with ImageShack.us



Uploaded with ImageShack.us

Diện tích nhỏ hơn với dự định. Mới đầu dự định 6x5=30m2. Nhưng sau thấy một lớp bao có vẻ "mỏng manh" quá nên tôi đang tính xếp bên trong một lớp bao nữa. Như vậy thì diện tích chỉ còn khỏang 22m2. Các bác thấy có cần thiết không?
Lỗ thoát nước cặn nên ở góc hồ hay nên ở giữa lòng hồ?
Tôi còn tấn cọc tre ở xung quanh nữa. Mỗi cạnh 4 cây. Như vậy có cần thiết phải tấn 2 lớp bao không? (Tốn công quá...)
 
Hic! Bân việc quá nên làm ao nổi không nhanh được. Giờ vẫn đang ngổn ngang. (Dạo này thuê nhân công khó quá!)



Uploaded with ImageShack.us






Uploaded with ImageShack.us

Diện tích nhỏ hơn với dự định. Mới đầu dự định 6x5=30m2. Nhưng sau thấy một lớp bao có vẻ "mỏng manh" quá nên tôi đang tính xếp bên trong một lớp bao nữa. Như vậy thì diện tích chỉ còn khỏang 22m2. Các bác thấy có cần thiết không?
Lỗ thoát nước cặn nên ở góc hồ hay nên ở giữa lòng hồ?
Tôi còn tấn cọc tre ở xung quanh nữa. Mỗi cạnh 4 cây. Như vậy có cần thiết phải tấn 2 lớp bao không? (Tốn công quá...)


Lớp bao trên cùng ...bác xếp sai gòy, phải GỐI ĐẦU ...xem lại đi (ngay tại cái góc vuông í).
 
Lớp bao trên cùng ...bác xếp sai gòy, phải GỐI ĐẦU ...xem lại đi (ngay tại cái góc vuông í).

lớp bao dưới chưn bạn quay lại,chất 2 hàng rồi hảy chất xuôi,và "gối" đầu các góc như người ta xây gạch (8 lúa nói đúng đó) bạn nên cho lổ thoát nước ở giửa bể,nền bạn nên làm cho có lòng trủng (như cái quặng)để dể gom chất thải.
chỉ có bấy nhiêu thôi mà bề bộn gì "ông" bạn botienthi....cực mà vui phải không ?
chịu khó làm lại đi sau nầy bạn sẻ yên tâm hơn.(lần làm lần khó)
chúc bạn thành công
 
Bể tròn, thoát nước đáy giữa lòng bể là mô-hình tốt nhất. Điểm bất lợi duy-nhất là chiếm nhiều chỗ, nếu làm nhiều bể.
Thân.
 
Theo em thì độ cứng mà bác Thủy Canh nói chính là định nghĩa:

Nước cứng có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của con người và cả nuôi trồng. Điều này nước ngoài họ đã nghiên cứu từ rất lâu và người dân của họ cũng có những kiến thức nhất định về nước cứng. Nhưng không hiểu sao ở vn chẵng mấy khi nghe nói tới. Không biết có phải nước ở vn lúc nào cũng tinh khiết hơn của người ta không?! Chỉ biết khi baby mở ra thay đồng hồ nước thì thấy ống cấp nước bằng kim loại bị đóng 1 lớp cặn trong thành ống.
Để loại trừ nước cứng thì có rất nhiều cách nhưng chung quy lại thì có 2 cách chính:
- Tách hoàn toàn Ca2+, Mg2+, ... ra khỏi nước (dùng hóa chất hấp thụ hoặc đun sôi rồi ngưng tụ như nước cất, ...)
- Xử lý tạm thời (Đun sôi nước rồi để nguội hoặc phương pháp mới nhất mà baby biết là dùng từ tính phân cực nước)

Nếu bác Thủy-canh đã lỡ hỏi độ cứng của nước sao không hỏi thành phần asen luôn cho đủ bộ :unsure:

Có bạn nào góp ý thêm về độ cứng nước không? Tạm thời, tui xin góp ý về kinh-nghiệm nuôi cá kiểng của tui :
- Nước mưa chẳng những được gọi là "mềm" mà còn hơi Acid nữa. Loại nước nầy khó giữ cho pH ổn-định lắm, giao-động luôn.
- Nước mưa chảy tràn mặt đất, thấm ngầm xuống đất, pha trộn với nhiều khoáng chất, trở nên "cứng".
- Nước cứng thường do chứa thêm Carbonat Calcium CaC03, hoặc Carbonat Magnesium MgC03 hoặc cả hai Calcium và Magnesium CaMg(C03)2. Đây là vôi Dolomite thường dùng trong nông-nghiệp (canh-nông và thủy-sản).
- Cá nuôi, do hô-hấp và do thức ăn phân-hủy dễ làm cho pH xuống thấp. Người mới nuôi thường làm chết cá do chỉnh pH trong tình-trạng nước không đủ cứng. Nên khi nuôi cá kiểng, tui thường cho vào bồn mấy chất trên để làm cho nước "cứng" và pH ở khoảng 7.5 đến 8.0.
- Nước cứng có tính "đệm" rất tốt đối với pH. Chỉnh pH không cẩn-thận với nước không có độ đệm khiến độ pH khi lên thật cao, khi xuống thật thấp, trong một khoảng thời-gian ngắn, khiến cá bị "xốc", hoảng loạn gây bệnh và chết.
Thân.
 
sao2.gif
Thuy-canh
Nông dân @


- Nước cứng có tính "đệm" rất tốt đối với pH. Chỉnh pH không cẩn-thận với nước không có độ đệm khiến độ pH khi lên thật cao, khi xuống thật thấp, trong một khoảng thời-gian ngắn, khiến cá bị "xốc", hoảng loạn gây bệnh và chết.
Thân.
___________________________________________________________________
đâu đó tôi có nói..ph ngưởng thích hợp là 7.5( không riêng cho loài nào !)đo ph sáng sớm hay chiều mát thường là 7. đo lại buổi trưa nắng ph tăng 8. đó là bình thường,khi ph tăng cao hơn ngưởng đó xử lý bằng cách tạt đường,khi thấp hơn thì tạt vôi nông nghiệp caco3.sau khi xử lý khoảng 2 giờ sau đo lại ph nếu đã nằm ở ngưởng thích hợp rồi thì rải vôi dolimite (vôi dolomite có tính ổn định ph rất tốt)
người nuôi thủy sản lâu năm có kinh nghiệm chỉ cần nhìn màu nước,độ trong đã biết ph ở ngưởng nào !hệ đệm không tốt ph tăng cao hay thấp trong thời gian ngắn (đột ngột) cá sẻ "xốc" gây chết.
thân
 
Bác Thuy_canh có ở đó ko ạh ^^

Chào các bác ạh.
Cháu xin phép các bác cho cháu gặp bác Thuy_canh 1 lát ạh.

Bác Thuy_canh ơi, cháu là thành viên mới của diễn đàn. Cháu rất quan tâm đến vấn đề Thủy canh và đã đọc Topic về Thủy canh có bác tham gia. cháu ko biết làm cách nào liên lạc được với bác, nên chọn cách lần theo dấu vết của bác ^^. Bác thông cảm cho cháu nhé.
Cháu( và các bạn của cháu) hiện có 1 số vấn đề khẩn cấp về vấn đề THỦY CANH. Bác có thể tư vấn giúp cháu 1 số vấn đề ( thực ra rất là nhiều ạh) ko ạh? Rất mong bác vui lòng giúp cháu(và các bạn)
Email của cháu : Haitm229@yahoo.com
Y!m: Haitm229

Cháu xin cảm ơn các bác và mong các bác thông cảm vì sự đường đột này ^^
 
Hà hà!...Chuẩn bị phiền tiếp mọi người rồi, Nhất là bác Maquemau. Đây! "công trình thập kỷ" của tôi :



Uploaded with ImageShack.us



Uploaded with ImageShack.us



Uploaded with ImageShack.us



Uploaded with ImageShack.us



Uploaded with ImageShack.us



Uploaded with ImageShack.us

Tuy nhìn "công trình" có vụng về, nhưng dù sao cũng là kết quả tiếp thu kiến thức trên diễn đàn, và nó do "tay tôi" tạo ra.

Rất cám ơn mọi người đã góp ý, chỉ dẫn. Riêng bác Maquemau còn dành rất nhiều thời gian hướng dẫn qua phone.
Sắp tới mới là vấn đề khó khăn nhất : nuôi cho có kết quả tốt nhất. Mọi người chuẩn bị tiếp tục giúp tôi nhé.
 


Back
Top